Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 5 2018 lúc 12:02

Đáp án

Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu, dẫn dắt, trích dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”- câu nói khẳng định giá trị cơ bản của mỗi con người xoay quanh 2 vấn đề Tài và Đức.

b. Thân bài (9đ)

   - Giải thích (1đ)

      + Tài: Năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và có sáng tạo một công việc gì.

      + Đức: Tư chất tốt đẹp, là phẩm chất và tư cách con người.

Trong một con người, tài và đức luôn phải song hành cùng nhau.

   - Phân tích – chứng minh (6đ):

• Biểu hiện của tài – đức trong mỗi con người:

      + Tài: thể hiện qua năng lực thực hiện hoạt động, công việc nào đó của con người một cách chính xác, xuất sắc. Người có tài là người có khả năng hoàn thành tốt công việc. Người đa tài là người có khả năng làm tốt nhiều việc.

      + Đức: sống đúng với những quy chuẩn đạo đức của con người do xã hội đề ra. Người có đạo đức là người sống lương thiện, ôn hòa, bao dung, vị tha.

      + Người có tài và đức luôn được xã hội trân quý: các vị lương y cứu người, người thầy cô giáo chân chính…

• Mối quan hệ giữa tài và đức:

      + Mối quan hệ biện chứng, bổ sung cho nhau. Một con người hoàn thiện là người hội tụ cả hai yếu tố trên.

      + Người có tài năng nhưng không có đạo đức dễ dẫn tới những hành động và suy nghĩ lệch lạc, có thể gây nguy hại cho cộng đồng.

      + Người có phẩm chất đạo đức tốt nhưng lại không có tài năng thì làm việc cũng khó thành công, ít khả năng đóng góp cho cộng đồng.

      + Trong một con người “tài” và “đức” phải luôn song hành với nhau. “tài”, “đức” không phải ngẫu nhiên mà có, nó phải được vun đắp, trau dồi và phải được giáo dục ngay từ tấm bé để phát triển toàn diện con người.

      + Hồ Chí Minh là minh chứng rõ nét của con người hài hòa 2 mặt tài và đức.

• Bình luận (2đ):

      + Đây là quan niệm hoàn toàn đúng đắn, giáo dục con người tự hoàn thiện mình để trở thành công dân có ích cho xã hội.

      + Mỗi cá nhân cần không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức, trau dồi kiến thức để rèn luyện cả tài lẫn đức.

      + Liên hệ bản thân.

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại vai trò của tài và đức, bài học tu dưỡng đạo đức và trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân, cống hiến cho đất nước.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 11 2019 lúc 7:29

Chọn đáp án: A.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 7 2019 lúc 11:15

Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là khác nhau về nội dung nghị luận.

Đáp án cần chọn là: A

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 4 2018 lúc 7:22

e, Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống: xuất phát từ thực tế đời sống để rút ra vấn đề mang tính ý nghĩa tư tưởng, đạo lí

- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: giải thích, chứng minh, làm sáng tỏ một vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống

Huỳnh Ngọc Châu
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 10 2018 lúc 6:27

- Đề B nghị luận về một hiện tượng đời sống.

=> Đề C nghị luận về một vấn đề, tư tưởng đạo lí

Đáp án cần chọn là: C

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 9 2017 lúc 10:19

Chọn đáp án: A.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

+ Về mục đích:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng, đạo lí cần đề cao trong xã hội. Ví dụ: Bàn luận về câu danh ngôn “Tay phải của mình là tay trái của người”.

Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Từ truyện Chí Phèo, bàn về cách nhìn nhận, đánh giá về một con người.

 

- Khác nhau ở xuất phát điểm:

+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.

- Khác nhau ở cách lập luận:

+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…

Thư2302
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Huyền
13 tháng 3 2022 lúc 20:09

Tham khảo:

Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ quan điểm về hạnh phúc
       “Hạnh phúc bắt nguồn từ những điều nhỏ bé nhất”. Thật vậy! Hạnh phúc là khái niệm thuộc phạm trù tinh thần, là cảm xúc vui sướng, mãn nguyện khi đạt được hay làm được điều mình mong ước. Cũng giống như những trạng thái tình cảm của con người, hạnh phúc là cảm xúc xuất phát từ con tim, trong bất kỳ khoảnh khắc nào của cuộc sống. Khi con người biết hạnh phúc với những gì mình có, mình đạt được thì tâm hồn sẽ thanh thản, nhẹ nhõm và viên mãn. Ngược lại, nếu ta sống vô cảm hoặc đòi hỏi quá cao vào bản thân, không cho phép mình hạnh phúc hay thỏa mãn với bất cứ điều gì, thì chắc chắn, ta sẽ trở nên khô khan và mất dần niềm tin vào cuộc sống. Hạnh phúc có thể bắt nguồn từ những điều lớn lao, ví dụ như sự thành công, nhưng cũng có thể bắt nguồn từ những điều nhỏ nhất. Đó là khi ta nhận được một món quà nhỏ, nhận được một lời cảm ơn chân thành, là khi ta làm được một việc tốt, mang đến hạnh phúc cho người khác… Hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn có được trong cuộc sống, thế nhưng, chúng ta hãy tập hạnh phúc từ những điều đơn giản nhất, hạnh phúc với tất cả những gì mình đang có, và quan trọng hơn, đó là hãy trao đi hạnh phúc để nhận lại yêu thương.