Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Okino Yoko
Viết 1 bài văn ngắn nói về ý nghĩa của câu truyện sau. Các bạn giúp mk  vs nha. Gấp lắm. Xong mk tik cho.                                                                  Câu chuyện về túi khoai tây    Vào 1 buổi học, thầy giáo  chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thichscoiws mọi người rằng, mỗi khi cam thấy oán giận hoặc ko muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
fhdfhg
Xem chi tiết
nthv_.
23 tháng 8 2021 lúc 16:15

Tham khảo:

Từ câu chuyện trên mà chúng ta hiểu được ý nghĩa của sự oán giận, thù hận đối với người khác. Những lỗi lầm mà người khác đã gây ra cho mình, vì thế ta nên thấu hiểu, cảm thông cho họ. Chúng ta không tha thứ cho họ thì sự oán ghét của ta ngày càng gánh nặng, khó chịu mãi trong lòng. Trong cuộc sống phải có lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác bởi đó không chỉ là món quà quý giá mà ta dành cho họ mà đó còn là món quà tốt đẹp mà chính ta dành tặng cho bản thân mình.

Tao Tên Sky
Xem chi tiết
Phạm Thanh Hà
Xem chi tiết
Phạm Thanh Hà
3 tháng 4 2022 lúc 20:29

giups mk ik mòa các bn

Phạm Thanh Hà
Xem chi tiết
Phạm Thanh Hà
1 tháng 4 2022 lúc 19:57

các bn lm giúp mk ạ,thanks

 

Nhà phân phối ĐTDĐ GIA P...
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 11 2018 lúc 13:00

2)Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.

BẠN THAM KHẢO NHÉ:

khi ta đc ra xã hội để lập 1 cuộc sống mới .Khi ta dc đến trường để học hành và ngoài tình cảm gia đình ra ,tình bạn là thứ ta đang cần 

giang sơn non nước ta luôn cần 1 người bạn đồng hành gian nan như bác hồ dùng 2 bàn tay trắng để giải quyết vấn đề tình bạn rất quan trọng nếu ko có bạn bè ai sẽ chia sẻ cảm thông cho ta khi ta buồn chứ ai cười đùa cùng ta khi ta muốn nở 1 nụ cười tình bạn là thế ai chả cần 1 tình bạn tình bạn là thứ dễ kiếm thôi.Nhưng quan trọng ở chỗ bạn mình có tốt hay ko có phải là người lợi dụng hay ko

Nói chung tình bạn là thứ quý giá ko có tình bạn sẽ rất buồn thứ ta cần ngoài tình cảm gia đình thứ cần thứ 2 là tình bạn vậy mà có những trường hợp có người chỉ chơi với bạn khi bạn giàu còn bạn khó khăn là bỏ rơi những ng đấy cần lên án và phê phán 

ta nên là 1 người bạn tốt

HẾT RỒI NHA BẠN CHO MIK 1 LIKE NHA 

My Sun[:)-Magic lobe
Xem chi tiết
Pham Duong Thu
15 tháng 12 2017 lúc 11:36

Do sắp đi du học xa nhà, em xin phép ba má về Hồ Chí Minh vài bữa. Kể từ ngày nội mất, gia đình em ra Đà Nẵng sinh sống, em chưa được về quê nội lần nào. Em muốn về thăm quê hương. Em muốn thăm trường tiểu học Trung Nhất yêu thương, nơi em sáng chiều ăn học, vui chơi suốt năm năm liền. Không biết trường bây giờ thay đổi ra sao? Em đã xa trường 10 rồi… nhớ quá trường ơi.

Em đến trường vào ngày chủ nhật. Vừa bước vào hẻm, cổng trường thấp thoáng hiện ra. Sự thay đổi rõ ràng làm em cảm thấy trong lòng buồn buồn khó tả. Cánh cổng gỗ mộc mạc ngày xưa đã được thay thế bằng cổng sắt đen lạnh lùng, kín mít. Trụ cổng cũng sơn sửa khác hẳn, chỉ có logo trường không thay đổi làm em thấy quen thuộc mà thôi...

Bước vào sân trước, em cảm giác ngỡ ngàng, xa lạ. Dãy nhà ba tầng khang trang, sững sững đã thay thế dãy nhà một tầng sơn trắng ngày xưa. Đây là nơi mà cách đây mười lăm năm, em bỡ ngỡ bước vào lớp một…. Dãy nhà mới khá tiện nghi, các lớp bán trú được trang bị máy lạnh. Tốt rồi, các em nhỏ bây giờ ngủ trưa mát hơn tụi em hồi đó. Em nhớ quá những buổi trưa có tiếng vù vù của quạt trần ru ngủ... Đi dọc theo hành lang dài, có các bức họa vẽ tranh thiếu nhi vui học, gợi nhắc cho em những kỉ niệm cùng các bạn. Các bạn ơi…các bạn bây giờ ở đâu?

Xuyên qua một sảnh lớn, em đi vào sân sau. Một cảm giác bồi hồi vui sướng !!! Dãy nhà chữ U vẫn còn đó. Tường và cửa được sơn sửa không nhiều. Đây chính là hình ảnh ngôi trường tiểu học năm xưa trong tâm trí em. Em lấy máy tính bảng ra chụp vài tấm hình làm kỷ niệm…Em bước đến lớp thứ hai, từ bên trái đếm qua. Em nhớ như in, đây là nơi em học năm lớp năm. Những bộ bàn ghế gỗ cũ đã nâng niu từng cuốn vở, cây viết của chúng em… nay đã được thay bằng những bộ bàn ghế mới láng bóng vẹc ni. Chiếc bảng đen có những khung ô li không rõ ràng nay đã được thay mới. Em vui vui khi nhớ đến lúc cô giảng bài, lúc chúng em thi cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp” mà cô tổ chức cho duy nhất lớp tụi em.

Những bước chân vô định đưa em tới cây phượng. Trông phượng đã lớn hơn và những tán lá xum xuê hơn trước. Phượng có nhớ mình không? Em cùng bạn đã từng ngồi dưới gốc cây này học bài, nhảy dây. Lúc hoa chớm nở là chúng em biết mùa hè sắp tới,…Một giọt nước mắt rơi trên má em, vì em biết những kỉ niệm đó là những kỉ niệm đã qua, cho dù nó có ghi sâu trong tâm trí em như thế nào đi chăng nữa.

Chợt em thấy bác bảo vệ già năm xưa đi tới. Em hỏi: “ Thưa bác, hòn non bộ chỗ này đâu rồi ?’. Bác cho biết hòn non bộ không ai chăm sóc, nhiều muỗi nên trường đã dẹp đi. Hồ nước có hòn non bộ này là nơi mỗi giờ ra chơi em thường tụ tập với các bạn xem cá, vui đùa. Nhìn lại chỗ đó, mọi thứ đã biến mất như chưa từng tồn tại. Em cảm thấy buồn man mác ….

Mười năm là một khoảng thời gian dài, đủ làm một học sinh tiểu học thành sinh viên đại học, đủ làm em lạc lõng trên chính ngôi trường thân quen. Trường tiểu học Trung Nhất thay đổi nhiều, nhưng ký ức về trường cũ sẽ mãi khắc sâu trong tâm trí của em. Sau chuyến đi thăm lại trường lần này, em cảm thấy mình cần phải làm một điều gì đó cho trường. Đây sẽ là động lực định hướng cho em trên chặng đường du học sắp tới.

Pham Duong Thu
15 tháng 12 2017 lúc 11:38

Mình gởi rồi nhưng mà phải đởi olm duyệt

Pham Duong Thu
15 tháng 12 2017 lúc 11:45
à mà mình từng học trường Trung Nhất nên ghi vào, bạn có thể thay đổi tên trường)
Đan Diệu Thảo
Xem chi tiết
....
1 tháng 4 2021 lúc 13:59

1, xin mẹ cho con đi chơi

2, hải phải chăm chỉ đi

3, ngân ơi cho tớ mượn bút bi

4, thanh phải đi lao động

 

 

Lê Quang Hưng
Xem chi tiết
Lê Quang Hưng
14 tháng 10 2021 lúc 9:30

nhanh vs mn

 

 

kieu tran
Xem chi tiết
nthv_.
21 tháng 9 2021 lúc 21:07

Tham khảo:

Câu 1: Vì truyện ngắn của ông mang phong cách giản dị,đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực. Trong truyện có nhiều tính chất và hình ảnh hư cấu như nàng tiên ông bụt....

Câu 2: 

Hình ảnh cô bé bán diêm tội nghiệp khiến lòng tôi thổn thức mãi. Người đời đối xử tàn nhẫn với em ấy biết bao nhiêu. Trong cái lạnh buốt đó, họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã bảy tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với cô bé đầy bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả cái chết của em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Qua cả câu chuyện nói riêng và đoạn kết của truyện nói chung là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
 

kieu tran
21 tháng 9 2021 lúc 21:08

giúp tôi với sáng mai phải nộp rồi!!!!!

cám ơn nhiều lắm!!!!!!!!!!!!!

minh nguyet
21 tháng 9 2021 lúc 21:09

Em tham khảo nhé:

1. 

Vì truyện ngắn của ông mang phong cách giản dị,đan xen giữa huyền ảo và hiện thực.Trong truyện có nhiều tính chất và hình ảnh hư cấu như nàng tiên ông bụt....

2. 

 

Hình ảnh cô bé bán diêm tội nghiệp khiến lòng tôi thổn thức mãi. Người đời đối xử tàn nhẫn với em ấy biết bao nhiêu. Trong cái lạnh buốt đó, họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã bảy tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với cô bé đầy bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả cái chết của em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Qua cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.