Trình bày đặc điểm tự nhiên miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ?
Trình bày đặc điểm tự nhiên cơ bản của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên trong việc phát triển kinh tế của miền ?
-Phạm vi: Tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đông bằng BắcBộ.
-Địa hình: hướng vòng cung (4 cánh cung), với hướng nghiêng chung là Tây Bắc-Đông Nam.
+Đồi núi thấp (độ cao trung bình khoảng 600m).
+Nhiều địa hình đá vôi (caxtơ).
+Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo.
-Khí hậu: mùa hạ nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa với sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu, thời tiết có nhiều biến động. Có bão.
-Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hướng Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung.
-Thổ nhưỡng, sinh vật: Đai nhiệt đới chân núi hạ thấp. Trong thành phần có thêm các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và động vật Hoa Nam.
-Khoáng sản: giàu k.sản: than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng, chì-bạc-kẽm, bể dầu khí s.Hồng…
*Thuận lợi: giàu tài nguyên khoáng sản, khí hậu có mùa đông lạnh có thể trồng rau quả cận nhiệt, ôn đói, nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch…
*Khó khăn: sự bất thường của thời tiết, nhất là vào mùa đông lạnh.
Trình bày đặt điểm tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bộ.
Bao gồm đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.
Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước.
+ Mùa đông lạnh giá, mưa phùn, gió bấc, lượng mưa nhỏ là nét nổi bật của thiên nhiên ở đây. Mỗi năm có trên 20 đợt gió mùa cực đới tràn về. Mùa đông đến sớm và kết thức muộn. Nhiệt độ thấp nhất có thể xuống sưới 0C ở miền núi và dưới 5C ở đồng bằng.
+ Mùa hạ nóng ẩm và mưa nhiều. Đặc biệt tiết mưa ngâu và giữa hạ (tháng 8) mang lại lượng mưa lớn cho khu vực đồng bằng sông Hồng.
Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung núi mở rộng về phía bắc và quy tụ ở Tam Đảo.
+ Địa hình rất đa dạng, đặc biệt địa hình cacxtơ đá vôi có ở nhiều nơi.
+ Miền núi có các đồng nhỏ (Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang,…_
+ Cao nhất miền là khu vực nên cổ thượng nguồn sông Chảy với nhiều ngọn núi cao trên 2000m (Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti) và tạo thành những sơn nguyên hiểm trở như Đồng Văn, Hà Giang.
+ Địa hình đồi núi thấp và đồng bằng mở rộng, tạo điều kiện cho hệ thống sông ngòi phát triển và tỏa rộng khắp miền. Sông ngòi có hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
+ Các sông thường có thung lũng rộng, độ dốc nhỏ, hàm lượng phù sa tương đối lớn, hai mùa luc và cạn rất rõ rệt.
Tài nguyên phong phú, đa dạng, nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng và đang được khai thác mạnh mẽ.
+ Là miền giàu khoáng sản nhất so với cả nước, nổi bật là than đó, apatit, quặng sắt, quặng thiết và vonfram, thủy ngân; đá vôi, đất sét,…có ở nhiều nơi.
+ Các nguồn năng lượng như: thủy điện, khí đốt và than bùn đã và đang được khai thác.
+ Miền Bắc và Đông Bắc Biij nổi tiếng với nhiều cảnh quan đẹp như: Vịnh Hạ Long, bãi biển Trà Cổ, núi Mẫn Sơn, hồ Ba Bể, các Vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Bà Vì,…
Khó khăn, trở ngại: bão lụt, hạn hán, giá rét,…
Trình bày đặc điểm tự nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Có vị trí từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
Đại hình cao nhất Việt Nam.
+ Là miền núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu. Sông suối lắm thác, nhiều ghềnh.
+ Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam, so le nhau, xen giữa là các cao nguyên đá vôi rất đồ sộ.
+ Dãy Hoàng Liên Sơn cao và hung vĩ nhất Việt Nam, có đủ các vành đai khí hậu – sinh vật nhiệt đới chân núi tới ôn đới núi cao.
+ Các mạch núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng tạo cho vùng duyên hải Trung Bộ nước ta những cảnh quan rất đẹp và đa dạng.
Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình.
+ Mùa đông đến muộn và kết thúc khá sớm. Miền núi thường chỉ có ba tháng lạnh với nhiệt độ tring bình dưới 18 ° C (tháng 12, 1, 2). Ngay khi cả gió mùa đông bắc tràn tới nhiệt độ ở đây cũng thường cao hơn ở miền Bắc và Đông Bắc Bộ từ 2℃ - 3℃.
+ Vào mùa hạ, gió Tây Nam từ vịnh Ben-gan tới, vượt qua các dãy núi phía tây trên biên giới Việt – Lào, bị biến tính trở nên khô nóng, ảnh hưởng mạnh tới chế độ mưa của miền, đặc biệt là vùng ven biển Đông Trường Sơn.
+ Theo sát mùa mưa, mùa lũ cũng chậm dần. Ở Tây Bắc, lũ lớn nhất vào tháng 7, còn ở Bắc Trung bộ vào các tháng 10, 11.
Tài nguyên phong phú đang được điều tra, khai thác.
+ Sông ngòi có độ dốc lớn. có giá trị cao về thủy điện.
+ Nổi lên hàng đầu là tiềm năng thủy điện sông Đà. Trên sông Đà có thể xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn như Hòa Bình, Sơn La.
+ Trong miền có tới hàng tram mỏ và điểm quặng khác nhau, có giá trị lớn là các mỏ đất hiếm, crômit, thiếc, sắt, titan, đá quý, đá vôi.
+ Do có khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn nên miền có đầy đủ hệ thống các vành đai thực vật ở Việt Nam, từ rừng nhiệt đới chân núi đến rừng ôn đới núi cao. Trong các khu rừng Trường Sơn còn bảo tồn được nhiều loài sinh vật quý hiếm.
+ Tài nguyên biển to lớn và đa dạng. Có nhiều bãi biển đẹp: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế),…
Trình bày điều kiện tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
#Tham_khảo: vietnamkienthuc.com
- Phạm vi: Tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đông bằng BắcBộ.
- Địa hình: hướng vòng cung (4 cánh cung), với hướng nghiêng chung là Tây Bắc-Đông Nam.
+ Đồi núi thấp (độ cao trung bình khoảng 600m).
+ Nhiều địa hình đá vôi (cacxtơ).
+ Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo.
- Khí hậu: mùa hạ nóng, mưa nhiều; mùa đông lạnh, ít mưa với sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu, thời tiết có nhiều biến động. Có bão.
- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hướng Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung.
- Thổ nhưỡng, sinh vật: Đai nhiệt đới chân núi hạ thấp. Trong thành phần có thêm các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và động vật Hoa Nam.
- Khoáng sản: giàu khoáng sản: than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng, chì-bạc-kẽm, bể dầu khí s.Hồng…
* Thuận lợi: giàu tài nguyên khoáng sản, khí hậu có mùa đông lạnh có thể trồng rau quả cận nhiệt, ôn đới nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch…
* Khó khăn: sự bất thường của thời tiết, nhất là vào mùa đông lạnh.
So sánh đặc điểm tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Miền Bắc và Đông Bắc Bộ |
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ |
Tân kiến tạo nâng lên yếu. Núi thấp hướng vòng cung. Trung du và đồng bằng rộng. Khí hậu lạnh chủ yếu do có nhiều đợt gió mùa Đông Bắc tràn về và ít bị biến tính. Mùa đông đến sớm, kéo dài, nhiều mưa phùn.. Mưa mùa hạ. - Nhiều sinh vật ưa lạnh từ Hoa Nam tràn xuống. |
Tân kiến tạo nâng lên mạnh. Núi cao hướng tây bắc – dông nam. Đồng bằng nhỏ. Khí hậu lạnh chủ yếu do núi cao, tác động của các đợt gió mùa Đông Bắc tràn về đã giảm nhiều. Mùa đông đến muộn, kết thúc sớm. Mùa hạ khô nóng, mùa mưa chuyển dần sang thu đông, có nhiều đai cao thổ dưỡng. - Sinh vật: nhiều sinh vật núi cao và ưa khô hạn từ Hi-ma-lay-a, Ấn Độ, Mi-an-ma sang. |
So sánh đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ?
a) Giống nhau :
- Địa hình bao gồm cả đồi núi và đồng bằng, trong đó đồi núi chiếm ưu thế
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh
b) Khác nhau
- Địa hình : Miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có độ cao trung bình nhỏ hơn, đồi núi thấp chiếm ưu thế hơn trong khi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình núi cao chiếm ưu thế.
- Khí hậu : Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động của gió mùa đông bắc sâu sắc hơn so với miền Tây Bắc và bắc Trung Bộ
- Tài nguyên rừng của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ phong phú hơn nhưng miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhất cả nước.
- Những khó khăn lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính không ổn định của thời tiết trong khi miền Tây bắc và Bắc Trung Bộ là bão lũ, sạt lở đất, hạn hán
Nêu và giải thích một số đặc điểm nổi bật và địa lý tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ? Tại sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại có mùa đông lạnh nhất so với cả nước
1)Nêu và giải thích một số đặc điểm nổi bật và địa lý tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
-Miền bắc và đông bắc bắc bộ cũng là vùng có nguồn khoáng sản lớn nhất cả nước. Một số khoáng sản với trữ lượng lớn trong vùng như: Than, sắt, thiếc, apatit, bô xít, đồng,.. Các sông thường có thung lũng rộng, độ dốc nhỏ, hàm lượng phù sa tương đối lớn, hai mùa lũ và mùa cạn rất rõ rệt
2)Tại sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại có mùa đông lạnh nhất so với cả nước
Nguyên nhân miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh giá nhất cả nước là do: - Thứ nhất miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là một vùng núi thấp, hướng vòng cung, mở rộng về phía bắc và đông bắc tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng.
Phần tự luận
Trình bày những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ở nước ta?
Đáp án
- Địa hình: (1,5 điểm)
+ Địa hình cao nhất nước ta, nhiều núi cao, thung lũng sâu.
+ Ở Trung Bộ các dãy núi lan sát ra biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng tạo cho vùng duyên hải Trung Bộ nước ta có những cảnh quan rất đẹp và đa dạng.
+ Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc-đông nam, so le nhau, xen giữa là các sơn nguyên đá vôi rất đồ sộ.
- Khí hậu: (1,5 điểm)
+ Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, miền núi cũng chỉ có ba tháng lạnh với nhiệt độ trung bình dưới 18°C.
+ Mùa hạ gió tây nam từ vịnh Ben Gan thổi vào miền vượt qua dãy núi Trường Sơn bị biên tính trở nên khô và nóng, ảnh hưởng mạnh đến chế độ mưa của miền.
+ Mùa lũ cũng đến chậm, ở Tây Bắc lũ lớn nhất vào tháng 7, còn Bắc Trung Bộ vào các tháng 10, 11.
- Thảm thực vật: Dãy núi Hoàng Liên sơn cao nhất nước ta, ở đây có đủ các kiểu thực vật và khí hậu từ nhiệt đới chân núi đến ôn đới núi cao. (0,5 điểm)
- Sông ngòi: Sông suối lắm thác nhiều gềnh ở Tây Bắc và sông ngòi ngắn, dốc ở Bắc Trung Bộ. Ít các con sông lớn, sông điển hình là sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn,… (0,5 điểm)
So sánh đặc điểm tự nhiên của miền bắc - đông bắc bắc bộ và miền tây bắc - bắc trung bộ
( rút gọn giúp mình với nha mình cảm ơn )
a) Giống nhau :
- Địa hình bao gồm cả đồi núi và đồng bằng, trong đó đồi núi chiếm ưu thế
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh
b) Khác nhau
- Địa hình : Miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có độ cao trung bình nhỏ hơn, đồi núi thấp chiếm ưu thế hơn trong khi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình núi cao chiếm ưu thế.
- Khí hậu : Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động của gió mùa đông bắc sâu sắc hơn so với miền Tây Bắc và bắc Trung Bộ
- Tài nguyên rừng của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ phong phú hơn nhưng miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhất cả nước.
- Những khó khăn lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính không ổn định của thời tiết trong khi miền Tây bắc và Bắc Trung Bộ là bão lũ, sạt lở đất, hạn hán.
a) Giống nhau :
- Địa hình bao gồm cả đồi núi và đồng bằng, trong đó đồi núi chiếm ưu thế
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh
b) Khác nhau
- Địa hình : Miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có độ cao trung bình nhỏ hơn, đồi núi thấp chiếm ưu thế hơn trong khi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình núi cao chiếm ưu thế.
- Khí hậu : Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động của gió mùa đông bắc sâu sắc hơn so với miền Tây Bắc và bắc Trung Bộ
- Tài nguyên rừng của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ phong phú hơn nhưng miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhất cả nước.
- Những khó khăn lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính không ổn định của thời tiết trong khi miền Tây bắc và Bắc Trung Bộ là bão lũ, sạt lở đất, hạn hán.