Thạch Sanh

Hà Linh
Xem chi tiết
Duong Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Hoàng Nghĩa Phạm
8 tháng 11 2017 lúc 20:51

-Ý nghĩa của tiếng đàn thần:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

- Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Bình luận (1)
Bích Dao
9 tháng 11 2017 lúc 20:48

;- Ý nghĩa của tiếng đàn thần:

- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Bình luận (1)
Đinh Phước Hoàng
16 tháng 11 2017 lúc 19:24

Ý nghĩa tiếng đàn thần:

-Tiếng đàn tượng trưng cho tình yêu, công lí, lòng yêu chuộng hòa bình.

Ý nghĩa niêu cơm thần:

-Niêu cơm thần tượng trưng cho tình thương, cho lòng ái và cũng là ước vọng đoàn kết, yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Bình luận (1)
Duong Quỳnh Anh
Xem chi tiết
O=C=O
6 tháng 11 2017 lúc 10:43

Trong cuộc sống của con người, gặp gỡ, giao tiếp chính là sợi dây gắn kết tình cảm giữa con người với con người. Trong cuộc sống hàng ngày, cả trong học tập và những hoạt động thường ngày thì em đã gặp gỡ với rất nhiều người, cũng từ đó là em có thêm nhiều bạn bè thân thiết hơn. Trong tất cả các cuộc gặp gỡ, giao tiếp ấy, có lẽ đặc biệt nhất có lẽ chính là cuộc gặp gỡ với Thạch Sanh, đây không phải là một con người thông thường mà em gặp hàng ngày, Thạch Sanh là một người anh hùng bước ra từ câu chuyện cổ tích. Chính vì vậy mà cuộc gặp gỡ bất ngờ này đã tạo cho em một ấn tượng khó phai.

Sau khi được học câu chuyện cổ tích Thạch Sanh trên lớp và nghe cô giáo giảng bài về nhân vật cổ tích này thì em đã vô cùng ngưỡng mộ, chàng là một hình mẫu anh hùng điển hình, không chỉ là một người nghĩa sĩ sẵn sàng ra tay diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống cho dân lành, mà Thạch Sanh còn là một người anh hùng dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Ngỡ tưởng hình tượng nhân vật Thạch Sanh chỉ là sự hư cấu của các tác giả dân gian, nhằm thể hiện khát vọng về cái thiện, lẽ công bằng và chính nghĩa ở đời. Em luôn nghĩ rằng nếu Thạch Sanh là một con người trần mắt thịt thì nhất định em sẽ tìm gặp, thể hiện sự ngưỡng mộ của em với Thạch Sanh.

Thật ngoài sức tưởng tượng, khi em đang ngồi học bài về nhà, em mang sách ra học bài cũ, em ngồi ngâm nga câu thơ trong sách giáo khoa ngữ văn tập một: “Đàn kêu tích tịch tình tang/ Ai mang công chúa dưới hang trở về”

Vừa ngâm nga những câu thơ, em vừa hình dung, mường tượng ra dáng vẻ của Thạch Sanh khi ngồi ôm đàn và hát lên những lời ca đầy tha thiết ấy, thì bỗng dưng bùm một tiếng, xuất hiện trước mặt em là hình ảnh của một chàng trai cao lớn, khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú. Trang phục của người này cũng rất lạ mắt, đó là một bộ quần áo vải giống như trong các bộ phim kiếm hiệp của Trung Quốc vậy, mái tóc của người này cũng rất khác với bình thường, không phải kiểu tóc ngắn giống những người con trai ngày nay vẫn cắt mà mái tóc của người này rất dài, được buộc gọn gàng ở trên đầu.

Bình thường em vốn rất nhát gan, lại vô cùng sợ những câu chuyện ma quái, đột nhiên trong phòng em xuất hiện một người đàn ông lạ mặt, theo lẽ thường em phải hét lên và cầu cứu bố mẹ mới đúng. Nhưng thật kì lạ, sự xuất hiện của người đàn ông này chỉ làm em bất ngờ, bất ngờ đến mức đôi mắt mở lớn tròn xoe, nhìn chằm chằm vào người ấy, miệng thì há to ra trông rất tức cười. Có lẽ cũng vì khuôn mặt của người đàn ông ấy khá là hiền lành, phúc hậu nên em cũng không phản ứng như bình thường. Đang chìm vào sự bất ngờ, những suy nghĩ của mình thì người đàn ông lạ mặt đó đã chủ động đến giới thiệu mình, cũng là cách thức hiệu quả nhất để em trở về từ cõi mộng.

Người đàn ông ấy dùng giọng nói trầm ấm, đầy thiết tha mà giới thiệu mình: “Ta là Thạch Sanh, là người đã hát câu hát mà cháu vừa ngâm nga”. Nghe thấy vậy tôi càng thêm bất ngờ, không dám tin vào những điều mình đang chứng kiến là thật nữa, mọi thứ như trong giấc mơ vậy, tại sao một người ở trong chuyện có thể bước ra ngoài như vậy được chứ. Thấy em ngây ngốc như vậy, Thạch Sanh đã đến ngày và véo nhẹ vào má em, miệng thì cười nhẹ đầy hiền lành: “Cháu đã tin ta là thật chưa”. Lúc ấy tôi vẫn chưa thể nói được như bình thường, mà chỉ biết dùng hành động để ra hiệu cho Thạch Sanh biết là mình có nghe và đã tin, tôi gật đầu lia lịa làm Thạch Sanh cũng phải phá lên cười đầy thích thú.

Sau khi đã bình tĩnh lại thì em và Thạch Sanh đã có một cuộc nói chuyện đầy thú vị, em đã rất tò mò và yêu cầu Thạch Sanh kể lại chi tiết hơn các câu chuyện diệt yêu quái, chằn tinh, đại bàng như thế nào. Thạch Sanh đã rất thân thiện và gần gũi khi tiếp xúc với em, dù em là một người xa lạ, và những yêu cầu cũng rất trẻ con nhưng Thạch Sanh đều rất nhiệt tình giải đáp cho em từng vấn đề một. Câu chuyện của Thạch Sanh hấp dẫn hơn nhiều so với đoạn trích trong sách giáo khoa, bởi không chỉ câu chuyện diệt chằn tinh mà quá trình ấy diễn ra như thế nào, Thạch Sanh đã gặp phải những khó khăn gì trong quá trình tiêu diệt cái ác ấy, đều được kể một cách chân thực và vô cùng sinh động.

Qua đó em cũng nhận thấy được việc tiêu diệt chằn tinh, đại bàng của Thạch Sanh vô cùng đáng khen ngợi, đáng cảm phục; nhưng em cũng thấy được sự cố gắng, nỗ lực của Thạch Sanh lớn như thế nào mới có thể tiêu diệt được bọn xấu xa, độc ác ấy. Bởi suy cho cùng, dù Thạch Sanh là thái tử nhà trời được phái xuống, nhưng khi đã đầu thai vào kiếp người thì cũng không còn những phép thần thông nữa, mọi việc giải quyết đều phải dựa vào sức mạnh, ý chí mà niềm tin của chính bản thân chàng. Vì vậy mà tấm gương người tốt việc tốt của Thạch Sanh càng đáng ngưỡng mộ, đáng trân trọng.

Đây là một cuộc gặp gỡ đầy thú vị giữa em và một nhân vật thần kì mà trước đó em cho rằng, người này chỉ có thể xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích, trong thế giới của những tưởng tượng. Nhưng, khi em đã được gặp Thạch Sanh thì em hoàn toàn tin tưởng vào sự thần kì ấy. Cũng qua cuộc gặp gỡ bất ngờ này, em cũng đã được lắng nghe rất nhiều những câu chuyện thú vị mà người kể chính là nhân vật em hàng ngưỡng mộ, thần tượng. Cuộc gặp gỡ này vô cùng tuyệt vời, thú vị, là một kỉ niệm mà em không bao giờ quên.

Bình luận (1)
Nguyễn Thúy Hường
13 tháng 11 2017 lúc 12:35

Mình gợi ý cho bạn nhé !thanghoa

Mở bài : Tạo cớ để gặp nhân vật trong truyện { nằm mơ }.

Thân bài : Nhận diện nhân vật qua miêu tả hình dáng và khung cảnh .

- Kể về cuộc trò chuyện và câu hỏi liên hệ thực tế.

- Các câu hỏi hướng về chi tiết chính trong truyện .

- Em hỏi có lúc nhân vật hỏi { chú ý đến nét mặt , ánh mắt, giọng nói }

Kết bài : cảm nghĩ sau khi gặp nhân vật .

Cố lên ok

Bình luận (1)
Đào Thị Quỳnh Giang
Xem chi tiết
Bích Dao
16 tháng 10 2017 lúc 21:33

thạch sanh lớn lên học võ và phép thần

ts kết nghĩa anh em với lý thông

mẹ con lý thong lừa thạch sanh đi chết thay

ts giết chằn tinh ***** lý thông cướp công

ts giết đại bàng cứu công chúa lại bị cướp công

ts giết hồ tinh cứu thái tử bị vu oan vào tù

ts được giải oan lấy công chúa

thạch sanh...(tự viết)

Bình luận (0)
Bích Dao
16 tháng 10 2017 lúc 21:33

giết chằn tịnh bị....

Bình luận (0)
Pham linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Huyền
20 tháng 10 2019 lúc 8:31

các vũ khí là

+bộ cung tên vàng:đem vào viện bảo tàng,...

+cây đàn thần:tập luyện đánh đàn hoặc giúp đỡ người khác như là người bị HIV,...

+niêu cơm thần : giúp đỡ người nghèo

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Minhliz2000
25 tháng 10 2019 lúc 22:32

+) Khi em có cây cung thần: Em sẽ đem đến các khu trưng bày bảo vật hoặc đồ vật quý hiếm hay đến viện bào tàng,...

+) Khi em có cây đàn thần: Em sẽ cố gắng luyện tập, chơi đàn thật giỏi để đi bảo vệ và giúp đỡ những người có các chứng bệnh, các tật nguyền và giúp những người thiếu may mắn trong cuộc sống,...

+) Khi em có niêu cơm thần: Em sẽ đi giúp đỡ những người nghèo khó, không có cơm ăn, áo mặc,...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
輝佐藤
Xem chi tiết
Huỳnh Đăng Khoa
28 tháng 10 2017 lúc 16:10
Chi tiết Tiếng đàn thần
Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thoong, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.
Bình luận (0)
Mai Thị Thanh Hoa
28 tháng 10 2017 lúc 17:26

Đoạn Văn

- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh giải oan , thoát khỏi ngục tù , chữa bệnh câm cho công chúa , vạch mặt Lí Thông .

- Tiếng đàn chính là tượng trưng cho công lý , tiếng đàn thần đã thể hiện quan niệm và ước mơ về công lý của nhân dân ta .

- Tiếng đàn làm cho quân lính 18 nước chư hầu phải bủn rủn chân tay , không nghĩ đến chuyện đánh nhau nữa . Tiếng đàn có ý nghĩa tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta .

Bình luận (1)
Lưu Phương Ly
28 tháng 10 2017 lúc 20:02

Mình cho bạn dàn ý:

1) MĐ: dẫn dắt --> giới thiệu chi tiết tiếng đàn thần.

VD: Trong truyện cổ tích "Thạch Sanh" có rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nhưng em thích nhất chi tiết tiếng đàn thần vì nó làm hình tượng nhân vật Thạch Sanh thêm đẹp đẽ.

2) TĐ: Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần.

- Trong 1 lần cứu công chúa, Thạch Sanh bị Lí Thông chặn đá nhốt ở hang. Tại đây, chàng cứu con vua Thủy Tề và được tặng 1 cây đàn thần. Đây không chỉ là thứ để chàng giải khuây mà còn nhiều công dụng khác.

- Bị hồn ma đại bàng, chằn tinh trả thù, chàng bị vu oan . Thạch Sanh lấy đàn ra gẩy và chàng đã được giải oan, đồng thời bộc lộ tình yêu với công chúa.

=> Tiếng đàn của công lí, tiếng đàn vạch trần tội ác, tiếng đàn trao duyên.

- Khi quân 18 nước chư hầu đến, Thạc Sanh mang đàn ra đánh.

=> Tiếng đàn thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta. Tiếng đàn du dương, nhéo nhắt làm nhụt chí, mềm lòng quân thù, khiến chúng buông bỏ vũ khí.

=> Mưu phản công.

3) KĐ: Khẳng định lại ý nghĩa chi tiết này.

Bạn có thể dựa vào DÀN Ý này để làm nhé.

Bình luận (0)
Đức Vinh Phan
Xem chi tiết
Mi Nguyễn
4 tháng 10 2019 lúc 8:26

nếu ko có lí thông thì cấu chuyện sẽ nhàm chán và đi sai chủ đề vì: truyện cổ tích thường có 2 tuyến nhân vật: thiện và ác, thật thà và gian xảo, thông minh và ngốc nghếch,........

Bình luận (0)
Mi Nguyễn
4 tháng 10 2019 lúc 8:28

Những nét độc ác của Lý Thông là :

-Độc ác , xảo chá

-Bất nhân, bất nghĩa

---> Đại diện cho cái ác

Bình luận (0)
Vũ Thị Thu Hằng
Xem chi tiết
No name
27 tháng 10 2017 lúc 21:26

Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to, tôi nghĩ bụng đây chắc chắc là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Anh ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gi ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với nó và cho nó về nhà tôi ở.
Thật đúng là gặp phải của hớ, từ ngày có nó mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay mình vì mình còn phải cất mẻ rượu mới. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.
Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh, mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, ,mẹ con tôi van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật Vua nuôi, không giết được và bảo thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi, không sẽ bị trách tôi. Việc ở đây cứ để anh xử lý cho. Lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, Vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp, vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã.Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Thạch Sanh đang ngồi gốc đa, thấy đại bàng cắp người đi qua, chàng bèn lấy tên bắn trúng nó 1 phát, nhưng do đại bàng quá khỏe mạnh, nên nó vẫn bay được về hang. Chàng lần theo vết máu tìm được hang của Đại bàng.
Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa và hứa sẽ gả con gái, truyền ngôi cho tôi nữa. Nhưng tôi chỉ vừa mừng vừa lo, không biết tìm công chưa kiểu gi cả. Tôi liền nghĩ đến Thạch Sanh, tôi về lại gốc đa năm xưa tìm nó. Thật vui mừng khi nó chính là người bắn trúng con đại bàng. Thạch Sanh còn tình nguyện xuống hang sâu để tìm công chúa. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lay dây để kéo công chua lên, sua đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi hắn cứu được công chúa, tôi đã không thả dây xuống cứu hắn nữa mà vít luôn của hang lại.ư
Từ lúc công chúa về cung không nói không rằng, vua cha rất lo lắng. Tôi đã mời rất nhiều nhà sư, đạo gia về để lễ tế nhưng không có tác dụng. Một hôm, trong từ trong tù phát ra một tiếng đàn của ai đó. Bỗng công chúa cất tiếng nói và muốn gặp người đánh đàn. Vua liền truyền người đánh đàn vào cung. Trước mặt mọi người tôi đã bị Thạch Sanh vạch mặt, Thạch Sanh vẫn thương tình tôi nên tha cho mẹ con tôi về quê làm ăn. Nhưng giữa đường do giữ lời thề năm xưa lúc kết nghĩa anh em. Tôi đã bị sét đánh chết.
Bình luận (0)
Hoang Thi Cam Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
26 tháng 10 2017 lúc 20:20

Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam

Bình luận (0)
Phan Ngọc Khánh
26 tháng 10 2017 lúc 20:38

Thạch Sanh là người có nguồn gốc xuất thân cao quý . Chàng là Thái Tử con của Ngọc Hoàng được sai xuống đầu thai . Và được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo đã cao tuổi mà chưa có con . Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý .Chàng đã chém Chằn Tinh lấy được cung tên vàng . Chàng bắn con Đại Bàng cứu được công chúa cho nhà vua , chàng đã cứu Thái tử con vua Thủy tề ở dưới nước và được tặng một cây đàn thần kì diệu để đánh quân sĩ mười tám nước chư hầu . Vì sự chiến công đó nên Thạch Sanh được cưới công chúa làm phò mã và được truyền ngôi.

Bình luận (0)
~~Mionakunz~~
26 tháng 10 2017 lúc 20:31

Trong truyền thuyết "Thánh Gióng", Thánh Gióng là một hình tượng tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân. Chàng được sinh ra rất kì lạ. Cha mẹ chàng lại là những nông dân nghèo. Chàng có 1 tấm lòng yêu nước sâu sắc. Chàng cũng rất dũng cảm. Chàng dám đứng lên chống lại cái ác, chống lại bọn giặc hung tàn để đem lại hòa bình cho đất nước thân yêu. Chàng chống lại bọn giặc bằng cả tinh thần yêu nước của mình, bằng cả sự căm thù bọn giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng là 1 biểu tượng cho sự đoàn kết của toàn dân. Chàng rất đáng để chúng ta noi gương, khen ngợi.

Bình luận (1)
Hiếu Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
10 tháng 10 2017 lúc 19:41

Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý:Chàng là Thái Tử con của Ngọc Hoàng được sai xuống đầu thai.Và được sinh ra trong 1 gia đình nông dân nghèo đã cao tuổi mà chưa có con.Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chàng đã chém chằn tinh giúp dân và lấy được bộ cung tên vàng ở chỗ nó.Chàng còn bắn đại bàng cứu được công chúa cho nhà Vua,chàng còn cứu Thái Tử con vua Thủy Tề ở dưới nước và được tặng 1 cây đàn kì diệu để đánh đuổi quân của 18 nước chư hầu.Vì những chiến công đó nên Thạch Sanh được cưới công chúa làm phò mã và được vua truyền ngôi.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
10 tháng 10 2017 lúc 19:41

Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.

Bình luận (0)
Lê Nguyên Vũ
10 tháng 10 2017 lúc 20:49
Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua
Bình luận (0)