Những câu hỏi liên quan
Thiên Anh
Xem chi tiết
TCD-lếu.lều
21 tháng 4 2020 lúc 11:46

khoi di

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Haji.Tks
Xem chi tiết
nthv_.
2 tháng 10 2021 lúc 19:49

Bạn tham khảo phần này nha!

Giọng điệu quyết đoán, mạnh mẽ khẳng định mối duyên với Kim Trọng đã “đứt gánh”, mong rằng từ nay Vân sẽ thay mình “chắp mối” duyên tình dang dở. Kiều cũng thấu hiểu nỗi băn khoăn và khó xử của Thúy Vân, nàng lại ôn tồn, lặng lẽ kể lại câu chuyện tình yêu tốt đẹp của mình với chàng Kim:

 “Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề”,

Câu thơ bộc lộ tình yêu sâu sắc, lời hẹn thề ước định chung thân, mối nhân duyên tốt đẹp chỉ chờ ngày đơm hoa kết trái. Thế nhưng đớn đau thay “Sự đâu sóng gió bất kỳ/Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?”. Đứng giữa chữ hiếu và chữ tình Kiều đành chọn gia đình, chọn bội ước, từ bỏ tình yêu để cứu cha và em, dù đau xót nhưng Kiều cũng chẳng thể làm khác. Nói đến đây, phận là em, là con trong gia đình hẳn Thúy Vân lại càng thấu hiểu và thông cảm cho những nỗi khổ tâm của chị mình, có lẽ lòng nàng cũng dần xuôi theo ý định của Thúy Kiều. Nhưng Kiều không dừng lại ở đó, nàng cũng bộc lộ tấm lòng thông cảm cho Thúy Vân, khi thấy em phải thay mình lấy Kim Trọng, một người mà cô không thương, phải gắn bó cả cuộc đời mà không nắm chắc được hạnh phúc điều ấy được thể hiện trong câu nói của Thúy Kiều rằng “Ngày xuân em hãy còn dài”. Ý chỉ Thúy Vân cuộc đời tươi đẹp hãy còn đang chờ ở phía trước, dù rằng có thể khởi đầu này không phải là khởi đầu mà nàng hoàn toàn mong đợi, thế nhưng ít ra có lẽ nàng vẫn được một chút bình yên. Câu thơ cũng thể hiện nỗi chạnh lòng xót xa của Kiều khi đối diện với thực tại, khi phải trao duyên cho em gái, tuổi xuân của Vân còn dài, vậy của nàng chẳng lẽ ngắn, ấy thế nhưng cuối cùng nàng vẫn phải chịu bất hạnh, phải rời xa quê hương, chịu cảnh làm thiếp thất, nói không đau, không sầu khổ thì là nói dối. Trong nỗi đau đớn, dằn vặt ấy Kiều tiếp tục nỉ non từng lời với Thúy Vân:

 “Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”

Câu thơ là những lời khẩn khoản, thiết tha nhất mà Kiều dành cho em gái, cũng là biện pháp hữu hiệu cuối cùng để khiến Thúy Vân mềm lòng đồng ý lấy Kim Trọng. Kiều đã khéo léo đánh vào tâm lý của em gái, khi đề cập đến tình chị em ruột thịt, mong em gái thương xót mình mệnh khổ. Không chỉ thế lời Kiều ai oán, thê lương, càng đem đến hiệu ứng dường như ấy là lần cuối cùng Kiều nhờ vả Thúy Vân. Mà chỉ khi hoàn thành chuyện này, thì lòng nàng mới thôi day dứt, mới có thể yên tâm rời đi, cho dù “thịt nát xương mòn” hay về nơi chín suối Kiều cũng chấp nhận. Chỉ mong rằng có thể trả hết nợ ân nghĩa thế gian, trước là cha mẹ, sau là người yêu mà Vân là người duy nhất Kiều có thể tin tưởng và nhờ cậy chuyện trọng đại như này. Cũng hy vọng rằng chàng Kim Trọng một khi quay lại, không tìm thấy nàng thì cũng bớt đi phần đau khổ, mà có thể bắt đầu cuộc sống mới với Thúy Vân, một đời hạnh phúc ấm êm.

Mười hai câu đầu của đoạn trích Trao duyên đã bộc lộ rõ tính cách, cũng như sự thông minh, quyết đoán, khéo léo và mạnh mẽ của Thúy Kiều trong công cuộc thuyết phục trao duyên cho em gái, trả món nợ ân tình với Kim Trọng. Đồng thời cũng bộc lộ những nỗi đau khổ, dằn vặt sâu sắc của nàng khi bên này vừa từ bỏ tình yêu, chấp nhận bán thân làm lẽ để cứu cha, thì ngay sau đó lại phải nhọc lòng suy nghĩ việc bù đắp, tạ lỗi với chàng Kim, vẻ đẹp nhân cách đáng quý, sống có tình có nghĩa trước sau của Thúy Kiều, xứng với cái danh tài sắc vẹn toàn của nàng.

Bình luận (0)
An Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Thị Hải
22 tháng 4 2020 lúc 20:33

" Lí do thứ nhất: Thúy Vân còn trẻ.

+ Tình máu mủ" tình cảm chị em ruột thịt.

+ Lời nước non " lời nguyện ước trong tình yêu.

" Lí do thứ hai: Viện đến tình cảm chị em ruột thịt, Kiều mong Vân thay mình trả nghĩa với chàng Kim.

+ Thành ngữ “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” " chỉ cái chết.

" Lí do thứ ba: Được vậy thì Kiều có chết cũng được mãn nguyện, thơm lây vì em đã giúp mình sống trọn nghĩa với chàng Kim.

Bình luận (0)
Ann Đinh
22 tháng 4 2020 lúc 21:48

Câu 1

Dùng lời lẽ *cậy* thay cho từ *nhờ*=>chuyện quan trọng
Kể về mối tình của mình cho Thúy Vân nghe
Không bằng lấy chuyện chị em máu mủ ruột già thay mình trả duyên kim trọng
=>lí trí thắng con tim

(Bài của mik cũng theo ý của giáo viên phía dưới)

Câu 2 :

Biện pháp tu từ :

+ Phép điệp từ "khi" ba lần

+ Phép liệt kê : Khi gặp chàng Kim; Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề

Tác dụng :

Một loạt điệp từ, liệt kê đem lại lời kể cho Kiều giọng điệu tha thiết, dồn dập. Kiều không chỉ kể mà nàng dường như quay trở về để sống với qúa khứ đẹp một lần nữa.

Bình luận (0)
An Nguyễn
Xem chi tiết
Ann Đinh
22 tháng 4 2020 lúc 21:36

Biện pháp tu từ :

+ Phép điệp từ "khi" ba lần

+ Phép liệt kê : Khi gặp chành Kim; khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Tác dụng :

Một loạt điệp từ, liệt kê đem lại lời kể cho Kiều giọng điệu tha thiết, dồn dập. Kiều không chỉ kể lại mà nàng dường như trở về để sống với quá khứ đẹp một lần nữa.

Bình luận (0)
Vũ Bùi Lâm Hà
Xem chi tiết
Ngô Gia Bảo
10 tháng 7 2023 lúc 9:32

Có rất nhiều những vần thơ hay viết về mẹ nhưng bài thơ Gió từ tay mẹ của Vương Trọng vẫn là bài thơ khiến em rất xúc động. Thông qua hình ảnh chiếc quạt nan bài thơ đã khẳng định sâu sắc tình mẹ, sự cần thiết của đôi bàn tay mẹ với cuộc sống của mỗi con người.

Với cảm hứng quen thuộc bài thơ Gió từ tay mẹ đã khắc hoạ hình ảnh rất đẹp về người mẹ. Đó là người phụ nữ tần tảo, yêu thương con hết mực, luôn tay quạt mát mang gió mát lành về cho con.

Quạt nan như lá

Chớp chớp lay lay

Quạt nan mỏng dính

Quạt gió rất dày

Khổ thơ đầu là hình ảnh ẩn dụ về chiếc quạt nan. Chiếc quạt nan mỏng manh như lá, chớp chớp, lay lay, rồi lại mỏng dính nhưng mang đến làn gió rất dày. Phép điệp ngữ quạt nan nhấn mạnh hình ảnh chiếc quạt mỏng manh, yếu đuối nhưng mang đến làn gió mát lành. Hình ảnh chiếc quạt nan chính là ẩn dụ cho người mẹ tần tảo, luôn tay quạt mát để giúp con có giấc ngủ ngon lành.

 

Gió từ ngọn cây

Có khi còn nghỉ

Gió từ tay mẹ

Thổi suốt đêm ngày.

Gió của ông trời

Có khi rét buốt

Gió mẹ, mẹ ơi

Lúc nào cũng mát.

Hai khổ thơ là hình ảnh tương phản giữa gió trời, gió của ngọn cây và gió từ đôi tay của mẹ. Nếu gió từ ngọn cây có khi còn nghỉ thì gió từ tay mẹ lại thổi suốt đêm ngày. Nếu gió từ ông trời có khi còn rét buốt thì gió từ tay mẹ lúc nào cũng mát lành, dịu nhẹ. Hình ảnh tương phản đã gián tiếp khắc họa người mẹ tần tảo, chịu thương, chịu khó với đôi bàn tay khéo léo, bền bỉ. Luôn tay mẹ quạt không nghỉ để con không bị nóng, con có thể say sưa với giấc ngủ ngon. Mẹ yêu thương, chiều chuộng và luôn hy sinh vì con mà không nhận lại bất kỳ điều gì. Phép điệp ngữ gió nhiều lần trong bài thơ nhấn mạnh hình ảnh những ngọn gió mát lành từ đôi tay của mẹ, qua đó khắc họa đôi bàn tay không nghỉ ngơi của mẹ, tất cả đều vì tình yêu thương tha thiết của mẹ gửi đến cho con.

 

Quạt nan như cánh

Chớp chớp lay lay

Mẹ đưa con bay

Êm vào giấc ngủ.

Hai câu thơ quạt nan như cánh/ Chớp chớp lay lay từ khổ thơ thứ nhất được lặp lại ở khổ thơ cuối cùng. Câu thơ đầu mở ra hình ảnh chiếc quạt nan và rồi cũng khép lại bằng hình ảnh tương tự. Từ sự yêu thương, chăm chút không nghỉ ngơi của mẹ con đã bay vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng, êm ái.

Ngày nay khi những thiết bị hiện đại ngày càng phổ biến, hình ảnh những người mẹ quạt nan cho con đã không còn nhiều. Thế nhưng không vì thế hình ảnh người mẹ quạt mát cho con trong bài thơ giảm sức hấp dẫn với người đọc. Mẹ vẫn yêu thương con tha thiết, vẫn dành cho con tình cảm thật ấm áp, thiêng liêng trong bất kỳ hoàn cảnh và trường hợp nào. Không cần phải quạt mát cho con, mẹ vẫn làm mọi việc vì con bất kể đêm ngày, nắng mưa. Hình ảnh đó làm người đọc liên tưởng đến câu thơ trong bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh:

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

Những ngôi sao thức ngoài kia,

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn,

Bài thơ có 4 chữ, 4 khổ, số chữ ngắn gọn nên rất gần gũi với thể loại đồng dao, vè trong văn học dân gian. Vì thế cũng dễ dàng tiếp nhận với trẻ nhỏ. Cách ngắt nhịp linh hoạt ⅓, 2/2 góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ. Việc sử dụng những hình ảnh giản dị, ngôn từ gần gũi, trong sáng, phép so sánh, phép đối, ẩn dụ linh hoạt giúp nhà thơ truyền tải chủ đề, nội dung tư tưởng một cách sâu sắc.

Tóm lại bài thơ Gió từ tay mẹ của Vương Trọng đã diễn tả thật thấm thía tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con. Tình mẫu tử thật thiêng liêng và bao giờ cũng rất xúc động. Em tin rằng qua bài thơ này mỗi người đều thấy người mẹ có vai trò quan trọng thế nào với cuộc đời của mỗi người. Vì thế càng phải trân trọng và biết ơn mẹ nhiều hơn.

Bình luận (0)
Vũ Bùi Lâm Hà
Xem chi tiết
Mahakali Mantra (Kali)
Xem chi tiết

Trong đoạn kết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", tác giả Minh Huệ viết:

 Đêm nay Bác ngồi đó

     Đêm nay Bác không ngủ

 Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

 Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!



 

Bình luận (0)
Trương Mạt
Xem chi tiết
nthv_.
15 tháng 9 2021 lúc 7:37

Tham khảo:

Câu 1: 

Người tôi yêu nhất trong nhà chính là mẹ. Mẹ tôi năm nay ngoài bốn mươi tuổi rồi nhưng nhìn mẹ vẫn còn trẻ lắm. Khuôn mặt mẹ thanh tú, nước da rám nắng vì sương gió. Mái tóc mẹ không quá suôn mượt nhưng luôn thơm mùi bồ kết. Đôi bàn tay mẹ in hằn những vết chai sần vì vất vả làm việc để nuôi chúng tôi ăn học và lo cho cả gia đình. Mẹ tôi là một nông dân. Hằng ngày mẹ tôi ra đồng làm việc từ lúc sáng sớm đến chiều tối mới về. Nhưng mẹ không bao giờ than mệt mà sau khi đi làm về, mẹ vẫn nấu cơm, giặt giũ và kèm cặp chúng tôi học. Mẹ tôi là một người phụ nữ tuyệt vời và tôi thương mẹ vô cùng!
Câu 2: 

Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi? Kia rồi! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to: Bà ơi! Cháu về thăm bà đây! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.

Bình luận (0)
Ngữ văn
Xem chi tiết
nghuyễn thị nhung
17 tháng 5 2021 lúc 10:53

câu 1 :

Nhân dân ta có rất nhiều câu ca dao hay viết về cha mẹ như:

"Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kinh́ cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con''.

Người mẹ là người cùng ta thực hiện mơ ước cuả ta mẹ luôn hy sinh bản thân minh̀ để cho con cómột cuộc sống tốt đẹp hơn 

 

 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Ngọc Lợi
18 tháng 5 2021 lúc 8:29

Câu 1

1. Mở bài:

- Dẫn dắt vào bài bằng các tình càm cao quý trong cuộc sống của mỗi người: tình cảm gia đình, tình anh em, tình cảm bạn bè,..

- Nhấn mạnh tình mẫu tử là loại tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng

2. Thân bài:

* Khái quát chung thế nào là tình mẫu tử:

+ Đây là một tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con

+ Tình mẫu tử thể hiện sự gắn bó, yêu thương và chăm sóc

*  Bình luận về tình mẫu tử:

+  Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con người:

- Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh chúng ta, chăm chúng ta,….

- Mẹ là người có tấm lòng cao cả, tha thứ mọi lội lầm dù lớn đến mức nào của chúng ta

- Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ xưa

+  Tình mẫu tử đối với mỗi người:

- Một người có tình mẫu tử sẽ có cuộc sống hạnh phúc, được yêu thương

- Ai không có tình mẫu tử thì rất bất hạnh và là một thiệt thòi

+  Vai trò của tình mẫu tử:

- Tình mẫu tử soi sáng đường cho chúng ta đi

- Giúp chúng ta thức tỉnh khi có chút vấp ngã trong cuộc sống

* Trách nhiệm của chúng ta trước tình mẫu tử:

+ Chúng ta cần giữ gìn và tôn trọng tình cảm thiêng liêng này

+ Không ngừng học tập và báo đáp công ơn mẹ cha

+ Không có những hành động thiếu tình mẫu tử

3. Kết bài

Đưa ra cảm nghĩ của bản thân về tình mẫu tử

- Đây là một tình cảm rất thiêng liêng

- Chúng ta phải tự hào vì được có tình mẫu tử

- Cố gắng học tập để báo hiếu cha mẹ

Câu 2:

1.   Mở Bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích “Trao duyên”.
- Nêu nội dung chính của 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên”.

2.   Thân Bài

a. Hai câu thơ đầu
-  Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng.
-  Lời nói, hành động trang trọng (từ “cậy”, “lạy”, “thưa”) nhưng cũng mang sắc thái nài ép Thúy Vân nhận lời giúp đỡ.

b. Sáu câu thơ tiếp theo
- Thúy Kiều giãi bày nguyên nhân dẫn đến việc nhờ cậy Thúy Vân giúp mình. Đó là sự dang dở trong tình yêu với Kim Trọng: “Giữa đường đứt gánh tương tư”.
-  Hình ảnh ẩn dụ “gánh tương tư”: Chỉ tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng.
-  Nàng chia sẻ với em gái về câu chuyện tình yêu của mình. Kể từ khi gặp Kim Trọng, hai người đã nảy sinh tình cảm cùng thề nguyền, đính ước nhưng bỗng nhiên sóng gió xảy ra với gia đình Kiều, nàng đành hi sinh chữ “tình” để làm tròn chữ “hiếu” với cha mẹ.

c. Bốn câu cuối
- Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân bằng những lí lẽ xác đáng. Nàng nhắc đến “ngày xuân”, tuổi trẻ của Thúy Vân vẫn còn dài và nhắc đến tình nghĩa chị em máu mủ khiến Thúy Vân không thể từ chối việc nàng cậy nhờ.
-  Dù cho bản thân mình có “thịt nát xương mòn” thì Kiều vẫn vui vẻ, “ngậm cười” nơi chín suối. Nàng quả là người con gái sống tình nghĩa và có đức hi sinh.
-Thành ngữ “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” được Nguyễn Du sử dụng tài tình và khéo léo.
- Giọng điệu xót xa, đau đớn.

3.   Kết Bài
-  Nêu cảm nhận riêng của bản thân về 12 câu thơ đầu.
- Khẳng định giá trị của 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên”.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Thanh
18 tháng 5 2021 lúc 9:06

Câu1

Đoạn văn cần đáp ứng yêu cầu cả về hình thức và nội dung. Cụ thể nêu được những ý sau: 

- Vai trò to lớn của người mẹ đối với con: 

+ Có công sinh thành, nuôi dưỡng chăm sóc, dạy dỗ con cái nên người.

+ Luôn bao bọc, chở che, hi sinh tất cả vì con. 

- Phê phán những người mẹ sống thiếu trách nhiệm, thương con một cách mù quáng.

- Trách nhiệm làm con: Phải biết vâng lời mẹ, chăm sóc mẹ khi ốm đau, làm những điều tốt để mẹ vui lòng,… 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa