Tập làm văn lớp 8

Kiều Diễm
Xem chi tiết
Bé Bii
9 tháng 6 2017 lúc 15:08

(trích 4 câu thơ)

Cách ngắt nhịp thơ bất thương giọng điệu thơ rắn rỏi sử dụng từ ngữ gợi cảm dường như ta thấy người tù đang nhận thức đc cs thực tại của mik giữa 4 bức tường đó là tâm trạng uất ức ngột ngạt đến cao độ "hè càng dậy bên lòng" càng rạo rực bao nhiêu thì sự uất ức đau khổ ngột ngạt lại tăng bấy nhiêu càng khiến cho người tù muốn đạp tan phòng muốn đạp tan phongfmuoons thoát khỏi cảnh ngục tù để trở về cs tự do mùa hè đã mang đến cho tác giả 1 điều bức bối tột cùng là muốn đạp tan tất cả để giải thoát để hòa mik vs thiên nhiên lời than đau đớn xót xa làm sao khi nhà thơ vẫn ở thân tù :ngột làm sao chết uất thôi"

Bình luận (0)
Trang Candytran
Xem chi tiết
Park Ji Yeon
4 tháng 4 2017 lúc 5:31

Nhắc đến thơ Tế Hanh, người đọc sẽ nghĩ ngay tới một hồn thơ tràn ngập tình yêu quê hương, đất nước. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Tế Hanh chính là bài "Quê Hương". Một trong những yếu tố góp phần làm nên cái hay của bài là việc thể hiện tình cảm của tác giả trong khổ thơ cuối bài :

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

.......

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Với cụm từ "luôn tưởng nhớ", ta có thể cảm nhận được quê hương luôn nằm trong tâm hồn , trái tim của tác giả. Tác giả "tưởng nhớ' đến con thuyền, cánh buồm, nhớ những con cá và đặc biệt hơn cả là tác giả nhớ cả cái ''Mùi nồng mặn". Tế Hanh nhớ quê thông qua những hình ảnh hết sức gần gũi , quen thuộc đối với người dân vạn chài và hơn thế, chúng là biểu tượng của làng quê tác giả. Câu thơ cuối cùng với nghê thuật ẩn dụ đã rât thành công trong việc diễn tả nỗi nhớ quê da diết của tác giả. Khổ thơ cuối bài đã thể hiện một cách sâu sắc tình yêu quê và nỗi nhớ quê da diết của Tees Hanh.

Bình luận (0)
Huỳnh Thị Thiên Kim
9 tháng 1 2017 lúc 19:16


Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

tốt nhoa Trang Candytran

Bình luận (3)
Võ Thị Ngọc Khánh
16 tháng 2 2019 lúc 16:41

Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nỗi nhớ đó trào dâng niềm xúc động được thể hiện bằng lời, bằng những cảm giác sâu đậm nhất: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Nếu nhà thơ không có một tình yêu chân thành, sâu nặng đối với quê hương thì không thể qua những câu miêu tả mà thể hiện được tình yêu quê hương sâu sắc như thế. Do đó, cảm xúc của tác giả thể hiện mạnh mẽ qua các hình ảnh, qua cách miêu tả. Qua miêu tả, nhà thơ làm nổi bật cái hồn của làng quê, cho thấy không chỉ qua những gì mà các giác quan thu nhận được mà còn bằng sự cảm nhận từ chiều sâu tâm hồn, vì thế “cánh buồm trắng” mới hóa thân thành “mảnh hồn làng” một cách tự nhiên nhất. Sự sáng tạo các hình ảnh để bộc lộ cảm xúc trữ tình tha thiết là nét độc đáo của bài thơ này.

Bình luận (0)
Trang Candytran
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Thiên Kim
9 tháng 1 2017 lúc 19:02

Trong những năm tháng rực rỡ nhất của phong trào Thơ mới, Thế Lữ hiện lên như một vì sao mai sáng lòa, lấp lánh. Còn lại với thời gian hôm nay, Thế Lữ gắn bó với bạn đọc bởi bài thơ nổi tiếng nhất của ông: bài thơ Nhớ rừng. Bài thơ ấy dưới tiêu đề của nó, tác giả đã đề một dòng chữ nhỏ: “Lời con hổ trong vườn bách thú”. Xuyên suốt tác phẩm, người đọc hiểu rằng bài thơ là những tâm sự đầy uất hận của con hổ trước cảnh đời hiện tại bức bách, tù túng; nó mơ về những ngày xưa tung hoành, lẫm liệt. Bài thơ đã kín đáo bộc lộ tấm lòng yêu nước của người dân ta thuở đó. Nhưng không dừng lại ở đó, thành công của bài thơ còn nằm ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt mĩ - cảnh rừng sơn lâm trong hồi ức đau thương của con hổ “nhớ rừng”. Tiêu biểu phải kể đến bức tranh tứ bình trong đoạn thơ sau:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.

(Nhớ rừng - Thế Lữ)

Đoạn thơ nằm trong chuỗi hồi ức về những ngày tháng lẫm liệt chốn rừng xanh uy nghi của con hổ. Giữa cảnh núi rừng dữ dội, lộng lẫy nó là vị chúa tể độc tôn. Đoạn thơ dựng lên bốn cảnh rừng tuyệt mĩ: cảnh đêm trăng, cảnh mưa rừng, cảnh bình minh và cảnh hoàng hôn. Mỗi cảnh được thể hiện bằng hai câu thơ, câu thứ nhất tả cảnh rừng, câu thứ hai miêu tả hình ảnh con hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ ấy.

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan“.

“Đêm vàng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ đêm trăng sáng mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như vàng tan chảy trong không gian. Trong đêm trăng, đứng bên bờ suối càng khiến ta cảm nhận hết được sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Mặt nước trong trẻo đón nhận trọn vẹn sắc vàng của trăng càng trở nên lóng lánh kì lạ. Đứng trước khung cảnh ấy, con hổ “say mồi” không chỉ bởi bữa ăn no nê mà còn bởi "uống ánh trăng tan". Đó là một hình ảnh lãng mạn, nó tưởng như mình được chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp của vũ trụ. ‘

Nếu như hình, ảnh đêm trăng thanh bình bao nhiêu thì cảnh mưa rừng dữ dội bấy nhiêu:

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”

Cơn mưa ngàn dữ đội, mịt mờ làm rung chuyển núi rừng, làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Nhưng với hổ thì khác, nó không những không sợ hãi trước uy lực của trời đất mà còn coi đó là một thú vui: “Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”. Cái im lặng say mê trong từ “lặng ngắm” của hổ chứa đựng những sức mạnh chế ngự của một bản lĩnh vững vàng. Nó đang lấy cái tĩnh của một vị chúa tể để chế ngự cái dữ dội của rừng già đại ngàn. Hình ảnh của hổ hiện lên thật phi thường, dũng mãnh.

Câu thơ vừa căng lên đã nhanh chóng tan ra trong tiếng reo ca của cảnh bình minh:

“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”.

Sau ngày mưa bầu trời bình minh tươi sáng hơn. Con hổ càng khẳng định được vị trí của mình. Ban đêm thì nó thức cùng vũ trụ. Ngày mưa nó “lặng ngắm” giang san. Lúc vạn vật thức dậy thì nó say sưa trong giấc ngủ. Hình ảnh của chúa sơn lâm tự do tự tại muốn gì được nấy, hổ có thể chi phối, chế ngự kẻ khác chứ không ai có thể chế ngự được mình.

Dữ dội nhất, say mê nhất là cảnh rừng thời khắc hoàng hôn:

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.

Bức tranh rừng rực rỡ trong gam màu đỏ, đó là màu của máu, màu của ánh sáng mặt trời. Khi chiều tà, ánh mặt trời chuyển sang màu đỏ rực, đó cũng là lúc mặt trời lặn xuống. Nhưng trong con mắt của hổ, thứ ánh sáng bỏng rẫy kia là máu của mặt trời và mặt trời thì đang lịm dần trong cái chết dữ dội. Hổ đang giành lấy quyền lực từ tay vũ trụ để ngự trị.

Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh thiên nhiên, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ với hình ảnh con hổ uy nghi. Nhưng đau xót thay, đây chỉ là cảnh trong dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ. Trước mỗi cảnh thơ đều xuất hiện cụm từ “nào đâu”, “đâu những”, chúng thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi, nỗi xót xa đau đớn trong lòng hổ. Giấc mơ huy hoàng khép lại trong tiếng than: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu".

Bình luận (0)
Ngọc Nguyễn Minh
9 tháng 1 2017 lúc 20:37

Đoạn thơ nằm trong chuỗi hồi ức về những ngày tháng lẫm liệt chốn rừng xanh uy nghi của con hổ. Giữa cảnh núi rừng dữ dội, lộng lẫy nó là vị chúa tể độc tôn. Đoạn thơ dựng lên bốn cảnh rừng tuyệt mĩ: cảnh đêm trăng, cảnh mưa rừng, cảnh bình minh và cảnh hoàng hôn. Mỗi cảnh được thể hiện bằng hai câu thơ, câu thứ nhất tả cảnh rừng, câu thứ hai miêu tả hình ảnh con hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ ấy.

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan“.

“Đêm vàng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ đêm trăng sáng mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như vàng tan chảy trong không gian. Trong đêm trăng, đứng bên bờ suối càng khiến ta cảm nhận hết được sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Mặt nước trong trẻo đón nhận trọn vẹn sắc vàng của trăng càng trở nên lóng lánh kì lạ. Đứng trước khung cảnh ấy, con hổ “say mồi” không chỉ bởi bữa ăn no nê mà còn bởi "uống ánh trăng tan". Đó là một hình ảnh lãng mạn, nó tưởng như mình được chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp của vũ trụ. ‘

Nếu như hình, ảnh đêm trăng thanh bình bao nhiêu thì cảnh mưa rừng dữ dội bấy nhiêu:

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”

Cơn mưa ngàn dữ đội, mịt mờ làm rung chuyển núi rừng, làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Nhưng với hổ thì khác, nó không những không sợ hãi trước uy lực của trời đất mà còn coi đó là một thú vui: “Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”. Cái im lặng say mê trong từ “lặng ngắm” của hổ chứa đựng những sức mạnh chế ngự của một bản lĩnh vững vàng. Nó đang lấy cái tĩnh của một vị chúa tể để chế ngự cái dữ dội của rừng già đại ngàn. Hình ảnh của hổ hiện lên thật phi thường, dũng mãnh.

Câu thơ vừa căng lên đã nhanh chóng tan ra trong tiếng reo ca của cảnh bình minh:

“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”.

Sau ngày mưa bầu trời bình minh tươi sáng hơn. Con hổ càng khẳng định được vị trí của mình. Ban đêm thì nó thức cùng vũ trụ. Ngày mưa nó “lặng ngắm” giang san. Lúc vạn vật thức dậy thì nó say sưa trong giấc ngủ. Hình ảnh của chúa sơn lâm tự do tự tại muốn gì được nấy, hổ có thể chi phối, chế ngự kẻ khác chứ không ai có thể chế ngự được mình.

Dữ dội nhất, say mê nhất là cảnh rừng thời khắc hoàng hôn:

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.

Bức tranh rừng rực rỡ trong gam màu đỏ, đó là màu của máu, màu của ánh sáng mặt trời. Khi chiều tà, ánh mặt trời chuyển sang màu đỏ rực, đó cũng là lúc mặt trời lặn xuống. Nhưng trong con mắt của hổ, thứ ánh sáng bỏng rẫy kia là máu của mặt trời và mặt trời thì đang lịm dần trong cái chết dữ dội. Hổ đang giành lấy quyền lực từ tay vũ trụ để ngự trị.

Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh thiên nhiên, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ với hình ảnh con hổ uy nghi. Nhưng đau xót thay, đây chỉ là cảnh trong dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ. Trước mỗi cảnh thơ đều xuất hiện cụm từ “nào đâu”, “đâu những”, chúng thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi, nỗi xót xa đau đớn trong lòng hổ. Giấc mơ huy hoàng khép lại trong tiếng than: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu".

Bình luận (0)
minh phuong ha
Xem chi tiết
Thảo Phương
18 tháng 1 2018 lúc 17:25
Tác phẩm “Mấy vần thơ” đã cắm một mốc son chói lọi trong nền “Thơ mới” Việt Nam, đã khẳng định vai trò tiên phong của Thế Lữ trong nền thi ca VN hiện đại. Bài thơ “Nhớ rừng” in trong tập “Mấy vần thơ” là bài thơ kiệt tác mang tính hàm nghĩa, có hình tượng tráng lệ, nhạc điệu du dương, lôi cuốn hấp dẫn.
Bài thơ thể hiện tâm trạng nhớ rừng của con hổ bị sa cơ, qua đó nói lên nỗi tủi nhục uất hận bị tù hãm và khát vọng sống tự do. “Nhớ rừng” gồm có năm đoạn thơ, mỗi đoạn thơ là một nét tâm trạng của chúa sơn lâm. Đây là đoạn thơ thứ ba:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
............................................................
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
Nằm trong cũi sắt, chúa sơn lâm “sống mãi trong tình thương nỗi nhớ”...Nhớ cảnh rừng thiêng “bóng cả, cây già” nơi hùm thiêng từng ngự trị, rồi nhớ đến kỉ niệm cuả một thời oanh liệt, nhớ “những đêm vàng bên bờ suối”, nhớ những “ngày mưa chuyển bốn phương ngàn...”, nhớ “những bình minh cây xanh nắmg gội”.... nhớ “những chiều lênh láng máu sau rừng”. Mỗi nỗi nhớ gắn liền với một cảnh vật, một sinh hoạt, một khoảng khắc thời gian. Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển có ít nhiều cách tân sáng tạo.
Trước hết là nỗi nhớ khôn nguôi, nhớ suối, nhớ trăng, nhớ những đêm vàng, nhớ lúc say mồi ung dung thỏa thích bên bờ suối:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mỗi đứng uống ánh trăng tan ?
Hai chữ “nào đâu” phiếm chỉ, hỏi một kỉ niệm đep. Đã lùi vào quá vãng, biết bao nhớ tiếc bâng khuâng. Thơ nên họa, cảnh sắc đầy màu sắc và ánh sáng. Ánh trang chan hòa trên dòng suối tan vào nước suối. Hổ say mồi và say trăng. Hình ảnh đêm vàng bên bờ suối là một ẩn dụ đầy mộng ảo nên thơ. Bức tranh thứ nhất trong bộ tứ bình được Thế Lữ vẽ bằng bút pháp tài hoa gợi lên hình ảnh chúa sơn lâm say mồi trong niềm vui hoan lạc giữa một đêm trăng bên bờ suối.
Bức tranh thứ hai nói lên nỗi nhớ ngẩn ngơ man mác của hổ về những ngày mưa rừng. Hổ ung dung lặng ngắm cảnh giang san nơi mình ngự trị, xúc động cảm thấy giang san đổi mới. Chữ “đâu” lần thứ hai xuất hiện, biểu lộ nỗi lòng tiếc nuối, ngẩn ngơ. Điệp từ “ta” thể hiện niềm tự hào về những kỉ niệm đẹp thuở vùng vẫy ngày xưa:
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới
Bức tranh thứ hai gợi tả một không gian nghệ thuật hoành tráng của giang san chúa sơn lâm mang tầm vóc “bốn phương ngàn”. Kỉ niệm xưa đang mờ dần theo năm tháng, sao không ngẩn ngơ sao không nuối tiếc?
Kỉ niệm thứ ba là giấc ngủ của hổ trong cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng: “Bình minh cây xanh nắng gội” hổ nằm ngủ trong khúc nhạc rừng tưng bừng của tiếng chim ca:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?”
Bức tranh này đầy màu sắc và âm thanh. Có màu hồng của bình minh, màu vàng nhạt của nắng sớm, màu xanh bát ngát cảu cây rừng, có tiếng ca tưng bững của đàn chim. Còn có nhạc của thơ. Các điệp thanh “bình-minh” “tưng-bừng”hòa thanh với vần lưng “ca-ta”như mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc thơ mộng đầu tiên, điệp từ “đâu”với câu hỏi tu từ cất lên như một lới than nhớ tiếc xót xa kỉ niệm đẹp với ngày xưa, nhớ ngày mưa, nhớ bình minh..., rồi hổ nhớ những chiều tà trong khoảnh khắc hoàng hôn chờ đợi. Trong cảm nhận của mãnh hổ trời chiều không đỏ rực mà “lênh láng máu sau rưng”. Mặt trời không lặn mà “chết”. Phút chờ đợi của chúa sơn lâm trong khoảnh khắc chiều tàn và hoàng hôn thật dữ dội. Chúa sơn lâm sẽ chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm để tung hoành. Ngôn ngữ thơ tráng lệ, nghệ thuật dùng từ sắc, mạnh giàu giá trị gợi tả. Bức tranh thứ tư của bộ tứ bình là cảnh sắc một buổi chiều dữ dội, phút chờ đợi “lên đường” của chúa sơn lâm. Nhớ mà xót xa nuối tiếc:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Quá khứ càng đẹp, càng oanh liệt bao nhiêu thì nỗi nhớ tiếc càng đau dáu bấy nhiêu. Xưa là “tung hoành”là “vùng vẫy” nay là “tù hãm” là “nằm dài” trong cũi sắt. Nuối tiếc thời oanh liệt với bao nuối tiếc buồn đau, mãnh hổ sa cơ chỉ còn biết cất lời than:
“Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
Đoạn thơ trên là đoạn thơ hay nhất của bài “Nhớ rưng”. Chúa sơn lâm đã có một quá khứ huy hoàng oanh liệt. Nỗi xót xa tiếc nhớ của nó thể hiện khát vọng sống tự do. Ý tưởng ấy rất đẹp và giàu ý nghĩa đối với con người VN gần tám mươi về trước khi phải sống tủi nhục trong vòng nô lệ lầm than. Ý tưởng ấy mở ra nhiều liên tưởng và lay tỉnh.
Bài thơ “Nhớ rừng” có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Ngôn ngữ thơ giàu hình tượng, màu sắc và âm thanh. Nhạc điệu du dương, trầm bổng. Từ ngữ được sử dụng sắc sảo, đích đáng. Đặc biệt các điệp ngữ “đâu những” “còn đâu” “ta”, các câu hỏi tu từ và câu cảm thán đem đến bao hình ảnh mênh mang.
Cũng là cấu trúc tứ bình nhưng bút pháp của Thế Lữ có nhiều sáng tạo đổi mới. Đâu chỉ có tứ mùa “xuân, hạ, thu, đông”; từ hữu “trúc, mai, lan, cúc”; tứ linh “long, lân, qui, phượng”.v.v...Bức tranh tứ bình trong “Nhớ rừng” rất đa dạng sinh động. Có thời gian nghệ thuật: đêm trăng, ngày mưa, bình minh và chiều tà. Có không gian nghệ thuật: suối và trăng, giang san và bốn phương ngàn, cây xanh nắng gội và tiếng chim ca, sau rừng và mảnh mặt trời gay gắt, có tâm trạng nghệ thuật, bao trùm là nỗi nhớ nuối tiếc của một thời oanh liệt thời xa xưa. Hổ lúc thì say mồi đứng uống ánh trăng ta bên bờ suối lúc thì trầm tư lặng ngắm cảnh giang san qua màn mưa rừng. Có lúc nằm ngủ trong tiếng chim ca bình minh, lại có lúc đợi chờ mặt trời lặn để chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm. Qua đó ta càng thấy rõ đoạn thơ với bức tranh tứ bình được thể hiện bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện độc đáo.
Thơ đích thực để lại dấu ấn tâm hồn nghệ sĩ. Đoạn thơ trên đây đã để lại dấu ấn tâm hồn Thế Lữ tám mươi năm về trước – một hồn thơ lãng mạn tuyệt đẹp.



Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
18 tháng 1 2018 lúc 17:26

Tác phẩm “Mấy vần thơ” đã cắm một mốc son chói lọi trong nền “Thơ mới” Việt Nam, đã khẳng định vai trò tiên phong của Thế Lữ trong nền thi ca VN hiện đại. Bài thơ “Nhớ rừng” in trong tập “Mấy vần thơ” là bài thơ kiệt tác mang tính hàm nghĩa, có hình tượng tráng lệ, nhạc điệu du dương, lôi cuốn hấp dẫn.
Bài thơ thể hiện tâm trạng nhớ rừng của con hổ bị sa cơ, qua đó nói lên nỗi tủi nhục uất hận bị tù hãm và khát vọng sống tự do. “Nhớ rừng” gồm có năm đoạn thơ, mỗi đoạn thơ là một nét tâm trạng của chúa sơn lâm. Đây là đoạn thơ thứ ba:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
............................................................
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
Nằm trong cũi sắt, chúa sơn lâm “sống mãi trong tình thương nỗi nhớ”...Nhớ cảnh rừng thiêng “bóng cả, cây già” nơi hùm thiêng từng ngự trị, rồi nhớ đến kỉ niệm cuả một thời oanh liệt, nhớ “những đêm vàng bên bờ suối”, nhớ những “ngày mưa chuyển bốn phương ngàn...”, nhớ “những bình minh cây xanh nắmg gội”.... nhớ “những chiều lênh láng máu sau rừng”. Mỗi nỗi nhớ gắn liền với một cảnh vật, một sinh hoạt, một khoảng khắc thời gian. Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển có ít nhiều cách tân sáng tạo.
Trước hết là nỗi nhớ khôn nguôi, nhớ suối, nhớ trăng, nhớ những đêm vàng, nhớ lúc say mồi ung dung thỏa thích bên bờ suối:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mỗi đứng uống ánh trăng tan ?
Hai chữ “nào đâu” phiếm chỉ, hỏi một kỉ niệm đep. Đã lùi vào quá vãng, biết bao nhớ tiếc bâng khuâng. Thơ nên họa, cảnh sắc đầy màu sắc và ánh sáng. Ánh trang chan hòa trên dòng suối tan vào nước suối. Hổ say mồi và say trăng. Hình ảnh đêm vàng bên bờ suối là một ẩn dụ đầy mộng ảo nên thơ. Bức tranh thứ nhất trong bộ tứ bình được Thế Lữ vẽ bằng bút pháp tài hoa gợi lên hình ảnh chúa sơn lâm say mồi trong niềm vui hoan lạc giữa một đêm trăng bên bờ suối.
Bức tranh thứ hai nói lên nỗi nhớ ngẩn ngơ man mác của hổ về những ngày mưa rừng. Hổ ung dung lặng ngắm cảnh giang san nơi mình ngự trị, xúc động cảm thấy giang san đổi mới. Chữ “đâu” lần thứ hai xuất hiện, biểu lộ nỗi lòng tiếc nuối, ngẩn ngơ. Điệp từ “ta” thể hiện niềm tự hào về những kỉ niệm đẹp thuở vùng vẫy ngày xưa:
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới
Bức tranh thứ hai gợi tả một không gian nghệ thuật hoành tráng của giang san chúa sơn lâm mang tầm vóc “bốn phương ngàn”. Kỉ niệm xưa đang mờ dần theo năm tháng, sao không ngẩn ngơ sao không nuối tiếc?
Kỉ niệm thứ ba là giấc ngủ của hổ trong cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng: “Bình minh cây xanh nắng gội” hổ nằm ngủ trong khúc nhạc rừng tưng bừng của tiếng chim ca:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?”
Bức tranh này đầy màu sắc và âm thanh. Có màu hồng của bình minh, màu vàng nhạt của nắng sớm, màu xanh bát ngát cảu cây rừng, có tiếng ca tưng bững của đàn chim. Còn có nhạc của thơ. Các điệp thanh “bình-minh” “tưng-bừng”hòa thanh với vần lưng “ca-ta”như mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc thơ mộng đầu tiên, điệp từ “đâu”với câu hỏi tu từ cất lên như một lới than nhớ tiếc xót xa kỉ niệm đẹp với ngày xưa, nhớ ngày mưa, nhớ bình minh..., rồi hổ nhớ những chiều tà trong khoảnh khắc hoàng hôn chờ đợi. Trong cảm nhận của mãnh hổ trời chiều không đỏ rực mà “lênh láng máu sau rưng”. Mặt trời không lặn mà “chết”. Phút chờ đợi của chúa sơn lâm trong khoảnh khắc chiều tàn và hoàng hôn thật dữ dội. Chúa sơn lâm sẽ chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm để tung hoành. Ngôn ngữ thơ tráng lệ, nghệ thuật dùng từ sắc, mạnh giàu giá trị gợi tả. Bức tranh thứ tư của bộ tứ bình là cảnh sắc một buổi chiều dữ dội, phút chờ đợi “lên đường” của chúa sơn lâm. Nhớ mà xót xa nuối tiếc:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Quá khứ càng đẹp, càng oanh liệt bao nhiêu thì nỗi nhớ tiếc càng đau dáu bấy nhiêu. Xưa là “tung hoành”là “vùng vẫy” nay là “tù hãm” là “nằm dài” trong cũi sắt. Nuối tiếc thời oanh liệt với bao nuối tiếc buồn đau, mãnh hổ sa cơ chỉ còn biết cất lời than:
“Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
Đoạn thơ trên là đoạn thơ hay nhất của bài “Nhớ rưng”. Chúa sơn lâm đã có một quá khứ huy hoàng oanh liệt. Nỗi xót xa tiếc nhớ của nó thể hiện khát vọng sống tự do. Ý tưởng ấy rất đẹp và giàu ý nghĩa đối với con người VN gần tám mươi về trước khi phải sống tủi nhục trong vòng nô lệ lầm than. Ý tưởng ấy mở ra nhiều liên tưởng và lay tỉnh.
Bài thơ “Nhớ rừng” có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Ngôn ngữ thơ giàu hình tượng, màu sắc và âm thanh. Nhạc điệu du dương, trầm bổng. Từ ngữ được sử dụng sắc sảo, đích đáng. Đặc biệt các điệp ngữ “đâu những” “còn đâu” “ta”, các câu hỏi tu từ và câu cảm thán đem đến bao hình ảnh mênh mang.
Cũng là cấu trúc tứ bình nhưng bút pháp của Thế Lữ có nhiều sáng tạo đổi mới. Đâu chỉ có tứ mùa “xuân, hạ, thu, đông”; từ hữu “trúc, mai, lan, cúc”; tứ linh “long, lân, qui, phượng”.v.v...Bức tranh tứ bình trong “Nhớ rừng” rất đa dạng sinh động. Có thời gian nghệ thuật: đêm trăng, ngày mưa, bình minh và chiều tà. Có không gian nghệ thuật: suối và trăng, giang san và bốn phương ngàn, cây xanh nắng gội và tiếng chim ca, sau rừng và mảnh mặt trời gay gắt, có tâm trạng nghệ thuật, bao trùm là nỗi nhớ nuối tiếc của một thời oanh liệt thời xa xưa. Hổ lúc thì say mồi đứng uống ánh trăng ta bên bờ suối lúc thì trầm tư lặng ngắm cảnh giang san qua màn mưa rừng. Có lúc nằm ngủ trong tiếng chim ca bình minh, lại có lúc đợi chờ mặt trời lặn để chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm. Qua đó ta càng thấy rõ đoạn thơ với bức tranh tứ bình được thể hiện bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện độc đáo.
Thơ đích thực để lại dấu ấn tâm hồn nghệ sĩ. Đoạn thơ trên đây đã để lại dấu ấn tâm hồn Thế Lữ tám mươi năm về trước – một hồn thơ lãng mạn tuyệt đẹp.

 

Bình luận (0)
Lê Thị Thùy Dung
18 tháng 1 2018 lúc 17:45

Bức thứ nhất là cảnh đêm vàng bên bờ suối:

“Nào đâu nhưng đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”

Hổ gọi những đêm trăng là đêm vàng bởi khung cảnh đầy trăng, con hổ cũng khoác lên mình sắc áo vàng trăng. Cách gọi ấy khiến cho những đêm trăng trở nên huyền ảo hơn. Với hổ giờ đây những đêm trăng ấy quý giá vô ngần bởi đó là đêm tự do và ảo mộng. Hổ say mồi là bản năng của mãnh thú nhưng chúa sơn lâm còn say trăng vàng, sau vì uống ánh trăng tan trong nước suối đại ngàn. Khung cảnh im lặng vừa ghê rợn , vừa kì ảo quyến rũ .Thế Lữ đã miêu tả chân thực tập tính của loài hổ và đem đến cho người đọc những cảm nhận mới lạ. Con hổ cũng biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

Mình copy mạng.xem lấy ý nhak

Bình luận (0)
Ngọcc Ngọcc
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
9 tháng 1 2017 lúc 20:48

Hỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (0)
Thảo Phương
17 tháng 6 2019 lúc 16:03

Tác giá mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để gián tiếp nói lên tám sự của một lớp thanh niên trí thức yêu nước, khao khát tự do, bất hòa sâu sắc với xã hội thực tại, một xà hội thực dân, tay sai tù túng, giả dối, ngột ngạt lúc bấy giờ. Đấy cũng là tâm sự của người dân Việt Nam nói chung trong cảnh nước mất, nhà tan. Những điều tâm sự ấy không được nói thẳng mà phải nói quanh co, bóng bẩy, kín đáo để tránh sự kiểm soát gắt gao của chính quyền thực dân và tay sai. Tinh cảnh và tâm sự của con hổ có những nét tương đồng với tình cảnh và tâm sự của người dân mất nước, mất tự do. Mượn lời con hổ sẽ rất thuận lợi cho việc thê hiện nội dung và cảm xúc của nhà thơ.

Bình luận (0)
Quang Nhân
19 tháng 6 2019 lúc 23:11
Lý do: Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ cảm xúc của mình vì không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn. Tác dụng: Hổ được xem là chúa sơn lâm, là vua của muôn loài, bởi sức mạnh, chí khí của nó. Tác giả mượn lời con hổ cũng là để thể hiện khí phách của một trang nam tử trong hoàn cảnh đất nước đang lầm than, đau khổ cũng giống như con hổ đang bị giam cầm trong không gian chật hẹp của vườn thú. Bộc lộ cảm xúc của tác giả một cách mạnh mẽ, mãnh liệt, đầy ấn tượng khiến cho người đọc tò mò, hứng thú Đồng thời, cũng khơi dậy trong lòng những người con mất nước một nỗi nhục, thức tỉnh ý chí chiến đấu trong họ, để họ vùng lên, vượt thoát khỏi cảnh cầm tù này, trở về với núi rừng với ý chí tung hoành, với vị thế mà một vị chúa sơn lâm nên có. Ấy là khi họ đấu tranh vì đất nước. Thể hiện tinh thần yêu nước thầm kín, tha thiết của Thế Lữ
Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thiết
Xem chi tiết
ánh sáng tương lai
10 tháng 1 2017 lúc 19:23

mk thấy nhân vật ấy dễ thương với cả mk rất thích chuyện đó nữa

Bình luận (0)
Diệp Băng Dao
6 tháng 1 2017 lúc 16:20

Trong truyện Diệp Băng Dao nhìn xinh như thế mà sao lại kêu là ngáo bộ mắt bị lé à?bucquabucqua

Bình luận (0)
Võ Thu Uyên
6 tháng 1 2017 lúc 16:34

Diệp Băng Băng xinh mà... À ko, quá xinh luôn... Nhân vật truyện tranh mk thích đó... bucqua

Hình ảnh có liên quan

Bình luận (0)
Đoàn Thị Thanh hải
Xem chi tiết
Linh Phương
7 tháng 1 2017 lúc 19:28

Hồ Chủ tịch là lãnh tụ cách mạng vô sản kiệt xuất, một chiến sĩ cộng sản lão thành, Danh nhân văn hóa của thế giới. Với dân tộc Việt Nam, Người là Cha, là Bác, là Anh, Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ… (Tố Hữu). Đất nước ta, dân tộc ta tự hào về Hồ Chủ tịch – con người giản dị và vĩ đại – tiêu biểu cho truyền thống bốn ngàn năm lịch sử vẻ vang.

Đầu thế kỉ XX, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành thấu hiểu nỗi nhục nô lệ dưới ách xâm lược của thực dân Pháp nên đã noi gương các sĩ phu tiền bối như Phạn Bội Châu, Phan Chu Trinh… tìm đường cứu nước. Rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) năm 1911, Nguyễn Tất Thành nung nấu ý chí là phải sang tận nước Pháp để tìm hiểu kẻ thù, từ đó có cách chống lại chúng. Ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc đã cống hiến rất nhiều cho phong trào đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thuộc địa bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới và trở thành người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1941, với vốn sống thực tế, với kinh nghiệm dày dặn và trình độ hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lê-nin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, dân tộc ta vùng lên phá tan xiềng xích của chế độ phong kiến suy tàn và ách nô lệ của thực dân Pháp cùng phát xít Nhật, giành lại chủ quyền độc lập, tự do. Ngày 2-9-1945, người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Chủ tịch Hồ Chí Minh.)

Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sáng suốt lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân trường kì kháng chiến và đã kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Nhân dân miền Bắc sau giải phóng phấn khởi bắt tay vào xây dựng đất nước và sát cánh cùng đồng bào miền Nam tiếp tục đấu tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng trí tuệ siêu việt, bằng tấm gương suốt đời phấn đấu, hi sinh vì dân vì nước, đã đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chiến đấu đến cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Lòng nhân ái của Hồ Chủ tịch thể hiện lí tưởng cao cả là một đời phấn đấu, hi sinh để mưu cầu độc lập tự do cho dân, cho nước: Tự do cho tổ quốc tôi, cơm áo cho đồng bào tôi. Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.

Tình yêu thương con người của Bác sâu sắc và rộng lớn. Trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ, Bác thương em bé mới nửa tuổi đã phải theo mẹ vào chốn lao tù (Cháu bé trong nhà lao Tân Dương – Nhật kí trong tù). Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác thương các cháu nhi đồng phải sống khổ sở vì thiếu thốn, vì bom đạn: Nay vì vận nước gian nan, trẻ em cũng phải lầm than cực lòng. Bác luôn quan tâm và yêu thương các cháu với tình cảm chân thành, ruột thịt: Ai yêu nhi đồng, bằng Bác Hồ Chí Minh…

Bác suốt đời cống hiến, hi sinh vì quyền lợi của đất nước và dân tộc: Nâng niu tất cả chỉ quên mình (Theo chân Bác – Tố Hữu). Bác sống giản dị, thanh bạch, không bao giờ nói về mình. Đức khiêm tốn, sự hài hòa giữa tư tưởng vĩ đại và phong thái tự nhiên, hồn hậu, gắn bó chan hòa với con người và thiên nhiên của Bác đã tạo nên sức thuyết phục lớn lao đối với dân tộc và nhân loại. Hồ Chủ tịch là một nhân cách khiêm tốn, giản dị và vĩ đại. Tài năng và đức độ của Bác rất xứng đáng với những danh hiệu cao quý mà cả nhân loại đã tôn vinh: lãnh tụ cách mạng vô sản xuất sắc, chiến sĩ hòa bình, Danh nhân văn hóa thế giới… Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi Bác là kết tinh tinh hoa của bốn ngàn năm lịch sử và thời đại. Bác Hồ là hình ảnh đẹp nhất về một Con Người chân chính.
Bình luận (0)
Lê Thiện Thanh Nga
Xem chi tiết
Linh Phương
7 tháng 1 2017 lúc 19:28

Chỉ khoảng 1 tháng nửa là đã tới ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 rồi. Cứ nghỉ đến năm ngoái vào ngày 20-11 trên con đường tôi đến thăm các thầy cô giáo củ dã dạy tôi năm lớp 6. Đi ngang qua buổi lễ munh72 ngày 20-11 cua trường Nguyễn Du tôi dừng lại một chút ngắm nhìn buổi lễ vừa quya lưng tiếp tục đi, thì xa xa trong tằm mắt tôi hình ảnh của 1 con người thân thuộc vời vốc dáng gầy guộc lướt ngang qua. Tôi quay người lại quan sát kỉ thì ra đó là người cô đã để lại với tôi biết bao kỉ niệm, người cô đã biến tôi từ một cậu bé hư hỏng, ham chơi trở thành 1 cậu học sinh trửng trạt. Sau 6 năm không gặp nay cô đã gầy hơn, đôi mắt cô thăm quần và da cô thêm sần sùi với những đốm đồi mồi mới nở. Nhìn cô thật sơ sát. Tôi mạnh đạng tiến vào gặp cô, bước qua cánh cổng trường luôn mở rộng chào đón tôi. Đối điện trước cô tôi cứ ngỡ cô sẽ không nhớ đứa bé hư hỏng ngày nào. Nhưng tôi đã sai, khi cô gọi tên tôi, tôi vui mừng và súc động, chỉ 1 từ ấy thôi mà cả 1 đòng nước mắt tuông ra. Tôi ráng kiềm chế niềm xúc động và đáp lại với cô 1 chữ “dạ” với giọng rung rung ngọt ngào. Co tiến đến vỗ vai tôi và 2 thầy trò cùng ngồi xuống nhắc lại những chuyện xưa và cô hỏi thâm tình hình học tập hiện nay của tôi. Từng lời của cô là từng giọt nước mắt của tôi chảy ngược vào tim mà tôi đã cố giữ không đễ nó tuông ra mắt. Thế nhưng điều khiến tôi buồn nhất là việc mà cô đã sắp phải về hưu. Cô nói mà nước mắt cô cứ tuông ra:”Cứ nghỉ đến việc không được nhìn thấy những gương mặt kháo khỉnh của mấy cô cậu mới vào lớp 1 thì lòng cô lại dâng lên 1 nổi buồn không tả nổi”. Sau khi chia tay cô vừa bước tôi vừa nghỉ:”Sau mình không đến thâm cô sớm hơn nhỉ, giờ chia tay cô không biết khi nào sẽ gặp lại”. Sau lòng tôi cứ dâng lên 1 nổi niềm không tả xiết.

Bình luận (0)
Diễm Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Văn Thái
4 tháng 1 2017 lúc 20:04

Nhân vật cai lệ là một người:

Độc ác,hống hách,mất hết nhân tính

Là tay sai trung thành cho bọn địa chủ

Không có tình người

Bình luận (0)
Nhung Nguyễn Thị Hồng
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 1 2017 lúc 0:08

Tục ngữ Việt Nam có câu “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Suy ngẫm nhiều, chúng ta thấy đúng là y phục góp phần quan trọng vào vẻ đẹp mỗi con người, góp phần quan trọng vào dáng vẻ thướt tha của phụ nữ. Một trong những kiểu y phục ấy là chiếc áo dài Việt Nam.

Áo dài Việt Nam có từ rất xa xưa, theo từng thời kì lịch sử mà chiếc áo dài có những hình dáng khác nhau và thay đổi theo từng phương. Miền Bắc ngày xưa có kiểu áo dài viền năm tà, miền Trung lại có một kiểu sợi dây cột ngang lưng, miền Nam cũng có áo dài cổ cao theo một cách đặc biệt.

Đến đầu thế kỉ XX, áo dài Việt Nam lần này được thiết kế lại với hai tà ôm sát thân mình. Cách may cắt cũng ngày càng tinh xảo hơn để bớt đi những chỗ lòng thòng, những nếp nhăn, số lượng nhiều tà chỉ còn lại hai tà phía trước và phía sau, sợi dây cột ngang lưng cũng được bỏđi. Theo thời, có lúc tà áo dài đến mắt cá, có lúc tà áo thu lên ngang gần đầu gối, có lúc tà rộng, có lúc tà hẹp.

Những năm đầu thế kỉ này, tà áo dài theo hai khuynh hướng. Phối hợp với y phục phương Tây, các nhà tạo mẫu cho ra đời những kiểu áo dài kéo sau lưng, những kiểu áo trái tim, kiểu cổ truyền. Một khuynh hướng khác là trở về nguồn. Các nhà tạo mẫu dùng những hoa văn hình chim hạc để thiết kế ở thân trước áo dài, cổ áo dài hoặc dùng những hoa văn trên thổ cẩm để làm viền, tạo nên những chiếc áo dài vừa duyên dáng vừa cổ điển, vừa hiện đại. Trang phục kèm áo dài cũng thay đổi theo thời gian như quần màu đen, trắng hòa cùngmàu với áo, khăn đóng ngày nay thay thế bằng vương miện dùng trong ngày cưới của cô dâu.

Nhờ sự khéo léo của những nhà thiết kế, chiếc áo dài Việt Nam đã tôn thêm vẻ đẹp dịu dàng và thể hiện nét kín đáo thiết tha của người phụ nữ. Vì sao vậy? Phần trên thường kín cổ, thể hiện vẻ kín đáo nhưng cũng làm hiện lên bờ vai và đôi tay trắng thon dài của cô gái. Nhờ cắt may khéo léo, phần trên chiếc áo thể hiện nét đẹp khỏe mạnh gọn gàng và thùy mị của cô gái Việt Nam, đồng thời hai tà áo lúc mở lúc khép, quấn quýt theo làn gió, tạo vẻ thướt tha dịu dàng của chiếc áo dài. Nét đẹp đó làm say mê bao văn nhân, thi sĩ Việt Nam, làm say mê bao khách nước ngoài khi giao dịch, tham quan du lịch Việt Nam, nhà thơ Nguyên Sa từng viết:

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát

Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông

Anhvẫn yêu màu áo ấy vô cùng

Thơ anh viết vẫn nguyên màu lụa trắng!

Cốnhạc sĩ Văn Cao cũng đưa hình ảnh áo dài Việt Nam vào trong bài “Bến xuân” của mình: Tà áo em rung trong giấc mộng ngập ngừng ngoài bến xuân.

Hiện nay, tuy nước ta đã theo nhiều trào lưu y phục phương Tây nhưng phụ nữ Việt Nam vẫn không quên giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của chiếc áo dài. Trong vài thập niên gần đây, tà áo dài đã' là đồng phục quy định của nhiều công sở và trường học. Ngay cả những dịp quan trọng như ngày Tết, ngày lễ, ngày cưới, người ta cũng dùng áo dài làm trang phục chính. Với những loại vải quí phái, chất liệu đặc biệt như tơ tằm, lụa với màu sắc lộng lẫy hoặc nhu hòa, chiếc áo dài làm tăng thêm vẻ sang trọng và tươi đẹp cho người phụ nữ Việt Nam.

Áo dài Việt Nam là một trong những nét đẹp truyền thông, gắn liền với phong tục và văn hóa của người Việt Nam. Bảo vệ nét đẹp áo dài Việt Nam là bảo vệ văn hóa và phong tục của ta vậy.

Bình luận (0)
Thảo Phương
3 tháng 1 2017 lúc 13:19

1. Mở bài: Giới thiệu chung về áo dài (Là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Chúng ta hãnh diện về chiếc áo dài và trân trọng nâng nó lên hàng quốc phục hoặc gọi tên một cách hình ảnh là chiếc áo dài quê hương).

2. Thân bài.

a. Nguồn gốc: Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thuỷ ra đời từ bao giờ, hình dáng ban đầu của nó ra sao? Trong cuốn sách Kể chuyện chín mùa, mười ba vua triều Nguyễn của ông Tôn Thất Bình (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1997) có ghi lại là chiếc áo dài được hình thành từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Như vậy, chiếc áo dài được ra đời từ thế kỉ thứ 18. Tuy ban đầu còn thô sơ nhưng đã rất kín đáo.

b. Chất liệu: Có thể may bằng nhiều loại vải, thông dụng là gấm, lụa, the … Các quan chức thì mới cho dùng xen the, đoạn … còn gấm vóc và các thứ rồng phượng thì dành cho các vua, chúa, vương công.

c. Kiểu dáng chiếc áo: Theo Tôn Thất Bình đã dẫn ý kiến của Lê Quí Đôn viết trong Phủ biên tạp lục để khẳng định rằng chúa Nguyễn Phúc Khoát là người đầu tiên phác thảo ra hình hài chiếc áo dài ViệtNam.

Ngày xưa: Đối với người phụ nữ Việt Nam trước đây, trang phục dân tộc là chiếc áo tứ thân màu nâu non đi chung với váy đen, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ, thêm vào đó là những chiếc thắt lưng màu thiên lí hay màu đào.

- Lễ phục thì có những tấm áo mớ ba. Đó là loại áo dài gồm 3 chiếc: ngoài cùng là chiếc áo tứ thân bằng vải the thâm màu nâu non hoặc tam giang; chiếc áo thứ hai có màu mỡ gà, chiếc thứ ba là màu cánh sen. Khi mặc những chiếc áo dài này, các cô thường chỉ cài cúc cạnh sườn. Phần từ ngực áo đến cổ chỉ lật chéo để lộ ba màu áo ra ngoài. Bên trong là chiếc yếm đào đỏ thắm, đầu đội nón quai thao trong rất duyên dáng, kín đáo. Viên cố đạo người Italia tên là Bô - ri sống ở Việt Nam từ năm 1616 đến năm 1621 đã viết một tập kí sự, trong đó ông ghi những nhận xét về phụ nữ Việt Nam như sau: “Ao quần của họ có lẽ kín đáo nhất vùng Đông Nam Á”.

- Thường phục may áo cổ đứng, ngắn tay, cửa ống tay có thể rộng hẹp tuỳ ý. Áo thì từ hai bên nách trở xuống phải khâu kín, không cho xẻ mở.

- Lễ phục thì may áo cổ đứng dài tay , vải xanh, chàm hoặc đen, trắng tuỳ nghi. Cổ áo có thể viền và lót. Cũng kể từ thế kỉ 18, các phụ nữ biết thêu thùa hoa lá quanh cổ áo để tăng thêm vẻ đẹp, chất liệu vải ngày càng tốt hơn.

Ngày nay: Chiếc áo dài được dần dần thay đổi và hoàn thiện hơn. Đầu thế kỉ 20, phụ nữ Việt Nam chỉ mặc có một chiếc áo dài, bên trong là chiếc áo cộc và thay chiếc váy bằng chiếc quần dài. Tuỳ theo lứa tuổi, chiều dài áo buông xuống dài ngắn khác nhau, lúc thì đến đầu lúc thì chấm bàn chân. Bà Trịnh Thục Oanh, hiệu trưởng Trường nữ Trung học Hà Nội, đã làm một cuộc cách mạng cho chiếc áo dài ViệtNam. Bà thiết kế phần eo sao cho chiếc áo dài ôm sát đường cong mềm mại trên cơ thể người phụ nữ để tạo nên một sức hấp dẫn mới mẻ, tràn đầy xuân sắc. Cho đến nay, chiếc áo dài truyền thống tương đối ổn định.

d. Ý nghĩa: Giờ đây chiếc áo dài của phụ nữ đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Đó là niềm tự hào của trang phục dân tộc. Nó vừa kín đáo, vừa e ấp, vừa khêu gợi được những nét đẹp kiều diễm, mảnh mai của người phụ nữ ViệtNam.

Chiếc áo dài ngoài vẻ đẹp văn hoá còn có một ý nghĩa đạo lí. Người xưa dạy rằng: Hai tà áo (hai vạt) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu. Cái yếm che trước ngực nằm giữa những chiếc áo ngoài tượng trưng cho hình ảnh mẹ ôm ấp con vào lòng. Năm khuy cài nằm cân xứng trên năm vị trí cố định, giử cho chiếc áo ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người là: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Khi mặc áo dài tứ thân người ta thường buộc hai vạt trước lại với nhau cho chiếc áo cân đối tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng chung thuỷ bên nhau.

3. Kết bài: Ngày nay có nhiều kiểu áo thời trang của nước ngoài du nhập vào nước ta, nhưng trang phục truyền thống, chiếc áo dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ ViệtNam. Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục. Đó là tâm hồn, cốt cách của người Việt gửi vào vẻ tha thướt, quyến rũ của chiếc áo.

Bình luận (0)