Những câu hỏi liên quan
Vũ LiX
Xem chi tiết
Phương Dung
26 tháng 12 2020 lúc 12:38

Các nhân tố hình thành đất

Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau :

1. Đá mẹ

- Khái niệm: Là các sản phẩm được phá hủy từ đá gốc (nham thạch).

- Vai trò: Cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.

2. Khí hậu

- Ảnh hưởng trực tiếp:

   + Ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm.

   + Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.

- Ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu → sinh vật → đất.

3. Sinh vật

- Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.

- Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.

- Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).

4. Địa hình

- Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.

- Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.

- Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu vành đai đất khác nhau theo độ cao.

5. Thời gian

- Khái niệm: Tuổi đất chính là thời gian hình thành đất.

- Vai trò: Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.

- Các vùng tuổi đất:

   + Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.

   + Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.

6. Con người

- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.

- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.

Bình luận (0)
Phương Dung
26 tháng 12 2020 lúc 12:39

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

1. Khí hậu

- Nhiệt độ:

   + Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.

   + Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.

- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.

- Ánh sáng:

   + Quyết định quá trình quang hợp của cây xanh.

   + Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.

2. Đất

- Đặc điểm: Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.

- Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất feralit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác,...

3. Địa hình

- Độ cao: Lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.

- Hướng sườn: Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác nhau.

 

4. Sinh vật

- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật.

- Mối quan hệ: Nơi nào thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.

5. Con người

- Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).

- Ví dụ:

   + Tích cực: Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.

   + Tiêu cực: Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp.

Bình luận (0)
Doãn Oanh
Xem chi tiết
thuy dieu
Xem chi tiết
Chanh Xanh
16 tháng 11 2021 lúc 13:03

- Khoáng sản: là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp; trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối sự phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.

Ví dụ: ngành công nghiệp khai thác và tuyển than của nước ta lập trung ở Quảng Ninh, nơi chiếm 94% trữ lượng than cả nước, hay các nhà máy xi măng lớn của nước ta đều được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú như Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Hà Tiên I (Kiên Giang).

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.

+ Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...

+ Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.

Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ=> thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt -may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí...

Bình luận (1)
Cherry
16 tháng 11 2021 lúc 13:04

- Khoáng sản: là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp; trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối sự phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.

Ví dụ: ngành công nghiệp khai thác và tuyển than của nước ta lập trung ở Quảng Ninh, nơi chiếm 94% trữ lượng than cả nước, hay các nhà máy xi măng lớn của nước ta đều được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú như Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Hà Tiên I (Kiên Giang).

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.

+ Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...

+ Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.

Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ=> thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt -may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí...

Bình luận (1)
N           H
16 tháng 11 2021 lúc 13:08

Tham khảo:

Ví dụ:

- Khoáng sản: là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp; trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối sự phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.

Ví dụ: ngành công nghiệp khai thác và tuyển than của nước ta lập trung ở Quảng Ninh, nơi chiếm 94% trữ lượng than cả nước, hay các nhà máy xi măng lớn của nước ta đều được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú như Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Hà Tiên I (Kiên Giang).

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.

+ Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...

+ Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.

Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ=> thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt -may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí...

 

Bình luận (6)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, ánh sáng,…

+ Nhiệt độ: Loài cây ưa nhiệt phân bố ở vùng nhiệt đới, loài chịu lạnh phân bố ở vùng vĩ độ cao và các vùng núi cao lạnh giá.

+ Ánh sáng: Tác động đến quá trình quang hợp của cây xanh (Cây ưa sáng phát triển ở nơi có đầy đủ ánh sáng, cây ưa bóng sống trong bóng râm, dưới tán lá cây khác).

- Nước: Nguyên liệu cho cây quang hợp, phương tiện vận chuyển và trao đổi khoáng, chất hữu cơ, vận chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động vật.

- Đất: Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.

- Địa hình: Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới phân bố thực vật ở vùng núi.

+ Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi nên thành phần thực vật cũng thay đổi, tạo thành các vành đai khác nhau.

+ Sườn đón gió, đón nắng và sườn khuất gió, khuất nắng cũng có sự khác biệt về nhiệt, ẩm, lượng mưa nên độ cao của các vành đai thực vật cũng khác nhau ở hai sườn.

- Sinh vật:

+ Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật.

+ Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật.

- Con người: Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự phân bố sinh vật thông qua các hoạt động kinh tế.
Bình luận (0)
FK-HUYTA
Xem chi tiết
Phương Dung
22 tháng 12 2020 lúc 18:41

1. Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí.

 

* Khái niệm: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí:

Tiêu chí

Lớp vỏ Trái Đất

 

Lớp vỏ địa lí

Chiều dày

Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).

Khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa)

Thành phần vật chất

Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan).

Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.

 

Bình luận (0)
Phương Dung
22 tháng 12 2020 lúc 18:42

4. Trình bày và giải thích hoạt động của gió đất, gió biển và gió fơn.

* Gió biển:

Ban ngày ở lục địa, ven bờ đất hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước biển, nên hình thành áp thấp; nước biển hấp thụ nhiệt chậm nên mát hơn, hình thành cao áp.

Gió thổi từ cao áp (vùng biển) vào tới áp thấp (đất liền) gọi là gió biển.

* Gió đất:

 Ban đêm, đất liền toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp.

Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (vùng biển) nên gọi là gió đất.

*  Gió fơn:

- Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,6°C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió.

- Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là 100m tăng 1°C nên gió trở nên khô và rất nóng, gọi là hiệu ứng phơn khô nóng.

Bình luận (0)
Thủy Lê Thị Thanh
Xem chi tiết
Hằng Bùi
Xem chi tiết
Mai Thùy Trang
20 tháng 12 2020 lúc 10:26

undefined

Bình luận (0)
Mai Thùy Trang
20 tháng 12 2020 lúc 10:27

undefined

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 7 2017 lúc 3:52

Gợi ý làm bài

a) Các nhân tố tự nhiên

Sự phát triển và phân bố nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các tài nguyên: đất, khí hậu, nước và sinh vật.

* Tài nguyên đất

- Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp.

- Tài nguyên đất ở nước ta khá đa dạng. Hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất là đất phù sa và đất feralit.

+ Đất phù sa có diện tích khoảng 3 triệu ha thích hợp nhất với cây lúa nước và nhiều loại cây ngắn ngày khác, tập trung ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung.

+ Đất feralit chiếm diện tích trên 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, chè, cao su, cây ăn quả và một số cây ngắn ngày như sắn, ngô, đậu tương,...

- Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp ở nước ta là hơn 9 triệu ha.

* Tài nguyên khí hậu

- Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng từ hai đến ba vụ lúa và rau, màu trong một năm; nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt.

- Khí hậu nước ta có sự phân hoá rõ rệt theo chiều bắc - nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy, ở nước ta có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng cũng khác nhau giữa các vùng.

- Tuy nhiên bão, gió Tây khô nóng, sự phát triển của sâu bệnh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và các thiên tai khác như sương muối, rét hại,... gây tổn thất không nhỏ cho nông nghiệp.

* Tài nguyên nước

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc. Các hệ thống sông đều có giá trị đáng kể về thuỷ lợi. Nguồn nước ngầm cũng khá dồi dào. Đây là nguồn nước tưới rất quan trọng, nhất là vào mùa khô; điển hình là ở các vùng chuyên canh cây công nghiệp của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

- Tuy nhiên ở nhiều lưu vực sông, lũ lụt gây thiệt hại lớn về mùa màng, tính mạng và tài sản của nhân dân; còn về mùa khô lại thường bị cạn kiệt, thiếu nước tưới.

* Tài nguyên sinh vật

Nước ta có tài nguyên thực động vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với các điều kiện sinh thái của từng địa phương.

b) Các nhân tố kinh tế - xã hội

* Dân cư và lao động nông thôn

- Năm 2003, nước ta có khoảng 74% dân số sống ở vùng nông thôn và trên 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Người nông dân Việt Nam giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, gắn bó với đất đai; khi có chính sách thích hợp khuyến khích sản xuất thì người nông dân phát huy được bản chất cần cù, sáng tạo của mình.

* Cơ sở vật chất - kĩ thuật

- Các cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ trồng trọt, chăn nuôi ngày càng được hoàn thiện. Đó là hệ thống thuỷ lợi, hệ thống dịch vụ trồng trọt, hệ thống dịch vụ chăn nuôi,...

- Công nghiệp chế biến nông sản được phát triển và phân bố rộng khắp đã góp phần tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển các vùng chuyên canh.

* Chính sách phát triển nông nghiệp

Những chính sách mới của Đảng và Nhà nước là cơ sở để động viên nông dân vươn lên làm giàu, thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp. Một số chính sách cụ thể là: phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu,...

* Thị trường trong và ngoài nước

Thị trường được mở rộng đã thúc đẩy sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, do sức cạnh tranh của thị trường trong nước còn hạn chế nên việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở nhiều vùng còn khó khăn. Biến động của thị trường xuất khấu nhiều khi ảnh hưởng xấu tới sự phát triển một số cây trồng quan trọng như cà phê, cao su, rau quả,... một số thủy hải sản,...

Bình luận (0)
mih hug
Xem chi tiết