Tập làm văn lớp 9

Nguyễn Thanh Quân lớp 7/...
Xem chi tiết
Hoàng Lan
Xem chi tiết
Trần Ngọc Hân
Xem chi tiết
lunarr
Xem chi tiết
Etermintrude💫
Xem chi tiết
Nguyễn An Bình
Xem chi tiết
Lê Nguyên Uyên  Thy	8A
Xem chi tiết
Như Ý Nguyễn Võ
Xem chi tiết
Hồ Quang Hưng
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
12 tháng 12 2022 lúc 21:52

Bạn tham khảo qua nhá. Để hiểu về khổ thơ ta cần phân tích từng chi tiết 

 Phép liên tưởng đầy tính nghệ thuật “trần trụi với thiên nhiên”

- Phép so sánh độc đáo “hồn thiên như cây cỏ”

-> Tác dụng của những biện pháp tu từ trên là: cho ta thấy rõ hơn vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, trong sáng, rất đỗi vô tư, hồn nhiên của vầng trăng. Đó cũng chính là hình ảnh con người lúc bấy giờ: vô tư, hồn nhiên, trong sáng.

biện pháp tu từ : nhân hoá : vầng trăng tình nghĩa

Tác dụng:

- Làm cho câu thơ sinh động hấp dẫn, tăng tính gợi hình gợi cảm

- Thể hiện sự gắn bó của vầng trăng với anh linh cụ hồ trong chiến tranh

- Thể hiện tình yêu đối với vầng trăng của tác giả.

 

Bình luận (0)
Lê Hà Ny
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
7 tháng 12 2022 lúc 20:55

Sau đây là bài viết NLXH của mình từng làm về đề trên hi vọng bạn chỉ dùng với mục đích tham khảo không phải phụ thuộc toàn bộ nhé:

Bạn đã bao giờ cho mình những giây phút lắng lại với cuộc đời để mở rộng trái tim, để gió luồn qua tóc, thả tâm hồn mình trôi theo dòng thời gian yên bình, thanh thản vốn có của tạo hóa. Cho bản thân cơ hội được một lần rũ bỏ hết thảy những mệt mỏi, phiền muộn khi phải chạy theo để bắt kịp guồng quay của cuộc sống. Hoà vào những giây phút đầy ưu tư ấy, tôi nhận ra phải chăng con người hằng ngày luôn cố gắng theo đuổi những giấc mộng phồn hoa chấp nhận đánh đổi để có được "tài sản lớn nhất" của đời người. Điều đó làm tôi tự hỏi điều gì có thể xứng trở thành tài sản lớn nhất trên cuộc đời này : một ngôi nhà sang trọng, một chiếc xe cao cấp hay đôi khi nó chỉ là một nét đẹp cao quý trong tâm hồn mà con người khao khát vươn tới. Một suy nghĩ thoáng qua, tôi chợt nhớ đến lời Phật dạy "Tài sản lớn nhất của con người chính là lòng khoan dung" gắn với câu chuyện tuổi thơ của mình về nhà thiền sư và chú tiều ham chơi. Dù chỉ là một câu chuyện ngắn nhưng lại chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc như lời Đức Phật khuyên răn con người hãy sống yêu thương, thật khoan dung, độ lượng. 

 

    'Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái qui định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó. Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”. Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó." Câu chuyện chỉ đơn giản như một lời thuật lại, mang giá trị lời dạy của Đức Phật nhưng lại trở nên gần gũi dễ tạo ra những nét chạm sâu nhất vào lòng người. Văn chương không chỉ phản ánh thế giới khách quan và thế giới tâm hồn mà còn mang nặng những phù sa "nhân đạo" - giá trị đạo đức cốt lõi đến với độc giả. Câu chuyện trên cũng vậy. Thông qua hành động "bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó" và khi chú tiều về cũng không quên dặn “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi", chúng ta có thể đánh giá vị thiền sư ấy là một người có đức hạnh cao cả. Không dùng lời trách cứ hay một hình phạt nào chỉ là sự yêu thương, ân cần, nhẹ nhàng nhưng lại có thể cảm hóa chú tiểu khiến chú "Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó." Chỉ một hành động nhẹ nhàng nhưng lại mang sức nặng của một bài học nhớ đời khiến chú tiểu không thể nào quên được. Giá trị của câu chuyện không dừng lại ở bề nổi bên ngoài mà lắng lại trong đó là những "hạt phù sa quý' chứa đựng giá trị đạo đức cao cả. Nó cho người đọc nhìn nhận cách giáo dục tối ưu nhất để dạy dỗ một đứa trẻ là khoan dung với lỗi lầm của chúng. Chỉ có yêu thương, vị tha, đức độ mới có thể là liều thuốc tốt nhất kéo con người ra khỏi những "vết nhơ" trở về với hai chữ "con người". Từ đó, chúng ta định nghĩa một lần nữa giá trị của yêu thương lòng vị tha và học cách gìn giữ những phẩm chất ấy cho tâm hồn người càng thêm trong sạch. 

 Nếu ví cuộc đời là một bản trường ca bất tận thì bài học về lòng khoan dung như một nốt trầm sâu lắng chứa đựng giá trị nhân sinh sâu sắc và ý nghĩa. Lòng khoan dung là sự cảm thông, rộng lượng tha thứ cho những sai lầm của người khác. Từ lâu, khoan dung đã trở thành đạo lí sống của dân tộc. Con người không thể là "một phiên bản hoàn hảo", trong mọi người đều tồn tại "gót chân Asin" có thể trở thành bả ngọt đưa con người đến với sai lầm. Khi con người cứ tập trung nhìn vào thiếu xót của nhau, dựa vào sai lầm đó phán người khác, liệu "người với người sống để yêu nhau" ( Tố Hữu)? Khoan dung tồn tại để gỡ bỏ mọi khúc mắc còn vướng bận trong lòng người trở thành sợi dây liên kết bền chắc cho những mối quan hệ. Nếu hai người lựa chọn gắn bó với nhau nhưng họ không thể chấp nhận tha thứ cho sai lầm của nhau thì chẳng khác nào đi trên một nhịp cầu đứt gãy không thể bước tiếp cũng không thể quay lại. Con người mang trong mình những ích kỷ cá nhân để nó che lấp đi lòng khoan dung vốn có, mối quan hệ đó có còn bền lâu hay chỉ là những mảnh chắp vá lâu dài. Ai cũng giữ cho mình suy nghĩ ích kỉ tình yêu thương liệu có còn mãi hay vắng bóng trên thế gian này? Vì vậy, con người luôn phải giữ cho mình một tấm lòng khoan dung, độ lượng đối với sai lầm của người khác. Đó là cách để chúng ta yêu thương cũng là giữ lửa cho một mối quan hệ bền vững. Lật lại những trang sách đã gắn bó theo lớp lớp thế hệ học sinh, tôi càng ấn tượng hơn cả với nhân vật người bố của Enrico trong văn bản "Mẹ tôi" ( Étmônđô Amixi) - một người bố giàu tình yêu thương nhưng trên hết là khoan dung, độ lượng với sai lầm của con cái. Thay vì sử dụng bạo lực, hay lời nói gay gắt để trừng phạt đứa con, người cha ấy đã viết một bức thư như lời thủ thỉ tâm tình nhẹ nhàng để Enrico tự nhận thức sai lầm với mẹ. Cách giáo dục nhẹ nhàng lại thấm thía, sâu sắc. Chỉ một chút yêu thương, chỉ một chút vị tha nhưng người bố lại thành công làm Enrico nhận ra lỗi lầm với mẹ, đánh thức tình thương mãnh liệt của đứa con dành cho người mẹ mà không tổn hại đến mối quan hệ giữa cha và con cái. Ngược lại càng gắn kết bền chắc tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Họ càng cảm thông, thấu hiểu nhau hơn. 

 

  Lòng khoan dung không chỉ là chất keo kết dính một mối quan hệ còn là cánh cửa dẫn lối cho những mảnh đời bất hạnh tìm đến ngưỡng cửa mới trở lại làm người. "Người thành công luôn có một quá khứ, kẻ tội đồ luôn có một tương lai". Họ có thể vì vốn hiểu biết hạn hẹp hoặc sự bồn bột của tuổi trẻ mà đi vào con đường tha hóa đạo đức. Nhưng điều quan trọng họ nhận thức như thế nào về sai lầm của mình? Quý giá hơn hết thảy là những kinh nghiệm họ rút ra được từ những lần "lầm đường lạc lối" để thay đổi, hoàn thiện phần "người" còn thiếu sót . Khoan dung của mọi người cũng như của toàn xã hội chính là chìa khóa mở ra cánh cửa đưa họ đến một tương lai mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc từng nói: “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác. Nhưng thế này thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ”. Khi họ được chấp nhận bước vào thế giới con người lần thứ hai là cho họ cơ hội thay đổi tốt hơn, cống hiến nhiều hơn cho đất nước. Nhưng ngược lại nếu một lần nữa họ bị chối bỏ, đồng loại xa lánh tiếp tục dồn họ vào vũng bùn nhơ của xã hội thì chẳng có sự cảm hóa nào xảy ra. Cánh cửa tương lai giành cho họ cũng đóng khép nhốt họ trở lại trong cuộc đời tăm tối bủa vây phía trước. Chắc hẳn chúng ta không thể quên được anh Chí hiền lành sống những trang văn của nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao. Vốn là một anh canh điền lương thiện chỉ với ước mơ có một mái ấm trọn vẹn, gia đình hạnh phúc nhưng lại chịu cảnh tù tội, án oan sai không thể tẩy sạch. Khi ra tù, Chí bị chối bỏ bởi chính những người dân làng Vũ Đại. Có lẽ đó là lí do lớn nhất khiến cho Chí rơi vào thảm kịch cuộc đời từ anh canh điền hiền lành trở thành con quỷ làng  

 Vũ Đại ngày ấy. May mắn thay còn một người với tấm lòng yêu thương, khoan dung độ lượng vô điều kiện đối với Chí Phèo là Thị Nở. Cô đã đánh thức được những khát khao được hòa nhập trở lại làm người chân thật nhất trong con người Chí. Thật đáng thương! Hạnh phúc không thể mỉm cười với anh canh điền ấy. Bà cô Thị Nở đại diện cho định kiến ích kỉ chì chiết, lăng nhục, giày vò; một lần nữa Chí đã chết trên ngưỡng cửa trở về làm người. Nếu xã hội ấy có một chút yêu thương, vị tha đối với Chí Phèo liệu chúng ta có thấy được anh Chí khác được trở về cuộc sống hằng mơ ước ?  

    Voltaire từng bộc bạch "Sự khoan dung là một vị thuốc để chữa những lỗi lầm đang bại hoại con người". Quả đúng là như vậy, "vị thuốc thần kì "ấy còn tác động đến con người như dòng nước mát thanh tẩy con người khỏi những chướng ngại tâm hồn tìm đến sự thanh thản, bình yên. Mãi ôm trong mình những thù hận ích kỉ càng thêm một hòn đá nặng trong trái tim vốn đã chật hẹp yêu thương. Chấp niệm là cội nguồn của mọi khổ đau. Khi ta đưa những suy nghĩ thù hận tiêu cực ra bên ngoài khung cửa tâm hồn, ta sẽ nhận lại những cảm xúc thi vị, rung động yêu thương nơi đáy lòng. Có lẽ vì vậy, khoan dung là lối sống cao đẹp trong tín ngưỡng tôn giáo và hiện diện rõ nét nhất trong những bậc vĩ nhân.  Đúng như nhà soạn kịch vĩ đại William Shakespare từng nói: "Lòng khoan dung giống như những giọt mưa làm ướt mặt đất. Nó sẽ đem lại hạnh phúc cho cả người khoan dung và người được khoan dung." Lòng khoan dung chia những yêu thương tưởng chừng như nhỏ nhất thành tình yêu lớn của nhân loại. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã trải qua bốn mươi lăm đời tổng thống nhưng người để lại cho tôi nhiều dấu ấn khó phai nhất là chủ nhân thứ mười sáu của Nhà Trắng Abraham Lincoln. Ông là một người vĩ đại đầy sự rộng lượng vị tha đối với mọi người. Thay vì trừng phạt kẻ bại trận sau khi cuộc nội chiến Mỹ kết thúc, ông đã phát biểu "Chúng tôi không có ác tâm với bất kì ai, hãy để chúng tôi nỗ lực làm trọn công việc của mình để hàn gắn đất nước". Ngay đến cả đối thủ chính trị của mình, Abraham Lincoln cũng đối xử hết sức nhân từ, rộng lượng. Staton là một đối thủ cực kỳ cay nghiệt đã nhiều lần từng chỉ trích thậm tệ Cựu tổng thống trước mặt công chúng. Nhưng sau khi Lincoln đắc cử tổng thống, ông đã không tính toán chuyện cũ mà còn nhiệt tình tiến cử và khen ngợi tài năng của Staton. Staton trong lòng vừa ngạc nhiên lại vô cùng bội phục cốt cách thanh cao của Lincoln. Từ đó, Staton nguyện một lòng trung thành cùng tổng thống Lincoln gánh vác công việc đất nước. 

 

  Khoan dung là biểu hiện của lòng tốt đức độ. Nhưng đã là lòng tốt luôn cần một đức tin đúng đắn. Lòng khoan dung là kho báu quý giá của con người đừng để ai đoạt lấy cũng đừng để ai lợi dụng. Con người có thể bỏ qua những sai lầm trong những lần đầu nhưng không ai có thể tha thứ mãi khi ta luôn mắc cùng một lỗi lầm tương tự lập lại một cách có hệ thống. Càng nhân nhượng, họ càng lấn tới. Họ cho rằng ta khoan dung với họ là điều hiển nhiên và từ ấy những sai lầm của họ vẫn tiếp diễn theo vòng tuần hoàn. Khoan dung để cảm hoá "phần con"- đại diện cho cái ác luôn hiện hữu tồn tại trong con người. Nhưng nếu quá khoan dung với tội lỗi của người khác, cái ác không dừng lại mà càng trỗi dậy mạnh mẽ. Vì vậy để học độ lượng khoan dung có lẽ phải là quá trình kéo dài cả một đời con người. Đừng để tình cảm dẫn lỗi cho lí trí để rồi bỏ qua tất cả mọi sai lầm khi đối phương không hối lỗi."Ma cao một thước, đạo cao một trượng", đôi lúc nghiêm khắc trừng trị cứng rắn mới là cách chấn chỉnh đạo đức của con người, đưa họ bước đi trên con đường tiến tới giá trị đích thực mà họ đang lạc lối. 

   

      Con người tồn tại trong xã hội đâu chỉ như những khối băng lạnh lùng di chuyển, chạy đua với thời gian sống cho hết tháng qua ngày. Đừng quên rằng trong ngực ta luôn tồn tại một trái tim đầy nhựa sống. Pierre Benoit đã từng khẳng định: "Khoan dung là đức tính đem lợi về cho cả ta lẫn người khác". Cuộc sống luôn là "cho đi nhận lại", mở lòng để nhận lại gấp đôi tình yêu mình đã cho đi. Vì vậy ta phải biết sống yêu thương khoan dung rộng lượng với người khác cũng là mang lại một cuộc sống bình yên thanh thản cho tâm hồn mình. Trưởng thành không tính bằng tuổi mà bằng những trải nghiệm. Tôi thấy mình đủ lớn để hiểu bài học về lòng khoan dung, sống rộng mở yêu thương với người khác. Dẫu biết học cách khoan dung có thể là quãng thời gian không thể tính bằng ngày nhưng học cách khoan dung là điều cần thiết để nối khoảng cách từ trái tim đến trái tim. Tục ngữ Ba Lan đã khẳng định: “ Sự khoan dung là món trag sức của đức hạnh”, đừng bao giờ đánh mất lòng khoan dung - thiên lương vốn có của con người. 

 

Bình luận (0)