Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
31 tháng 5 2018 lúc 1:54

Gợi ý làm bài

Phải phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến là vì:

- Giảm giá cước vận chuyển, tiêu thụ kịp thời nguồn nguyên liệu, đảm bảo chất lượng sản phẩm cây công nghiệp.

- Nâng cao giá trị hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho sản phẩm cây công nghiệp nước ta xâm nhập thị trường thế giới.

- Việc hình thành các xí nghiệp nông - công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 3 2019 lúc 16:04

Chọn đáp án A

Đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, tạo ra hàng xuất khẩu có giá trị phục vụ không những thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
7 tháng 8 2017 lúc 3:53

Chọn đáp án A

Đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, tạo ra hàng xuất khẩu có giá trị phục vụ không những thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 12 2019 lúc 8:58

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nước ta

- Địa hình: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, phần lớn là đồi núi thấp và có nhiều cao nguyên, là địa bàn thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, đặc biệt nhiều nơi thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh.

- Đất trồng: Đất feralit chiếm diện tích lớn, có nhỉều loại khác nhau, thích hợp cho trồng nhiều loại cây công nghiệp.

+ Đất đỏ badan: Diện tích trên 2 triệu ha, phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Bắc Trung Bộ... thích hợp cho cây cà phê, cao su, hồ tiêu...

+ Đất feralit trên đá phiến và đá mẹ khác: phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, thích hợp cho cây chè và các cây khác...

+ Đất đỏ đá vôi: chủ yếu ở Trung du và miền núi phía bắc, thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu tương, thuốc lá...

+ Đất phù sa: tập trung ở các đồng bằng, thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp hàng năm; trên đất mặn, trồng cây cói, dừa...

+ Đất xám phù sa cổ: tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, thích hợp với một số cây công nghiệp lâu năm như: điều, cao su... và một số cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, đậu tương, thuốc lá...).

- Khí hậu:

+ Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt lượng lớn, độ ẩm dồi dào... thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp.

+ Sự phân hoá theo chiều bắc - nam, tây - đông và độ cao, tạo điều kiện để trồng nhiều loại cây công nghiệp khác nhau, có cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới...

- Nguồn nước: nước mặt, nước ngầm đều dồi dào.

- Sinh vật: Một số giống cây công nghiệp có giá trị cao và thích hợp với điều kiện sinh thái ở nước ta.

b) Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp bao gồm cả công nghiệp chế biến là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta, vì:

- Tạo ra sản phẩm hàng hóa có quy mô lớn.

- Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tránh hư hỏng và hao hụt nông sản.

- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

- Đưa nông nghiệp tiến lên nền sản xuất lớn theo hướng nông nghiệp hàng hóa.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 4 2017 lúc 8:04

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích các điều kiện thuận lợi đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta

- Điều kiện tự nhiên: Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, có thể phát triển các vùng cây công nghiệp tập trung.

- Dân cư - lao động: Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được tăng cường, đã có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp.

- Thị trường ngày càng được mở rộng, nhất là thị trường ngoài nước.

- Chính sách phát triển cây công nghiệp lâu năm của Nhà nước.

b) Ở các vùng chuyên canh cây công nghiệp thưừng phát triển công nghiệp chế biến, vì:

- Tiêu thụ kịp thời khối lượng nông sản lớn do các vùng chuyên canh sản xuất ra, từ đó làm cho sản xuất ổn định và phát triển.

- Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

- Tránh được hư hỏng, mất mát, giảm chi phí vận chuyển, bảo quản...

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
8 tháng 12 2019 lúc 16:19

Trong nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, mặc dù kinh tế hộ đã mang lại nhiều thành tựu, nhưng do nguồn lực hạn chế nên kinh tế hộ gia đình khó có thể đưa nền nông nghiệp nước ta tiến lên sản xuất hàng hoá theo quy mô lớn.

Sự phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp vói công nghiệp chế biến có khả năng huy động các nguồn lực lớn hơn, làm gia tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp với quy mô lớn và trình độ cao hơn, thúc đẩy nông nghiệp tiến nhanh lên sản xuất hàng hoá, làm động lực cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.

Bình luận (0)
Vũ Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Dương Trọng Phú
26 tháng 1 2016 lúc 19:28

            - Giảm chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi chế biến, giảm thời gian vận chuyển.

            - Nâng cao chất lượng nguyên liệu từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi chế biến, nâng cao giá trị nông sản và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

            - Tạo thêm việc làm ở nông thôn, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông thôn và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Doraemon
31 tháng 3 2017 lúc 21:52

– Gắn chặt vùng chuyên canh với CN chế biến nhằm mục đích đưa CN phục vụ đắc lực cho NN để từng bước thực hiện CNH nông thôn.
– Giảm chi phí vận chuyển từ nơi SX đến nơi chế biến, giảm thời gian vận chuyển.
– Nâng cao chất lượng nguyên liệu từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi chế biến, nâng cao giá trị của nông sản và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
– Ổn định và mở rộng quy mô, đầu tư SX cho các vùng chuyên canh. Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên.
– Thu hút lao động, tạo thêm việc làm mới cho người dân, giảm lao động thuần nông, làm giảm tính khắc khe về mùa vụ trong SX NN.
– Phát triển mô hình NN gắn với CN chế biến có ý nghĩa là thực hiện chiến lược phát triển nông – công kết hợp, trong đó SX NN với mục đích chính là cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến, còn CN chế biến là thị trường tiêu thụ tại chỗ, kích thích NN phát triển. Đây là động lực hai chiều thúc đẩy nhau cùng tồn tại và phát triển.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
31 tháng 3 2017 lúc 22:22

việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế- xã hội nông thôn vì :

– Gắn chặt vùng chuyên canh với công nghiệp chế biến nhằm mục đích đưa công nghiệp phục vụ đắc lực cho nông nghiệp để từng bước thực hiện công nghiệp hóa nông thôn.
– Giảm chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi chế biến, giảm thời gian vận chuyển.
– Nâng cao chất lượng nguyên liệu từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi chế biến, nâng cao giá trị của nông sản và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
– Ổn định và mở rộng quy mô, đầu tư sản xuất cho các vùng chuyên canh. Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên.
– Thu hút lao động, tạo thêm việc làm mới cho người dân, giảm lao động thuần nông, làm giảm tính khắc khe về mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp.
– Phát triển mô hình nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến có ý nghĩa là thực hiện chiến lược phát triển nông – công kết hợp, trong đó sản xuất nông nghiệp với mục đích chính là cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, còn công nghiệp chế biến là thị trường tiêu thụ tại chỗ, kích thích nông nghiệp phát triển. Đây là động lực hai chiều thúc đẩy nhau cùng tồn tại và phát triển.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 7 2018 lúc 5:19

Hướng dẫn: Ý nghĩa lớn nhất của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến ở nước ta là tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao và thu lại lợi nhuận lớn cho nền kinh tế.

Chọn: C

Bình luận (0)