Tập làm văn lớp 8

Nguyễn Tiến
Xem chi tiết
BW_P&A
2 tháng 1 2017 lúc 21:02

Tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính Lão Hạc xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phủ phàng phủ đè lên những cuộc đời của những con người lương thiện. Con chó cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc. Cậu Vàng bị bán đi; Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu. Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người, kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.

Bình luận (0)
BW_P&A
2 tháng 1 2017 lúc 21:03

hoặc pài này nà:

Truyện ngắn là một hình thức tự sự loại nhỏ, dung lượng ngắn, có cốt truyện và ít nhân vật, miêu tả một khía cạnh, tính cách, một mảnh trong cuộc đời nhân vật. Tuy là truyện ngắn nhưng nó đề cập đến những vần đề lớn lao trong cuộc sống như truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen - ri trong chương trình Ngữ văn 8. Một tác phẩm đặc sắc đã để lại trong lòng người đọc những nỗi niềm trăn trở. O Hen-ri sinh năm 1862 mất năm 1910 là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Truyện của ông nổi tiếng là dí dỏm, dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ và khéo léo. Những truyện của O Hen-ri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động. Được bạn đọc yêu thích hơn cả như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,… và “kiệt tác” Chiếc lá cuối cùng. Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn hay nhất của O Hen-ri. Câu chuyện kể về Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men – những họa sĩ nghèo cùng sống trong một căn hộ thuê gần công viên Oa-sinh-tơn. Giôn-xi bị bênh viêm phổi khá nặng, cô thấy tuyệt vọng và tin rằng khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân cạnh cửa sổ rụng xuống, cô cũng sẽ lìa đời. Kì diệu thay, sau một đêm mưa bão khủng khiếp, chiếc lá ấy vẫn dũng cảm bám vào cành cây bằng sự kiên cường mãnh liệt. Điều đó đã khiến Giôn-xi thay đổi ý nghĩ về cái chết của mình, cô không còn muốn chết nữa mà đã lạc quan, vui vẻ và có niềm tin vào cuộc sống hơn. Qua lời kể của Xiu, Giôn-xi mới biết rằng chiếc lá ấy là do cụ Bơ-men đã vẽ vào ngay cái đêm mà chiếc lá cuối cùng rụng xuống, trong khi đó, để cứu sống Giôn-xi, cụ Bơ-men đã hi sinh mạng sống của mình. Điều gì đã khiến chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy, vẫn đeo bám vào cây dây leo mỏng manh mặc cho mưa gió trút xuống? Điều gì đã khiến Giôn-xi – con người tàn nhẫn có ý nghĩ quái gở ấy lấy lại niềm tin vào cuộc sống? Phải chăng tất cả đều là một phép màu? Vâng! Đúng là có phép màu, không phải phép màu nhiệm xảy ra ở trong truyện cổ tích mà ta thường đọc, cũng không phải do ông tiên hay thần linh nào ban tặng mà đó là phép màu của tình yêu thương. Chính cụ Bơ-men - con người có tình yêu thương, giàu đức hi sinh cao cả ấy đã làm cho chiếc lá vẫn còn mãi, vẫn tươi xanh mặc bao giông gió vùi dập phũ phàng. Chiếc lá vẫn đeo bám lấy sự sống để Giôn-xi thấy rằng: cuộc sống này đáng quý biết bao! Đáng trân trọng biết bao! Tại sao lại không yêu quý, trân trọng từng phút giây được sống mà lại đặt cược mạng sống của mình vào những chiếc lá thường xuân? “Kiệt tác” của cụ Bơ-men cũng đã cho Giôn-xi biết rằng: cô đã quá yếu đuối, tệ bạc với cuộc đời và chính bản thân mình. Xiu cũng là một nhân vật đáng ca ngợi, một cô gái với tình bạn cao đẹp, chung thủy, hết lòng với Giôn-xi. Dù hoàn cảnh cũng nghèo khó nhưng cô luôn động viên Giôn-xi chiến thắng bệnh tật, khát khao sống với cuộc đời. Từ hiện thực đầy rẫy những bất công vô lý, đem đến bao bất hạnh cho những con người nghèo khổ, nhà văn luôn khơi dậy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật qua tình huống truyện thật bất ngờ và cảm động. Thành công của “Chiếc lá cuối cùng” còn phải kể đến tài năng viết truyện điêu luyện của O Hen-ri đặc biệt là nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần và việc kể, tả tâm trạng nhân vật. O Hen-ri đã rất khéo léo trong việc lựa chọn ngôi kể thứ ba để có thể kể hết câu chuyện của nhân vật một cách khách quan, biểu thị thái độ đánh giá, bộc lộ các khía cạnh khác nhau cùa từng nhân vật. Truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo khiến người đọc bị lôi cuốn vào câu chuyện một cách say mê, hứng thú. Kết thúc truyện thật bất ngờ khiến cho người đọc phải ngẫm nghĩ rất nhiều về sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men mà Giôn-xi lại không phản ứng gì thêm, tạo sự dư âm cho truyện ngắn đặc sắc này. Chiếc lá cuối cùng là một tác phẩm có giá trị cao đối với nền văn học thế giới. Một truyện ngắn gởi thông điệp đến mọi người quan niệm về nghệ thuật và tình người thật đẹp trong cuộc sống : Đó chính là người nghệ sĩ phải sáng tạo ra những tác phẩm không chỉ bằng tài năng mà bằng cả trái tim. Một trái tim chan chứa tình yêu thương giữa con người với con người. Dư âm của câu chuyện sẽ mãi lắng đọng trong tâm trí ngưởi đọc xoay quanh chiếc lá cuối cùng – một “kiệt tác nghệ thuật” của O Hen-ri. Hiếm có một truyện ngắn nào mang một sức sống mãnh liệt và để lại nhiều cảm xúc như “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen – ri. Có lẽ chất triết lý trong truyện ngắn đã tạo nên vẽ đẹp trường tồn và chính vì thế, “chiếc lá” ấy còn mãi với thời gian.

Một bài tác phẩm trong nước và một bài nước ngoài hà!!!

:)

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 1 2017 lúc 0:13

Truyện ngắn là một hình thức tự sự loại nhỏ, dung lượng ngắn, có cốt truyện và ít nhân vật, miêu tả một khía cạnh, tính cách, một mảnh trong cuộc đời nhân vật. Tuy là truyện ngắn nhưng nó đề cập đến những vần đề lớn lao trong cuộc sống như truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen - ri trong chương trình Ngữ văn 8. Một tác phẩm đặc sắc đã để lại trong lòng người đọc những nỗi niềm trăn trở. O Hen-ri sinh năm 1862 mất năm 1910 là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Truyện của ông nổi tiếng là dí dỏm, dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ và khéo léo. Những truyện của O Hen-ri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động. Được bạn đọc yêu thích hơn cả như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,… và “kiệt tác” Chiếc lá cuối cùng.

Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn hay nhất của O Hen-ri. Câu chuyện kể về Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men – những họa sĩ nghèo cùng sống trong một căn hộ thuê gần công viên Oa-sinh-tơn. Giôn-xi bị bênh viêm phổi khá nặng, cô thấy tuyệt vọng và tin rằng khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân cạnh cửa sổ rụng xuống, cô cũng sẽ lìa đời. Kì diệu thay, sau một đêm mưa bão khủng khiếp, chiếc lá ấy vẫn dũng cảm bám vào cành cây bằng sự kiên cường mãnh liệt. Điều đó đã khiến Giôn-xi thay đổi ý nghĩ về cái chết của mình, cô không còn muốn chết nữa mà đã lạc quan, vui vẻ và có niềm tin vào cuộc sống hơn. Qua lời kể của Xiu, Giôn-xi mới biết rằng chiếc lá ấy là do cụ Bơ-men đã vẽ vào ngay cái đêm mà chiếc lá cuối cùng rụng xuống, trong khi đó, để cứu sống Giôn-xi, cụ Bơ-men đã hi sinh mạng sống của mình. Điều gì đã khiến chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy, vẫn đeo bám vào cây dây leo mỏng manh mặc cho mưa gió trút xuống? Điều gì đã khiến Giôn-xi – con người tàn nhẫn có ý nghĩ quái gở ấy lấy lại niềm tin vào cuộc sống? Phải chăng tất cả đều là một phép màu? Vâng! Đúng là có phép màu, không phải phép màu nhiệm xảy ra ở trong truyện cổ tích mà ta thường đọc, cũng không phải do ông tiên hay thần linh nào ban tặng mà đó là phép màu của tình yêu thương. Chính cụ Bơ-men - con người có tình yêu thương, giàu đức hi sinh cao cả ấy đã làm cho chiếc lá vẫn còn mãi, vẫn tươi xanh mặc bao giông gió vùi dập phũ phàng. Chiếc lá vẫn đeo bám lấy sự sống để Giôn-xi thấy rằng: cuộc sống này đáng quý biết bao! Đáng trân trọng biết bao! Tại sao lại không yêu quý, trân trọng từng phút giây được sống mà lại đặt cược mạng sống của mình vào những chiếc lá thường xuân? “Kiệt tác” của cụ Bơ-men cũng đã cho Giôn-xi biết rằng: cô đã quá yếu đuối, tệ bạc với cuộc đời và chính bản thân mình. Xiu cũng là một nhân vật đáng ca ngợi, một cô gái với tình bạn cao đẹp, chung thủy, hết lòng với Giôn-xi. Dù hoàn cảnh cũng nghèo khó nhưng cô luôn động viên Giôn-xi chiến thắng bệnh tật, khát khao sống với cuộc đời. Từ hiện thực đầy rẫy những bất công vô lý, đem đến bao bất hạnh cho những con người nghèo khổ, nhà văn luôn khơi dậy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật qua tình huống truyện thật bất ngờ và cảm động. Thành công của “Chiếc lá cuối cùng” còn phải kể đến tài năng viết truyện điêu luyện của O Hen-ri đặc biệt là nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần và việc kể, tả tâm trạng nhân vật. O Hen-ri đã rất khéo léo trong việc lựa chọn ngôi kể thứ ba để có thể kể hết câu chuyện của nhân vật một cách khách quan, biểu thị thái độ đánh giá, bộc lộ các khía cạnh khác nhau cùa từng nhân vật. Truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo khiến người đọc bị lôi cuốn vào câu chuyện một cách say mê, hứng thú. Kết thúc truyện thật bất ngờ khiến cho người đọc phải ngẫm nghĩ rất nhiều về sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men mà Giôn-xi lại không phản ứng gì thêm, tạo sự dư âm cho truyện ngắn đặc sắc này. Chiếc lá cuối cùng là một tác phẩm có giá trị cao đối với nền văn học thế giới. Một truyện ngắn gởi thông điệp đến mọi người quan niệm về nghệ thuật và tình người thật đẹp trong cuộc sống : Đó chính là người nghệ sĩ phải sáng tạo ra những tác phẩm không chỉ bằng tài năng mà bằng cả trái tim. Một trái tim chan chứa tình yêu thương giữa con người với con người. Dư âm của câu chuyện sẽ mãi lắng đọng trong tâm trí ngưởi đọc xoay quanh chiếc lá cuối cùng – một “kiệt tác nghệ thuật” của O Hen-ri. Hiếm có một truyện ngắn nào mang một sức sống mãnh liệt và để lại nhiều cảm xúc như “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen – ri. Có lẽ chất triết lý trong truyện ngắn đã tạo nên vẽ đẹp trường tồn và chính vì thế, “chiếc lá” ấy còn mãi với thời gian.

Bình luận (0)
Ho Chau Ngan
Xem chi tiết
Thảo Phương
1 tháng 1 2017 lúc 8:32

1) Văn nghị luận: là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người nghe, người đọc 1 tư tưởng, quan điểm nào đó.
Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống thì mới có ý nghĩa.
2) Văn thuyết minh: là loại văn nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giớii thiệu, giải thích.
3) Khi nghị luận nên kết hợp với tự sự và miêu tả để làm rõ hơn quan điểm, tư tưởng. Còn với thuyết minh chỉ là cung cấp tri thức cơ bản, không nên sử dụng quá nhiều miêu tả, tự sự.
4) Người ta chỉ miêu tả hay thuyết minh về loài hoa hướng dương chứ không ai nghị luận về loài hoa này cả

Bình luận (0)
Bùi Thiên Thiên
31 tháng 12 2016 lúc 9:28

làm gì có văn giới thiệu

Bình luận (1)
Huy Giang Pham Huy
31 tháng 12 2016 lúc 10:16

nếu văn giới thiệu thì mới nghe lần đầu chứ còn so sánh văn nghị luận và thuyết minh thì mik biết

1) Văn nghị luận: là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người nghe, người đọc 1 tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống thì mới có ý nghĩa. Còn văn thuyết minh: là loại văn nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
2) Khi nghị luận nên kết hợp với tự sự và miêu tả để làm rõ hơn quan điểm, tư tưởng. Còn với thuyết minh chỉ là cung cấp tri thức cơ bản, không nên sử dụng quá nhiều miêu tả, tự sự.

Bình luận (2)
Bùi Tấn Sỹ
Xem chi tiết
_silverlining
31 tháng 12 2016 lúc 7:47

Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.

Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ở nhà. Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nả với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em

Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi. Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.

Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời. Tuy nhiên, hãng sản xuất bạn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy. loại bàn này rất đẽ hỏng. Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.

Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kép vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.

Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được chèo lên bàn ghế, không vẽ bậy nên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong. Chỉ nhì n qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thẻ hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.

Bình luận (1)
Thảo Phương
1 tháng 1 2017 lúc 8:35

Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.

Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ở nhà. Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nàocũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nả với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em

Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi. Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.

Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời. Tuy nhiên, hãng sản xuất bạn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy. loại bàn này rất đẽ hỏng. Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.

Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kép vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.

Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được chèo lên bàn ghế, không vẽ bậy nên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong. Chỉ nhì n qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thẻ hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.

Bình luận (1)
Phương Thảo
30 tháng 12 2016 lúc 21:39

bn có thể dựa vào dàn ý để viết 1 bài văn của mình mà

Bình luận (1)
Đào Thị Phương Duyên
Xem chi tiết
Thảo Phương
30 tháng 12 2016 lúc 10:34

Trong cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là lứa tuổi học trò. Bút bi là một vật dụng quen thuộc vì nó đã gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn.
Cây bút bi là một vật dụng rất phổ biến đối với học sinh. Nó có nguồn gốc từ phương tây. Sau một thời gian dài, nó đã du nhập vào nước ta khoảng từ những năm 70,80 của Thế kỉ XX.
Bút bi có nhiều bộ phận tạo thành. đầu tiên là vỏ bút chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn). nó được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, ngoài ra còn làm đẹp và làm sang trọng hơn nữa cho cây bút. Thứ hai là khoảng chân không có chức năng phân cách phần vỏ bút với phần bên trong và chứa không khí. tiếp theo là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,...)có tác dụng giữ mựcđể đẩy mực ra ngoài. Trong ru6ột bút ở phần đầu có một viên bi nhỏ để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Ở phần vỏ có một lớp đệm làm bằng cao su mềm và daigiúp người cầm bút có một cảm giác dễ chịu, êm ái . Lò so hoặc ren để gắn kệt các bộ phận. Nhìn chung, bút bi có hình dạng trụ tròn, dài. Chiều dài có kích thước khoảng 13 đến 15cm, đường kính khoảng 1cm. Màu sắc bút có rất nhiều như trắng, xanh, đen.
Về chủng laọi gồm có hàng ngoại nhập và nội nhập. Có người cho rằng :"hàng ngoại nhập là tốt nhất" nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả, bút bi nội nhập có giá trung bình từ 1000 đồng đến 4000 đồng một chiếc còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một chiếc. Về chết lượng , bút bi nội nhập và bút bi ngoại nhập cũng có cùng dung tích mực, đeộ bền như nhau. Nhìn chung , bút bi nội nhập và ngoại nhập cũng tương tự v6è mọi mặt nhưng về giá cả thì có sự chênh lệch khá lớn nên bút nôi nhập được lứa tuổi học sinh sử dụng nhiều hơn.
Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ và rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết. Nấu ực nhạt , ta chỉ cầm phần cuối thân bút vẩy nhẹ vài cái để lưu thông mực. Khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tráh làm rớt bút.
Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà cả giới doanh nghiệp cũng cần đến bởi họ luôn phài kí những hợp đồng hay những công trình nhận thi công. Bởi lẽ thế nó luôn gắn bó với con người .
Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. nó luôn có tác dụng và hiệu quả cao nên có rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng vì thế em rất yeu quý nó.

Bình luận (1)
Hoàng Tuấn Đăng
30 tháng 12 2016 lúc 18:58

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, đối với người học sinh, ngoài những người bạn thân quen như sách vờ, bút thước... chúng em còn có thêm một người bạn đặc biệt khác: máy vi tính.

Chiếc máy vi tính đầu tiên ra đời năm 1956. Ban đầu, chiếc máy vi tính có kích thước rất lớn, nó to bằng cả một căn phòng và chỉ thực hiện được một số phép tính đơn giản.

Theo thời gian, bằng sự nỗ lực của các nhà khoa học, kích thước chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.

Máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau là CPU và màn hình. CPU là bộ phận quan trọng nhất của máy vi tính, đó là nơi xử lí các thông tin dữ liệu rất tinh vi. CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường là 50 cm * 10 cm * 40 cm. vỏ ngoài được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện. Bên trong là ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn... Mặt trước của máy vi tính là hình chữ nhật kích thước 10 cm * 40 cm. Tại đây có các bộ phận nhỏ để nhận đĩa mềm, kết nối USB và máy, hệ thống nút điều khiển máy... Mặt sau của CPU là ổ cắm dây nối CPU với nguồn điện, màn hình, bàn phím và con trỏ chuột.

Màn hình máy vi tính thường có kích thước và hình dáng tương đương một chiếc ti vi 21 inch. Nhưng ngày nay do sự phát triển của công nghệ, màn hình máy vi tính chỉ mỏng chừng 2 cm đến 3 cm và được làm bằng tinh thể lỏng.

Ngoài hai bộ phận trên còn cần có bàn phím và con trỏ chuột mới có thể hoàn chỉnh một chiếc máy vi tính. Bàn phím có hình chữ nhật, kích thước vào khoảng 16 cm * 25 cm, có các phím chữ nổi lên giúp nhập thông tin vào máy. Con trỏ chuột thon nhỏ, vừa tay nắm, có ba nút để điều khiển các lệnh trên màn hình.

Việc sử dụng máy tính khá đơn giản. Với người học sinh, công dụng chủ yếu là tạo lập văn bản, sử dụng các phần mềm ứng dụng, khai thác Internet và ... chơi game!

Để sử dụng máy, trước tiên, ta phải cắm phích vào ổ điện, bật máy CPU và bật máy màn hình. Tiếp đó, nếu tạo lập văn bản, ta nhấn hai lần chuột trái vào biểu tượng “W” (microsolf word) trên màn hình rồi sử dụng các phím chữ, đấu... nhập thông tin vào trang trắng trên màn hình. Để sử dụng các chương trình khác, ta cũng mở máy rồi sử dụng bàn phím và con chuột để nhập thông tin và tạo các lệnh.

Nhờ chiếc máy vi tính, người học sinh có thể trao đổi thông tin học tập, tâm tư tình cảm nhanh chóng, tiện dụng, có thể xem và thực hiện các thí nghiệm vật lí, hóa học, có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc học tập... Ngoài ra, ta có thể giải trí bằng cách chơi trò chơi trên máy tính...

Chiếc máy vi tính là người bạn vô cùng hữu ích đối với người học sinh. Để bảo vệ người bạn đặc biệt này, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bàn phím, phủi bụi cho các bộ phận cùa máy. Ngoài ra, ta cần để máy nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, nên cài một chương trình diệt “virus” - tác nhân có thể phá hoại dữ liệu trong máy.



Bình luận (0)
Linh Phương
31 tháng 12 2016 lúc 7:49

Gia đình em ở thành phố nên rất chật hẹp, có được góc học tập riêng là điều không phải dễ. Thông thường cả nhà cùng ngồi làm việc ở chiếc bàn trong phòng khách, đồng thời cũng là phòng ăn và nơi để xe máy vào buổi tối. Đầu năm học lớp 8, ba em làm thêm cái gác gỗ cơi nới cho căn nhà được rộng hơn. Thế là em có được một cơ ngơi riêng cho mình và người bạn trung thành - tên gọi mà em đặt cho chiếc bàn của mình - bắt đầu xuất hiện và gắn bó với em từ đó.

Người bạn trung thành của em thật xinh xắn chiều ngang chỉ độ 0,5m chiều dài khá hơn 0,8m và chiều cao 0,6m rất phù hợp với chiều cao khiêm tốn của chủ nhân nó chỉ có l,5m. Chiếc bàn được làm bằng gỗ xoan đào khá chắc chắn, có màu nâu nhạt thơm phức mùi gỗ, trên mặt bàn có những đường vân lượn sóng hình bầu dục. Mặc dù bé nhưng người bạn trung thành của em vẫn rất thuận tiện. Có tới ba ngăn kéo hẳn hoi tha hồ để em đựng sách vở và đồ dùng hoc tập. Trước đây toàn bộ sách vở của em phải cất thành một chồng, giờ đây em phân chia ra ở hai ngăn kéo anh em (vì có ngăn trên và ngăn dưới) một ngăn em để sách, một ngăn em để tập ghi và vở làm bài tập. Ngăn thứ ba ở phía tay phải không sâu bằng nhưng lại rộng hơn rất nhiều, em để bút mực, thước kẻ và một vài đồ dùng học tập khác. Chiếc đồng hồ báo thức hình quả quýt em để nó ở dưới chân củạ chiếc đèn bàn để nó luôn nhắc nhở em học bài và thức dậy đúng giờ.

Từ khi có chiếc bàn mới, ngồi học em cảm thấy dễ chịu hơn, tập trung hơn, tính bừa bộn của em cũng giảm đi rất nhiều. Em thích sắp đặt cho cơ ngơi của mình được sạch sẽ ngay ngắn. Mỗi lần ngồi vào bàn đặt tay trên mặt bàn nhẵn cảm giác thật mát mẻ, dễ chịu.

Mẹ dặn em để giữ cho mặt bàn được bóng lâu không nên để những đồ vật quá nóng lên mặt bàn, tránh dùng những đồ vật nhọn cứng, sắc cạnh để lên mặt bàn sẽ làm cho bàn bị trầy xước. Ba mua cho em tấm kính trong để lên trên vừa bảo vệ được mặt bàn lại vừa tha hồ trang trí. Em chọn hình một con gà trống to với cái mào đỏ chót, cái đuôi cong vút đang vươn cổ gáy dõng dạc để vào ngay chính giữa - vì em cầm tinh con gà mà.

Chiếc bàn gắn bó với em khuya sớm và sẽ còn đi suốt cả quãng đường học sinh. Chiếc bàn là người bạn trung thành yêu mến của em.

Bình luận (0)
Vũ Anh Quân
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
30 tháng 12 2016 lúc 13:11

Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống. Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình. Truyện ngắn xuất hiện trên một tạp chí xuất bản đầu thế kỉXIX, pháttriển lên đến đỉnh cao nhờ những sáng tác xuất sắc của văn hào Nga Chekhov và trở thành một hình thức nghệ thuật lớn của văn học thế kỉ XX.

Mặc dù thuật ngữ truyện ngắn ra đời muộn (khoảng cuối thế kỉXIX) nhưng bản thân truyện ngắn đã xuất hiện và tồn tại ngay từ buổi bình minh của nhân loại, khi con người biết sáng tác văn chương. Trải qua hàng ngàn năm, với bao biến cố thăng trầm của thể loại, ngày nay truyện ngắn đã chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trên văn đàn trong kỉ nguyên hiện đại, hậu hiện đại, khi con người bị dồn ép về mặt thời gian hơn bao giờ hết. Con người không có đủ thời gian cho những bộ tiểu thuyết đồ sộ như: Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử, Hồng Lâu mộng, Những người khốn khổ, Chiến tranh và hòa bình, Sông Đông êm đềm.... Truyện ngắn là tác phẩm tự sự loại nhỏ, đơn giản là lối trần thuật khiến “độc giả có thể đọc liền một mạch”. Truyện ngắn tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống, một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của cuộc sống xã hội. Truyện ít nhân vật và sự kiện, cốt truyện diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những "lát cắt" của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu: sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật chủ đề. Tuy ngắn nhưng truyện ngắn có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời.Còn Poe viết: “Trong cấu trúc tổng thể của nó, không có một từ nào mà sự thể hiện khuynh hướng trực tiếp hoặc gián tiếp của nó không được nhà văn sắp đặt trước. Với ý nghĩa đó, bằng tài năng và sự chăm sóc kĩ lưỡng của nhà văn, tác phẩm như một bức tranh hiện lên với trọn vẹn màu sắc, đưa lại cho người đọc sự thỏa mãn đầy đủ nhất”. Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ, gọn, xinh xinh và đầy truyền cảm, truyền dẫn cực nhanh những thông tin, nhanh cũng là một thế mạnh để truyện ngắn chinh phục độc giả đương đại.

Raymond Carver - một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới ghi nhận: ngày nay “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiêu mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Truyện ngắn gắn chặt với báo chí. Đây là một lợi thế lớn, bởi hiện tại báo chí kể cả báo điện tử đang bùng nổvới tốc độ chóng mặt. Người đọc quen và thích đọc truyện ngắn trong vài chục phút họặc trong một vài giờ. Hơn nữa, sau nhiều năm chiếm lĩnh văn đàn, thơ, kịch, tiểu thuyết dường như vắt kiệt về khả năng hồi sinh và đổi mới thể loại. Trong khi đó truyện ngắn còn là mảnh đất tương đối trống, điều này tạo điều kiện hết sức thuận lợi đểcác cây bút trẻ khẳng định tài năng.

Lịch sử phát triển của nền văn học hiện đại và đương đại Việt Nam gắn liền với truyện ngắn. Thế kỉ XX, truyện ngắn Việt Nam phát triển liên tục và vượt trội lên trên tất cả các thể loại, bắt đầu từ những năm hai mươi với sự đóng góp của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Vũ Bằng... Từ sau Cánh mạng tháng Tám truyện ngắn có chững lại nhưng vẫn chảy liên tục với tên tuổi: Trần Đăng, Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Thị Thường, Lê Minh, Nguyễn Minh Châu... Chiến tranh kết thúc, truyện ngắn vượt lên tỏ rõ sự ưu việt của mình trong sự khám phá nghệ thuật đời sống. Nhât là 1986 trở đi, truyện ngắn gần như đã độc chiếm toàn bộ văn đàn, hằng ngày trên các báo và các tạp chí có trên dưới hai mươi truyện ngắn được in.Thực tế ấy đã kích thích mạnh đến việc sáng tác, phê bình - lí luận về truyện ngắn những năm gần đây. Nhiều cuộc thi sáng tác truyện ngắn được khởi xướng. Nhiều cuộc hội thảo đã được mởra và nhiều ý kiến có khi trái ngược nhau cũng đã được trình bày. Điều này chứng tỏ, truyện ngắn đang là thể loại được các nhà văn quan tâm, nỗ lực cách tân bậc nhất. Nguyễn Huy Thiệp đă từng tạo nên một cơn lốc xoáy văn học. Gần đây không khí văn chương được nóng lên bởi tên tuổi Đỗ Hoàng Diệu - Bóng đè, Nguyễn Ngọc Tư - Cánh đồng bất tận. Mỗi nhà văn một bút pháp riêng tạo nên “hiệu ứng” truyện ngắn hay và được gắn với các tên gọi “bội thu”, “thăng hoa", “được mùa”, “lên ngôi”, điều đó chứng tỏ truyện ngắn đã được đổi mới.

Như vậy truyện ngắn là một thể loại văn học hiện đại. Ngày nay nó đã và đang phát huy được ưu thế và đóng góp không nhỏ vào thành tựu của văn học Việt Nam thế kỉ XX, XXI và mãi về sau.

Bình luận (1)
cuong chibi
14 tháng 12 2017 lúc 23:20

Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống. Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình. Truyện ngắn xuất hiện trên một tạp chí xuất bản đầu thế kỉXIX, pháttriển lên đến đỉnh cao nhờ những sáng tác xuất sắc của văn hào Nga Chekhov và trở thành một hình thức nghệ thuật lớn của văn học thế kỉ XX.

Mặc dù thuật ngữ truyện ngắn ra đời muộn (khoảng cuối thế kỉXIX) nhưng bản thân truyện ngắn đã xuất hiện và tồn tại ngay từ buổi bình minh của nhân loại, khi con người biết sáng tác văn chương. Trải qua hàng ngàn năm, với bao biến cố thăng trầm của thể loại, ngày nay truyện ngắn đã chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trên văn đàn trong kỉ nguyên hiện đại, hậu hiện đại, khi con người bị dồn ép về mặt thời gian hơn bao giờ hết. Con người không có đủ thời gian cho những bộ tiểu thuyết đồ sộ như: Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử, Hồng Lâu mộng, Những người khốn khổ, Chiến tranh và hòa bình, Sông Đông êm đềm.... Truyện ngắn là tác phẩm tự sự loại nhỏ, đơn giản là lối trần thuật khiến “độc giả có thể đọc liền một mạch”. Truyện ngắn tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống, một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của cuộc sống xã hội. Truyện ít nhân vật và sự kiện, cốt truyện diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những "lát cắt" của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu: sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật chủ đề. Tuy ngắn nhưng truyện ngắn có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời.Còn Poe viết: “Trong cấu trúc tổng thể của nó, không có một từ nào mà sự thể hiện khuynh hướng trực tiếp hoặc gián tiếp của nó không được nhà văn sắp đặt trước. Với ý nghĩa đó, bằng tài năng và sự chăm sóc kĩ lưỡng của nhà văn, tác phẩm như một bức tranh hiện lên với trọn vẹn màu sắc, đưa lại cho người đọc sự thỏa mãn đầy đủ nhất”. Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ, gọn, xinh xinh và đầy truyền cảm, truyền dẫn cực nhanh những thông tin, nhanh cũng là một thế mạnh để truyện ngắn chinh phục độc giả đương đại.

Raymond Carver - một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới ghi nhận: ngày nay “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiêu mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Truyện ngắn gắn chặt với báo chí. Đây là một lợi thế lớn, bởi hiện tại báo chí kể cả báo điện tử đang bùng nổvới tốc độ chóng mặt. Người đọc quen và thích đọc truyện ngắn trong vài chục phút họặc trong một vài giờ. Hơn nữa, sau nhiều năm chiếm lĩnh văn đàn, thơ, kịch, tiểu thuyết dường như vắt kiệt về khả năng hồi sinh và đổi mới thể loại. Trong khi đó truyện ngắn còn là mảnh đất tương đối trống, điều này tạo điều kiện hết sức thuận lợi đểcác cây bút trẻ khẳng định tài năng.

Lịch sử phát triển của nền văn học hiện đại và đương đại Việt Nam gắn liền với truyện ngắn. Thế kỉ XX, truyện ngắn Việt Nam phát triển liên tục và vượt trội lên trên tất cả các thể loại, bắt đầu từ những năm hai mươi với sự đóng góp của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Vũ Bằng... Từ sau Cánh mạng tháng Tám truyện ngắn có chững lại nhưng vẫn chảy liên tục với tên tuổi: Trần Đăng, Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Thị Thường, Lê Minh, Nguyễn Minh Châu... Chiến tranh kết thúc, truyện ngắn vượt lên tỏ rõ sự ưu việt của mình trong sự khám phá nghệ thuật đời sống. Nhât là 1986 trở đi, truyện ngắn gần như đã độc chiếm toàn bộ văn đàn, hằng ngày trên các báo và các tạp chí có trên dưới hai mươi truyện ngắn được in.Thực tế ấy đã kích thích mạnh đến việc sáng tác, phê bình - lí luận về truyện ngắn những năm gần đây. Nhiều cuộc thi sáng tác truyện ngắn được khởi xướng. Nhiều cuộc hội thảo đã được mởra và nhiều ý kiến có khi trái ngược nhau cũng đã được trình bày. Điều này chứng tỏ, truyện ngắn đang là thể loại được các nhà văn quan tâm, nỗ lực cách tân bậc nhất. Nguyễn Huy Thiệp đă từng tạo nên một cơn lốc xoáy văn học. Gần đây không khí văn chương được nóng lên bởi tên tuổi Đỗ Hoàng Diệu - Bóng đè, Nguyễn Ngọc Tư - Cánh đồng bất tận. Mỗi nhà văn một bút pháp riêng tạo nên “hiệu ứng” truyện ngắn hay và được gắn với các tên gọi “bội thu”, “thăng hoa", “được mùa”, “lên ngôi”, điều đó chứng tỏ truyện ngắn đã được đổi mới.

Như vậy truyện ngắn là một thể loại văn học hiện đại. Ngày nay nó đã và đang phát huy được ưu thế và đóng góp không nhỏ vào thành tựu của văn học Việt Nam thế kỉ XX, XXI và mãi về sau.

Bình luận (0)
Ham Học Hỏi
4 tháng 1 2018 lúc 20:23

Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống. Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình. Truyện ngắn xuất hiện trên một tạp chí xuất bản đầu thế kỉXIX, pháttriển lên đến đỉnh cao nhờ những sáng tác xuất sắc của văn hào Nga Chekhov và trở thành một hình thức nghệ thuật lớn của văn học thế kỉ XX.

Mặc dù thuật ngữ truyện ngắn ra đời muộn (khoảng cuối thế kỉXIX) nhưng bản thân truyện ngắn đã xuất hiện và tồn tại ngay từ buổi bình minh của nhân loại, khi con người biết sáng tác văn chương. Trải qua hàng ngàn năm, với bao biến cố thăng trầm của thể loại, ngày nay truyện ngắn đã chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trên văn đàn trong kỉ nguyên hiện đại, hậu hiện đại, khi con người bị dồn ép về mặt thời gian hơn bao giờ hết. Con người không có đủ thời gian cho những bộ tiểu thuyết đồ sộ như: Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử, Hồng Lâu mộng, Những người khốn khổ, Chiến tranh và hòa bình, Sông Đông êm đềm.... Truyện ngắn là tác phẩm tự sự loại nhỏ, đơn giản là lối trần thuật khiến “độc giả có thể đọc liền một mạch”. Truyện ngắn tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống, một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của cuộc sống xã hội. Truyện ít nhân vật và sự kiện, cốt truyện diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những "lát cắt" của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu: sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật chủ đề. Tuy ngắn nhưng truyện ngắn có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời.Còn Poe viết: “Trong cấu trúc tổng thể của nó, không có một từ nào mà sự thể hiện khuynh hướng trực tiếp hoặc gián tiếp của nó không được nhà văn sắp đặt trước. Với ý nghĩa đó, bằng tài năng và sự chăm sóc kĩ lưỡng của nhà văn, tác phẩm như một bức tranh hiện lên với trọn vẹn màu sắc, đưa lại cho người đọc sự thỏa mãn đầy đủ nhất”. Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ, gọn, xinh xinh và đầy truyền cảm, truyền dẫn cực nhanh những thông tin, nhanh cũng là một thế mạnh để truyện ngắn chinh phục độc giả đương đại.

Raymond Carver - một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới ghi nhận: ngày nay “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiêu mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Truyện ngắn gắn chặt với báo chí. Đây là một lợi thế lớn, bởi hiện tại báo chí kể cả báo điện tử đang bùng nổvới tốc độ chóng mặt. Người đọc quen và thích đọc truyện ngắn trong vài chục phút họặc trong một vài giờ. Hơn nữa, sau nhiều năm chiếm lĩnh văn đàn, thơ, kịch, tiểu thuyết dường như vắt kiệt về khả năng hồi sinh và đổi mới thể loại. Trong khi đó truyện ngắn còn là mảnh đất tương đối trống, điều này tạo điều kiện hết sức thuận lợi đểcác cây bút trẻ khẳng định tài năng.

Lịch sử phát triển của nền văn học hiện đại và đương đại Việt Nam gắn liền với truyện ngắn. Thế kỉ XX, truyện ngắn Việt Nam phát triển liên tục và vượt trội lên trên tất cả các thể loại, bắt đầu từ những năm hai mươi với sự đóng góp của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Vũ Bằng... Từ sau Cánh mạng tháng Tám truyện ngắn có chững lại nhưng vẫn chảy liên tục với tên tuổi: Trần Đăng, Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Thị Thường, Lê Minh, Nguyễn Minh Châu... Chiến tranh kết thúc, truyện ngắn vượt lên tỏ rõ sự ưu việt của mình trong sự khám phá nghệ thuật đời sống. Nhât là 1986 trở đi, truyện ngắn gần như đã độc chiếm toàn bộ văn đàn, hằng ngày trên các báo và các tạp chí có trên dưới hai mươi truyện ngắn được in.Thực tế ấy đã kích thích mạnh đến việc sáng tác, phê bình - lí luận về truyện ngắn những năm gần đây. Nhiều cuộc thi sáng tác truyện ngắn được khởi xướng. Nhiều cuộc hội thảo đã được mởra và nhiều ý kiến có khi trái ngược nhau cũng đã được trình bày. Điều này chứng tỏ, truyện ngắn đang là thể loại được các nhà văn quan tâm, nỗ lực cách tân bậc nhất. Nguyễn Huy Thiệp đă từng tạo nên một cơn lốc xoáy văn học. Gần đây không khí văn chương được nóng lên bởi tên tuổi Đỗ Hoàng Diệu - Bóng đè, Nguyễn Ngọc Tư - Cánh đồng bất tận. Mỗi nhà văn một bút pháp riêng tạo nên “hiệu ứng” truyện ngắn hay và được gắn với các tên gọi “bội thu”, “thăng hoa", “được mùa”, “lên ngôi”, điều đó chứng tỏ truyện ngắn đã được đổi mới.

Như vậy truyện ngắn là một thể loại văn học hiện đại. Ngày nay nó đã và đang phát huy được ưu thế và đóng góp không nhỏ vào thành tựu của văn học Việt Nam thế kỉ XX, XXI và mãi về sau.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Minh
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
30 tháng 12 2016 lúc 13:13

*Mở bài:
-Giới thiệu chung về quyển sách giáo khoa.
-Nơixuất bản,do những ai biên soạn......;
* Thân bài:
-Miêu tả khái quát về quyển sách giáo khoa từ ngoài vào trong (ví dụ: bên ngoài dược trang trí như thế nào màu sắc ra sao in hình gì....).
-Chúng ta có thể nói về kích thước hình dáng (VD: chiềucao, bề dày, chiều rộng......).
-Sau khi giới thiệu xong từ bên ngoài ta bắt đầu mô tả bên trong sách như:
+Sách gồm bao nhiêu trang; được chia thành mấy phần(phần tiếng việt.....)
+Mỗi phần lớn lại chia thành bao nhiêu mục nhỏ, nội dung của mỗi mục ra sao...
+Ta có thể lấy ví dụ về một hoặc nhiều phần như:
+Phần tiếng việt: cấu tạo bài gồm những gì ,có ghi nhớ không.....
......
+Chúng ta phải giữ gìn bảo quản sách thế nào cho nó khỏi hư (VD: phải bọc sách dán nhãn ....)
+Không nên vứt hoặc ném vì có thể làm hỏng sách
*Kết bài:
-Khẳng định lại ý nghĩa của quyển sách đối với mỗi người học sinh chúng ta.
-Vì vậy chúng ta phải coi sách như người bạn thân của mình ,phải nâng niu gìn giữ quý trọng vì nó chính là một báu vật mà ai cũng phải cần đến.

Bình luận (0)
Trần Ngọc Định
30 tháng 12 2016 lúc 14:39

Trong cuộc đời của mỗi người, hẳn ai cũng từng biết qua một vài quyển sách, càng bổ ích hơn khi được đọc hoặc nghiên cứu về chúng. Hôm nay, tui xin giới thiệu với các bạn quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một mà tôi đang được học ở trường. Đây là một quyển sách chứa đựng thật nhiều kiến thức vế các phần như: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Tôi sẽ trình bày đôi nét vế quyển sách này để các bạn biết rõ hơn vế nó.

Quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và đào tạo, được tái bản lần thứ năm. Để có được một quyển sách với nội dung hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn rất công phu. Nào là phải chọn lọc rồi biên soạn lại, trình bày bìa và minh họa, chọn size chữ, chọn bản in,…Nhân đây, tui xin nhắc đến một số người đã góp công trong việc phát hành quyển sách này. Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục và đào tạo. Vế phần nội dung do Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên), Nguyễn Hoành Khung (Chủ biên phần Văn), Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên phần Tiếng Việt), Trần Đình Sử (Chủ biên phần Tập làm văn), Lê A, Diệp Quang Ban, Hồng Dân,... Chịu trách nhiệm xuất bản do chủ tịch HĐQT kiêm tổng Tổng Giám đốc Ngô Trần Ái và phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nguyển Quý Thao. Biên tập lần đầu Kim Chung, Ngọc Khanh, Hiền Trang. Biên tập tái bản Phạm Kim Chung. Trình bày bìa và minh họa là Trần Tiểu Lâm. Nguyễn Thanh Thúy chịu trách nhiệm biên tập kĩ thuật. Sửa bản in do Phòng sửa bản in (NXB Giáo dục). Chế bản do Công ty cổ phần thiết kế và phát hành sách giáo dục. Sách có mã số 2H811T9 và số đăng ký KHXB: 01-2009/CXB/219 – 1718/GD, được in 70 000 cuốn tại Công ty TNHH MTV XSKT & Dịch vụ In Đà Nẵng. In xong nộp lưu chiểu tháng 02 năm 2009.

Cầm quyển sách trên tay, ta sẽ dễ dàng đọc được dòng chữ “Ngữ Văn 8 – Tập một” in thật to ở bìa sách. Bìa thuộc dạng bìa cứng , có bề mặt nhẵn, được trang trí với màu cam thật đẹp mắt, trên cùng, ở gốc trái có in dòng chữ màu đen: “Bộ Giáo dục và đào tạo” khoảng 2-3 milimet. Bên dưới dòng chữ ấy là tên sách:”Ngữ Văn” được tô màu xanh dương làm nổi bật trên nền bìa cam có phông chữ khoảng 28 – 30 milimet cùng với số “8” màu trắng có size từ 30 – 35 milimet được in thật to bên dưới, phía bên phải và bên trái số “8” ấy có đế hang chữ “Tập một”. Thân bìa được trang trí thêm hoa, lá vàng, xanh để tăng thêm phần sinh động. Phía dưới cùng là hang chữ “Nhà xuất bản Giáo dục” với bản hiệu logo màu đỏ. Bìa sách cuối có nền màu trắng, hai bên trái, phải ở trên cùng lần lượt in hình “Huân chương Hồ Chí Minh và Vương miệng kim cương chất lượng quốc tế. Bên dưới là tên các loại sách thuộc các môn học khác nằm trong chương trình lớp 8 được in với màu đen đặc sắc trên một khung nền màu xanh như: Ngữ Văn 8 (tập một, tập hai), Lịch sử 8, Địa lí 8, Giáo dục công dân 8, Âm nhạc và Mĩ thuật 8, Toán 8 (tập một, tập hai),..., Tiếng nước ngoài (Tiếng Anh 8, Tiếng Nga 8...)Dưới cùng, nằm bên gốc phải là tem đảm bảo và giá là 7 200 đồng. Kế bên là các mã vạch màu đen dung để phân biệt. Sách gồm 176 trang không tính bìa, được in theo khổ giấy là 17 x 24 cm. Bên trong sách được in với loại giấy thường gồm phần nội dung của chương trình học và một số hình ảnh minh họa mang tính logic.

Chúng ta đã được rèn luyện, củng cố nâng cao một số kĩ năng trong quá trình tạo lập văn bản như: xây dựng bố cục, xây dựng đoạn văn, lien kết đoạn văn. Chương trình Tập làm văn 8 sẽ được nâng cấp trên một vài phương diện. Sự kết hợp phương thức biểu đạt tự sự, nghị luận mà chúng ta đã được học qua với phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm sẽ tạo nhiều điều kiện để ta đọc – hiểu văn bản làm cơ sở để đi vào nghiên cứu phương thức biểu đạt thuyết minh. Đây là kiểu văn bản lần đầu được dạy trong nhà trường ở Việt Nam, tuy không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng lại hết sức thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống.

Chúng ta cũng đã được biết qua các tác phẩm văn học hết sức nổi tiếng được thể hiện dưới hình thức truyện hoặc thơ của các nhà văn lỗi lạc trong và ngoài nước. Điển hình là một số tác phẩm văn học nổi tiếng như: Tôi đi học của Thanh Tịnh, Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng, Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao, Cô bé bán diêm (trích) của An-đéc-xen, Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê) của Xét-van-tét, Chiếc lá cuối cùng (trích) của O Hen-ri, Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên) của Ai-ma-tốp, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (trích Ngục Trung Thư) của Phan Bội Châu, Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh,…Tôi xin giới thiệu đôi nét vế một tác phẩm văn học Việt Nam mà tôi cho là hay nhất trong suốt quá trình học đó là tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Với ngòi bút hiện thực, sinh động của ông, đoạn trích đã tố cáo, vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời, đã đẩy họ vào con đường cùng với tình cảnh quá cơ cực khiến họ phải liều mạng chống lại. Và chị Dậu là một hình ảnh tiêu biểu. Truyện còn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

Bên cạnh các tác phẩm văn học Việt Nam nổi tiếng còn có những tác phẩm văn học nước ngoài với lời văn hết sức tinh tế và độc đáo. Tiêu biểu như đoạn trích “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Truyện kể về một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh của một em bé bán diêm. Ngay từ nhỏ em đã phải sống trong sự thiếu vắng tình thương của mẹ cùng với sự lạnh lung, ghẻ độc của cha. Năm mộng tưởng cao đẹp đã cùng em và bà về nơi Thượng Đế. Qua lời văn của tác giả, ta thấy truyện còn tố cáo xă hội đã bất nhân, lạnh lung, đối xử tàn tệ với trẻ em của xã hội tư bản và lòng thương cảm sâu sắc của tác giả đối với một em bé bất hạnh mà An-đéc-xen muốn truyền đạt cho chúng ta.
Nhưng chưa hết đâu, ở phần Tiếng Việt chúng ta sẽ được mở mang thêm nhiều kiến thức với nhưng bài học vô cùng bổ ích như: Cấp độ khái quát của từ ngữ, Trường từ vựng, Từ tượng hình – Từ tượng thanh, Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, Trợ từ - Thán từ, Tình thái từ, Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt), Nói quá, Nói giảm – Noi tránh, Câu ghép, Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép, Ôn luyện về dấu câu,…Ở bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ giúp ta hiểu rõ hơn vế ý nghĩa, đặc tính của các từ, rèn luyện cho ta cách chọn lọc và sử dụng từ ngữ thật chuẩn xác. Tiếp đến là bài Trường từ vựng, ý nghĩa công dụng của nó gần giống như bai trên nhưng nó chứa đựng một hàm ý sâu xa hơn và đòi hỏi kĩ năng sử dụng các tính chất của trường từ vựng cao hơn. Khi đã thực vững vàng thì ta sẽ được học tiếp bài Từ tượng hình – Từ tượng thanh, giúp ta phân biệt rõ rang từ nào là chỉ âm thanh, từ nào là chỉ hình ảnh, trao dồi cho ta nhiều vốn liếng vế từ ngữ hay rối từ đó có thể thành lập được những câu văn hay để đưa vào bài viết. Càng thú vị hơn khi ta được học bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, nó giúp ta biết thêm về một số ngôn từ ở nhiều địa phương khác nhau trên đất nước và vài biệt ngữ nghe vô cùng lạ tai thường được sử dụng trong một số tấng lớp xã hội nhất định.Hãy nhớ nhé, tôi xin khẽ nhỏ với các bạn một kinh nghiệm của tui từ khi tiếp xúc và làm quen với quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một này là: “Những kiến thức đã học ở phần Tiếng Việt sẽ là chiếc cầu nối đưa ta cập bến và đi tới sự thành công ở phần Tập làm văn.” Vì ở phần Tiếng Việt nó sẽ giúp ta nắm vựng ngữ pháp vế dấu câu, cách chọn lọc, sử dụng từ ngữ từ đó có thể “đúc kết” ra những bài văn hay, sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Đừng nên bao giờ nghĩ rằng chỉ cần học phần Tiếng Việt còn Tập làm văn thi không. Tôi xin mách rằng: ai mà có tư tưởng ấy thì hãy xóa bỏ thật nhanh nó đi nếu như không muốn mất đi tư chất của một học sinh học Văn. Vì ở phần Tập làm văn chúng ta sẽ được học một số bài cũng không kém phần quan trọng như: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản, Bố cục của văn bản, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Liên kết các đoạn văn trong văn bản, Luyện tập tóm tắt văn tự sự, Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Tìm hiểu chung về văn thuyết minh, Phương pháp thuyết minh, Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh, Chương trình địa phương(phần Văn), Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng,…Tôi xin sơ lược về một số bài và công dụng của nó. Ở các bài: Bố cục của văn bản, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Liên kết các đoạn văn trong văn bản nhằm giúp ta hiểu thật rành rẽ hơn về kết cấu, cấu tạo của đoạn văn, bài văn và cách sử dụng phương tiện lien kết để có sự mạch lạc, rõ rang giữa các đoạn văn. Còn trong ba bài: Tìm hiểu về văn thuyết minh, Phương pháp thuyết minh, Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh được sắp xếp trong chương trình giảng dạy theo độ khó tăng dần, nhằm thúc đẩy ta làm quen và thích nghi nhanh với phương thức biểu đạt mới, luyện tập cho ta có thể mạnh dạng và chủ động hơn trong mọi đề văn thuyết minh dưới hình thức nói hoặc viết.
Như vậy, qua đó ta cũng đã thấy được vô ngàn kiến thức bổ ích cấn phải tìm hiểu sâu hơn trong quyên sách Ngữ Văn 8 – tập một này. Nó giúp ta tiếp cận vói những tác phẩm văn học nổi tiếng được truyền qua nhiều thế hệ từ đó mới thấy được chân giá trị của nghệ thuật, đối với người học văn, nó còn làm cho tâm hồn ta bay bổng, thanh thản, nhẹ nhàng hơn để giảm bớt đi những áp lực nặng nề của cuộc sống. Hơn nữa, sách còn mang ý nghĩa giáo dục to lớn, toi luyện cho ta nhiều kiến thức trong việc giao tiếp hàng ngày dù là thể hiện dưới mọi hình thức. “Có đam mê đọc sách mới thấy được những giá trị tiềm tàng của sách”
Tôi luôn mong rằng sách sẽ đồng hành với mình thật lâu dài nên tôi đã tự đạt cho mình một châm ngôn:”Một trang sách hay, muôn ngàn kien thức”.Nếu mất đi một trang sách thi tôi sẽ mất đi biết bao nhiêu là tri thức nên bản thân tôi tự nhủ phải làm mọi cách để cho sách có thể nguyên vẹn trong suốt thời gian ở bên tôi. Đừng nên nghĩ đến việc sang lớp 9 là sẽ vứt cuốn sách Ngữ Văn 8 –Tập một này đi nhé! Như thế sẽ không tốt chút nào, dù nó là vật vô tri nhưng cũng đã gắn bó với mình suốt một năm học qua, với lại kiến thức cũ ở lớp 8 sẽ còn gặp lại ở lớp 9, nếu có những khuất mắt thì chúng ta có thể lật lại từng trang sách xưa để ôn luyện. Vì vậy, dù không còn học quyển sách Ngữ Văn 8 – tập một thì vẫn nên để nó gọn gang, vuông vắn vào kệ sách, khi cần thiết có thể xem lại bất cứ lúc nào.
với tôi, sách là người bạn thân thiết, mãi đồng hành cùng tôi trên ghế nhà trường. Và tôi luôn nâng niu, trân trọng từng trang sách, từng bài học, từng lời văn,…vì tôi biết sách luôn kề vai sát cánh bên tôi, bồng bế tôi qua nhưng nẽo đường khúc khuỷa để tiến về đỉnh vinh quang của học vấn.
“Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ” Thật vậy, câu nói này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và nó vẫn còn mang ý nghĩa tồn tại trong mọi thời đại. Ngọn đèn tri thức chính là sách và ngọn đèn ấy chẳng bao giờ bị dập tắt cho dù nó có đứng trước những thay đổi thất thường của thời tiết.

Ôi ! Quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một chứa đựng biết bao nhiêu là kho tàng tri thức vô giá của nhân loại. Sách như ngọn đèn sáng soi bước đường tôi đi và sách cũng như chiếc chìa khóa vạn năng mở toan các cánh cửa trên con đường học vấn tôi đang lê bước và một sự đóng góp lớn lao trong việc “Trăm năm trồng người”. Đó chính là công sức to lớn của những thầy, cô giáo luôn tận tụy, hết mình vì học sinh, luôn tìm tòi nhưng cách giảng thật hay, thật dễ hiểu để học sinh chúng tôi có thể tiếp thu dễ dàng những kiến thức bổ ích mà thấy, cô đang truyền đạt. Như vậy, sách cũng như những người thầy, người cô láy đò đưa chúng tôi sang sông cặp bến của tương lai tươi sáng.

Bình luận (0)
Nguyễn Đình Quân
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
29 tháng 12 2016 lúc 14:19

I. Mở bài

Ca dao ra đời từ rất sớm và lưu truyền cho đến ngày nay. Ca dao đã thấm vào ta qua những làn điệu quê hương gần gũi, thân quen. Nhà thơ Nguyễn Duy giãi bày niềm xúc cảm của mình:

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

Cũng với lời thơ tha thiết, nhà thơ Vũ Quần Phương viết:

Mai này con lớn con khôn

Chân đi muôn dặm - con còn nghe ru

Những lời ru thắm thiết, đậm chất trữ tình trên chính là ca dao.

II. Thân bài

1. Định nghĩa.

Ca dao là một trong những thể loại chủ yếu của nền văn học dân gian Việt Nam. Đó là những sáng tác trữ tình dân gian diễn tả đời sống nội tâm của con người. Ca dao là nguồn sữa tinh thần nuôi dưỡng trẻ thơ qua lời hát ru, là hình thức trò chuyện tâm tình của các chàng trai cô gái, là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức của tổ tiên và anh linh của những người đã khuất, là phương tiện bộc lộ nỗi tức giận hay lòng hân hoan của người lao động, trong gia đình, xã hội. Dựa vào cung bậc tình cảm ấy ca dao được chia làm 3 loại.

2. Phân loại và nội dung.

2.1. Là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa, ca dao bộc lộ tình sâu nghĩa nặng đối với xóm làng, quê hương, đất nước, đối với cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè và dạt dào nhất là tình cảm lứa đôi.

Trong suốt chiều dài lịch sử, khắp chiều rộng không gian đất nước, đâu đâu cũng đều vang lên những câu ca về cảnh núi rừng hùng vĩ, cảnh non xanh nước biếc, những sản vật phong phú của mỗi miền:

Sâu nhất là sông Bạch Đằng

Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan

Cao nhất là núi Lam Sơn

Có ông Lê Lợi trong ngàn tiến ra.

Ai về Phú Thọ cùng ta

Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.

Hội An bán gấm, bán điều

Khiêm Bồng bán vải, Trà Nhiêu bán hàng

Lụa này thật lụa Cố Đô

Chính tông lụa cống các cô hay dùng

Ca dao nói về tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi rất trong sáng, hồn nhiên, tha thiết:

Con người có tổ có tông

Như cây có cội như sông có nguồn.

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Mẹ già như chuối ba hương

Như xôi nếp một, như đường mía lau.

Mỗi đêm thắp một đèn trời

Cầu cho cha mẹ ở đời với con.

Yêu nhau cởi áo cho nhau

Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay.

Đôi ta như thể con ong

Con quấn, con quýt, con trong, con ngoài.

Trong ca dao yêu thương, tình nghĩa hiện lên hình ảnh con người Việt Nam lạc quan, yêu đời, cần cù trong lao động, dũng cảm trong đấu tranh, nhân ái, vị tha, giàu đức hi sinh trong quan hệ giữa người với người... Ca dao thể hiện những phẩm chất tốt đẹp đó của người Việt Nam và hướng con người Việt Nam đến cái chân, cái thiện, cái mĩ trong cuộc sống.

2.2. Ca dao than thân ra đời từ cuộc sống làm ăn vất vả, cực nhọc và bị áp bức nặng nề của người dân trong xã hội cũ. Ca dao than cho cảnh đè nén, áp bức:

Thương thay thân phận con rùa

Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia.

Đặc biệt là tiếng than của người phụ nữ chịu nhiều bất công do chế độ nam quyền và lễ giáo phong kiến gây ra:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm xong mới biết rằng em ngọt bùi.

Cảnh tảo hôn, đa thê, gả bán, ...:

Vợ lẽ như giẻ chùi chân

Chùi xong lại vứt ra sân

Gọi ông hàng xóm có chùi chân thì chùi.

Bồng bồng cõng chồng đi chơi

Đi qua chỗ lội đánh rơi mất chồng.

Chị em ơi, cho tôi mượn gàu sòng

Để tôi tát nước vớt chồng tôi lên.

Than mà phản kháng, người dân lao động khi khổ thì cất tiếng than nhưng không bao giờ để mất niềm tin.

Chớ than phận khó ai ơi

Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây.

Bao giờ dân nổi can qua

Con vua thất thế lại ra quét chùa.

2.3. Ca dao hài hước châm biếm: Cùng với truyện cười, vè sinh hoạt, ca dao hài hước châm biếm đã thể hiện tập trung các nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, giải trí, phê phán những thói hư tật xấu hay những người đáng cười trong xã hội:

Ăn thì ăn những miếng ngon

Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.

Cái cò là cái là quăm

Mày hay đánh vợ tối nằm với ai

Cái cò là cái cò kì

Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cô.

Làm trai cho đáng nên trai

Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.

3.Nghệ thuật

Ca dao phong phú trong cách cấu tứ và xây dựng hình tượng. Thể loại được dùng nhiều trong ca dao là thể lục bát, song thất lục bát và các thể vãn. Mỗi bài ca dao thường có hai dòng thơ lục bát nên kết cấu đơn giản, ngắn gọn. Sức hấp dẫn ở ca dao là ở âm điệu, vừa phong phú, vừa thanh thoát và ở lời ca dao giàu hình ảnh. Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, nói quá,... tạo ra những hình ảnh gợi cảm, mở rộng trường liên tưởng sâu xa:

Đôi ta thương mãi nhớ lâu

Như sông nhớ nước, như dâu nhớ tằm.

Đôi ta như lửa mới nhen

Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.

Đường xa thì mặc đường xa

Nhờ mình làm mối cho ta một người

Một người mười tám đôi mươi

Một người vừa đẹp, vừa tươi như mình

Nghệ thuật so sánh ví von đã tạo nên những hình ảnh truyền thống độc đáo trong ca dao: cây đa - bến nước - con đò; trúc - mai, con cò, chiếc cầu, ...

Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về.

Cây đa cũ, bến đò xưa

Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.

Ước gì sông rộng một gang

Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.

Có thể nói ca dao dùng lời ăn tiếng nói của nhân dân để chuyển tải tâm tư, tình cảm của nhân dân.

III. Kết bài

Chúng ta đã đi qua hành trình ca dao Việt Nam đẹp đẽ, để rồi ca dao vẫn khắc dấu trong tâm hồn mỗi chúng ta. Phải biết yêu câu ca dao, thương lời ru của mẹ, hát những khúc dân ca chân chất, ngọt ngào để thêm yêu Tổ quốc mình, để vươn ra văn hoá toàn cầu mà giữ vững bản sắc dân tộc Việt.

Bình luận (1)
Đặng Châu Anh
4 tháng 1 2017 lúc 21:59

Mở bài: Nêu định nghĩa chung về tục ngữ như
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (Tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân ta vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày đây là 1 thể loại văn học dân gian.
Thân bài :
Tục ngữ vô cùng phong phú,nó thường được hiểu theo hai nghĩa
+nghĩa đen:là nghĩa được hiểu theo cách thông thường dựa trong tục ngữ
+nghĩa bóng: là nghĩa rộng được rút ra từ nghĩa đen
- Vần: vần sát,vần cách
-Không vần: xuôi tai,không cân đối giữa các vế
-Nhịp:nhóm các cặp từ,đối từ,đối âm
-Ngắn gọn
-Quan hệ giữa các mệnh đề:tương hỗ,bổ túc,nhân quả,đối lập,..
-Từ phiếm định
Kết bài: Khẳng định vai trò của tục ngữ trong đời sống và nêu cảm nghĩ của mình.

Cách 2:
Bình luận (0)
Bùi Tấn Sỹ
Xem chi tiết
Đỗ Yến Lam
29 tháng 12 2016 lúc 16:58

mk cung o huyen Tuy PPhuoc nek pn nhug mk chua thi HK1 ha ...

Bình luận (0)
Bùi Tấn Sỹ
Xem chi tiết
_silverlining
28 tháng 12 2016 lúc 23:30

Cuộc sống luôn vận động và con người trong cuộc sống luôn phải nương theo dòng chảy của nó. Sống trong chính cuộc đời, con người luôn phải có nhiều nỗi lo toan trăm bề mà trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao lại là một bực tranh hiện thực, trong bức tranh ấy người nông dân chân chất hiện lên, với những suy nghĩ, lo toan, tính toán cho tương lai và dưới cái nhìn của ông giáo. Nếu đặt nội dung của triết lý ấy vào trong ngữ cảnh của bài thì ta thấy rằng khi lão Hạc thể hiện suy nghĩ của mình với ông giáo rằng xin thuốc về cho con chó vàng thì câu đầu tiên ấy có ý nghĩa tương đương rằng cuộc đời này sao sinh voi lại chẳng sinh cỏ, sinh ra các sinh linh nhưng lại chẳng cho chúng một con đường sống. Và cũng cần xem xét lại tình cảm sâu sắc giữa lão Hạc và con chó vàng, phải chăng vì sự tồn tại hay vì bản thân mà con người chối bỏ đi tình cảm của mình… Nhưng khi câu chuyện kết thúc với cái chết thương tâm của lão Hạc “thì cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì những tình cảm của con người vẫn tồn tại trọn vẹn, vẫn viên mãn, vẫn còn nhiều cái tốt để đáng sống, “nhưng lại đáng buồn theo nghĩa khác” rằng trong cuộc đời tồn tại một con người nhân nghĩa, biết lo xa, bất chấp bản thân mình để hi sinh, để thanh thản thì đó là một điều tốt, nhưng cũng vì hoàn cảnh, cũng vì cuộc sống không như ý muốn nên trên đời mất đi một con người tốt, đẹp đẽ, vậy có công bằng?! Triết lý trong truyện đã khiến ta thêm suy nghĩ, phân tích cũng như có khả năng nhìn nhận được nhiều khía cạnh rất khác nhau, dưới những hình ảnh cũng không giống nhau của một sự vật, sự việc mà bản chất là những gì gần gũi với cuộc sống
Cậu Vàng nề
Qua nhiều làn Lão Hạc nói đi nói lai về ý địnhbán cậu Vàng (con chó và cũng là người bạn thân của Lão), có thể thấy lão đã suy tính, đắn đo nhiều lắm. Lão coi việc này rất hệ trọng bởi con chó Vàng này là người bạn tri kỉ của lão, cũng là kỉ vật để lão nhớ về người con đang đi đồn cao su vì trước đây nó rất thương yêu con Vàng.
=> Có thể thấy tình cảm của lạo với cậu Vàng là vô cùng to lớn, lão đã vô cùng khó khăn và đắn đo khi có quyết định bán nó.

Sau khi bán cậu Vàng, lão cứ day dứt ân hận mãi vì già bằng này tuổi đầu rồi còn đi lừa 1 con chó. Cả đời ông già nhân hậu này đã nỡ lừa dối 1 ai bao giờ.
Xét về cử chỉ, bộ dạng lão Hạc khi nói với ông giáo chuyện bán chó:
– Lão cố vui lên nhưng lại “Cười như mếu” và đôi mắt lạo ầng ậng nước.
– Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn ép lại với nhau xô cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lạo nghẹo về 1 bên và miệng lão móm mém như con nít, Lão hu hu khóc.
=> Các chi tiết ngoại hình thể hiện cho ta thấy 1 cõi lòng đang vô cùng đau đớn, xót xa ân hận…
(Đây chưa phải là 1 văn bản hoàn chỉnh với đề bài mà chỉ là ý chính, các bạn cần tự sắp xếp thành 1 văn bản hoàn chỉnh).
=>> cái chết ấy mình thấy ko nên

Lão Hạc chết vì muốn giữ mình vẫn là 1 người nông dân lương thiện.
– chết để bảo toàn mảnh vườn cho đứa con trai mà ông luôn tin rằng nó sẽ trở về.
– chết để ko làm phiền đến hàng xóm láng giềng
– chết vì sợ ông sống sẽ phí phạm đến số tiền mà mình đã giành dụm cực khổ bao năm nay.
– chết vì để thoát khỏi cái xã hội phong kiến bức bách và đầy rẫy những thứ xấu xa.
– và cũng có thể chết vì ân hận khi đã bán cho Vàng (chỉ là bổ sung thôi ^^)
=> Tâm sự của Nam Cao: nhân cách cao quý của người nông dân Việt Nam chất phác, họ chết nhưng vẫn giữ được cái gọi là tự trọng, lòng thương con và sự lương thiện.
———————
Cái chết của Lão Hạc dù kết thảm bi thảm như thế nào, lão vẫn giữ lại cho chúng ta bức thông điệp về nổi trăn trở của một con người trong niềm đau nhân cách. Ta không đưa Lão Hạc đên tận huyệt mồ quên lãng, nhưng vẫn thấy sâu thẳm huyệt lòng một niềm rưng rưng không nguôi. Người cha “Thà chết chứ không chịu bán đi một sào…” cái mãnh vườn thân yêu dành cho đứa con khốn khổ. Nam Cao lạnh lùng đẩy nấc thang đạo đức đến ranh giới của thị phi, khiến chúng ta dầu không bắng lòng vẫn không giám vội vàng phê phán.

Bình luận (0)
lê bảo ngọc
28 tháng 12 2016 lúc 23:43

vì lão đã đến đg cùng ko còn lựa chọn nào khác.nếu ko chọn con đg ấy,có lẽ lão sẽ tha hóa biến chất như binh Tư, hay sẽ chẳng nghĩ đến đạo làm cha, sẽ sống tiêu lạm vào mảnh vườn??? Nhưng 1 con người thà nhịn ăn để dành tiền ma chay cho mik để khỏi làm phiền láng giềng , thà bán đi con c-hó Vàng yêu quý chứ nhất quyết ko dùng đến mảnh vườn của con,... thì lấy cớ nào mà làm như vậy?? có thể ns, cái chết của lão chính là nghệ thuật chính tạo nên hình tượng Lão Hạc. Từ cái chết của lão, cta thấy, trc hết , lão là một lão nông nghèo nhưng dạt dào tình yêu thương con vô bờ. cái chết của lão thể hiện lão là một người tự trọng, đáng kính, một tấm gương sáng của cta. đồng thời qua cái chết ấy,đã một phần nào đó bộc lộ nỗi oan ức,cực khổ,cay đắng của nhân dân xã hội cũ.

Bình luận (2)
OP︵JACK-FF
28 tháng 9 2020 lúc 22:11

Văn học hiện thực phê phán là một dòng văn học với những cảnh đời trớ trêu, cay đắng, bất hạnh. Văn học về những con người bị áo cơm ghì sát đất, phải sống tha hoá, sống kiếp sống mòn, của những cảnh đời bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát,… Nước mắt và cái chết có thể coi là những mô típ quen thuộc của văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945. Mô típ ấy ám ảnh nhiều trong sáng tác của nhà văn Nam Cao : Chí Phèo chết trên vũng máu của chính mình ngay trong khi khát vọng trở về với cuộc đời bị dập tắt; Lang Rận, Mụ Lợi tự tử trong sự ghẻ lạnh, đàm tiếu của người làng ; và cái Tí chết vì một bữa no duy nhất của cuộc đời,… Có lẽ trong những cái chết ấy thì khó quên nhất chính là cái chết của Lão Hạc – một lão nông nghèo khổ, bất hạnh trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.

Ta hãy đọc lại những dòng văn Nam Cao tả lại cái chết của lão Hạc : “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy”.

Những dòng văn này trước hết làm tôi giật mình về một cái chết thật dữ dội và kinh hoàng. Đây không phải là một cái chết bình thường. Đó là cái chết của người do bị trúng độc bả chó. Bất giác tồi có cảm tưởng như không phải cách chết của một con người bình thường mà là cách chết như của một con chó. Lão Hạc trong cái chết của mình vô cùng đau đớn, vô cùng vật vã, cùng cực về thể xác. cả đời đã khổ, đến khi nhắm mắt xuôi tay, lão đâu có hề được bình yên về với đất mẹ.

Cái chết của lão Hạc thật bất ngờ – bất ngờ với tất cả, cả Binh Tư và người láng giềng thân thiết là ông giáo ; cả mọi người trong làng. Sự bất ngờ của cái chết càng làm cho câu chuyện thêm căng thắng, thêm xúc động. Mâu thuẫn bế tắc được đẩy lên đến đỉnh điểm và kết thúc một cách bi đát và tất yếu. Lão Hạc không thể tìm con đường nào khác để tiếp tục sống mà không ăn vào tiền của con, hoặc bán mảnh vườn. Lão đành chọn cái chết, dành tự chấp nhận đau khổ để nuôi hi vọng cho người con trai. Với một lính cách như lão Hạc thì cái chết là một tất yếu, cách chết mà lão chọn cũng là một tất yếu.

Người đọc bao thế hệ trước cái chết của lão Hạc đều xúc động nghẹn ngào khi phát hiện ra những ý nghĩa sâu sắc ẩn sau cái chết đầy đau đớn về thể xác kia của lão. Lão không chọn cách chết nào khác mà chết như cách chết của một con chó ăn phải bả, bởi với lão đến lận lúc chết, ám ảnh về cậu Vàng, về việc mình đã trót lừa một con chó vẫn day dứt lương tâm lão. Lão đã chọn một cách giải thoát đáng sợ nhưng lại như một cách để tạ lỗi cùng cậu Vàng. Lão Hạc yêu thương con chó như con trai nhưng lại nỡ lừa bán nó đổ cho thằng Mục giết thịt, thì lão cũng phải tự trừng phạt mình, tự chịu hình phạt như một con chó chết vì ăn phải bả. Lão Hạc chết trong đau đớn, vật vã ghê gớm về thể xác nhưng chắc chắn lão lại thanh thản về tâm hồn vì đã hoàn thành nốt công việc cuối cùng với đứa con trai vẫn “bặt vô âm tín” với hàng xóm láng giềng về tang ma của mình. Lão chết đổ giữ phần ấm cho con, để giữ lại hi vọng cho người con duy nhất đang ở nơi xa của mình. Cái chết của lão là biểu hiện cao nhất của tình phụ tử thiêng liêng, của đức hi sinh cao cả.

Cái chết của lão Hạc một mặt góp phần bộc lộ tính cách và số phận của lão Hạc, cũng là một điển hình sắc nét của số phận và tính cách của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám : nghèo khổ, bế tắc, nhưng giàu lòng yêu thương và đức hi sinh cao cả, mặt khác, cái chết của lão Hạc cũng có ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy những con người lương thiện vào bước dường cùng, phải chấp nhận cái chết như cách duy nhất kết thúc cuộc đời nhiều đau khổ. Cái chết của lão cũng giúp những người xung quanh lão hiểu con người lão hơn, quý trọng và thương tiếc lão hơn.

Kết thúc câu chuyện bằng cái chết của nhân vật chính, Nam Cao đã tôn trọng cái lô gích của sự thật cuộc đời, đồng thời làm tăng sức ám ảnh, hấp dẫn và khiến người đọc cảm động hơn. Cái chết của lão Hạc tuy mang đậm màu sắc bi thảm nhưng nó cũng khiến người đọc ấm lòng hơn bởi nó mang lại cho họ niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người trước hoàn cảnh nghiệt ngã của cuộc đời. Đó cũng chính là giá trị nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong thiên truyện ngắn này.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Bùi Tấn Sỹ
Xem chi tiết