Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 6 2018 lúc 7:08

- Mục đích, đối tượng của Tuyên ngôn Độc lập

- Mục đích:

    + Khẳng định chủ quyền nước ta

    + Bác bỏ luận điệu xảo trá, thực dân Pháp rêu rao trên trường quốc tế

    + Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

- Đối tượng

    + Đồng bào cả nước

    + Nhân dân thế giới, lực lượng thù địch

Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận, chan chứa tình cảm

- Nội dung:

    + Xứng đáng áng thiên cổ hùng văn thứ hai của dân tộc

    + Thể hiện tư tưởng lớn của người đứng đầu đất nước, đề cao quyền con người, dân tộc

    + Tầm nhìn văn hóa của vị lãnh tụ vĩ đại, sự am hiểu tri thức nhân loại

- Nghệ thuật

Tuyên ngôn độc lập, áng văn chính luận bất hủ: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 19:51

Thông tin tham khảo về: Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ

- Tác giả:

+ Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ được soạn thảo bới một ủy ban 5 người, gồm các nghị sĩ: Thomas Jefferson, John Adams, Benjamin Franklin, Roger Sherman và Robert R. Livingston.

+ Phần lớn nội dung trong Tuyên ngôn Độc lập được chấp bút bởi Thomas Jefferson.

- Nội dung:

+ Tuyên bố các quyền tự do dân chủ tư sản.

+ Tố cáo tội ác của nhà vua và chính quyền thực dân Anh đối với nhân dân bắc Mỹ.

+ Tuyên bố ly khai khỏi Anh và khẳng định nền độc lập của các bang ở Bắc Mỹ.

- Giá trị lịch sử:

+ Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ là một văn kiện có tính chất dân chủ tự do, thấm nhuần những tư tưởng tiến bộ về quyền dân tộc, quyền con người và quyền công dân của thời đại mới,… Tinh thần tiến bộ, nhân văn của bản tuyên ngôn đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

+ Khẳng định nền độc lập và tuyên bố sự ra đời của quốc gia mới - Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

- Ảnh hưởng đến Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh: trong quá trình soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một đoạn trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ.

Thông tin tham khảo về: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp

- Tác giả: La Fayette.

- Nội dung: nêu lên quyền tự do, bình đẳng của con người; khẳng định chủ quyền thuộc về nhân dân; ban hành các quyền tự do tư sản đồng thời khẳng định quyền sở hữu tài sản tư nhân.

- Giá trị lịch sử: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là một văn kiện có tính chất tiến bộ và cách mạng: lần đầu tiên trong lịch sử nước Pháp và châu Âu, chủ quyền tối cao được tuyên bố thuộc về nhân dân, quyền lực của nhà vua cùng chế độ đẳng cấp trong xã hội phong kiến bị xóa bỏ. Tinh thần tiến bộ, nhân văn của bản tuyên ngôn đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

- Ảnh hưởng đến Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh: trong quá trình soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một đoạn trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Quỳnh Như
Xem chi tiết
Thảo Phương
30 tháng 10 2019 lúc 18:56

- Tháng 8/1945 nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng Minh, Đảng đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, cướp chính quyền, giành lại độc lập. Nền độc lập vừa giành lại được có nguy cơ bị đe dọa trước tình hình chính trị phức tạp.

- Trên thế giới, nội bộ phe đồng minh có mâu thuẫn giữa Anh, Pháp, Mĩ và Liên Xô. Theo nhận định của Đảng cộng sản VN trong hội nghị Đảng toàn quốc 15/8/1945 thì mâu thuẫn đó có thể dẫn đến việc "Anh và Mĩ nhân nhượng với Pháp. Cho Pháp quay trở lại Đông Dương". Hơn nữa, Pháp đã dùng những chiêu bài, luận điệu xảo trá để che mắt dư luận thế giới như Khai hóa văn minh, bảo hộ thuộc địa. . . để quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa. . . . .

- Trong nước, 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc lấy danh nghĩa là giải giáp vũ khí quân Nhật nhưng thực chất là dọn đường cho Mĩ vào Đông Dương, phía nam quân Pháp lấp sau anh hùng chiếm lại Đông Nam Bộ. . .

- Trước tình hình đó, 26/8/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc quay trở về thủ đô Hà Nội. Tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang người đã soạn thảo bản tuyên ngôn độc lập.

- 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam trước sự chứng kiến của hàng vạn đồng bào trong và ngoài nước.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
qwerty
24 tháng 6 2016 lúc 19:24
a. Ngày 19/8/ 1945, chính quyền ở Hà Nội đã về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Người soạn thảo bản "Tuyên ngôn độc lập" tại căn nhà 48 phố Hàng Ngang. Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt nam Dân chủ cộng hòa đọc bản "Tuyên ngôn độc lập".b. Lúc này cũng là thời điểm bọn đế quốc, thực dân nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật, đang âm mưu chiếm lại nước ta. Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa cảu Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng nên Đông Dương phải thuộc quyền của Pháp.
Bình luận (0)
Đỗ Thùy Dương
24 tháng 6 2016 lúc 19:35

 - Ngày 19/ 8/ 1945 chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26/ 8/ 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội.

-  Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang - Hà Nội, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập.

- Ngày 2/ 9/ 1945, tại quảng trường Ba Đình- Hà Nội , Người thay mặt Chính Phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng chục vạn đồng bào.

- Vào thời điểm đó tại phía Nam, Pháp nấp sau lưng Anh đang âm mưu chiếm lại Việt Nam. Phía Bắc, quân đội Tưởng- tay sai đế quốc Mỹ chực sẵn ở biên giới sẵn sàng vào Việt Nam. Bác viết bản Tuyên ngôn khi biết rõ âm mưu đó của Anh, Pháp và Mỹ

Bình luận (0)
Trần Thanh Phong
Xem chi tiết
Mai Duy Thanh
3 tháng 3 2016 lúc 13:42

Ngày 19 /8 / 1945 chính quyền Hà Nội về tay nhân dân, ngày 26 / 8/ 1945, Bác từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người đã soạn thảo “Tuyên Ngôn Độc Lập”.

Ngày 2 /9/ 1945, ở quảng trường Ba Đình, Người đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên Ngôn Độc Lập  trước hàng chục vạn đồng bào .

TNĐL đánh dấu một trang sử vẻ vang của dân tộc, chấm dứt hoàn toàn chế độ Phong kiến thực dân ở nước ta. Tuyên bố với toàn thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa .

TNĐL còn đập tan âm mưu xảo trá của Mĩ - Pháp –Anh với chiêu bài tái chiếâm Đông Dương ở miền Nam , và âm mưu xâm lược của quận đội quốc dân đảng ở miền Bắc nước ta .

=>Mục đích sáng tác Tuyên Ngôn Độc Lập : Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp trước dư luận quốc tế. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Đạt
Xem chi tiết
qwerty
24 tháng 6 2016 lúc 19:20

Hoàn cảnh ra đời: 
- Ngày 19/8/1945 ,Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội.
- Ngày 26/8/1945 Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang Hà Nội, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2/9/1945 Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ở Quảng trường Ba Đình- Hà Nội trước 50 vạn dân thủ đô và các vùng lân cận khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.
- Cùng lúc này nhiều lực lượng thù địch đã và đang âm mưu xâm lược nước ta, đặc biệt là thực dân Pháp đang tìm mọi cách để quay trở lại Đông Dương...

Đối tượng : Nhân dân ta ( Hỡi đồng bào cả nước!) và thế giới đặc biệt là Anh, Pháp, Mĩ.

Mục đích : Tuyên bố nền độc lập của nước ta. Tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của Thực dân Pháp

Bình luận (0)
Đỗ Thùy Dương
24 tháng 6 2016 lúc 19:35

* Đối t­ượng

- Viết cho đồng bào cả nước và nhân dân thế giới.

- Nhằm vào đế quốc Mỹ, Anh, Pháp.

*Mục đích

- Viết để tuyên bố quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

- Bác bỏ lý lẽ của kẻ thù, ngăn chặt âm mưu của đế quốc Mỹ, Anh, Pháp. 

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
30 tháng 11 2023 lúc 12:43

- Cách trình bày của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ theo dạng đồ họa thông tin

- Cách trình bày của văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” là dang soạn thảo văn bản đơn thuần.

→ Ở mỗi cách trình bày sẽ có những điểm khác nhau dạng soạn thảo văn bản sẽ đầy đủ, chi tiết hơn còn cách đồ họa thông tin sẽ ngắn gọn, sinh động, mới lạ hơn. Tùy vào nội dung cần truyền đạt của mỗi văn bản sẽ lựa chọn kiểu trình bày cho phù hợp.

Bình luận (0)
A Thuw
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 5 2017 lúc 2:16

Đáp án A

Bình luận (0)
hà huy
Xem chi tiết
minh nguyet
8 tháng 9 2021 lúc 22:42

Bạn tham khảo nhé:

Một trong những điều cần thiết nhất mà con người phải làm, đó là nhận ra giá trị của mình trong cuộc đời. Giá trị của bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Điều đó làm nên sự khác biệt, khẳng định vị trí của mỗi người giữa thế giới hơn 7 tỉ người này. Ai cũng có những ưu khuyết điểm riêng, bởi vậy mỗi người lại có giá trị khác nhau, không thể đem so sánh giữa người này với người khác bởi đó là sự so sánh khập khiễng. Đồng thời, giá trị không chỉ tồn tại ở cá nhân mà nó còn hướng đến tập thể, là những gì mà con người cống hiến, mang lại cho xã hội. Điều gì mà con người đóng góp cho xã hội sẽ tạo nên giá trị cho người đó. Ai sinh ra cũng mang trong mình những giá trị riêng biệt, vì vậy không nên tự ti khi mình không giỏi bằng người khác ở mặt này hay mặt khác. Điều quan trọng là biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

Bình luận (0)