Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyễn hà phương
Xem chi tiết
Park Jimin
19 tháng 12 2016 lúc 21:37

Cac cau ca dao,tuc ngu noi tren co lien quan den bai hoc"Doan ket tuong tro".

-Y nghia:-Song doan ke,tuong tro se giup chung ta de dang hoa nhap,hop tac voi moi nguoi xung quanh va se duoc moi nguoi yeu quy.

-Tao nen suc manh vuot qua moi kho khan.

-Doan ket tuong tro la truyen thong quy bau cua dan toc ta.

Đông Nhi
Xem chi tiết
Đông Nhi
23 tháng 12 2016 lúc 19:09

các bạn trả lời giúp mình với .khocroibucminh

 

trần thành tâm
24 tháng 12 2016 lúc 20:34

ngữ văn tập 2 à

 

Dung
27 tháng 12 2016 lúc 19:50

Ca dao: a,b,c,g,h (vì ca dao thường là các câu viết theo thể thơ lục bát)

Tục ngữ: d,e(vì tục ngữ là những câu nói ngắn gọn ổn định có nhịp điệu hình ảnh thể hiện kinh nghiệm dân gian nói về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đoiừ sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói hằng ngày)

Ngu Văn Người
Xem chi tiết
Linh Phương
21 tháng 11 2016 lúc 19:30

Nói về thân phận của mỗi con người. Họ có hoàn cảnh không may hoặc trong xã hội ấy thiếu sự công bằng.

My Cap
21 tháng 11 2016 lúc 18:49

chỉ cuộc đời lênh đênh vất vả của người mnông dan

Phạm Ngọc Minh Khánh
10 tháng 11 2021 lúc 8:56

là Cộng tác viên đó, bạn ăn nói với Cộng tác viên cẩn thận vào nhé.

Khách vãng lai đã xóa
vu the nhat
Xem chi tiết
Hn . never die !
1 tháng 3 2020 lúc 20:00

Bài làm :

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu mang ý nghĩa sâu sắc, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, bao lời khuyên dạy chân tình nhưng không hiểu vì sao em lại thích câu: “Một mặt người bằng mười mặt của”. (1)Câu tục ngữ giản dị, chỉ có bảy từ ngắn gọn cùng phép so sánh nhẹ nhàng và nghệ thuật nhân hóa độc đáo, giàu hình ảnh. (2) Đó là lời ông cha khuyên chúng ta cần phải biết quý trọng sinh mạng con người hơn của cải vật chất. (3) Hai từ “mặt người” đặt trước “mặt của” cùng với so sánh “bằng mười” thật khéo léo, đầy ẩn ý nhằm nhấn mạnh tiền bạc, của cải vật chất tuy rất quý nhưng là thứ ta làm ra còn sinh mệnh con người là thứ không gì có thể đánh đổi. (4)Tục ngữ được cha ông ta dùng để khuyên răn con người phải cẩn trọng trong cuộc sống, không để những điều đáng tiếc xảy ra đối với sinh mạng của mình và mọi người. (5) Đồng thời, còn dùng để động viên người ta đừng buồn phiền khi xảy ra mất mát tài sản, thật thú vị khi cùng một câu lại mang nhiều hàm ý. (6)Câu tục ngữ trên quả là lời khuyên và triết lí sống đúng đắn. (7)Chúng ta phải biết trân trọng giá trị con người, đặt con người lên trên mọi thứ của cải vật chất. (8)

#Hoa_2008

Khách vãng lai đã xóa
vu the nhat
1 tháng 3 2020 lúc 20:10

trạng ngữ và câu đặc biệt đâu 

Khách vãng lai đã xóa
Hà Quang Minh
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 12 2023 lúc 20:49

* Nhóm tục ngữ về thiên nhiên, dự báo thời tiết:

- Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa.

- Chớp đằng tây, mưa dây bão giật.

- Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.

* Nhóm câu tục ngữ về sản xuất lao động, con người:

- Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

- Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.

- Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen.

Xem chi tiết
Lan Anh
26 tháng 3 2019 lúc 12:51

Câu ca dao đã bàn về vai trò của tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau của mỗi cá nhân trong cuộc sống. Xét theo nghĩa đen, “một cây” vốn dĩ chỉ là cô độc mình nó, không thể chống chọi được hết với giông gió, bão tố , không thể làm nên một ngọn núi non cao. Nhưng nếu là “ba cây chụm lại”, cùng nhau kết hợp vào, chúng có thể vượt qua được bất kỳ tác động nào của thời tiết, thiên nhiên, cùng nhau tạo nên một “hòn núi cao”. Từ đó, đến với nghĩa bóng của ca dao, ta nhận ra ông cha ta đã liên tưởng đến tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của một tập thể, nó là sẽ nguồn sức mạnh to lớn để tập thể ấy vượt lên trên tất cả mọi khó khăn, thử thách, đạt được mục tiêu chung của mình. Qua đó, không cha ta khẳng định ý nghĩa to lớn về sức mạnh của tập thể, nếu một cá nhân lẻ loi, xa rời tập thể thì sẽ chẳng làm được điều gì hay đạt đạt được mục đích của mình.

#NPT

Khả Nhi
26 tháng 3 2019 lúc 12:55

Bài văn mẫu giải thích câu “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”:
Tinh thần đoàn kết, gắn bó luôn là một trong những đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay. Điều này cũng được ông cha ta thể hiện rất rõ qua kho tàng ca dao tục ngữ phong phú, và câu Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” chính là một trong số những câu ca dao ấy.

Câu ca dao này đã có từ bao đời nay, vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Vậy thì ông cha ta muốn nhắn nhủ với con cháu muôn đời điều gì? Xuất phát từ hình tượng cái cây, “một cây làm chẳng nên non” tức là ý nói con người trong cuộc sống nếu chỉ biết hoạt động riêng lẻ, độc lập, xa rời với tập thể thì sẽ chẳng thể nào thành công và đạt được điều mà mình mong muốn. Trong khi đó, “ba cây chụm lại nên hòn núi cao” , con người nếu biết gắn mình với tập thể chung, mọi người cùng nhau đoàn kết, gắn bó, tương trợ , giúp đỡ lẫn nhau thì sẽ cùng đạt được mục đích chung, đạt được thành quả. Như vậy, qua câu ca dao trên, ông cha ta đã khẳng định vai trò to lớn của nguồn sức mạnh tập thể, nó sẽ giúp con người ta vượt qua được bất kỳ khó khăn, thử thách nào.

Cuộc sống này không phải lúc nào cũng chỉ toàn màu hồng, chặng đường đi đến thành công không không bao giờ là trải đầy hoa hồng, có những khó khăn, thử thách mà một mình con người ta không thể nào vượt qua được và cần đến sự tương trợ của những người khác. Khi ấy, bản thân ta không chỉ được giúp đỡ mà còn học hỏi được thêm biết bao nhiêu kinh nghiệm phong phú, bổ ích từ những người xung quanh, giúp trau dồi bản thân mình trở nên tốt đẹp hơn. Tập thể là một nơi mà ở đó, mỗi người có thể nói lên được ý kiến của mình, có sự thống nhất, tập trung giữa mọi ý kiến khác nhau để đi đến một phương pháp hữu hiệu nhất. Cộng thêm đó là nhiệt huyết, quyết tâm của mỗi cá nhân thì việc đạt được thành công, mục đích đã đề ra không phải là điều quá khó khăn.

Khi con người biết sẻ chia, yêu thương, gắn bó, hợp tác với nhau, nó sẽ là nguồn sức mạnh to lớn có thể vượt qua được bất kỳ mọi khó khăn, gian khổ nào mà chưa chắc một cá nhân riêng biệt đã có thể vượt qua. Nó đôi khi lại có thể làm nên được những điều phi thường, giống như kỳ tích U23 Châu Á vừa qua, đội tuyển của chúng ta đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam bằng ý chí, tinh thần thi đấu vì màu cờ sắc áo kiên cường, nhưng hơn tất cả, nếu như không có tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau , liệu đội tuyển U23 có thể làm nên một chiến thắng lẫy lừng dù không phải trên sân cỏ nhưng là trong trái tim người hâm mộ như vậy hay không? Câu trả lời có lẽ sẽ là không, vì chỉ khi có tập thể, con người ta mới có chỗ dựa vững chắc, mới có tinh thần để phát huy hết mọi khả năng của mình. Trong thời chiến, chính khối đoàn kết toàn dân tộc là thứ vũ khí sắc bén nhất để chống đuổi, tiêu diệt kẻ thù xâm lược. Trong thời bình hôm nay, khối đại đoàn kết ấy được thể hiện trong việc toàn Đảng, toàn dân chung tay xây dựng một đất nước vững bền, phát triển về mọi mặt.

Trong khi đó, một cá nhân nếu như xa lánh tập thể, họ sẽ không thể có được cho mình những điều kiện tốt nhất, không thể học hỏi, tiếp thu, không có sự quyết tâm mọi lúc, mọi nơi và dễ dàng bỏ cuộc bất cứ lúc nào. Vậy nên, tinh thần đoàn kết là một điều mà mỗi người chúng ta cần phải trau dồi và phát huy cho chính bản thân mình. Xuất phát từ những điều nhỏ nhặt nhất như trong gia đình, trong một lớp học, trong một cơ quan,.., ai cũng cần biết gắn mình với tập thể, giúp đỡ người khác, không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân mình.

Một đất nước có phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào sự đồng lòng, quyết tâm, hơn hết là đoàn kết, gắn bó của những tập thể trong đất nước ấy, tạo thành một khối đoàn kết vững mạnh. Câu ca dao của ông cha ta thật đúng đắn và sâu sắc làm sao , dù là thời điểm nào, giá trị của nó vẫn luôn còn vững bền.

ミ★ 🆂🆄🅽 ★彡
26 tháng 3 2019 lúc 15:24

Trong cuộc sống để có thể hoàn thành một khối lượng lớn công việc, hay một việc gì đó khó thì sự hợp tác và đoàn kết là điều không thể thiếu bởi có rất nhiều việc mà một cá nhân không thể nào tự hoàn thành được. Đúc kết bài học kinh nghiệm ông cha ta có câu:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Trước hết về nghĩa đen của câu tục ngữ trên thì ta có thể chú ý đến hai phần của câu tục ngữ gắn liền với hai số từ. Một số từ chỉ số ít và một là chỉ số nhiều. Ý rằng, một cây đơn lẻ thì không thể coi đó là núi được mà phải ba, hay ở đây là nhiều cây cùng chụm lại thì mới nên hòn núi cao. Câu tục ngữ mang theo bài học về sự đoàn kết giữa con người với nhau.Trong thực tế cuộc sống cũng như lao động, sản xuất và chiến đấu chính là minh chứng rõ ràng cho điều đó.

Trước tiên trong công cuộc dựng nước và giữ nước thì dân tộc ta đã phải đối mặt với rất nhiều kẻ thù lớn mạnh. Với một nghìn năm Bắc thuộc và gần một trăm năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thì dân tộc ta đã trải qua rất nhiều cuộc chiến đấu oanh liệt. Địch mạnh hơn ta cả về số lượng, lẫn trang thiết bị vũ khí hiện đại. Trong thời kì phong kiến nước ta nhiều lần bị các triều đại phương Bắc xâm lược như: Tống, Nguyên, Hán… Chúng hòng đặt ách cai trị lên đất nước ta nhưng nhân dân ta đã đứng lên khởi nghĩa là giành được độc lập cho dân tộc. Đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhân dân ta từ người già đến người trẻ từ nam giới đến nữ giới đều tham gia kháng chiến. Cuộc kháng chiến trường kì gian khổ với kẻ thù lớn mạnh nhưng dân tộc ta có tinh thần đoàn kết với ý chí quyết tâm giành độc lập dân tộc nên đã làm nên những chiến thắng lịch sử.

Không chỉ trong lịch sử đấu tranh của dân tộc mà trong lao động sản xuất thì doàn kết cũng là một yếu tố rất quan trọng. Đất nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc và đi đôi với đó là những thiên tai như bão, lũ lụt xảy ra hằng năm mà đặc biệt là miền Bắc. Để giảm thiểu những tổn thất từ những thiên tai đó và có thể sống ổn định tại một nơi thì ông cha ta đã bắt tay vào việc đắp đê. Những con đê ngày nay trở thành những con đường được trải nhựa, trải bê tông để đi lại và để bao bọc xóm làng, ngăn cách với các con sông. Những con đê trải dài hàng chục cây số nối dài, liên tiếp nhau. Công cuộc đắp đê từ thời tổ tiên, ông cha ta đã làm và phải tốn rất nhiều thời gian và công sức mới có thể hoàn thành được. Đó là công việc chung của cả cộng đồng sống tại vùng và người dân có sự đoàn kết với nhau để cùng chung tay tiến hành đắp đê điều bằng sức người và công cụ thô sơ là chủ yếu. Rồi những công trình thủy điện có sự kết hợp giữa sức mạnh con người với những khối óc của hàng vạn kĩ sư, công nhân viên và các chuyên gia.

Ngày nay không dù cho công nghệ hiện đại hơn rất nhiều và sức lao động của con người cũng được giảm thiểu đi nhiều nhưng tinh thần đoàn kết vẫn không thể thiếu. Để có những phát minh, sáng chế, những công trình vĩ đại thì không chỉ là thành quả của cá nhân mà còn là của cả một tập thể. Có biết bao những khó khăn, thiên tai. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước chính là nghĩa vụ và trách nhiệm của cả dân tộc và cần sức mạnh của toàn dân chứ không chỉ một vài nhóm người mà thành.

Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì đối với mỗi chúng ta việc đoàn kết là cực kì cần thiết. Đoàn kết không phải bao che nhau mà là cùng nhau để hoàn thành công việc được giao, để cùng nhau tiến bộ đi lên. Mỗi năm học nhà trường lại tổ chức rất nhiều chương trình, hoạt động nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết trong trường học để học sinh có thể rèn khả năng làm việc nhóm, chung sống bình đẳng trong một tập thể để sau này khi học xong và đi làm thì có thể vận dụng nó.

Đoàn kết là yếu tố quan trọng để dẫn tới thành công và nó là truyền thống quý báu của dân tộc. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy tinh thần ấy. Đúc kết kinh nghiệm ấy Bác Hồ đã từng nói:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công”

võ ngọc châu
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
13 tháng 11 2021 lúc 13:09

Tham khảo=)
- Tầm sư học đạo

- Sư như phụ
- Mồng một thì ở nhà cha,
Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa
- Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui
- Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
- Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Uống nước nhớ nguồn
- Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy
- Cơm thầy cơm cô

๖ۣۜHả๖ۣۜI
13 tháng 11 2021 lúc 13:10

Tôn sư trọng đạo 

Học thầy không tày học bạn

Nguyễn Hà Giang
13 tháng 11 2021 lúc 13:10

Tham khảo!

ca dao tục ngữ nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy giáo cô giáo: 
- Muốn sang thì bắc cầu kiều 
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy 
- Mấy ai là kẻ không thầy 
Thế gian thường nói đố mày làm nên 
- Tôn sư trọng đạo 
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư 
- Một chữ nên thầy 
Một ngày nên nghĩa 
- Gươm vàng rớt xuống hồ Tây 
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu 
- Trọng thầy mới được làm thầy 
- Dốt kia thì phải cậy thầy 
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên 
- Cơm cha, ao mẹ, chữ thầy 
Gắng công mà học có ngày thành danh 
- Ở đây gần bạn, gần thầy 
Có công mài sắt có ngày nên kim 
- Tầm sư học đạo 
- Sư như phụ 
- Mồng một thì ở nhà cha, 
Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy. 
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa 
- Con hơn cha là nhà có phúc 
Trò hơn thầy là đất nước yên vui 
- Con ơi ghi nhớ lời này 
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên 
- Cơm cha áo mẹ chữ thầy 
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao 
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
- Uống nước nhớ nguồn 
- Bẻ lau làm viết chép văn 
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy 
- Cơm thầy cơm cô 

Nguyễn Trường Phong
Xem chi tiết
Hquynh
7 tháng 2 2021 lúc 15:18

Câu tucj ngữ

 

Học thầy ko tày học bn

Ko thầy đố mày làm nên

- Khác:

   + Không thầy đố mày làm nên: Khẳng định tầm quan trọng, vai trò của người thầy trong giáo dục

   + Học thầy không tày học bạn: Mở rộng môi trường học, có thể học ở bất cứ đâu, học ngay từ bạn bè

- Lời khuyên răn trong hai câu tục ngữ này không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà bổ sung lẫn nhau chặt chẽ, hợp lí khi đề cao việc mở rộng môi trường, phạm vi học hỏi.

dương mai hoàng lan
Xem chi tiết
Lê Thị Ánh Thuận
2 tháng 1 2017 lúc 10:34

- Các câu ca dao : a, g, h

- Các câu tục ngữ : b, c, d, e