Lập phương trinhg các cạnh của tam giác ABC biết A(3;5) , đường cao d1: 5x+4y-1=0 và đường trung tuyến d2: 8x+y-7=0
Cho tam giác ABC có tọa độ các trung điểm các cạnh là M(2;1) N(5;3) P(3;-4) a) Lập phương trình chính tắc các cạnh của tam giác ABC
Giả sử M là trung điểm AB, N là trung điểm AC, P là trung điểm BC
\(\Rightarrow\) MN, MP, NP là các đường trung bình của tam giác
\(\Rightarrow MN||BC\) ; \(MP||AC\) ; \(NP||AB\)
\(\overrightarrow{MN}=\left(3;2\right);\overrightarrow{MP}=\left(1;-5\right);\overrightarrow{PN}=\left(2;7\right)\)
\(\Rightarrow\) BC, AC, AB có vecto chỉ phương lần lượt là (3;2); (1;-5); (2;7)
Phương trình chính tắc BC qua P có dạng: \(\dfrac{x-3}{3}=\dfrac{y+4}{2}\)
Phương trình chính tắc AC qua N có dạng: \(\dfrac{x-5}{1}=\dfrac{y-3}{-5}\)
Phương trình chính tắc AB qua M có dạng: \(\dfrac{x-2}{2}=\dfrac{y-1}{7}\)
cho tam giác ABC biết 2 đỉnh và trực tâm H. Lập phương trình các cạnh của tam giác ABC trong các trường hợp sau
a) A(1;1), B(3;4), H(0;0)
b) A(-1;2), B(-2;-2), H(3;2)
Cách làm 2 câu tương tự nhau.
a.
\(\overrightarrow{AB}=\left(2;3\right)\Rightarrow\) đường thẳng AB nhận (3;-2) là 1 vtpt
Phương trình AB (qua A) có dạng:
\(3\left(x-1\right)-2\left(y-1\right)=0\Leftrightarrow3x-2y-1=0\)
\(\overrightarrow{HA}=\left(1;1\right);\overrightarrow{HB}=\left(3;4\right)\)
Do BC vuông góc AH nên nhận (1;1) là 1 vtpt
Phương trình BC (đi qua B) có dạng:
\(1\left(x-3\right)+1\left(y-4\right)=0\Leftrightarrow x+y-7=0\)
Do AC vuông góc HB nên nhận (3;4) là 1 vtpt
Phương trình AC (đi qua A) có dạng:
\(3\left(x-1\right)+4\left(y-1\right)=0\Leftrightarrow3x+4y-7=0\)
Câu b hoàn toàn tương tự
Giải bài toán bằng cách lập phương trình :
Tính 3 cạnh của một tam giác vuông ABC vuông tại A biết chu vi tam giác là 12m và tổng binh phương 3 cạnh bằng 50m
Cho tam giác ABC, biết A(2;-1) và 2 phân giác trong của góc B, C lần lượt là: x-2y+1 =0; x+y+3 =0. Hãy lập phương trình các cạnh.
Cho tam giác ABC biết A(-1;0), B(1;2) trọng tâm G thuộc đường thẳng y=x và đỉnh C thuộc đường thẳng x+y+4=0. Lập phương trình các cạnh của tam giác ABC
Do G thuộc y=x nên tọa độ G có dạng: \(G\left(g;g\right)\)
Do C thuộc \(x+y+4=0\) nên tọa độ có dạng: \(C\left(c;-c-4\right)\)
Áp dụng công thức trọng tâm:
\(\left\{{}\begin{matrix}-1+1+c=3.g\\0+2-c-4=3g\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}c-3g=0\\-c-3g=2\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}c=-1\\g=-\dfrac{1}{3}\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow C\left(-1;-3\right)\)
Biết tọa độ 3 đỉnh, dễ dàng viết pt các cạnh
Lập phương trình các cạnh của tam giác ABC vuông cân tại A nếu biết cạnh huyền có phương trình 3x - y +5=0 và đỉnh A (4,-1)
1. Trong mặt phẳng Oxy cho tam giác ABC có trọng tâm G(−2; 0) biết phương trình các cạnh AB, AC theo thứ tự là 4x+y+14=0; 2x+5y-2=0. Tìm tọa độ các đỉnh A, B, C.
2.Lập phương trình các cạnh AB, AC của tam giác ABC biết đường tuyến CM có phương trình 2x+y-6=0, A(1; 1) và cạnh BC có phương trình x+y-6=0
Cho tam giác ABC có A(1;1), B(-3;5) và M(1/2;-3/2) là trung điểm của AC.
a,Tìm tọa độ đỉnh C của tam giác ABC
b,Lập phương trình các cạnh của tam giác ABC
c,Tính khoảng cách từ B đến cạnh AC
Cho tam giác ABC có đỉnh A(1;3) và 2 trung tuyến có phương trình x-2y+1=0, y=1. Lập phương trình các cạnh của tam giác ABC
Thay tọa độ A vào 2 pt trung tuyến đều không thỏa mãn
\(\Rightarrow\) 2 trung đó đó xuất phát từ B và C, giả sử trung tuyến xuất phát từ B có pt x-2y+1=0 và từ C có pt y=1
\(\Rightarrow B\left(2b-1;b\right)\) ; \(C\left(c;1\right)\)
Gọi G là trọng tâm tam giác \(\Rightarrow\) G là giao điểm 2 trung tuyến nên tọa độ thỏa mãn:
\(\left\{{}\begin{matrix}x-2y+1=0\\y=1\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow G\left(1;1\right)\)
Áp dụng công thức trọng tâm:
\(\left\{{}\begin{matrix}1+2b-1+c=3.1\\3+b+1=3.1\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}2b+c=3\\b=-1\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}b=-1\\c=5\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow B\left(-3;-1\right)\) ; \(C\left(5;1\right)\)
Biết 3 tọa độ 3 đỉnh của tam giác, dễ dàng viết được phương trình các cạnh