Hãy cho biết các đặc điểm chung về tự nhiên, xã hội, kinh tế ở các nước Tây Nam Á
Câu 1. Trình bày các đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội của châu Á. Giải thích sự phân bố dân cư không đều của Châu Á.
câu2. Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lý, tự nhiên của các khu vực Tây Nam Á, Nam Á và Đông Á.
Câu 3. Trình bày đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội của các khu vực Tây Nam Á, Nam Á và đông á
Câu 4. Nhận xét bảng số liệu và tính mật độ dân số của các khu vực châu Á.
Câu 5. Liên hệ bản thân trong việc bảo vệ môi trường do dân số đông.
1. Giải thích được một số vấn đề về dân cư, kinh tế xã hội nổi bật ở Châu Á.
2. Nêu đặc điểm về tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội của 3 khu vực : Tây Nam Á, Đông Á, Nam Á.
Trình bày đặc điểm kinh tế , xã hội các nước khu vực Tây Nam Á
Đọc thông tin, dựa vào bảng 14.3, hãy:
- Nêu những đặc điểm về xã hội của khu vực Tây Nam Á.
- Phân tích những ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á.
Tham khảo
- Đặc điểm về xã hội của khu vực Tây Nam Á:
+ Có nền văn hóa mang những nét đặc thù và nguyên tắc riêng trong trang phục, ẩm thực, sinh hoạt, lễ hội,…
+ Ở một số nước người dân có mức sống cao, y tế và giáo dục được đầu tư phát triển.
+ HDI của khu vực khá cao nhưng vẫn có sự chênh lệch giữa các nước.
+ Có nhiều tôn giáo: Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Do Thái giáo, phần lớn dân cư là người Ả-rập theo đạo Hồi.
+ Hiện nay vẫn còn xảy ra nhiều bất ổn, xung đột biên giới, sắc tộc, tôn giáo…
Phần tư luận
Trình bày những đặc điểm cơ bản về tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á?
Đáp án
- Tây Nam Á có một vị trí rất chiến lược: Nằm ở ngã ba của ba châu lục (Á, Âu, Phi), tiếp giáp với nhiều vịnh biển (biển Caxpi, biến Đen, Địa Trung Hải, biển Đỏ, vịnh Pecxích). (1 điểm)
- Địa hình có nhiều núi và cao nguyên. (0,5 điểm)
- Là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn, tập trung ở nhiều nước (Arập Xêút, Iran, Irắc, Côoét) là nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. (1 điểm)
- Dân cư châu Á phần lớn là người Ảrập, theo đạo Hồi. Phân bố chủ yếu ở ven biển, các thung lũng có mưa,... (0,5 điểm)
- Là cái nôi của nền văn minh Cô đại. (0,5 điểm)
- Là khu vực mà tình hình kinh tế, chính trị đang diễn ra rất phức tạp. (0,5 điểm)
Dựa vào hình 15.1, hình 15.2 và thông tin trong bài, hãy cho biết đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á. Đặc điểm này có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế - xã hội như thế nào?
Tham khảo
- Tây Nam Á rộng trên 7 triệu km2, là một khu vực nhiều núi và cao nguyên.
Phía đông bắc có các dây núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran.
Phía tây nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp.
Khí hậu Tây Nam Á có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới lục địa, nóng về mùa hè và lạnh về mùa đông.
Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Luỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-rập Xê-Út, I-ran. I-rắc, Cô-oét.
- Những đặc điểm này tạo thuận lợi cho người dân sản xuất nong nghiệp, phát triển công nghiệp, giao lưu và buôn bán với các nước trong khu vực.
Điểm tương đồng về kinh tế - xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á là?
A. Chịu ảnh hưởng sâu, rộng của đạo Hồi.
B. Bùng nổ dân số và nghèo đói.
C. Thu nhập bình quân đầu người cao.
D. Có thế mạnh về sản xuất nông, lâm, hải sản.
Đáp án A
Khu vực Tây Nam Á và Trung Á đều chịu ảnh hưởng sâu rộng của Hồi giáo:
- Ở Tây Nam Á, Đạo Hồi có ảnh hưởng sâu rộng, nhưng hiện nay bị chia rẽ bởi nhiều giáo phái khác nhau. Những phần tử cực đoan của các tôn giáo, giáo phái gây ra sự mất ổn định trong khu vực.
- Khu vực Trung Á có tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao (trừ Mông Cổ)
Điểm tương đồng về kinh tế - xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á là
A. Chịu ảnh hưởng sâu, rộng của đạo Hồi.
B. Bùng nổ dân số và nghèo đói.
C. Thu nhập bình quân đầu người cao.
D. Có thế mạnh về sản xuất nông, lâm, hải sản.
Đáp án A.
Giải thích: Khu vực Tây Nam Á và Trung Á đều chịu ảnh hưởng sâu rộng của Hồi giáo:
- Ở Tây Nam Á, Đạo Hồi có ảnh hưởng sâu rộng nhưng hiện nay bị chia rẽ bởi nhiều giáo phái khác nhau. Những phần tử cực đoan của các tôn giáo, giáo phái gây ra sự mất ổn định trong khu vực.
- Khu vực Trung Á có tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao (trừ Mông Cổ).
Đọc thông tin và quan sát hình 14.1, hãy:
- Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á.
- Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á.
Tham khảo
a) Địa hình và đất
- Đặc điểm:
+ Chủ yếu là núi và sơn nguyên, nhiều dãy núi cao, trong các sơn nguyên có hoang mạc cát. Khu vực núi có đất xám, đất cát hoang mạc khô cằn.
+ Đồng bằng ít, lớn nhất là đồng bằng Lưỡng Hà, thấp và khá bằng phẳng, bồi tụ do sông có đất phù sa màu mỡ.
- Ảnh hưởng:
+ Vùng núi không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên nhiều nước phải đầu tư lớn cho thủy lợi để phát triển sản xuất.
+ Vùng đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cũng là nơi tập trung đông dân cư.
b) Khí hậu
- Đặc điểm:
+ Khí hậu nhiệt đới lục địa và cận nhiệt.
+ Có khí hậu nóng và khô khan bậc nhất thế giới.
+ Khí hậu phân hóa theo chiều bắc - nam phía bắc mưa nhiều, phía nam mưa ít, một số điểm hoang mạc rất ít mưa, mùa hạ nóng 45-50°C.
- Ảnh hưởng: Ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và các hoạt động kinh tế của người dân.
+ Dân cư và các hoạt động sản xuất tập trung chủ yếu ở các vùng có khí hậu thuận lợi.
+ Tại các vùng nội địa, do mưa ít nên dân cư thưa thớt, trồng trọt khó khăn.
c) Sông, hồ
- Đặc điểm:
+ Sông thường ngắn và ít nước, nhiều vùng rộng lớn không có dòng chảy thường xuyên. Nguồn cấp nước chủ yếu là băng tuyết tan trên các vùng núi cao. Hai sông lớn nhất là sông Ti-grơ và Ơ-phrát.
+ Một số hồ như: hồ Van, hồ U-mi-a, Biển Chết,…
- Ảnh hưởng:
+ Các sông lớn bồi đắp nên vùng đồng bằng màu mỡ, cung cấp nước cho trồng trọt, chăn nuôi, từ đây đã hình thành nên nền văn minh Lưỡng Hà.
+ Các hồ có giá trị về du lịch
d) Biển
- Đặc điểm: Vùng biển thuộc các biển: Biển Đỏ, biển Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi và các đại dương lớn là Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
- Ảnh hưởng: Tạo thuận lợi mở rộng giao lưu với nhiều nước châu Âu và các khu vực khác của châu Á, phát triển các ngành kinh tế biển (du lịch, khai thác khoáng sản, hải sản, vận tải…)
e) Sinh vật
- Đặc điểm:
+ Hệ sinh vật nghèo nàn, chủ yếu là các loài chịu được hạn.
+ Cảnh quan điển hình là hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Ven bờ Địa Trung Hải và phía tây các dãy núi phát triển rừng và cây bụi lá cứng, phía đông là cây bụi thấp.
- Ảnh hưởng: Sinh vật nghèo nàn, phân hóa khác nhau giữa các khu vực gây khó khăn trong việc khai thác tài nguyên sinh vật cho phát triển kinh tế.
g) Khoáng sản
- Đặc điểm:
+ Giàu có về khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên.
+ Trữ lượng dầu mỏ chiếm 1/2 trữ lượng thế giới, khí tự nhiên chiếm hơn 40% trữ lượng thế giới.
- Ảnh hưởng:
+ Tiềm năng dầu mỏ và khí tự nhiên là thế mạnh trong phát triển kinh tế của nhiều quốc gia.
+ Là nguồn nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, là mặt hàng xuất khẩu.