Tập làm văn lớp 8

Phạm Thu Trang
Xem chi tiết
O=C=O
27 tháng 11 2017 lúc 22:57

Mình chỉ nêu cảm nghĩ được thôi

Truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, khốn cùng và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé. Cô bé đã cạn kiệt về vật chất và bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Trong cuộc đời này còn có gì đau đớn hơn khi là một cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời.

Cô bé bán diêm là truyện đặc sắc dành cho thiếu nhi, gây xúc động người đọc.

Thời điểm xảy ra câu chuyện khá đặc biệt: Đêm giao thừa, mọi người sum họp dưới mái ấm gia đình để cùng nhau tiễn đưa năm cũ và đón chào năm mới trong không khí thiêng liêng, ngập tràn hạnh phúc. Riêng cô bé mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, váy áo phong phanh, bụng đói meo đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt ngày hôm nay, cô bé lang thang khắp nơi mà không bán được bao diêm nào.

Phân tích cảnh đáng thương

Đêm Nô-en, quang cảnh xung quanh đẹp đẽ, ấm áp lạ thường: cửa sổ mọi nhà đều sáng rực đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay.

Những hình ảnh ấy gợi cô bé nhớ lại năm xưa được đón giao thừa bên bà nội hiền hậu trong căn nhà xinh xắn có đầy dây thường xuân bao quanh. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh tương phản làm nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp của cô bé. Em dang rét có lẽ càng rét hơn khi thấy mọi nhà rực sáng ánh đèn. Em đang đói, có lẽ càng đói hơn khi gửi thấy mùi ngỗng quay sực nức. Chẳng có điều gì tốt đẹp chờ đợi cô bé ngoài cái xó xỉnh tối tăm, rét mướt đầy tiếng mắng nhiếc, chửi rủa của người cha thô lỗ cộc cằn. Những lần đón giao thừa năm xửa vui vẻ cùng bà và cha mẹ giờ đây đã lùi vào dĩ vãng. Tai họa đã làm cho gia đình cô bé tan nát. Mẹ mất, bà nội cũng qua đời, em không còn được ai yêu thương ấp ủ.

- Thời gian và không gian: Em đi lang thanh trong đêm giao thừa... giữa trời đông giá rét...rét dữ dội...Bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xõa thành từng búp trên lưng em.

Hoàn cảnh gia đình: nghèo, mẹ mất, người cha nghèo đói và tàn nhẫn. Em phải bán diêm để kiếm sống, nếu không bán được bao diêm hay không ai bố thí cho một đông xu nào, đêm về nhất định là cha em sẽ đánh em. Cho nên cô bé ngồi nép trong một góc tường giữa hai ngôi nhà... cho đỡ lạnh. Không bán được diêm, sợ cha đánh nên em chẳng dám về nhà. Vả lại ờ nhà cũng đói cũng rét như ờ đây thôi: Cha con em ở trên gác sát mái nhà và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các khe hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà.

Giữa đêm giao thừa giá buốt, cô bé lủi thủi một mình với chiếc giỏ đựng diêm. Lúc em nép vào một góc tường để tránh cơn gió bấc rét thấu xương cũng là lúc những khao khát cháy bỏng bùng lên trong trái tim nhỏ bé. Đôi bàn tay em cứng đờ vì lạnh em ao ước được sưởi ầm bằng một que diêm: Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đâu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đên vui mắt.

- Những hình ảnh tả cảnh đói rét lang thang của cô bé tương phản với cảnh no đủ, ấm cúng của mọi người, cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sức nực mùi ngỗng quay.

Phát biểu cảm nghĩ

Trước cảnh ngộ nghèọ khổ, cơ cực của cô bé, lòng tôi như đau thắt lại. Có lẽ nào ta lại không cảm thấy xót xa khi nghĩ về hình ảnh cô bé một minh bơ vơ giữa một không gian mênh mông trong đêm tối, rét cắt da, cắt thịt. Trong khi mọi người được sum vầy vui vẻ trong các căn nhà ấm áp, bên lò sười kia thi em bé phải một mình đi bán những bao diêm, em chẳng được ai quan tâm để ý. Cảnh ngộ đó của cô bé càng làm đau đớn tim ta hơn, vì nó lại xảy ra trong đêm giao thừa, khi tất cả niềm vui và sự đầy đủ ùa vào những căn nhà ấm cúng.

NHỮNG MỘNG TƯỞNG ĐẸP NHƯNG NAO LÒNG

Các mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm (mơ lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) lần lượt diễn ra thật hợp lí, hợp với những điều khao khát của em: được sưởi ấm, được ăn ngon, đươc đi chơi, được thương yêu, chấm dứt mọi lo lắng, buồn khổ.

- Quẹt que diêm thứ nhất: Em tưởng chừng như đang ngồi trước lò sưởi bằng sắt... tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Ngọn lửa chắp cánh cho trí tường tượng của em bay bổng, em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! Ánh sáng kì dị làm sao! Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lừa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng.

Thật là dễ chịu! Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên. Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao!

Thực tế và mộng tưởng xen kẽ với nhau. Trong ánh lửa bập bùng của que diêm, những hình ảnh của cuộc sống đầy đủ hiện ra rõ ràng trong đầu óc cô bé. Mải mê tưởng tượng nên que diêm cháỵ gần bén ngón tay mà em không thấy nóng. Em ao ước lucs này mà được ngồi trước lò sưởi để hơ đôi bàn tay đã cứng đơ vì lạnh thì sung sướng biết bao! Que diêm cháy hết, cô bé lại trở về với hiện thực phũ phàng:

Em vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất. Em ngồi đó, tay cầm que diêm đã tàn hẳn. Em bần thần cả người và chợt nghĩ ra rằng cha em đã giao cho em đi bán diêm. Đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng.

Em quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màu. Em nhìn thấy vào tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét, cắm trên lưng, tiến về phía em bé.

Rồi... que diêm vụt tắt; trước mặt em chì còn là những bức tường dày đặc và lạnh lẽo.

Đáng buồn thay! Những ảo ảnh đó chỉ hiện lên trong chốc lát. Lửa tắt vây quanh em vẫn là bóng tối mịt mùng, là cái lạnh thấu xương, cái đói rã rời và đáng sợ hơn cả là nỗi cô đơn không ai chia sẻ: Thực tế đã thay thế cho mộng tưởng; chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, mà chỉ có phố xá vắng teo. Lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của cô bé bán diêm.

Quẹt que diêm thứ ba: Em thấy hiện ra một cây thông Nô-en... hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi...

Trí tường tượng phong phú đã đem lại cho em những ao ước mới em muốn đêm Giáng Sinh phải cỏ cây thông Nô-en. Nên quyết định quẹt que diêm thứ ba: Em quẹt que diêm thứ ba. Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Nô-en. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cánh lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng, hiện ra trước mắt em bé. Nhưng rồi diêm tắt, tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời. Xung quanh em vẫn là hai bức tường và đêm tối rồi em nghĩ tới bà em vi bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu, trước đây thường nói rằng: "Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với Thượng đế".

Quẹt que diêm thứ tư: Em nhìn thấy rõ ràng là bà em đang mỉm cười với em

Em quẹt que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em.

- Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; Trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.

- Quẹt tất cả những que diêm còn lại: Em thấy hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi...

Chính lúc đó cô bé đầu trần, chân đi đất, run rẩy vì lạnh và đói. Sự đầm ấm của các gia đình hiện ra qua khung cửa sổ kia càng làm chúng ta xót xa cho cô bé khốn khổ tội nghiệp, không có lấy một chút hạnh phúc nào trong đêm giao thưa. Nhất là hình ảnh cô bé chỉ biết ngồi thu chân vào hốc tường mà hồi tưởng, mà ước mơ. Một que diêm bật sáng lên là cuộc sống quá khứ lại hiện về. Đó là những ngày sống vui vẻ, tràn đầy hạnh phúc bên bà nội hiền từ, nhân hậu như một bà tiên, trong ngôi nhà nhỏ xinh xắn có dây thường xuân bao quanh. Nhưng que diêm tắt là một thực tại vô cùng nghiệt ngã, phũ phàng lại ập đến. Em đang phải sống trong trăm đường cơ cực, khổ sở. Cả ngày phải đi bán diêm, nếu không bán được, đến tối về lại bị bố đánh đập. Và trong đêm giao thừa rét căm căm này em không dám về vì chẳng bán được một que diêm nào. Các mộng tưởng của em bé diễn ra lần lượt theo thứ tự như trên rất hợp lí. Vì trời rất rét nên trước hết em mơ tưởng đến lò sưởi; tiếp đó vì đang đói em mơ tưởng đến bàn ăn đầy thức ăn ngon mà sau các bức tường kia, mọi nhà đang đón giao thừa; vì là đêm giao thừa nên ngay sau đó "cây thông Nô-en" hiện ra; đến đây tất nhiên gợi cho em nhớ đến đã có một thời em cũng được đón giao thừa như thé, khi bà em còn sống và hình ảnh bà em xuất hiện.

Kết thúc câu chuyện là sự đối lập giữa cảnh đời vui vẻ và cái chết bi thảm của em bé bán diêm:

Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.

Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.

Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi cho ấm!", nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà chá bay lên để đón những nhiềm vui đầu năm.

Ngay cả những ước mơ nhỏ bé của em mà cũng chỉ thấy được qua mộng ảo. Mỗi một que diêm sáng lên sáng lên ước mơ ở đây không phải là ánh sáng của một cây đèn hay của một nguồn sáng gì to lớn. Nó chỉ là một ánh lửa diêm nhỏ bé, dễ dàng tắt lụi trong đêm băng tuyết. Bởi vậy mỗi que diêm bật lên sao có thể sưởi ấm được tấm thân và tâm hồn đã đông lạnh của cô bé. Nó chẳng qua chỉ là chỗ bấu víu cực kì mong manh của cô bé mà thôi. Em bé quẹt cả số diêm còn lại chính là để cố bám lấy những ước mơ đó. Trong khi chúng ta có đầy đủ những thứ đó thì cô bé bán diêm của An-đéc-xen lại thiếu tất cả. Ngay cả giấc mơ đẹp nhất em cũng chỉ được thấy khi đã hấp hối.

Những mộng tưởng của em qua các lần quẹt diêm về lò sưởi, bàn ăn, cây thông là sát với thực tế, vì đó là những nhu cầu thiết thực cho cuộc sống của em. Còn mộng tưởng được gặp lại bà, và em thấy bà em to lớn và đẹp lão, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao... thuần thúy chỉ là nỗi khát khao tha thiết của em bé vốn thiếu hẳn tình thương yêu chăm sốc của người thân.

Trong phần kết của truyện, cái chết của cô bé nghèo khổ, đói rét làm ta xót xa. Em bé thật đáng thương! Chỉ có mẹ và bà thương yêu em, nhưng họ đều đã qua đời. Cha em có lẽ vì quá nghèo khổ nên cũng đối xử với em tàn nhẫn. Người qua đường nhìn thấy thi thể em vào buổi sáng đầu năm với thái độ dửng dưng, vô cảm. Trong xã hội tư bản thiếu sự đòng cảm và tình thường yêu giữa người với người, nhà văn An-đéc-xen đã viết truyện này với niềm xót thương vô hạn đối với em bé bán diêm bất hạnh nói riêng và cả tầng lớp người nghèo khổ nói chung. Nhưng mặt khác, cái chết đó thật thanh thản qua hình ảnh đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười và em đang đi vào giấc mơ huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm. Chúng ta càng trân trọng những ước mơ đó của em bao nhiêu lại càng đau đớn bấy nhiêu trước cái chết vô cùng thương tâm của em.

Truyện Cô bé bán diêm kể về kiếp đời của một em gái nhỏ bất hạnh, chết trong đói rét mà lòng vẫn ôm ấp những mộng tưởng đẹp. Truyện mang giá trị nhân văn cao quý, gợi nỗi cảm thương sâu sắc cho người đọc. Cần xây dựng cuộc sống ấm no cho tất cả mọi người, nhất là cho những em bé đáng thương trên đời. Để làm dịu bớt nỗi đau đang nhức nhối trong tim và cũng để an ủi những linh hồn tội nghiệp, nhà văn đã miêu tả em bé chết nhưng đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Tuy vậy, nội dung câu chuyện Cô bé bán diêm và kết thúc thương tâm của nó vẫn khhieens người đọc rơi nước mắt.

Dẫu tác giả có tả em bé chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng, đôi môi đang mỉm cười, đồng thời hình dung ra cnahr huy hoàng hai bà cháu bay lên trời để đón lấy những niềm vui đầu năm thì nỗi đau trong ta vẫn không thuyên giảm, mà thậm chí cứ nhắm mắt lại thì hình ảnh ấy lại càng day dứt ta hơn.

Hình ảnh cô bé bán diêm mãi mãi đê lại trong lòng bao người đọc trên khắp thế gian này niềm đau thương vô hạn, như luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Và đó cũng chính là tấm lòng nhân hậu trần đầy của An-đéc-xen.

Bình luận (1)
Võ Văn Trường
Xem chi tiết
trần thị linh
27 tháng 11 2017 lúc 19:36
Tết Trung thu món đồ chơi thích nhất của chúng em chính là được cầm chiếc đèn ông sao hòa cùng với các anh, chị và các bạn hát vang bài hát “Chiếc đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu…”. Không khí chuẩn bị được bắt đầu từ sáu giờ chiều, từ khắp các ngõ phố đã nghê thấy tiếng huyên náo, gọi nhau í ới để so đèn ông sao của ai đẹp nhất, nổi bật nhất. Chúng em được các anh chị đoàn viên phụ trách khu phố tạo đội hình hàng đôi sao cho đẹp nhất. Khi ba hồi trống vang lên chúng em bắt đầu cất tiếng hát líu lo. Ban đầu chỉ có khoảng mười lăm bạn sau đó đội hình rước đèn dần dài thêm khi qua các ngõ phố khác. Ánh sáng lung linh đủ màu sắc phát ra từ những chiếc đèn ông sao xua tan đi bóng tối. Từ tất cả các ngõ nhỏ luồng ánh sáng mê hoặc người ấy cứ ào ào tuôn về phía đường chính. Tiếng hát hòa đan xen cùng ánh đèn lấp lánh tạo nên không khí vui tươi, khích lệ những bạn nhút nhát nhất cũng mạnh dạn tham gia bữa tiệc ngắm trăng rằm. Trên gương mặt rạng ngời của mỗi người em cảm thấy chúng em gần gũi, không phân biệt lứa tuổi, hoàn cảnh gia đình tất cả hòa vào niềm vui chung.Khoảng bảy giờ ba mươi chúng em đã xếp thành những hàng xinh xắn, ngay ngắn trong sân nhà văn hóa của phường. Giữa sân được trang trí bằng chiếc đèn lồng to, bên trong gắn nhiều bóng điện nhỏ và cả đèn nhấp nháy, tỏa ánh sáng muôn màu xuống khắp sân. Phía bên ngoài là những chiếc bàn dài nhỏ xinh được phủ lên bởi một lớp khăn nhung đỏ và kê rất cẩn thận. Trên bàn bày trí nhiều bánh ngọt như: bánh nướng, bánh dẻo, mứt dừa, mứt gừng, kẹo sô-cô-la… Ngoài ra, chính giữa bàn là một mâm ngũ quả rất to được xêp thành năm tầng rất đẹp mắt. Các anh chị Đoàn viên cho biết đây chủ yếu là những hoa quả tăng gia trong phường chúng em, được các bậc phụ huynh góp vào và kỳ công trang trí. Sau lời tuyên bố của chị Hằng Nga ở cung trăng, chúng em bước vào đêm hội Trăng rằm. Chị Hằng Nga với chất giọng dịu dàng ấm áp bắt đầu kể lại cho chúng em nghe câu truyện Chú Cuội cung trăng.

Tiết mục mà chúng em háo hức cũng đã đến, chị Hằng giới thiệu tiết mục múa lân. Tiếng trống rộn rã đã làm chúng em cũng lắc lư cuốn theo những nhịp điệu vui nhộn. Ánh sáng đêm nay sao mà đẹp đến thế! Nhiều màu sắc các bạn nhỏ được thoải mái ca hát, nhảy múa dưới ánh sáng diệu kỳ ấy. Dường như tất cả chúng em quên hết mệt nhọc, quên cả giọt mồ hôi chẩy dài trên trán cùng hòa mình theo từng bước nhảy. Trong tiếng nhạc vui ấy đã đem đến cho chúng em nguồn sinh lực kì lạ, không biết mệt mỏi. Đẹp nhất đêm này có lẽ là đèn tâm hồn của mỗi người. Đó là chiếc đèn muôn vạn hình dạng, nhiều màu sắc và lấp lánh của tương lai.
Chúng em vừa nhảy vừa cất cao lời hát “Rằm Trung thu rước đèn đi chơi….” , trên bầu trời xanh thẳm, mặt trăng tròn vành vạnh soi sáng khắp mọi nơi đã xuất hiện từ lúc nào chúng em cũng không hay. Ánh trăng ấy trải xuống sân, nhảy múa cùng chúng em, tinh nghịch trên các khóm cây làm cảnh vật càng thêm lung linh, mờ ảo. Chúng em cảm thấy như chị Hằng trên Cung trăng cũng muốn xuống đây vui tết Trung thu cùng chúng em, nên mỗi lần ngước mắt nhìn trăng ngỡ là trăng đang hạ thấp dần xuống mặt đất, càng nhìn trăng càng sáng.

Sau thời gian rước đèn đi vòng quanh chiếc đèn lồng khổng lồ ở giữa sân chúng em bắt đầu quay về vị trí cũ để tiến hành phá cỗ. Mâm trái cây được truyền dần từ bên này sang bên kia chia đều cho mỗi bạn. Trăng đã lên cao, đêm cũng đã về khuya, nhưng tiếng nói cười tíu tít, những câu chuyện được từng tốp kể, xen lẫn tiếng trêu đùa gọi nhau làm cho không gian càng não nhiệt. Khi đồng hồ điểm đến số mười chị Hằng Nga tuyên bố đêm rước đèn đến đây là tạm dừng và hẹn năm sau gặp lại.

Đêm Trung thu đem đến cho chúng em biết bao kỷ niệm, cùng niềm vui. Chúng em hi vọng tất cả các bạn nhỏ trên đất nước ta đều được hưởng một đêm rằm Trung thu vui vẻ như chúng em.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
29 tháng 11 2017 lúc 11:22

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, đông con. Những người họ hàng hoặc quen biết đều nói tôi giống cha tôi nhất. Điều đó khiến tôi hãnh diện, một niềm hãnh diện rất trẻ thơ. Chẳng biết có phải vì thế hay không mà tôi yêu cha lắm!

Cha tôi là một thợ mộc khá nổi tiếng ở cái thị xã trung du này. Đôi tay tài khéo của cha đã đóng không biết bao nhiêu giường, tủ, sa lông, và các vật dụng bằng gỗ khác cho mọi nhà. Cha nghèo, không có vốn mua sẵn gỗ nên ai muốn đóng thứ gì thì mang gỗ đến.



Xưởng mộc của cha tôi là cái chái nhà rộng chừng ba chục mét vuông có đủ các đồ nghề cần thiết: cưa dọc, cưa ngang, bào lớn, bào nhỏ, thước xếp, thước gỗ, thước vuông, tràng, đục, dây nảy mực… Một chiếc ghế dài đến mấy mét bằng nguyên một thân cây xẻ dọc làm đôi kê gần sát tường là chỗ để cha tôi cưa và bào gỗ. Trên mặt đất là lớp mùn cưa mịn màng và lớp vỏ bào loăn xoăn, bốc mùi thơm hăng hắc khó tả của nhiều loại cây rừng.

Giữa khung cảnh đó, cha tôi cần cù làm việc, hết ngày này sang ngày khác, năm này qua năm khác để kiếm tiền nuôi đàn con khôn lớn, đứa nào cũng được học hành tử tế. Cha thường nói với mẹ rằng chẳng có của cải đáng kể gì để lại cho các con thì cho cái chữ, cái nghề. Đứa nào ráng học đến đâu thì cha cũng ráng nuôi đến đó.

ki niem dang nho voi cha toi

Không khí gia đình tôi vui nhất là vào những bữa cơm. Những món ăn đạm bạc do mẹ tôi nấu như canh cua đồng mùng tơi, chuối xanh nấu ốc, đậu phụ rán giòn, canh dưa chua nấu với cá trê… cùng với đĩa cà pháo trắng tinh hay đĩa dưa cải muối xổi… .vậy mà sao ngon lạ ngon lùng ! Ngắm đàn con ăn như tằm ăn rỗi, cha mẹ tôi nhìn nhau, ánh mắt vừa tỏ vẻ hài lòng lại vừa lo lắng.



Tình thương của cha tôi thể hiện qua từng hành động nhỏ hằng ngày như chuốt cho các con từng chiếc bút chì, bọc từng quyển sách, quyển vở. Cha hướng dẫn con lớn học bài và dạy con nhỏ tập viết từng nét thẳng, nét cong. Cha dạy anh chị em trong nhà phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Vì nhà nghèo nên Tết Trung Thu nào cha tôi cũng tự tay làm đèn cho các con. Cứ trước rằm một tuần là cha vào làng xin một cây tre nhỏ. Tự tay cha chẻ tre, chuốt nan và làm khung đèn con thô, đèn con cá chép và đèn ông sao. Tôi thích chiếc đèn ông sao thật lớn dán bằng giấy bóng kính màu đỏ, xung quanh là một vòng tròn dán giấy tua rua ngũ sắc. Ở trong, cha cắm một ngọn nến lung linh. Cha đem treo chiếc đèn ấy ở cành bưởi trước sân, bên dưới là mâm cỗ đón trăng có đủ bưởi vàng, hồng đỏ, ổi đào và mía tím, toàn những trái cây vườn nhà do chính tay cha trồng và chăm sóc.

Năm tôi mười bốn tuổi, cha bắt đầu dạy tôi nghề thợ mộc. Việc làm đầu tiên là tôi giúp cha nảy mực lên tấm ván. Sợi dây nhỏ rất săn được tẩm đẫm nhọ nồi. Tôi cầm một đầu, cha cầm một đầu đặt theo đúng dấu đã đánh sẵn. Cha nheo mắt ngắm kĩ, lấy ngón tay nhấc lên ở chính giữa rồi buông ra. Sợi dây được kéo căng nảy lên một cái rồi hạ xuống, vết sẫm do nó để lại in thẳng băng trên mặt ván. Cha cười rồi hỏi tôi giờ thì đã hiểu thế nào là cầm cân nảy mực hay chưa?

Rồi cha dạy tôi tập bào. Hai tay cầm hai tai bào ra sao, độ cúi, độ nhấn và cách đưa bào cho trơn tru, không vấp váp. Khó ghê! Cái bào như vùng vằng muốn chống lại tôi. Nó chẳng chịu đi mà cứ giật cục hoài khiến mặt ván nham nhở. Cha kiên nhẫn hướng dẫn cho tôi từng động tác. Sau nửa tháng, tôi đã có thể bào gỗ thành thạo. Tuy nhiên, “tài nghệ” thì còn kém cha nhiều lắm!

Hai cha con cứ vừa làm vừa rủ rỉ chuyện trò. Tôi nhớ mãi lời cha khuyên: “Muốn trở thành một thợ mộc giỏi, ngoài sự khéo tay ra thì còn phải cần cù, kiên nhẫn và có óc tưởng tượng, sáng tạo. Nhìn đồ vật, ta có thể đoán được phần nào tính cách người làm ra nó”;

Hai sản phẩm mộc đầu tiên hoàn toàn do tôi tự đóng dưới sự hướng dẫn của cha là chiếc kệ sách và chiếc bàn học. Chúng vững chãi và xinh xắn làm sao! Chúng khiến cho góc học tập của mấy anh em tôi trở nên gọn gàng, ngăn nắp.

Từ đó, tôi trở thành thợ phụ đắc lực của cha. Cứ xong việc học hành là tôi giúp cha đóng tủ, đóng giường theo đơn đặt hàng của khách. Công việc khá nhiều mà cha tôi đã có tuổi. Tôi thương cha lắm! Có những lúc, tôi lặng lẽ ngắm đôi bàn tay chai sần của cha, ngắm chiếc kính lão trễ, xuống gần chóp mũi của cha mà trong lòng dấy lên một cảm xúc khó tả. Tôi khẽ nói: “Cha để cho con bào”. Hoặc: “Cha để đấy con cưa!”. Cha vui vẻ nhường việc cho tôi nhưng vẫn không rời mắt và luôn nhắc nhở: “Làm bất cứ việc gì cũng phải cẩn thận và giữ uy tín con ạ! Hơn hai chục năm nay cha làm thợ mộc, vật dụng đóng ra kể cũng đến vài trăm, nhưng cha chưa để khách hàng phải trách cứ điều gì. Vì thế mới nuôi nổi các con ăn học!”.

Tôi vụng về, chẳng biết thổ lộ những lời yêu thương kính trọng đối với cha như thế nào nhưng tôi luôn thầm cầu nguyện cho cha sống khỏe, sống lâu đến ngày cả đàn con trưởng thành. Bất chợt, bên tai tôi lại văng vẳng câu ca dao mà cha thường ngâm nga lúc làm việc:

Người trồng cây hạnh người chơi,
Ta trồng cây phúc để đời cho con!

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
29 tháng 11 2017 lúc 11:25

Tết Trung thu món đồ chơi thích nhất của chúng em chính là được cầm chiếc đèn ông sao hòa cùng với các anh, chị và các bạn hát vang bài hát “Chiếc đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu…”. Không khí chuẩn bị được bắt đầu từ sáu giờ chiều, từ khắp các ngõ phố đã nghê thấy tiếng huyên náo, gọi nhau í ới để so đèn ông sao của ai đẹp nhất, nổi bật nhất.

Chúng em được các anh chị đoàn viên phụ trách khu phố tạo đội hình hàng đôi sao cho đẹp nhất. Khi ba hồi trống vang lên chúng em bắt đầu cất tiếng hát líu lo. Ban đầu chỉ có khoảng mười lăm bạn sau đó đội hình rước đèn dần dài thêm khi qua các ngõ phố khác. Ánh sáng lung linh đủ màu sắc phát ra từ những chiếc đèn ông sao xua tan đi bóng tối. Từ tất cả các ngõ nhỏ luồng ánh sáng mê hoặc người ấy cứ ào ào tuôn về phía đường chính. Tiếng hát hòa đan xen cùng ánh đèn lấp lánh tạo nên không khí vui tươi, khích lệ những bạn nhút nhát nhất cũng mạnh dạn tham gia bữa tiệc ngắm trăng rằm. Trên gương mặt rạng ngời của mỗi người em cảm thấy chúng em gần gũi, không phân biệt lứa tuổi, hoàn cảnh gia đình tất cả hòa vào niềm vui chung.

Khoảng bảy giờ ba mươi chúng em đã xếp thành những hàng xinh xắn, ngay ngắn trong sân nhà văn hóa của phường. Giữa sân được trang trí bằng chiếc đèn lồng to, bên trong gắn nhiều bóng điện nhỏ và cả đèn nhấp nháy, tỏa ánh sáng muôn màu xuống khắp sân. Phía bên ngoài là những chiếc bàn dài nhỏ xinh được phủ lên bởi một lớp khăn nhung đỏ và kê rất cẩn thận. Trên bàn bày trí nhiều bánh ngọt như: bánh nướng, bánh dẻo, mứt dừa, mứt gừng, kẹo sô-cô-la… Ngoài ra, chính giữa bàn là một mâm ngũ quả rất to được xêp thành năm tầng rất đẹp mắt. Các anh chị Đoàn viên cho biết đây chủ yếu là những hoa quả tăng gia trong phường chúng em, được các bậc phụ huynh góp vào và kỳ công trang trí. Sau lời tuyên bố của chị Hằng Nga ở cung trăng, chúng em bước vào đêm hội Trăng rằm. Chị Hằng Nga với chất giọng dịu dàng ấm áp bắt đầu kể lại cho chúng em nghe câu truyện Chú Cuội cung trăng.

Tiết mục mà chúng em háo hức cũng đã đến, chị Hằng giới thiệu tiết mục múa lân. Tiếng trống rộn rã đã làm chúng em cũng lắc lư cuốn theo những nhịp điệu vui nhộn. Ánh sáng đêm nay sao mà đẹp đến thế! Nhiều màu sắc các bạn nhỏ được thoải mái ca hát, nhảy múa dưới ánh sáng diệu kỳ ấy. Dường như tất cả chúng em quên hết mệt nhọc, quên cả giọt mồ hôi chẩy dài trên trán cùng hòa mình theo từng bước nhảy. Trong tiếng nhạc vui ấy đã đem đến cho chúng em nguồn sinh lực kì lạ, không biết mệt mỏi. Đẹp nhất đêm này có lẽ là đèn tâm hồn của mỗi người. Đó là chiếc đèn muôn vạn hình dạng, nhiều màu sắc và lấp lánh của tương lai.
Chúng em vừa nhảy vừa cất cao lời hát “Rằm Trung thu rước đèn đi chơi….” , trên bầu trời xanh thẳm, mặt trăng tròn vành vạnh soi sáng khắp mọi nơi đã xuất hiện từ lúc nào chúng em cũng không hay. Ánh trăng ấy trải xuống sân, nhảy múa cùng chúng em, tinh nghịch trên các khóm cây làm cảnh vật càng thêm lung linh, mờ ảo. Chúng em cảm thấy như chị Hằng trên Cung trăng cũng muốn xuống đây vui tết Trung thu cùng chúng em, nên mỗi lần ngước mắt nhìn trăng ngỡ là trăng đang hạ thấp dần xuống mặt đất, càng nhìn trăng càng sáng.

Sau thời gian rước đèn đi vòng quanh chiếc đèn lồng khổng lồ ở giữa sân chúng em bắt đầu quay về vị trí cũ để tiến hành phá cỗ. Mâm trái cây được truyền dần từ bên này sang bên kia chia đều cho mỗi bạn. Trăng đã lên cao, đêm cũng đã về khuya, nhưng tiếng nói cười tíu tít, những câu chuyện được từng tốp kể, xen lẫn tiếng trêu đùa gọi nhau làm cho không gian càng não nhiệt. Khi đồng hồ điểm đến số mười chị Hằng Nga tuyên bố đêm rước đèn đến đây là tạm dừng và hẹn năm sau gặp lại.

Đêm Trung thu đem đến cho chúng em biết bao kỷ niệm, cùng niềm vui. Chúng em hi vọng tất cả các bạn nhỏ trên đất nước ta đều được hưởng một đêm rằm Trung thu vui vẻ như chúng em.

Bình luận (0)
Hằng Chu
Xem chi tiết
Học 24h
27 tháng 11 2017 lúc 18:45

Lập dàn ý cho đề nghị luận xã hội về khát vọng sống

1. Mở bài:

- Những ước mơ và mong muốn của con người là điều cần có và nó thể hiện tầm vóc của con người trong cuộc sống.

- Nhắc đến ước vọng của con người, người ta thường hay nhắc đến từ "khát vọng".

- Là con người sống trong cuộc đời ai cũng có khát vọng.

2. Thân bài:

a) Giải thích khái niệm:

- Khát vọng là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống.

- Nó thôi thúc con người ta sống, nỗ lực để đạt đến điều đó.

- Khát vọng biểu tượng cho những gì lớn lao tốt đẹp mà con người ta hướng đến cho bản thân mình và cho cộng đồng.

- Giá trị của khát vọng là những điều mà chúng ta nên hướng đến, để chúng ta đạt được giá trị của cuộc sống.

b) Bàn luận giá trị sống có khát vọng:

- Khát vọng là biểu hiện mang tính tích cực của tâm lý, tốt đẹp của con người.

- Khát vọng xuất phát từ những mong ước làm nên cuộc đời hạnh phúc, không chỉ cho bản thân người đó mà cho những người xung quanh.

- Khát vọng thể hiện được giá trị cao đẹp của con người.

- Những con người có khát vọng luôn nhận thức mình là ai và có thể làm gì để giúp đỡ mọi người.

- Những người có khát vọng sống có trái tim say mê, luôn sống hết mình và hơn ai hết họ nhận thức được lợi hại. Và trong thực tế cuộc sống họ luôn tỉnh táo tránh được những rủi ro không đáng có.

- Khát vọng có thể thực hiện được có thể không nhưng chung quy lại nó luôn mang đến cho người ta sự lạc quan nhất định và hướng đến những điều tốt đẹp nhất cho nhân loại.

3. Kết bài:

- Hiểu được ý nghĩa của khát vọng.

- Có ý thức nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, biến những thói xấu thành lối sống có khát vọng cao đẹp.

Bình luận (1)
Em
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Phương
27 tháng 11 2017 lúc 18:17

Tham khảo nha!

Dù giàu, hay nghèo thì mỗi gia đình cũng có một cái phích để đựng nước nóng. Phích nc là một đồ vật quen thuộc, rất tiện dụng cho cuộc sống hàng ngày
Phích có nhiều loại và có nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Các thương hiệu được nhiều người ưa dùng là phích Rạng Đông của Việt Nam hay phích Trung Quốc, vừa tốt vừa bền, giá cả lại hợp lí
Vỏ phích gồm quai xách, nắp, thân và đáy thường được làm bằng sắt, nhôm, trang trí đẹp mắt, có tác dụng bảo quản ruột phích. Nút nhựa hoặc sắt, hoặc tráng men, in hoa hay bình chim, hình thú rất đẹp. Nút phích bằng gỗ xốp nhẹ, bọc vải thun màu trắng được làm bằng chất dẻo, quai xách bằng nhôm hoặc bằng nhựa. Tuy nhiên bộ phận quan trọng nhất là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bằng hai lớp thủy tinh mỏng cách nhau khoảng chân không. Lòng phích tráng bạc. Đáy phích có van hút khí và núm thủy ngân. Phích tốt có thể giữ được nước nóng trong một ngày
Quan trọng, là bạn phải biết cách chọn phích. Đầu tiên, mở nắp phích ra , nhìn từ miệng phích xuống dưới đáy, lớp bạc tráng phải đều. Điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí càng nhỏ càng tốt thì sẽ giữ nhiệt được lâu. Áp miệng phích vào tai, nghe có tiếng o o đều đều là tốt. Bạn nên cẩn thận khi tháo đáy phích để xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không. khi phích mới mua về, không được rót nước sôi ngay mà chỉ rót nước nóng khoảng 50 đến 60 độ, để khoảng nửa tiếng rồi đổ nước đó đi, rót nước sôi vào. Làm như vậy phích sẽ không bị vỡ
Đổ nước cũ ra, tráng qua một lượt cho sạch cặn đọng trong lòng phích, rồi mới rót nc sôi vào và vặn nắp thật chặt. Và quan trọng là phải để tránh tầm tay của trẻ em
Phích là vật dụng quen thuộc trong đời sống. Nó có thể giữ được nước sôi ở khoảng 80 đến 90 độ. Và nó trở thành một vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình.

Ngắn thế này chắc đc rồi nhỉ?! ngoam

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hoàng Dung
27 tháng 11 2017 lúc 18:27
Dù giàu, hay nghèo thì mỗi gia đình cũng có một cái phích để đựng nước nóng. Phích nước là một đồ vật quen thuộc, rất tiện dụng cho cuộc sống hàng ngày.
Phích có nhiều loại và có nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Các thương hiệu được nhiều người ưa dùng là phích Rạng Đông của Việt Nam hay phích Trung Quốc, vừa tốt vừa bền, giá cả lại hợp lí.
Vỏ phích gồm quai xách, nắp, thân và đáy thường được làm bằng sắt, nhôm, trang trí đẹp mắt, có tác dụng bảo quản ruột phích. Nút nhựa hoặc sắt, hoặc tráng men, in hoa hay bình chim, hình thú rất đẹp. Nút phích bằng gỗ xốp nhẹ, bọc vải thun màu trắng được làm bằng chất dẻo, quai xách bằng nhôm hoặc bằng nhựa. Tuy nhiên bộ phận quan trọng nhất là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bằng hai lớp thủy tinh mỏng cách nhau khoảng chân không. Lòng phích tráng bạc. Đáy phích có van hút khí và núm thủy ngân. Phích tốt có thể giữ được nước nóng trong một ngày.
Quan trọng, là bạn phải biết cách chọn phích. Đầu tiên, mở nắp phích ra , nhìn từ miệng phích xuống dưới đáy, lớp bạc tráng phải đều. Điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí càng nhỏ càng tốt thì sẽ giữ nhiệt được lâu. Áp miệng phích vào tai, nghe có tiếng o o đều đều là tốt. Bạn nên cẩn thận khi tháo đáy phích để xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không. khi phích mới mua về, không được rót nước sôi ngay mà chỉ rót nước nóng khoảng 50 đến 60 độ, để khoảng nửa tiếng rồi đổ nước đó đi, rót nước sôi vào. Làm như vậy phích sẽ không bị vỡ.
Đổ nước cũ ra, tráng qua một lượt cho sạch cặn đọng trong lòng phích, rồi mới rót nc sôi vào và vặn nắp thật chặt. Và quan trọng là phải để tránh tầm tay của trẻ em.
Phích là vật dụng quen thuộc trong đời sống. Nó có thể giữ được nước sôi ở khoảng 80 đến 90 độ. Và nó trở thành một vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình.
Bình luận (0)
Linh Phương
27 tháng 11 2017 lúc 19:20

Dựa vào đây để thuyết minh nhé!Em's Gái's Mưa'ss

Mở bài: Xác định phích nước là một thứ đồ dùng thường có trong mỗi gia đình

Thân bài: - Hình dáng của cái phích là hình trụ, chiều cao khoảng 35 - 40 cm (tùy vào nhà thiết kế).

- Cấu tạo gồm hai phần: phần vỏ và phần ruột

Bộ phận vỏ phích làm bằng nhựa, nhôm hoặc sắc... nó có tác dụng giảm hư hỏng phích khi bị va đạp và dùng để bảo quản ruột phích.

+ Bộ phận ruột phích là phần quan trọng nhất của phích nước được làm bằng hai lớp thủy tinh, ở giữa chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài; phía trong lớp thủy tinh có tráng bạc bằng chất thủy ngân, nó co tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt; miệng hình tròn nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt ra bên ngoài.

- Hiệu quả giữ nhiệt của phích nước: trong vòng 6 tiến đồng hồ nhiệt độ từ 100 độ xuống còn 70 độ (thật hữu ích phải không các bạn).

- Để bảo quản phích khỏi vỡ cần để nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với nóng và để xa tầm tay của trẻ em để tránh gây nguy hiểm.

Kết bài

- Cái phích rất tiện lợi cho cuộc sống hằng ngày trong gia đình.

- Dự kiến sử dụng các phương pháp thuyết minh: định nghĩa, giải thích, phân tích.

Bình luận (0)
Thanh Phương
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
16 tháng 10 2016 lúc 10:11

Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm giao thừa rét mướt.

Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?

Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...

Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đinh, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ có bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:

Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!

Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.

Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bốn diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.

Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.

Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.



 

Bình luận (0)
Trần Việt Linh
16 tháng 10 2016 lúc 10:06

Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm giao thừa rét mướt.

Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?

Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...

 

Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đinh, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ có bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:

Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!

Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.

Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bốn diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.

Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.

Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.

Bình luận (1)
Thảo Phương
16 tháng 10 2016 lúc 12:02

1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa
a) Gia cảnh
- Mẹ chết, sống với bố, bà nội cũng đã qua đời.
- Nhà nghèo, sống chui rúc trong một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà.
- Bố khó tính, em luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa.
- Phải đi bán diêm kiếm sống.
Nghèo túng, tủi cực , Thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần.

b) Bối cảnh:
- T/G, không gian: Đêm giao thừa , ngoài đường phố rét mướt, tuyết rơi, không có người qua lại.
- Hình ảnh cô bé bán diêm:
+ Đầu trần, chân đất.
+ Bụng đói, rét.
+ Ngồi nép trong một góc tường để tránh rét, không giám vê nhà.
+ Bàn tay em đã cứng đờ ra.
=> Đói rét, cô độc, không được ai đoái hoài.

c) Hình ảnh đối lập:
Trời đông giá rét tuyết rơi/ Cô bé đầu trần, chân đất
Trời tối đen , Cửa sổ mọi nhà đều rực sáng ánh đèn
Cô bé bụng đói cật rét / Trong phố sực nức mùi ngỗng quay
Một ngôi nhà đẹp đẽ xinh xắn,nơi em sốngđầm ấm xưa kia / Một xó tối tăm lạnh lẽo

Tác dụng: Làm nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp của cô bé.

Chỉ với vài nét phác họa và thủ pháp đối lập tác giả đã khắc họac sâu sắc hình ảnh một cô bé bán diêm nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh, gợi lên trong lòng người đọc bao nỗi cảm thương sâu sắc.
Một số hình ảnh về trẻ em lang thang ở Việt Nam
Đối với trẻ mồ côi, bất hạnh chúng ta cần phải làm gì?
Chúng ta cần phải bảo vệ, che chở, chia sẻ và đùm bọc những đứa bé mồ côi, bất hạnh.
+ Những mộng tưởng của cô bé bán diêm.
+ Cái chết của cô bé bán diêm.

Bình luận (0)
Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Mai Thị Thanh Xuân
2 tháng 11 2017 lúc 16:34

Vào một buổi tối mùa thu, tại một khu phố thuộc thành phố Cô-pen-ha-gen- Đan Mạch. - Chú ơi, mua hộ cháu bao diêm! Một tiếng nói khàn khàn, mệt mỏi chợt vọng đến tai An-đéc-xen. Đằng kia, trước mặt chàng hơn mười bước là một người đang ngồi co ro trên thềm của một ngôi nhà cao ráo. Ánh sáng đèn từ trong nhà chiếu ra cho chàng thấy đó chỉ là một đứa bé con. Hẳn nó đã phát ra những lời vừa rồi.
Tối lắm rồi sao cháu còn chưa về nhà ngủ? An-đéc-xen bước đến, ái ngại. Đấy là một cô bé khoảng hơn 10 tuổi, run rẩy trong bộ quần áo vá víu bẩn thỉu. Vai áo rách để lộ đôi vai gầy còm. Nhìn gương mặt hô'c hác của nó, có thể đoán nó đang chịu cảnh thiếu ăn, thiếu uống từ lâu. - Chú ơi, mua hộ cháu bao diêm! — Tay cầm bao diêm, cô bé chỉ vào chiếc túi con căng phồng bên cạnh, khẩn nài - Cả ngày cháu chẳng bán được gì, cũng chẳng ai bô' thí cho cháu đồng nào. Cô bé rơm rớm nước mắt. Thân hình tiều tụy ôm yếu của em run lên khi gió lạnh thổi qua. - Thế sao? — An-đéc-xen động lòng. Chàng khẽ vuốt mái tóc dài xoăn thành từng búp trên lưng cô bé. - Gia đình cháu đâu cả rồi? Không ai lo cho cháu sao? Cô bé buồn bã lắc đầu. Em bùi ngùi kể lại những năm xưa khi còn sống trong ngôi nhà xinh đẹp với những dây trường xuân leo quanh. Từ khi bà em qua đời, gia sản lụn bại, gia đình em phải lìa bỏ mái nhà thân yêu đó để chui rúc trong một xó xỉnh lụp sụp, tối tăm. - Không có tiền cháu đâu dám về nhà vì bố sẽ đánh chết thôi! - Cô bé nlủn An-đéc-xen, đôi mắt cầu khẩn. Thực vậy, em có một người cha ác nghiệt. Hơn nữa về nhà cũng chẳng hơn gì. Hai cha con sống với nhau trên một gác xép tồi tàn, gió rét vẫn lùa vào được dù đã bít kín những lỗ thủng trên vách. Lúc này, đôi chân cô bé đã lạnh cóng, em mang đôi giày vải mòn cũ do mẹ em để lại. - Cháu đừng lo! - An-đéc-xen cho tay vào túi lấy ra một số tiền đặt vào bàn tay bé bỏng của em. — Còn bấy nhiêu chú cho cháu cả. Cháu về nhà mau kẻo chết cóng mất. - Ôi, lạy chúa! — vẻ đầy mừng rỡ, cô bé hôn tíu tít lên tay chàng - Từ ngày bà cháu mất đi, chú là người thương cháu nhất trên đời này. Với món tiền này, bố con cháu sẽ được nhiều bữa no. Nhưng... - Cô bé bỗng đăm chiêu.. - Nếu chú cho cháu hết thì tiền đâu chú sống, hở chú? - Sao cháu khéo lo thế? - Chàng mỉm cười, nụ cười đầy hiền dịu - Chú sẽ còn cho cháu nhiều thứ nữa. Chú sắp đi xa, đầu năm tới mới trở lại nơi này, khi ấy chú sẽ tặng cháu một món quà đặc biệt. - Ồ, thích quá! Còn cháu, cháu cũng sẽ tặng chú một món quà. Mà chú tên gì nhỉ? - Chú là An-đéc-xen - Chàng âu yếm nắm đôi vai gầy của cô bé - Có bao giờ cháu nghe đến tên ấy chưa? - Tên chú nghe quen lắm - Cô bé nhìn đăm đăm gương mặt trầm tư có chiếc mũi khoằm của chàng. - Chú có phải là thợ mộc không? - Không phải! — An-đéc-xen mỉm cười lắc đầu. - Thợ may? - Cũng không. - Hay chú là bác sĩ? - Ô, không phải đâu. Thế này này... Chàng đưa ngón tay trỏ viết viết vào không khí, vẻ hơi đùa cợt. - A! Cô bé reo lên — Cháu hiểu rồi, chú làm nghề bán bút. An-đéc-xen chỉ tủm tĩm cười. Chàng thấy yêu cô bé quá. Em khiến chàng, một nhà văn thề suốt đời gắn bó với tuổi thơ, nhớ đến thời thơ ấu của mình và thành phố Ô-đen-sơ cổ kính, nơi tuổi thơ của chàng êm ả trôi qua. Là con một trong một gia đình nên dù cha chỉ là một bác thợ giày nghèo, cậu bé An-đéc-xen hầu như chẳng phải mó tay đến bất cứ một việc gì ngoài mỗi việc là mơ mộng liên miên. Cậu bé lắm khi chỉ thích bầu bạn với chiếc cối xay già nua đứng run rẩy trên bờ sông hiền lành của thành phố quê hương... Sau đó An-đéc-xen đi du lịch đâu đó... và chàng đã quên luôn lời hứa với cô bé bán diêm. Khi về thăm lại khu phố năm nào, chàng tự trách mình đã quá mải mê với chuyên viễn du đến nỗi quên khuấy đi lời hứa với cô bé bất hạnh mà giờ này hẳn đang lang thang đâu đó với chiếc túi đựng đầy diêm. Phải mua ngay cho em một chiếc áo len, một chiếc áo lông cừu dày và thật ấm để em qua được cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông... Và An-đéc-xen, sau những lần dò hỏi tin tức của em bé bán diêm, được ông chủ hiệu quần áo cho biết: - Con bé chết rồi còn đâu. Ngày đầu năm ngoái người ta nhìn thấy em bé chết cóng tự lúc nào ở một góc đường giữa hai ngôi nhà. Cái chết cứng đờ của nó ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm. Có điều lạ là hai má nó vẫn hồng và miệng nó như đang mỉm cười. À này, — ông ta tiếp tục trước khuôn mặt chết lặng của An-đéc-xen - khi mang xác nó đi người ta thấy trong túi nó rơi ra vật gì giống như một chiếc quản bút làm bằng những bao diêm. Hẳn nó để dành tặng ai, vì trên chiếc quản bút có ghi dòng chữ: tặng chú An-đéc-xen. An-đéc-xen quên khuấy món quà ông định tặng cho cô bé bán diêm. Nhưng cô bé, cô bé vẫn nhớ tới lời hứa của mình với vị khách tốt bụng của buổi tối mùa thu. Hơn nửa thế kỉ qua, hàng triệu con người trên Trái Đất đã nghe tim mình thổn thức mỗi khi đọc câu chuyện về cô bé đáng thương của văn hào Đan Mạch. Phải chăng An-đéc-xen đã viết câu chuyện ấy như một món quà dể tặng hương hồn cô bé bán diêm?

Bình luận (0)
O=C=O
25 tháng 11 2017 lúc 19:51

"Lời kể sáng tạo của một thiên thần nhỏ đi chơi đêm Giao thừa ...
Đêm Giao thừa rét buốt và lạnh lẽo, một em bé len lỏi giữa đám người đông nghẹt. Bóng nhỏ bé đáng thương đó lọt vào mắt tôi. Không hiểu sao lòng tôi trào dâng một niềm thương cảm vô bờ bến. Bỏ bạn bè để âm thầm đi theo cô bé, tôi nhìn thấy cả ý nghĩ trong đầu của em. Thật đáng thương! Một em bé sớm mất đi người bà và người mẹ - những người thương em nhất, mất đi ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh để sống cùng người cha nghiệt ngã độc ác, suốt ngày rượu chè be bét rồi sau đó là trút cả lên đầu em, để sống trong căn gác xép gần sát mái, nơi gió lùa chẳng khác gì ngoài trời rét mướt, cái cuộc sống mà em đang phải chịu khiến lòng tôi đau nhói.
Đôi mắt em ngước nhìn những con người kia với vẻ đáng thương, tôi cứ nghĩ sẽ có ai đó động lòng mà mua cho em một bao diêm. Nhưng hỡi ôi, chẳng ai mua giùm em, cũng chẳng ai bố thí cho em đồng nào. Đôi mắt em ướt nhoẹt nước mắt ~ những giọt nước mắt buồn tủi và cay đắng. Cái đói và cái rét làm bàn chân trần buốt giá của em tê cứng lại, em khép mình trong góc tối của bức tường ngôi nhà gần đó. Gió vẫn rít từng cơn .... Tuyết phủ lên đầu em hờ hững... Chao ôi, cảnh tượng mới đáng thương làm sao! Tôi phải làm gì để em có chút hi vọng vào cuộc sống đây?

Những người đi trên đường ... Họ thực sự độc ác như chính lòng dạ của Mụ Mùa Đông, với áo ấm, với khăn choàng kín cổ và bít tất ấm áp , họ có nhìn thấy em bé cô đơn và mỏng manh ... hay họ nhìn thấy nhưng làm lơ đi, cứ coi như mình không thấy. Tôi chẳng còn hi vọng gì về họ ... Ánh mắt tôi ái ngại nhìn em, thân hình gầy gò run bần bật theo từng cơn gió rít, "Em bé ơi .... quẹt diêm đi, em sẽ chết rét mất ..." Lòng tôi bật ra câu nói đó. Và dường như em hiểu tôi, em ngước đôi mắt lờ đờ và mệt mỏi về phía tôi (mặc dù chẳng bao giờ em nhìn thấy tôi) ... Không, em đang nhìn ngôi nhà bên kia qua cửa sổ với bố, mẹ, những đứa con cùng thức ăn dọn sẵn trên bàn và cây thông Noel, với ấm áp lò sưởi và thơm phức mùi ngỗng quay. Chỉ cách một bức tường thôi, một bức tường thôi .... Là đứa em lạnh cóng bé nhỏ của tôi và là một gia đình hạnh phúc.

Đánh liều, em quẹt diêm thật. Lần thứ nhất, tôi thấy rõ trước mắt em hình ảnh mờ ảo của lò sưởi với hơi ấm bốc lên nghi ngút, em cười và duỗi chân ra, nhưng rồi trước em chỉ còn là màn đêm lạnh lẽo khi diêm vừa tắt. Lần thứ hai, que diêm bốc cháy với bàn ăn và những con ngỗng quay nóng hổi, thơm phức cùng dĩa, dao sẵn sàng. Em giơ tay muốn níu kéo lại tất cả nhưng rồi cũng chỉ là vô vọng. Lần thứ ba, que diêm cháy bùng và cây thông Noel hiện ra, một cây thông thật lộng lẫy và cao to, với những chùm sao giấy và những món quà. Rồi cũng vụt tắt theo những mộng tưởng dường như là bình thường của những đứa trẻ khác nhưng lại có ý nghĩa to lớn đối với em. Tôi khóc .... khóc thật rồi ... Đứa em nhỏ tôi chưa từng biết đến ... Từ khi tôi vẫn chưa trở thành thiên thần nhỏ. Lần thứ tư em quẹt diêm với ánh mắt đờ đẫn và vô vọng, nhưng kìa, Bà hiện lên hiền từ và đẹp lão vô cùng trước mắt em. Những khao khát cháy bùng trong em, em kêu lên - những tiếng kêu từ tận đáy lòng:" Bà ơi, bà đừng đi, bà cho cháu theo với, cháu biết rằng que diêm vụt tắt thì bà cũng biến mất như lò sưởi, ngỗng quay, cây thông... cháu không cần gì hết, cháu chỉ cần bà thôi, bà cho cháu đi cùng nhé" ... Rồi như một kẻ điên, em quẹt hết những que diêm mà em có thể vơ lấy. Diêm cháy sáng rực một vùng như ban ngày, Bà rực rỡ và đẹp vô cùng, rồi bà nắm tay em, hai bà cháu cùng bay lên cao theo những đốm lửa nhỏ bé như vì sao ... sau lưng em, đôi cánh thiên thần hiện ra ... Em trở về với Thượng đế cùng bà, tôi khóc, nhưng nước mắt tôi không mặn mòi và chua chát như trước nữa, tôi thấy hạnh phúc, vì cuối cùng em cũng đã đạt được ước mơ...

Sáng hôm sau, người ta thấy xác em bé nằm giữa góc hai bức tường với nụ cười và đôi má ửng hồng. Và xung quanh em, những bao diêm đốt dở vung vãi ... Không ai hiểu nổi vì sao em chết ... Có ai biết đâu sự vô tâm của họ dẫn đến cái chết đau lòng ... Nhưng cái chết đó là sự giải thoát cho một cuộc sống khốn cùng của đứa trẻ nhỏ bé ...

Bình luận (0)
Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
Nhók Bướq Bỉnh
2 tháng 11 2016 lúc 18:25
Đối với em ,cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.  
Bình luận (0)
Linh Phương
2 tháng 11 2016 lúc 20:21

Đối với em ,cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.

Bình luận (0)
Thảo Phương
2 tháng 11 2016 lúc 20:38

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

 

Bình luận (0)
trần anh tú
Xem chi tiết
Monkey D. Luffy
24 tháng 11 2017 lúc 21:00

chào

Bình luận (0)
Phú An Hồ Phạm
Xem chi tiết
Minh Tuệ
23 tháng 11 2017 lúc 22:54

Cây thước hơi khó thuyết minh thầy cô giáo bạn có cho đề mở không chọn 1 cây bút bi chẳng hạn?

Bình luận (0)
nguyễn bảo hân
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Đăng
23 tháng 11 2017 lúc 19:06

Khắp mọi miền trên đất nước ta, ở nơi nào cũng trồng được mít. Ở Hà Tĩnh, Quảng Trị và Tây Nguyên mít được trồng nhiều vô kể.

Mít là loại cây thuộc họ dâu, cây thân gỗ. Lá mít tương tự như lá đa. Quả mít có thể mọc từ gốc lên tới tận các cành cao. Có những cây mít cho thu hoạch vài chục quả.

Quả mít thuộc loại quả phức có hình trứng, quả có thể dài từ 30-60 cm, nặng khoảng vài cân, có quả to nặng đến hai, ba yến. Ngoài vỏ có những chiếc gai hình lục giác nhô lên, đều tăm tắp. Các múi xếp thành lớp hình những chiếc túi, nhiều có thể lên tới vài trăm múi to như quả táo; mỗi múi lại có một hạt màu vàng sẫm.

Bà Chúa thơ Nôm có thơ vịnh quả mít rất hóm hỉnh, mở đầu là hai câu: “Thân em như quả mít trên cây - Da nó xù xì, múi nó dày”.

Mít có nhiều loại: mít dai, mít mật, mít mỡ, mít tố nữ. Mít tố nữ quả nhỏ tròn, ngọt ngon là loại mít được quý chuộng nhất.

Mít chín có vị ngọt thơm. Hạt mít được phơi khô làm lương thực. Mít non có thể thái nhỏ để xào nấu, để ủ thành dưa ăn rất ngon miệng. Người ta có thể chế biến thành mứt mít, rượu mít vàng sánh như mật ong.

Bình luận (0)