Tính nhiệt lượng thu vào khi đun 3,5 lít nước từ 20 0C đến sôi. Biết C = 4200 J/kg.K ; D = 1g/ cm3
Một ấm nhôm có khối lượng 400g chứa 1 lít nước ở nhiệt độ 20 0C. Tính nhiệt lượng cần
thiết để đun ấm nước này sôi? Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/ kg.K và của nước là 4200
J/ kg.K
Tóm tắt:
\(m_1=400g=0,4kg\\ V=1l\Rightarrow m_2=1kg\\ t_1=20^0C\\ t_2=100^0C\\ \Rightarrow\Delta t=t_2-t_1=100-20=80^0C\\ c_1=880J/kg.K\\ c_2=4200J/kg.K\)
____________
\(Q=?J\)
Giải
Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước là:
\(Q=Q_1+Q_2\\ \Leftrightarrow m_1.c_1.\Delta t+m_2.c_2.\Delta t\\ \Leftrightarrow0,4.880.80+1.4200.80\\ \Leftrightarrow28160+336000\\ \Leftrightarrow364160J\)
Đun sôi 1,5 lít nước từ 25 độ C . Hỏi nhiệt lượng của nước thu vào để nước sôi là bao nhiêu? Cho nhiệt dung của nước là c = 4200 J/Kg.K, khối lượng riêng của nước là: 1000 kg/m3.
Một ấm nhôm có khối lượng 0,4 kg chứa 1 lít nước ở 20°C. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước. Biết nhiệt dung riêng của là 880 J/kg.K, của nước là 4200 J/kg.K
Tóm tắt:
\(m_1=0,4kg\)
\(V=1l\Rightarrow m_2=1kg\)
\(t_1=20^oC\)
\(t_2=100^oC\)
\(\Delta\Rightarrow t=t_2-t_1=100-20=80^oC\)
\(c_1=880J/kg.K\)
\(c_2=4200J/kg.K\)
=========
\(Q=?J\)
Nhiệt lượng cần truyền cho cả ấm nhôm và nước để đun nước lên 100oC
\(Q=Q_1+Q_2\)
\(\Leftrightarrow Q=m_1.c_1.\Delta t+m_2.c_2.\Delta t\)
\(\Leftrightarrow Q=0,4.880.80+1.4200.80\)
\(\Leftrightarrow Q=28160+336000\)
\(\Leftrightarrow Q=364160J\)
Một ấm điện ghi 220V-100W sử dụng với U=220V để đun sôi 3 lít nước trong 20 phút, biết nhiệt độ ban đầu là 20 độ C. Tính nhiệt lượng dùng để đun sôi lượng nước trên biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Tính nhiệt lượng ấm toả ra
Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 2 lít nước từ \(25^oC\). Biết \(c_{nước}=\)4200 J/kg.K
Tóm tắt
\(V=2l\Rightarrow m=2kg\)
\(t_1=25^0C\)
\(t_2=100^0C\)
\(c=4200J/kg.K\)
________________
\(Q=?\)
Giải
Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước là:
\(Q=m.c.\left(t_2-t_1\right)=2.4200.\left(100-25\right)=630000\left(J\right)\)
Dùng bếp củi để đun sôi 5 lít nước đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,3kg từ 20 0C, lượng củi cần dùng là 0,2kg. Biết rằng năng suất toả nhiệt của củi khô là 10^7 J/kg, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K. Lượng nhiệt đã tỏa ra môi trường trong quá trình đun nước là bao nhiêu?
Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào để nóng đến \(100^oC\) là:
\(Q_1=m_1\cdot c_1\cdot\Delta t_1=0,3\cdot880\cdot\left(100-20\right)=21120J\)
Nhiệt lượng cần đun sôi nước:
\(Q_2=m_2\cdot c_2\cdot\Delta t_2=5\cdot4200\cdot\left(100-20\right)=1680000J\)
Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 0,2kg củi:
\(Q_{tỏa}=m\cdot q=0,2\cdot10^7=2000000J\)
Lượng nhiệt tỏa ra môi trường:
\(\Delta Q=2000000-\left(1680000+21120\right)=298880J\)
Bài 3: Một ấm nhôm có khối lượng 250g chứa 1 lít nước ở 20 độ C . tính nhiệt lượng cần để đun sôi lượng nước nói trên . Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880 J/ kg.K và 4200 J/kg.K.
Nhiệt lượng cần để ấm nhôm nóng đến 100 độ là :
\(Q_1=c.m.\Delta t=880.0,25.80=17600\left(J\right)\)
Nhiệt lượng cần để nước đạt đến nhiệt độ 100 độ là :
\(Q_2=c.m.\Delta t=4200.1.80=336000\left(J\right)\)
Nhiệt lượng cần để đun sối nước nói trên :
\(Q=Q_1+Q_2=17600+336000=353600\left(J\right)\)
Một miếng đồng có khối lượng 350 g được đun nóng đến 150 0C rồi thả vào 1,5 L nước ở 30 0C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/Kg.K, nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/Kg.K. Tính nhiệt độ của đồng và nước sau khi cân bằng nhiệt, bỏ qua nhiệt lượng hao phí ra môi trường bên ngoài.
Ta có: \(Q_{thu}=Q_{tỏa}\)
\(\Rightarrow0,35\cdot380\cdot\left(150-t\right)=1,5\cdot4200\cdot\left(t-30\right)\)
\(\Rightarrow t\approx32,48^oC\)
Một ấm đun nước được làm từ nhôm có khối lượng 300g. Đổ vào ấm 2 lít nước. Biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 30 0 C . Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của nước là 4200 J/kg.K. Trong quá trình đun 20% nhiệt lượng đã bị môi trường hấp thụ. Nhiệt lượng do bếp tỏa ra để đun sôi nước trong ấm là:
A. 800kJ
B. 758100J
C. 750kJ
D. 805490J
Đáp án: B
- Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào để nóng đến 100 0 C là:
Q 1 = m 1 . C 1 ∆ t 1 = 0,3. 880. (100 – 30) = 18480 (J)
- Nhiệt lượng nước thu vào để nóng đến 100 0 C là:
Q 2 = m 2 . C 2 ∆ t 2 = 2. 4200. (100 – 30) = 588000 (J)
- Nhiệt lượng mà ấm và nước nhận vào là:
Q = Q 1 + Q 2 = 18480 + 588000 = 606480 (J).
20% nhiệt lượng đã bị môi trường hấp thụ nên chỉ có 80% nhiệt lượng bếp tỏa ra được ấm hấp thụ.
- Nhiệt lượng do bếp tỏa ra là
Q t p = Q : H = 606480 : 0,8 = 758100 (J)
Cho em hỏi mn cái này đc ko ạ:
0÷0=?
Thấy giao mà ko bt làm ai giải giúp em vs ạ(hehehehBoi....)