Tập làm văn lớp 7

Dân Nguyễn Chí
Xem chi tiết
Trần Khởi My
19 tháng 3 2017 lúc 13:23

ý chính ngắn gọn nha bn

Ba thứ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống của con người, đó là không khí , lương thực, thực phẩm và nước uống, đặc biệt là nước chiếm 2/3 cơ thể con người. Rừng là nguồn chủ yếu có thể tạo ra ba thứ đó :
-Rừng hút khí Cacbonic và thải ra oxy rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người. Rừng giống như một cỗ máy lọc không khí khổng lồ.
-Lá cây có chất diệp lục có thể tiếp nhận ánh sáng mặt trời để tạo ra chất hữu cơ cung cấp thức ăn cho muôn loài. Rừng tạo mùn cho đất, làm cho đất màu mỡ, có thể trồng cây lương thực, thực phẩm cung cấp cho nhu cầu thiết yếu cuộc sống con người.
-Rừng chống xói mòn, giữ đất, giữ nước, nếu không có rừng đất dần dần sẽ xói mòn, chất dinh dưỡng sẽ trôi hết xuống biển , nước ngầm, nước ngọt ở các sông, suối trên đất liền sẽ bị cạn kiệt. Cuộc chiến tranh dành nước " uống " sẽ xảy ra trên khắp thế giới. . .trái đất đang nóng dần lên, con người càng phá rừng càng đẩy nhanh quá trình sa mạc hóa bề mặt trái đất.
Chúng ta hãy bảo vệ rừng, tuyên truyền cho mọi người tăng cường trồng rừng trên bất kỳ diện tích đất nào có thể, để cứu lấy sự sống của nhân loại.

Bình luận (0)
asuna
22 tháng 4 2017 lúc 21:14

Bài làm

Dân dân ta từ xưa có câu: “ Rừng vàng biển bạc” đã cho thấy rằng thiên nhiên không chỉ ưu ái ban tặng cho nước ta “ biển bạc” mà còn có cả “rừng vàng” – có nhiều khoáng sản vật chất có thể phục vụ cho đời sống con người. Nếu ví Trái Đất là con người thì rừng sẽ là phổi cho Trái Đất, lá phổi xanh khổng lồ hằng ngày đều cung cấp oxi cho những sự sống trên Trái Đất. Rừng không chỉ cung cấp cho con người những của cải vật chất, cung cấp không khí… Do đó, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của con người chúng ta.

Ngày nay, đi đôi với sự phát triển của ngành công nghiệp, nhà máy là những làn khói màu đen thải ra từ các nhà máy, bụi bẩn từ các ô tô, xe máy, … đã và đang dần dần làm ô nhiễm không khí. Nhưng nhờ có rừng – lá phổi xanh của Trái Đất thực hiện quá trình hút các khí cacbonic thải ra khí oxi mà không khí được thanh lọc ít nhiều, nhờ vậy mà số người bị bệnh hô hấp cũng ít đi. Rừng là tập hợp vô số các cây xanh, nhờ những bộ rễ chắc khỏe, những tán cây lá rộng nên khi trời mưa đất không bị xói mòn, rửa trôi, giảm được nguy cơ gây ra lũ lụt gây nguy hại đến tính mạng con người, nhà cửa,… ở những nơi gần rừng. Nhờ những tán lá dày, mà khi trời nổi gió lớn thì sẽ là nơi vững trãi chắn gió. Rừng đã luôn giúp cho con người chống lại thiên tai khắc nghiệt.

Rừng cung cấp cho con người gỗ để phục vụ cho đời sống, cung cấp nguyên liệu làm mặt hàng xuất khẩu trong và ngoài nước, là nơi cho con người chúng ta những dược liệu quý, những loại cỏ có hương thơm, dầu thực vật, thịt thú rừng, … Lấy ở thực tế ta có thể thấy nhiều khu rừng tự nhiên như rừng ở Hà Tĩnh rất đa dạng, có nhiều loại gỗ quý như liêm xanh, sến, táu, đinh, gụ, … và nhiều loại thú quý hiếm như hươu đen, dê sừng thẳng, gà lôi và nhiều loài bò sát khác. Rừng còn là nơi bảo tồn thiên nhiên, là khu du lịch, khu di tích, là nơi nghiên cứu khoa học như Vườn Quốc gia Vũ Quang ở huyện Vũ Quang và Hương Khê có khoảng 300 loại thực vật và nhiều loại động vật quý hiếm, ở khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ có 19 loại chim được ghi vào sách đỏ Việt Nam, rừng Cúc Phương ở Ninh Bình, rừng cấm Nam Các Tiên ở miền Đông Nam Bộ,…

Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống và sản xuất : làm trong sạch môi trường, lọc không khí, hút các chất độc hại, là nơi chắn gió, chống hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất, cung cấp nguyên liệu làm đồ gia dụng, làm phương tiện giao thông, làm mặt hàng xuất khẩu trong và ngoài nước, là khu du lịch, nơi bảo tồn thiên nhiên và môi trường, là nghiên cứu khoa học, văn hóa, khu di tích. Nhưng giá trị kinh tế của rừng và việc bảo vệ môi trường là hai thứ đối nghịch nhau. Vì thế nên hiện nay, nhiều người đang chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt mà xem nhẹ việc bảo vệ rừng. Giống như những gì báo chí, thời sự vẫn hay đưa tin, vẫn hay đả động đến rằng nạn chặt phá, khai thác rừng bừa bãi, không có kế hoạch cụ thể về việc tái tạo lại chỗ rừng đã khai thác đang hoàn hành, vệc lấn chiếm đất để làm nương rẫy diễn ra ở nhiều nơi như rừng Hóa Sơn ở tỉnh Quảng Bình thì “ lâm tặc” hoàng hành một cách ngang nhiên, hay vụ phá rừng Khu bảo tồn thiên nhiên núi Ông huyện Tánh Linh, ở rừng Thượng Quảng cũng xảy ra nạn phá rừng một nghệm trọng, ở rừng Tây Nguyên trong vòng 5 năm, đã mất đến hơn 130 nghìn rừng,…Mỗi ngày một ít, mỗi lúc một chút, dần dần thì những khu rừng ban đầu phủ một màu xanh phút chốc lại trở thành những đồi trọc, những khu đất bị bỏ hoang. Ở Việt Nam theo thống kê thì diện tích đất có rừng che phủ hiện nay đã giảm rất nhiều so với năm 1945.

Phá rừng còn là một nhân tố góp phần vào sự nóng lên toàn cầu và được coi là một trong những nguyên nhân chính của hiệu ưng nhà kính. Ở những khu vực phá rừng, đất tăng nhiệt nhanh và thời tiết trở nên nóng hơn, điều này kích thích sự bốc hơi của đất, từ đó hình thành các đám mây và dẫn đến lượng mưa sẽ gia tăng. Các nhà khoa học cho biết phá rừng nhiệt đới sẽ làm 1,5 tỉ tấn khí cacbonic được thải vào không khí mỗi năm. Vòng tuần hoàn của nước cũng bị ảnh hưởng khi rừng bị phá. Cây hút nước trong lòng đất và giải phóng vào không khí. Khi rừng bị phá bỏ, cây không còn làm bay lượng hơi nước này, điều nay khiến khí hậu khô hạn hơn rất nhiều. Phá rừng làm giảm lượng nước trong đất, lượng nước ngầm và độ ẩm trong không khí, còn làm giảm độ kết dính của đất, từ đó sẽ dẫn tới các hiện tượng xói mòn, lũ lụt, lỡ đất. Ở một cao nguyên của Trung Quốc, do bị mất rừng từ hàng nghìn năm trước, tạo ra các thung lũng xẻ rạch hình thành nên trầm tích khiến nước sông Hoàng Hà có màu vàng và gây lũ lụt ở các nhánh sông thấp.Không còn rừng thì nơi đâu có hệ sinh thái tự nhiên phù hợp với điều kiện sống và phát triển của nhiều loài động, thực vật xưa nay vốn dĩ đã quen cuộc sống hoang dã. Rừng cũng có ảnh hưởng đến ngành du lịch ở nước ta nên nếu không có rừng thì nền kinh du lịch sẽ bị ảnh hưởng.

Vậy đấy, rừng bị phá hoại sẽ dẫn đến hậu quả vô cung nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến với đời sống, sản xuất của con người. Phá rừng không chỉ đem lại hậu quả lớn cho thế hệ chúng ta mà còn làm ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của chúng ta nếu chúng ta không biết dừng lại kịp thời và nhanh chóng cải tạo phủ xanh đồi trọc. Là một học sinh, em đã ý thức được về tầm quan trọng của rừng đối với đời sống con người bằng những hành động chung tay vào việc bảo vệ rừng như tham gia vào các hoạt động trồng thêm cây xanh để phủ xanh đồi trọc, tuyên truyền với mọi người về tầm quan trọng của rừng về việc bảo vệ rừng và hậu quả nghiêm trọng nếu như rừng bị phá hoại,…

Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người và sản xuất, nếu rừng bị phá hoại thì con người cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

 

Bình luận (0)
Lê Thị Ngọc Duyên
1 tháng 5 2017 lúc 9:00

Suốt chiều dài Tổ quốc, từ mục Nam Quan cho tới mũi Cà Mau đâu đâu cũng có rừng. Những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc, Trường Sơn,miền Đông Nam Bộ… Những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã, Cần giờ, U Minh… là nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá đã tồn tại từ bao đời nay. Tục ngữ có câu “ Rừng vàng, biển bạc”, quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng, cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, rừng gắn bó thân thiết với con người:
“ Núi giăng thành lũy thép dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”
( Tố Hữu)
Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp.Núi rừng Trường Sơn với con đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đau thương và oanh liệt.
Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm giấy, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thậm chí, phút cuối của đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của rừng…Cảnh quang đẹp đẽ của rừng cùng với không khí trong lành là cơ sở cho những tua du lịch xanh cho thỏa trí tò mò mà biết bao người muốn khám phá, đem lại cho ta những phút thư giãn tuyệt vời sau những ngày làm việc, học tập căng thẳng.
Rừng còn là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Các loại cấy quý hiếm có thể trị được các bệnh nan y thường có trong rừng sâu.Ngoài ra,từ những cảnh rừng già, rừng nguyên sinh ấy còn là nơi nuôi dưỡng của các loài vật quý phục vụ cho con người như hổ,báo, hươu,nai… và cả những động, thực vật nằm trong sách đỏ cũng chọn rừng làm nơi sinh sống.
Nhưng quan trọng hơn hết, rừng chính là môi trường cho loài người, các quá trình quang hợp của cây xanh liên tục xảy ra, cây hút khí cacbonic và nhả ra khí Oxi, một thứ rất cần thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là “ nhà máy lọc bụi tối tân nhất”. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động thiên tai. Rừng cản lũ, lụt, rừng chống sa mạc hóa, rừng ngăn cát, rừng giữ đất giữ nước…
Rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Diện tích rừng của nước ta ngày càng bị thu hẹp một cách đáng lo ngại, một phần bởi nạn “lâm tặc” phá rừng lấy gỗ quý, làm giàu bất chính, một phần bởi sự kém hiểu biết của người dân địa phương phá rừng lấy đất trồng trọt. Cũng cách làm thô sơ, lạc hậu như đốt rừng, làm nương rẫy, đốt ong lấy mật… chỉ sơ ý một chút là gây ra tổn hại khôn lường, hàng ngàn hécta rừng nguyên sinh bị cháy rụi, hàng ngàn động vật bị tiêu diệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ… thế mấy trăm năm nữa mới khôi phục lại được những cánh rừng như thế ?
Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng.Khai thác lâm sản rừng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ … và lấy đâu ra “ rừng vàng” cho con cháu mai sau ?!
Rừng thực sự bị đe dọa. Cái chết của những cánh rừng đang báo động hiểm họa với nhân ***** nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ chính môi trường sống của chính con người. Hi vọng màu xanh của rừng sẽ trở lại. của chúng ta được trong lành và con tim chúng ta sẽ nghe được nhạc rừng từ những giọng chim ca …

Bình luận (0)
Dân Nguyễn Chí
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
19 tháng 3 2017 lúc 13:24

Trong ăn mặc, sinh hoạt thường ngày, Bác Hồ giản dị thế nào ta hằng biết và truyền tụng. Ăn thì vẫn cà pháo, tép đồng kho, rau muống luộc; hạt cơm vô ý rơi vãi thì nhặt bỏ vào mâm... Mặc thì, đại lễ có bộ ka-ki, ngày thường bộ bà ba mầu nâu lụa Hà Ðông, đi guốc gỗ hay dép cao-su. Tiện nghi thì rất ít, đơn sơ: giường gỗ, màn cá nhân, chiếc quạt nan, ở trong ngôi nhà gỗ cất khiêm nhường tại một góc vườn. Trên bàn làm việc, Bác không bày biện nhiều đồ, chỉ là tiện nghi tối thiểu để đọc, viết. Kể sao hết những chuyện như thế trong đời sống phong phú nhưng rất giản dị của Bác. Mỗi lần được nghe, được thấy những chuyện, những cảnh ấy, lòng chúng ta xiết bao cảm động, bởi rất tự nhiên, ta so sánh, tự vấn với cuộc sống trong xã hội, trong đó có bản thân ta.

Khi Bác nói về đường lối, chính sách, chủ trương với quần chúng cũng hết sức giản dị, dễ hiểu.

Bình luận (0)
Dân Nguyễn Chí
Xem chi tiết
Trần Khởi My
19 tháng 3 2017 lúc 13:21



Các bạn ạ!
Việc học tập rất cần thiết đối với mỗi con người. Muốn có cuộc sống tốt đẹp thì phải học tập. Cuộc sống đang đi lên, đất nước ta có nhiều thầy giỏi, thợ lành nghề, kỹ sư và bác sĩ tài năng đã đóng góp không ít năng lực và sức lực của mình cho đất nước. Nếu lúc trẻ họ không chịu khó học tập thì làm sao trở thành những con người có ích cho đất nước như thế? Nếu lúc trẻ không học thì làm sao họ có thể trở thành người tài giỏi...?

Các bạn hãy nghĩ xem! Những người thất nghiệp hiện nay phần lớn là những người học ít, họ sẽ chán nản biết bao. Một số người không tự chủ sa vào các tệ nạn xã hội, cuộc đời họ sẽ không còn ý nghĩa, gia đình họ sẽ đau khổ biết chừng nào. Vậy thì chúng ta hãy không giẫm lên dấu chân lạc lối ấy. Hãy tránh xa con đường đầy bóng tối mà họ đã đi qua. Khi bạn đã vào tuổi xế chiều thì lúc ấy bạn muốn học thì đâu còn kịp nữa. Tuổi trẻ đã đi qua, thời gian sẽ không có để bạn học tập. Tất nhiên bạn sẽ không làm chủ được số phận của mình, không làm chủ được cuộc đời mình và tất nhiên bạn sẽ không giúp ích được gì cho gia đình cũng như xã hội. Điều quan trọng là chúng ta phải thức tỉnh đúng lúc. Phải thấy cái sai để rút kinh nghiệm trong cuộc sống lao động và học tập. Tuy bây giờ khó khăn, gian khổ nhưng sau này ta hạnh phúc biết bao. Tương lai của con người không dễ gì tươi sáng nếu thiếu đi việc học tập ngày từ hồi còn trẻ. Vậy việc học tập khi còn trẻ thật quan trọng biết nhường nào.

Nói tóm lại, việc học rất cần thiết cho cuộc đời của bạn, của tôi, của tất cả thế hệ trẻ chúng ta hôm nay. Chúng ta cần thấy rằng: không có thành công nào tự đến mà không trải qua một quá trình kiên trì học tập. Vậy nên chúng ta phải không ngừng học tập để trở thành người có ích.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Tân
4 tháng 2 2018 lúc 21:03

Tuy nhiên, hiện nay một số bạn lại lơ là việc học tập, chỉ biết ước mơ mà không chịu cố gắng để đạt được ước mơ. Các bạn hiện còn rất trẻ, nếu không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

Thật vậy, cuộc sống ngày càng tiên tiến và hiện đại nên luôn cần những người tài, có tri thức. Dù bạn làm bất kỳ công việc gì, từ một bác sỹ, kỹ sư, thầy cô giáo hay cả những người thợ, công nhân và nông dân, muốn làm được đều phải có tri thức. Bạn đừng nghĩ một người nông dân chỉ biết cày cấy, cuốc đất làm ruộng hay một người công nhân chỉ biết khuân vác, làm những việc dựa vào sức lực là có thể tồn tại được. Nếu không có tri thức, bạn sẽ bị lệ thuộc vào kẻ khác, bị cuộc sống xô đẩy mà sẽ không tìm được những gì mình mong muốn. Do đó mà lúc nào bạn cũng thấy mình bị đối xử bất công và sống trong khổ sở.

Lịch sử cho thấy, hầu hết những người có tri thức luôn được tôn trọng và đề cao. Họ là những người làm được nhiều việc lớn cho xã hội. Ngay từ xưa, các vị anh hùng lãnh đạo chống ngoại xâm cho dân tộc như: Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ...tất cả đều là những người chịu khó học tập từ nhỏ, lớn lên có tri thức, có tài mới làm được những việc lớn, lập các chiến công vĩ đại nên để lại tiếng thơm muôn đời cho con cháu...Hay ngày nay, chỉ những học sinh siêng năng học giỏi sau này mới có thể có những phát minh cho nhân loại, làm việc lớn cho đời. Nếu đọc tiểu sử của những người như vậy bạn sẽ thấy tất cả họ đều là những người cần cù học tập chịu khó ngay từ lúc còn trẻ.

Nước ta ngày xưa sống trong xã hội phong kiến, nhà nước không quan tâm đầu tư giáo dục, không quan tâm nâng cao dân trí nên hầu hết người dân không có tri thức. Đất nước do vậy mà nghèo nàn, lạc hậu. Những người dân nghèo khổ lại phải chịu sự tác động, chi phối của cuộc sống và bị xã hội vùi dập nhưng chỉ biết than thân, trách phận mà không biết làm thế nào để thoát khỏi số phận long đong ấy. Đặc biệt, đối với người phụ nữ, họ không được học hành nên việc họ bị áp bức, trà đạp là chuyện tất yếu. Chỉ những người phụ nữ có hiểu biết, có tri thức thì mới ý thức được thân phận, cuộc đời mình. Họ tìm được cho mình con đường đi đúng. Ngày xưa, Hai bà Trưng đã đứng lên dựng cờ khởi nghĩa thắng lợi, Hồ Xuân Hương dù bị xã hội đùn đẩy nhưng bà vẫn ý thức dược thân phận của mình. Họ làm được điều đó cũng chỉ là do họ có tri thức. Vậy nên muốn có cuộc sống như ý muốn, không gì khác ngoài bạn phải có tri thức. Mà muốn có tri thức lạ phải học ngay lúc sớm nhất có thể.

Có thể tuổi trẻ bạn ham chơi, bởi theo bạn có nhiều thứ lôi cuốn hấp dẫn hơn việc học nhiều. Bạn cho rằng những trò chơi điện tử trên máy tính, những cuộc đi chơi với bạn bè...là những việc lí thú hơn cả vì chúng mang lại cho bạn nhiều niềm vui thích, hứng khởi hơn là ngồi vào bàn học với đống sách vở nhàm chán. Thế nhưng bạn ơi! Hãy nghĩ lại! đừng chỉ nhìn thấy những lợi ích, thú vui trước mắt mà quên đi những ước mơ, hoài bão sau này đang chờ bạn thực hiện. Nếu bạn không học, bạn sẽ nhanh chóng tạo ra cho mình một lỗ hổng lớn về kiến thức mà khó bù đắp lại được. Bạn sẽ nhanh chóng chán nản việc học. Điều đó là cực kỳ nguy hiểm cho tương lai của bạn. Có thể tuổi trẻ còn dài nhưng thời gian trôi đi không trở lại, bạn sẽ không làm được việc của ngày hôm nay nếu ngày hôm nay trôi qua. Đời người chẳng bao lâu, nếu không học thì sau này bạn sẽ không còn cơ hội học tập nữa. Đừng để sau này hối hận và cất lên những trường khúc: "Giá như ngày trước mình...". Tất cả không trở lại bạn ạ. Vậy nên, chúng ta phải học, học để biến những ước mơ của mình thành sự thật. Phải chịu khó và hi sinh những thú vui không có lợi cho việc học. Bởi chỉ có học thì mai này lớn lên mới đủ khả năng làm được những việc có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội và tương lai sẽ rộng mở với chúng ta. Bây giờ vẫn chưa là muộn, tất cả đều có thể, hãy chăm chỉ học tập và chúng ta sẽ làm được điều mình muốn!
Bình luận (6)
Hung Pham
25 tháng 2 2018 lúc 22:44

Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết 1 bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích (bài 4) Trong cuộc sống, một trong những bí quyết giúp chúng ta thành công ở tương lai là sự bền bỉ, kiên trì học tập. Nếu khi còn trẻ không chịu học tập thì lớn lên chẳng có tương lai. Các bạn ạ! Việc học tập rất cần thiết đối với mỗi con người. Muốn có cuộc sống tốt đẹp thì phải học tập. Và cũng chỉ có học tập thì lớn lên mới trở thành người có ích trong xã hội, giúp ích được cho đời. Việc học tập không bao giờ đem kết quả xấu cho chúng ta. Các bạn biết không? Hiện nay việc học trở thành vấn đề thiết yếu của cuộc sống. Học để làm người, học để có kiến thức và kỹ năng. Học để đáp ứng nhu cầu của thời đại. Bạn ơi, hãy bình tĩnh nhìn ra ngoài xã hội. Cuộc sống đang đi lên, đất nước ta có nhiều thầy giỏi, thợ lành nghề, kỹ sư và bác sĩ tài năng đã đóng góp không ít năng lực và sức lực của mình cho đất nước. Và chắc chắn rằng cuộc đời của họ sẽ hạnh phúc biết bao. Nếu lúc trẻ họ không chịu khó học tập thì làm sao trở thành những con người có ích cho đất nước như thế? Nếu lúc trẻ không học thì làm sao họ có thể trở thành người tài giỏi.? Các bạn hãy nghĩ xem! Những người thất nghiệp hiện nay phần lớn là những người học ít, họ sẽ chán nản biết bao. Một số người không tự chủ sa vào các tệ nạn xã hội, cuộc đời họ sẽ không còn ý nghĩa, gia đình họ sẽ đau khổ biết chừng nào. Vậy thì chúng ta hãy không giẫm lên dấu chân lạc lối ấy. Hãy tránh xa con đường đầy bóng tối mà họ đã đi qua. Chúng ta muốn có một đời sống tự lập, không tẻ nhạt, một cuộc đời có ý nghĩa thì bây giờ không nên lơ là học tập. Một người khi còn trẻ không học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích, làm việc gì cũng phạm sai lầm vì thiếu đi nguồn tri thức của sự học tập. Điều ấy sẽ làm bạn sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế và suốt đời không bao giờ hạnh phúc được. Nếu như lúc ấy bạn muốn học thì đâu còn kịp nữa. Tuổi trẻ đã đi qua, thời gian sẽ không có để bạn học tập. Tất nhiên bạn sẽ không làm chủ được số phận của mình, không làm chủ được cuộc đời mình và tất nhiên bạn sẽ không giúp ích được gì cho gia đình cũng như xã hội. Vậy thì lí gì bây giờ bạn lơ là học tập. Chúng ta không để bất cứ một nguyên nhân nào tác động đến việc học, không để thời gian trôi qua vô ích, phải khắc phục mọi khó khăn, gian khổ để học. Nếu vì khó khăn trong cuộc sống mà bạn lơ là học tập thì bạn là người hèn nhát trước cuộc đời. Bạn phải cố gắng vượt qua để học tốt. Còn nếu những trò chơi vui thú như bi da, điện tử hay lối sống xa hoa làm bạn xao lãng việc học thì bạn là người có tội với cha mẹ, có tội với tổ tiên, có lỗi với nhà trường và xã hội, bạn là người liều lĩnh, mù quáng, có ý phạm sai lầm. Vậy thì bạn phải thức tỉnh lại ngay! chưa muộn đâu các bạn ạ! Bây giờ bạn tỉnh ngộ vẫn còn kịp vì mình đang còn trẻ: Ai chiến thắng mà không hề chiến bại Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần. (Tố Hữu) Điều quan trọng là chúng ta phải thức tỉnh đúng lúc. Phải thấy cái sai để rút kinh nghiệm trong cuộc sống lao động và học tập. Tuy bây giờ khó khăn, gian khổ nhưng sau này ta hạnh phúc biết bao. Không ai có thể thành tài mà khi còn trẻ không học tập. Không ai trở thành bậc thầy mà họ là những người không có tri thức. Tương lai của con người không dễ gì tươi sáng nếu thiếu đi việc học tập ngày từ hồi còn trẻ. Vậy việc học tập khi còn trẻ thật quan trọng biết nhường nào. Đúng như người xưa đã nói: "Không học, không khôn, không theo kịp thời thế, dầu đạo đức như thánh hiền thời xưa cũng đều bị đào thải trên trường cạnh tranh và xua đuổi vào hàng liệt bại mà thôi". (Phan Quỳnh - Thượng chi văn tập) Đặc biệt: "Khi còn trẻ học tập cho thành tài là cách tốt nhất trong trường hợp tỏ ra yêu nước". (Giáo sư Hoàng Xuân Hãn) Nói tóm lại, việc học rất cần thiết cho cuộc đời của bạn, của tôi, của tất cả thế hệ trẻ chúng ta hôm nay. Chúng ta cần thấy rằng: không có thành công nào tự đến mà không trải qua một quá trình kiên trì học tập. Phải có nghị lực vươn lên trong cuộc sống và một ước mơ cháy bỏng thì mới có tương lai. Chúng ta không ngừng học tập để trở thành người có ích.

Bình luận (0)
Tử Đằng
Xem chi tiết
Tử Đằng
19 tháng 3 2017 lúc 13:07
Bình luận (0)
Thảo Phương
7 tháng 4 2017 lúc 21:44

Câu 1:I/MB:
- Nêu vắn tắt khái niệm của ca dao dân ca.
- Từ đó giới thiệu câu ca dao dân ca: "Nhiễu điều phủ lấy giá guơng
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
- Nêu ý nghĩa của câu ca dao dân ca đó.
- Dẫn đến thân bài.
II/TB:
1. Giải thích nghĩ đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:
" Nhiễu " là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. " Điều " là màu đỏ. " Nhiễu điều " là một thứ vải quý, đựơc dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những đồ quý. " Giá gương " là cái khung bằng gỗ để ngừơi ta đặt cái gương lên...
Thông qua những hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm của câu ca dao múôn ca ngợi những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. Hãy nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, để rồi nhiệt tình cứu giúp nhau...
2. Ý nghĩa của câu ca dao dân ca trên
3. Truyền thống đã đựơc nhân ta thể hiện như thế nào?
- Tình làng nghĩ xóm...
- Mọi ngừơi tương trợ lẫn nhau qua chiến dịch "Mùa hè xanh"...
- Giúp đỡ đồng bào bị lũ lũt...
4. Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thến ào trong gia đình, nhà trường?
- Thể hiện lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết qua những việc gì?
- Còn ngoài xã hội? (nêu dẫn chứng)
III/ KB:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
- Từ đó rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2:THAM KHẢO TRÊN MẠNG NHÉ

Bình luận (0)
Hung Pham
25 tháng 2 2018 lúc 22:38

Ca dao tục ngữ từ xưa đến nay vẫn luôn là những bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đúc kết để lại cho con cháu. Chúng không cũ đi, mà vẫn luôn có giá trị trong cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau. Có những câu ca dao khuyên bảo chúng ta cần phải biết yêu thương gia đình, có những câu cao dao khuyên chúng ta phải biết yêu đất nước, cả dân tộc phải biết đoàn kết. Câu cao dao:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phái thương nhau cùng"

là một bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương đất nước. Bài ca dao khuyên chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc đồng bào của mình, dù không có quan hệ huyết thống, nhưng để là con rồng cháu tiên, cùng chung một nguồn gốc, cùng sống trong một bờ cõi.

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu về câu ca dao. Nhiễu điều, đó là tấm vải được phủ lên giá giương khi không sử dụng, nhằm giữ cho giá gương luôn sạch sẽ, không bị bụi bẩn và luôn bền đẹp. Giá gương luôn cần tấm nhiễu, cũng như tấm nhiễu chỉ phát huy được tác dụng của mình khi được phủ lên giá gương. Đó là nghĩa đen của câu ca dao. Và ngay ở câu tiếp theo, ý nghĩa của hai hình ảnh tượng trưng nhiễu điều – giá gương đã trở nên rõ ràng . Đó chính là hình ảnh những người trong một nước. Ông cha ta đã khuyên con cháu rằng phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải biết đoàn kết để tạo lên sức mạnh tập thể, cũng như nhiễu điều – giá gương, lúc nào cũng ở bên cạnh, bổ sung cho nhau, khiến cho vật kia trở nên có ý nghĩa hơn, đẹp hơn. Bác Hồ đã dạy chúng ta: "Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao" để nói lên sức mạnh của đoàn kết, sức mạnh của tập thể.

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. Như vậy, chúng ta đâu phải là người xa lạ. Chúng ta đều có chung tổ tiên, chung nguồn gốc, đều là anh em một nhà trên dải đất hình chữ S. Năm mươi tư dân tộc anh em cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước.

Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã có tinh thần đoàn kết vô cùng to lớn. Trong rất nhiều các cuộc kháng chiến, nhân dân ta phải đối mặt với những kẻ thù mạnh hơn, tàn ác hơn gấp nhiều lần. Nhưng bằng tinh thần đoàn kết, sự mưu trí, dũng cảm, mà sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, rồi đến những kẻ thù từ phương Tây với những vũ khí tối tân, hiện đại, chúng ta vẫn là một nước tự do, độc lập. Chỉ với những gậy gốc. Rồi những năm kháng chiến gian khổ, mọi hoạt động đều tập trung tại Việt Bắc. Nếu không có sự giúp đỡ của đồng bào và người dân nơi mảnh đất ấy, làm sao kháng chiến có thể thành công, làm sao chúng ta có thể giành được độc lập.

Ngày nay, trong thời đại hòa bình, tinh thần đoàn kết ấy vẫn luôn luôn sáng mãi trong lòng mỗi chúng ta. Chúng ta vẫn cảm thấy đau khi nhìn thấy những đồng bào miền Trung gặp bão lũ. Chúng ta vẫn hết lòng quan tâm, chăm lo cho những người già neo đơn, những em nhỏ cơ nhỡ, những người khó khăn xung quanh ta. Chia sẻ khó khăn với người khác khiến cho chúng ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, mọi người cũng thêm xích lại gần nhau hơn. Trong cuộc đời mỗi chúng ta, không phải lúc nào mọi chuyện cũng thuận lợi. Ai rồi cũng cần người khác giúp đỡ, dù là về vật chất hay tinh thần. Vì vậy, hãy cứ cho đi khi có thể. Rồi một ngày bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn những gì bạn cho đi. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết bài hát trong đó có câu: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…"

Đoàn kết, yêu thương tạo ra sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Chẳng thế mà chỉ với giáo mác gậy gộc, chúng ta chiến thắng được những đế quốc vô cùng hùng mạnh, tàn ác. Chính lòng yêu thương, sự sẻ chia của những người xung quanh khiến những người có hoàn cảnh khó khăn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn, ấm áp hơn bao giờ hết. Nhờ những tấm lòng, em bé vùng cao có áo ấm, được học cái chữ, được học điều hay. Nhờ những tấm lòng, những cụ già neo đơn không còn phải cô đơn một mình nữa. Nhờ những tấm lòng, kết nối những yêu thương. Những chương trình vô cùng có ý nghĩa như " Áo ấm vùng cao", "Trung thu cho em", " Tết trọn vẹn" đã giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn có được một cuộc sống tốt hơn, và quan trọng hơn, là giúp họ nhận được những sẻ chia, ấm áp của tình người.

Tuy nhiên, vẫn còn có những người thờ ơ với những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình. Đó là khi chúng ta nhìn thấy người đi đường bị đổ xe nhưng không ai chịu dừng lại vài phút để giúp. Hay những cánh tay xua đuổi những em bé ăn xin tội nghiệp. Người ta ngày càng ích kỉ, chỉ biết bo bo giữ mình, sợ bị lừa, sợ bị thiệt. Nhưng may mắn thay, đó chỉ là số ít người trong xã hội mà thôi. Hãy thử nghĩ mà xem, chúng ta sống một cuộc sống mà chỉ biết mình, thì sẽ buồn chán, tẻ nhạt đến thế nào? Không chỉ thế, xã hội không có sự giúp đỡ, sẽ thụt lùi, chậm phát triển. Thật là một hậu quả đáng sợ, đáng suy ngẫm.

Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: "Non sông Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.". Hãy luôn nhớ rằng dân tộc ta luôn là một thể thống nhất, dù có khác nhau về ngôn ngữ, nhưng 54 dân tộc vẫn là anh em, vẫn luôn phải đoàn kết để cùng nhau giữ gìn và phát triển đất nước.

Bài làm 2

Tình dân tộc, nghĩa đồng bào là vô cùng thiêng liêng. Tình nghĩa nồng thắm ấy đã in sâu vào trái tim khối óc người Việt Nam, tạo nên bản sắc dân tộc. Trên chặng đường mấy nghìn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu, nhân dân ta đã phát huy cao độ lòng yêu nước thương nòi thành truyền thống quý báu. Truyền thống ấy đã trở thành tiếng hát, lời ca mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Tiêu biển là câu ca dao:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phái thương nhau cùng"

"Giá gương" là một vật dụng đặt trên bàn thờ gia tiên, một biểu tượng thiêng liêng của người đã khuất. Trên giá gương có thể là một tấm ảnh, một tờ giấy đã phai màu ghi một vài nét về tiểu sử và công đức của người đang được thờ cúng. Giá gương thường được sơn son thếp vàng rất đẹp, một vẻ đẹp cổ kính trang nghiêm.

"Nhiễu điều" là một thứ hàng dệt cao cấp (vóc, nhiều, the, lụa...) màu đỏ thắm (điều). Đem nhiễu điều phủ lấy giá gương, làm cho giá gương đã đẹp, lại càng thêm đẹp, thêm trang trọng. Chữ "phủ" trong câu ca dao là nghĩa chở che, bao bọc, biểu thị một thái độ, một tấm lòng tôn kính, biết ơn... của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Hình ảnh gắn bó vừa thiêng liêng, vừa nghĩa tình.

Đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ so sánh đến khái quát, nhân dân ta đã lấy hình ảnh ''Nhiễu điều phủ lấy giá gương" để qua đó, nêu lên một bài học đạo lí có giá trị giáo dục sâu sắc: khuyên nhủ mọi người Việt Nam giữ gìn và nêu cao tình yêu thương đoàn kết dân tộc.

Bài học mà câu ca dao nêu ra thật sâu sắc, thấm thía.

Tại sao "Người trong một nước phải thương nhau cùng?" - Người trong một nước cùng chung cội nguồn, nòi giống đều là con Rồng cháu tiên. Họ có chung một nền văn hoá lâu đời, chung lịch sử, chung một mẹ Việt Nam yêu quý. Dù là Kinh hay Mường, Thái hay Tày. Ba-na hay Ê-đê, v.v... nhưng vẫn là anh em xa gần, anh cm trong đại gia đình Việt Nam, có mối quan hệ vật chất và tinh thần gắn bó, chung một Thủ đô Hà Nội và chung một cơ đồ Việt Nam. Huyền thọai "Trăm trứng", truyện cổ tích "Quả bầu" làm cho mỗi người chúng ta bồi hồi xúc động, biểu cảm sâu sắc lời ca "Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Tình yêu thương đoàn kết dân tộc ấp ủ trong tim ta tình làng nghĩa xóm, lòng yêu nước thương nòi thắm thiết bao la. Nó nhắc nhở ta biết chia ngọt sẻ bùi với nhau, biết yêu thương đùm bọc nhau. Nó cho ta niềm tin về sức mạnh nòi giống, về lòng tự hào dân tộc để vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng thù trong giặc ngoài. Cả cộng đồng người Việt Nam đoàn kết yêu thương cùng đi lên phía trước, xây dựng đất nước phồn vinh.

Tình yêu thương, đùm bọc đồng loại là đạo lí sống tốt đẹp của nhân dân ta. Cây có cội, nước có nguồn, chim có tổ, người có tông. Câu ca dao-sau đây mỗi lần đọc lên, là người Việt Nam ai mà chẳng bồi hồi:

"Ai về Phú Thọ cùng ta, Nhớ ngày giỗ Tổ tháng Ba mồng Mười. Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba".

Dù sống ờ miền Nam hay miền Bắc, miền xuôi hay miền ngược hoặc là Việt kiều tha hương,... tất cả đều là con em đại gia đình Việt Nam. Việt Bắc. Tây Bắc là cái nôi của cách mạng. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã từng "hạt muối cắn đôi" với anh bộ độ Cụ Hồ trong thời chống Mĩ. Tình yêu thương đoàn kết dân tộc là cơ sở của tình yêu nước. Qua đó, ta càng thấy trách nhiệm của mỗi người phải góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Trung hiếu, nhân nghĩa là nền tảng của đạo lí. Chữ hiếu là đạo làm con. Chữ trung là đạo làm người, làm dân. Trong mối quan hệ xã hội, con người phải sống tình nghĩa, thuỷ chung. Tình người, tình đồng bào là thiêng liêng cao cả "Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Tình yêu thương đoàn kết dân tộc phải được biểu hiện bằng những việc làm cụ thể: nhường cơm sẻ áo, giúp thuốc men, lương thực... cho nhau khi gặp thiên tai địch họa. Đồng bào vùng sông Cửu Long, vùng Tây Bắc, Việt Bắc bị lũ lụt tàn phá thì đồng bào cả nước hướng về, ra sức giúp đỡ, chi viện. Họat động của các Hội Việt kiều đã thắt chặt ba, bốn triệu người Việt đang sinh sống làm ăn ờ nước ngoài gắn bó với quê hương là một biểu hiện cao đẹp nâng cao tình cảm dân tộc.

Nghĩa tình của đồng bào ta thật sâu sắc, đẹp đẽ, ca dao, dân ca có bao bài hay ngợi ca:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng"

Nhân dân ta nhân hậu, sống trọn vẹn nghĩa tình. Yêu nước, thương nòi, thương mình, thương người, tương thân tương ái,... là vẻ đẹp tâm hồn. là đạo lí của dân tộc. Câu ca dao trên đã cho thấy nguồn sức mạnh Việt Nam. Với tình thương mà tổ tiên ta đã xây đắp nên nền Văn hiến Đại Việt lâu đời. Với tình thương mà nhân dân ta ngày nay đang xoá bỏ hận thù quá khứ, cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. hướng vào mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh". Hạnh phúc, ấy là tình thương. Đạo lí làm người, ấy là nhân hậu, ấy là tình thương.

Chúc bạn học tốt nha !!!banh

Bình luận (0)
chicothelaminh
Xem chi tiết
Phương Thảo Nguyễn
19 tháng 3 2017 lúc 13:11

Trong cuộc sống, để có thể sống đẹp, sống tốt, sống đúng không phải là điều dễ dàng, nhưng cũng không phải là chuyện không thể. Giữa xã hội có nhiều vết nhơ hay trong một môi trường đầy cám dỗ, để có thể sống không hổ thẹn với lòng mình cần rất nhiều bản lĩnh. Bởi vậy cha ông ta đã có câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” bao gồm hai vế, vừa đối lập vừa bổ sung hỗ trợ cho nhau để hoàn thiện điều khuyên răn mà người xưa muốn nhắn nhủ.

Vế thứ nhất “Đói cho sạch” muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, cơm không có ăn thì cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, không ăn uống mất vệ sinh. Như vậy vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo thành thói quen về sau. Còn về tầng nghĩa chìm của vế này “đói” chính là chỉ sự nghèo khó, thiếu thốn còn “sạch” ở đây đã có hiện tượng chuyển nghĩa, không phải sạch theo ý nghĩa thông thường nữa. “Sạch” còn mang ý nghĩa chỉ tâm hồn, chỉ tấm lòng, chỉ cách suy nghĩ trong sáng, lành mạnh, không vướng đục.

giaithichdoichosachrachchothom

Giải thích “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Dù phải đối mặt với nhiều thiếu thốn, tiền bạc không có nhưng cũng phải giữ được tấm lòng thanh sạch, không làm những điều trái với lương tâm. Như vậy thì cuộc sống dù khó khăn cũng thấy vui vẻ và hạnh phúc. Bản thân sẽ không thấy hổ thẹn, không thấy day dứt. Dù nghèo nhưng cũng không được trộm cắp, dù muốn cũng phải cắn răng chịu đựng. Có rất nhiều người lâm vào hoàn cảnh bế tắc nên đã làm “liều’ đi ăn trộm, đi đánh bài bạc, đi làm những việc xấu xa để mong có tiền tiêu.

Thực ra đến bước đường cùng họ mới làm như vậy nhưng đây là điều không nên. Một lần rồi còn có lần thứ hai, thứ ba và cứ tiếp diễn như thế. Để tấm lòng mình thanh sạch, không bị phủ đục thì cuộc sống dù khó, dù thiếu vẫn thấy rằng mình thanh thản, không phải cắn rứt.

Vế thứ hai của câu nói “Rách cho thơm” ý chỉ dù rách nát, quần áo không lành lặn thì cũng không được để bẩn, phải để chúng luôn thơm tho, để người khác nhìn vào không kì thị và không chỉ trọ. Chúng ta vẫn thấy rất nhiều người nghèo đói, quần áo không có mặc nhưng họ vẫn luôn giữ được sự thơm tho, sạch sẽ. Ý thứ hai của từ “thơm” cũng như từ “sạch”. Ý chỉ những điều trong sáng, đúng đắn, luôn giữ đúng đạo nghĩa, không khiến cho tâm hồn phải bận tâm suy nghĩ nhiều.

Em đã từng thấy có hai mẹ con nghèo đến nỗi những bữa cơm cũng thiếu, nhiều khi còn phải nhờ sự giúp đỡ của mọi người nhưng vào căn nhà họ luôn sạch sẽ, tinh tươm. Đứa bé nhiều lúc đói, thấy người khác ăn cũng phát thèm nhưng kiềm chế và nhẫn nhịn chờ mẹ mamg chút gì đó về.

Câu tục ngữ khuyên con người ta dù phải rơi vào thiếu thốn đến cùng cực thì hãy luôn giữ tấm lòng mình được thanh sạch, không bị những thứ xấu dụ dỗ, không bị những điều không nên lôi kéo vào. Bởi rằng nó sẽ tạo thành thói quen, thành một con đường không tốt về sau mà mọi người cứ mặc định bước vào.

Khi chúng ta giữ được sự trong sáng của tâm hồn thì cuộc sống thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn vẫn luôn hiện hiển trong đôi mắt thánh thiện ấy.

Cha ông ta có câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” cũng nhằm nhắn nhủ điều này đối với mọi người. Sống đẹp, sống đúng là cách sống mà chúng ta cần vươn tới.

Đối với những người trẻ, đừng để bị cuốn vào vòng quay của xã hội mà đánh mất đi cái tốt đẹp của bản thân mình

Thật vậy, câu tục ngữ đã có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của mỗi người. Giúp chúng ta sống tốt, sống đẹp, sống hạnh phúc hơn, trở thành người có ích cho xã hội.

Bình luận (0)
Đạt Trần
12 tháng 3 2019 lúc 15:54

Mỗi người đều có một cuộc sống của riêng mình, và chính ta sẽ là người họa sĩ sáng tác nên bức tranh nghệ thuật của chính đời mình. Vậy để bức tranh ấy hay chính cuộc sống của con người luôn đẹp đẽ, ta cần không ngừng hướng về những lối sống tốt đẹp, có ý nghĩa trong cuộc sống, và một trong số đó, chính là biết giữ gìn nhân phẩm, nhân cách của chính bản thân mình. Do đó, từ xa xưa, ông cha ta đã có câu “Đói cho sạch rách cho thơm”

.Câu tục ngữ tuy ngắn gọn mà lại giàu ý nghĩa vô cùng. Mượn hình ảnh thực để nói những điều sâu xa, “đói” và “rách” là tượng trưng cho sự thiếu thốn, khổ cực của những mảnh đời khó khăn trong cuộc sống, Đi kèm với hai động từ này là hai tính từ “sạch” và “thơm”, tượng trưng cho sự thanh cao, tâm hồn không vẩn đục mà lúc nào cũng đẹp đẽ. Qua câu tục ngữ trên, ông cha ta đã đặt ra một bài học đạo lý vô cùng sâu sắc và đầy ý nghĩa về nhân phẩm của mỗi con người. Cho dù ta có lâm vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đến nhường nào, nhưng vẫn luôn cần biết giữ cho mình một tâm hồn trong sạch, không làm những điều xấu xa để vì sự sống.

Bài học về nhân cách luôn là một trong những bài học muôn đời cho bất kỳ một thế hệ nào. Ai trong chúng ta cũng đều có cái gọi là lòng tự trọng hay nhân phẩm, đó là một trong những giá trị trân quý mà mỗi người đều phải giữ gìn. Nhân phẩm thể hiện một con người có đạo đức hay không, có được xã hội thừa nhận hay không. Một kẻ xấu xa luôn làm những điều trái với pháp luật chắc chắn sẽ không bao giờ được người xung quanh kính nể hay tôn trọng, một người có đạo đức tốt, hành động đúng đắn sẽ luôn được tôn trọng và chào đón trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nhân cách luôn là lăng kính để người khác soi chiếu và đánh giá chính bản thân ta.

Xã hội này luôn tồn tại những hoàn cảnh khó khăn, cơ cực, thiếu thốn và con người có nhiều cách để đấu tranh cho cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn. Sự đấu tranh ấy có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Tiêu cực là khi họ bất chấp tất cả, bán rẻ nhân phẩm, để thực hiện những hành động xấu xa, có hại cho xã hội , trái với pháp luật. Còn tích cực là khi họ lấy chính hoàn cảnh của mình để làm động lực, đấu tranh, hướng về những điều thiện, tốt đẹp, tìm kiếm cơ hội để cải thiện cuộc sống mà không trái với lương tâm, xã hội. Và đó chính là những con người có nhân phẩm, đạo đức, lòng tự trọng.

Dù hoàn cảnh của bạn có khó khăn đến đâu, dù cho bạn có đang bất lực với cuộc sống thế nào, nhưng vẫn luôn cần phải giữ cho lương tâm của mình trong sạch, không vẩn đục. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn không bị người đời khinh rẻ, miệt thị, giúp bạn có ý chí, nghị lực để vươn lên trong cuộc sống, khiến cho tâm hồn bạn luôn thanh thản, nhẹ nhõm . Nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao chính là một minh chứng tiêu biểu cho việc “đói cho sạch, rách cho thơm”, ông đã quyết tự kết liễu đời mình khi hoàn cảnh sống đã thiếu thốn đến bước đường cùng, để không phải lâm vào con đường tội lỗi mà kiếm sống qua ngày. vforum.vn Hay chính Chí Phèo, hắn cũng đã chọn cái chết thay vì cứ tiếp tục đi vào con đường tội lỗi của một tên ác quỷ. Đó đều là những nhân vật như những tấm gương sáng của việc giữ gìn và bảo trọn nhân cách đến những giây phút cuối cùng.

Trong xã hội hôm nay, lòng tự trọng luôn là một trong những yếu tố vô cùng cần thiết của mỗi người trong cuộc sống hàng ngày, giữ cho tâm hồn không vẩn đục, xấu xa là một bài học thiết yếu mà mỗi người cần không ngừng rèn luyện bản thân mình. Một con đường tội lỗi để thoát khổ, thoát nghèo không bao giờ là sự lựa chọn đúng đắn hay hợp đạo lý, dù cho con đường ấy có nhanh chóng hay dễ dàng hơn, nhưng đổi lại là sự khinh miệt, tẩy chay của xã hội thi cũng có ý nghĩa gì? Vì “giấy rách phải giữ lấy lề”, dù bạn có thể thiếu thốn về vật chất, nhưng nếu tâm hồn bạn luôn giàu đẹp thì sự thiếu thốn vật chất kia cũng không thể không khắc phục.

“Đói cho sạch rách cho thơm” là một câu tục ngữ hay và ý nghĩa biết bao, Nó là một bài học, một đạo lý, một cẩm nang sống cần thiết đối với mỗi cá nhân, mỗi con người trong xã hội hôm nay trên con đường để vẽ nên bức tranh cuộc đời đẹp đẽ của chính mình

Bình luận (0)
Thảo Phương
12 tháng 3 2019 lúc 16:02

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Khái quát ý kiến, nhận định về câu tục ngữ trên (ý nghĩa, gửi gắm đạo lý,...).

II. THÂN BÀI

* Giải thích ý nghĩa câu nói:

- “Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.

- Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.

* Vì sao phải sống “Đói cho sạch, rách cho thơm”?

- Khuất phục trước sự túng quẫn, đói rách mà làm điều sai trái sẽ dần khiến con người đánh mất nhân phẩm và ngày càng lún sâu vào tăm tối, khó quay đầu lại.

- Mượn cớ khốn cùng, vất vả để sống lầm lạc, buông thả, làm điều bất nhân cuối cùng cũng sẽ phải nhận lãnh hậu quả xứng đáng.

- Giữ vững tâm hồn trước mọi gian khổ, khó khăn giúp con người nâng cao phẩm cách và sở hữu một ý chí dẻo dai, kiên cường.

- Kiên trì sống trong sạch, ngay thẳng giúp con người rèn luyện bản lĩnh và chiến thắng mọi gian lao, thử thách .

- Con người có lối sống đẹp sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quý.

- Mỗi con người biết sống tốt trước mọi khó khăn đều mang lại sự vui sướng và thanh thảng cho bản thân đồng thời góp phần làm xã hội hài hòa, tốt đẹp hơn.

* Chứng minh “Đói cho sạch, rách cho thơm” là cách sống đúng:

Ví dụ: câu chuyện về người đàn ông thất nghiệp phải đi ăn xin ở Mỹ. Dù nghèo đói nhưng ông không tham lam và đã trả lại chiếc thẻ tín dụng có số tiền gần 1 triệu USD cho người bố thí ông sau đó ông nhận được sự tin trân trọng, giúp đỡ của rất nhiều người và được tin tưởng giao cho một công việc ổn định,...(có thể dẫn chứng ngắn gọn một vài ví dụ thực tế mà em biết).

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại suy nghĩ về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” (ý nghĩa, đúng đắn,...). Đúc kết bài học kinh nghiệm và đưa ra lời khuyên.

Bình luận (0)
Băng
Xem chi tiết
Linh Phương
18 tháng 3 2017 lúc 15:58

Gợi ý phần thân bài:

+) Nhận xét khái quát giải thích vế 1.

''Ngủ dậy muộn thì phí mất cả ngày". Người ta thường nói giờ quý hơn vàng, vàng mất còn có thể tìm hoặc mua nhưng thời gian thì không thể tìm và mua lại được. Với chúng ta, mỗi một giờ đã có thể làm bao nhiêu công việc rồi. Nếu mỗi sáng khi chúng ta thức dậy không có thời gian đúng sẽ mất rất nhiều thời gian và công việc thì chồng chất ở đó. Và điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới thời gian sinh hoạt và các công việc khác......

+) Xét vế 2:

"Trẻ mà không học thì phí mất cả cuộc đời''. Có ăn có học mới có thể thành người. CHúng ta sinh ra là để làm đẹp cho đời sống, tạo ra những thành quả tốt cống hiến cho đất nước. Học để bổ sung kiến thức, tạo những thói quen tốt cho cuộc sống....Dạy chúng ta những chân lí làm người. Còn trẻ mà không lo học, chỉ biết mải chơi vậy không phải là đang vứt tuổi trẻ ấy xuống sông.........

Phần thân bài có 2 cách làm đó là:

+)Làm theo giải thích và đưa ra luận cứ như văn chứng minh chỉ khác là với bài này thì phải giải thích nhiều hơn.

+) Phân chia làm từng đoạn ( như mình mới làm trên )

Bạn có thể chọn 2 cách viết trên và bổ sung luận cứ nhé! Chúc bạn học tốt!

Bình luận (1)
Thảo Phương
18 tháng 3 2017 lúc 19:07

Gợi ý:

-Mỗi ngày mới thức dậy là cho ta bao nhiêu điều kỳ diệu của cuộc sống muôn màu mà ta không hề biết trước được điều gì! Buổi sáng sớm là bắt đầu của một hành trình kỳ diệu ấy vì vậy ta nên tận hưởng cảm giác ấy vào mỗi buổi sáng sớm và chào đón nó với một tâm trạng hào hứng nhất. Cho dù ngày hôm đó có điều gì đến với bạn đi chăng nữa thì bạn cũng vẫn có một phần khởi động khá tốt. Nên có chấn thương cũng chỉ nhẹ thôi.

-Thanh niên mà không thì phí mất một đời , thanh niên chính là chủ nhân của đất nước trong tương lai. Là những người cần phải hiểu biết thật sâu rộng để có một hành trang bước vào một cuộc sống tươi đẹp để góp phần xây dựng đất nước giầu mạnh. Biển kiến thức là bao la và vô tận mỗi một ngày mới đến là mở cho ta một cánh cử mới một con đường mới để bước đến chân trời tri thức bao la rộng lớn và nơi đó có là đích mà thanh niên ta cần đến.

-

Bình luận (2)
Bùi Thị Hiền
Xem chi tiết
Linh Phương
18 tháng 3 2017 lúc 16:02

Gợi ý:

+) Đây là một câu nói nổi tiếng ở Lê- Nin. Câu nói ấy là truyền thống đã ngấm vào máu thịt của con người Việt Nam, những truyền thống đó đã vẻ vang và tạo nên những truyền thống mang những giá trị lớn lao và mang ý nghĩa sâu là giáo dục mỗi người chúng ta.

+) Mỗi chúng ta khi sinh ra đều được đi học, đi tìm hiểu thế giới bên ngoài để khám phá ra nhiều thứ mới mẻ.

+) Học học nữa học mãi đó là một câu nói về sự học hỏi của chúng ta là không ngừng, nó tạo nên những niềm tin và những ý thức tự học của mỗi người, tầm quan trọng đó là một nền tảng tinh thần to lớn đã tác động đến con người chúng ta, chúng ra không chỉ dừng lại ở việc học bắt buộc trên chương trình mà chúng ta cũng cần phải có những thói quen tốt đó là tìm hiểu những kiến thức khác không ngừng học hỏi và phát triển bản thân một cách toàn diện, học học nữa học mãi con đường học là không bao giờ ngừng nghỉ, nó chỉ ngừng nghỉ khi chúng ta đã nhắm mắt xuôi tay những hành động đó chứng tỏ chúng ta biết nắm vững những kinh nghiệm mà ông cha ta đã để lại, học tập là vô cùng quan trọng chúng ta cần phải ý thức và cảnh giác được điều đó có như vậy mới phát triển bản thân một cách sâu rộng và vô cùng hấp dẫn tới sự chú ý của người khác.

+) Kinh nghiệm

+) Câu nói đó như một lời nhắn nhủ và nó là kim chỉ lan để chúng ta học tập và phát huy, câu nói đó đã để lại bài học sâu sắc cho mỗi chúng ta về tinh thần tự học tập và phát huy theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những truyền thống đó sẽ được người đời lưu giữ và bảo tồn phát triển hơn.

Bình luận (2)
Quỳnh
18 tháng 3 2017 lúc 9:17

Từ xưa đến nay, việc học luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó mang lại cho con người vô số kiến thức trên nhiều lĩnh vực : khoa học, tư tưởng...để từ đó, với những kiến thức đã học được. Con người có thể áp dụng chúng vào cuộc sống của mình. Làm cho cuộc sống của mình trở nên thú vị hơn, ý nghĩa hơn. Thế nhưng, kiến thức của nhân loại thì vô cùng lớn, có thể nói rằng một đời người cả trăm năm cũng không thể học hết tất cả những tri thức ấy, cũng như câu châm ngôn của Lê Nin : Học, học nữa, học mãi.

Vậy học là gì ? Việc học được định nghĩa rằng : Học là một hành động của con người, rèn luyện tư duy lô-gic theo một cách nào đó, để tiếp thu kiến thức chưa biết, rèn luyện những kiến thức đã biết. Việc học có rất nhiều cách, chúng ta có thể học trong trường, ngoài xã hội..nhưng dù cho ta học theo cách nào đi nữa thì mục đích chính của ta là tiếp thu, tích lũy kiến thức cho bản thân. Quan điểm học và mục tiêu tùy người mà có cách học riêng. Có người học để trở thành một nhà kinh doanh giỏi, có người học để trở thành một luật sư có tài hùng biện xuất chúng hay đơn giản chỉ là một anh công nhân lành nghề. Dù muốn trở thành bất kì ai, làm bất kì việc gì thì ta vẫn trải qua quá trình tiếp thu, học hỏi kiến thức không ngừng. Ở xứ sở bạch dương, có một nhà văn, thưở nhỏ ông học ở trường làng, sau này lớn lên ông lên Moscow để kiếm sống, dù không qua một trường lớp nào ở đây, ông đã phấn đấu luôn luôn tự học hỏi và đã trở thành một trong những nhà văn vĩ đại của nước Nga với tác phẩm nổi tiếng “Sông đông êm đềm của mình” đó chính là Solokhov. Thêm một con người tài năng nữa, chúng ta hãy đến nước Mỹ, người mà sắp được nói đến ở đây không ai khác ngoài Steave Job nhà sáng lập ra hãng Apple nổi tiếng, dù đã bỏ lỡ đại học giữa chừng, chỉ với vài nghìn đô trong tay cùng với ý chí tìm tòi nghiêng cứu khoa học, ông đã chế tạo chiếc máy tính đầu tiên của hãng khiến cho thế giới phải sững sốt. Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Mỗi ngày có thêm một kiến thức mới được phát hiện và bổ sung vao kho tàng tri thức cua con người. Do đó nếu con người không liên tục tiếp thu những kiến thức mới thì sẽ bị tục hậu so với thời đại và tồi tệ hơn là bi xã hôi đào thải. Nếu một xã hội mà ai ai cũng có tinh thần luôn hoàn thiện bản thân mình thông qua việc học thì xã hội và đất nước đó sẽ phát triển vượt bậc và sẽ đạt được nhiều thành tựu đáng kể và Singapore chính là minh chứng hùng hồn cho điều đó. Ngược lại nếu ai cũng thu mình khư khư giữ lối suy nghĩ cũ, những cách thức cũ thì xã hội đó và đất nước đó sẽ giống như ếch ngồi đáy giếng, nhanh chóng suy tàn, qua đó cho ta thấyy được tầm quan trọng của việc học hỏi không ngừng, để bắt kịp xu thế chung của thời đại.

Việc học hỏi không ngừng rất quan trọng. Cho dù là ai bất cứ độ tuổi nào thì việc học không bao giờ là muộn cả. Vì đó là công việc cả đời. Cũng như câu nói của Lê Nin :Học, học nữa, học mãi.

Bình luận (1)
Thảo Phương
18 tháng 3 2017 lúc 19:01
Nhân dân ta hầu như ai cũng biết đến câu nói sâu sắc của nhà bác học thiên tài Lê Nin: 'học, học nữa, học mãi'.Câu nói này quả nhiên là một lời khuyên răn đối với chúng ta về vấn đề học tập kinh nghiệm, rằng học mãi để hiểu cao biết rộng vì kiến thức như là một đại dương bao la vô tận không bao giờ học hết được.Câu nói:' học, học nữa, học mãi' quả là không sai. 'Học' có nghĩa là học hỏi, tìm tòi, sự tiếp thu bài, kiến thức của con người dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy co, người dạy học. Khi học, chúng ta phải tìm hiểu thêm về nó để biết sâu hơn và có thể mở rộng những kiến thức mà chúng ta đã học được như lời Lê Nin đã nói, 'Học, học nữa, học mãi'. Câu nói đó có ý nghĩa rằng chúng ta phải học hỏi, tìm tòi không ngừng ề những kiến thức chúng ta học được ở những người xung quanh mình. Qua đó, ta thấy câu nói đó là một chân lí sâu sắc, đúng đắn từ trước đến nay, con người kể cả những nhà toán học, văn học, sử học, thiên văn,... cũng phải học hỏi, tìm hiểu chuyên sâu vào ấn đề thì mứi trở nên thành tài, thành các nhà bác học như vậy.Nhưng không phải trở thành nhà bác học là đã học được hết các kiến thức vì kiến thức là cả một đại dương, hoặc có thể nói rằng, kiến thức là một kho báo bí hiểm mà chúng ta cần phải khám phá. Chỉ cần một ngày trôi qua thôi, có thể sẽ có một phát minh, hoặc một kiến thức mà ai đó khám phá được ra đời. Vì thế, chúng ta phải nỗ lực học tập không ngừng để khám phá ra kho báu bí hiểm kia.Đất nước ta có rất nhiều nhà bác học nổi tiếng như: Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh,... hay nhà toán học ngày nay như Ngô Bảo Châu. Hay các nhà toán học, bác học nước ngoài như là toán học Pitago, O clit, Newton,... Học đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi suốt đời và đã cống hiến, phát iện ra nhiều khiến thức quý báu cho nhân loại, con người. Ngoài ra, em thấy câu nói của Lê Nin còn là một lời giáo dục, dạy bảo có giá trị dành cho con người, giáo dục lí tưởng, chân lí sống cao quý.Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng có câu: 'Học hỏi là một việc phải liên tục suốt đời' hoặc câu nói nổi tiếng của Kalinin: 'đường đời là chiếc thang không nấc chốt, việc học là quyển sách không trang cuối cùng'. Qua đó, ta thấy những câu nói của các danh nhân về iệc học, tìm hiểu không ngừng đã phần nào bổ sung thêm tính đúng đắn cho câu nói của Lê Nin.Nhưng chúng ta có thể cũng cảm thấy buồn vì xã hội ngày nay có rất nhiều học sinh trong độ tuổi đi học rất lười biếng, không chăm chỉ tìm tòi, ngoài ra còn một số người đã đạt được danh hiệu, bằng cấp nên tự kiêu, tự mãn, cho là mình giỏi nên không tiếp tục tìm hiểu , học nữa. Còn có một số học sinh kiến thức hạn hẹp, có giới hạn, ham chơi nên đã khiến cho những người đó bị phê bình, phê phán. Do đó, tiếp tục học là việc cần phải làm. Nhưng trước đó, ta phải xác định mục tiêu cần đến để có thể nỗ lực học hơn. Chớ nên bỏ dở, thấy mình kém thì bỏ, tự ti.
Em có một lời khuyên cho những bạn đó bằn một câu nói mà em cảm thấy rất tâm đắc: ' Khi bạn muốn kết thúc thì hãy nghĩ đến lí do bạn bắt đầu'.Chúng ta phải xác định xem chúng ta học để làm gì thì mới có thể học được, có thể chúng ta học để phục vụ đất nước,... Bên cạnh đó, ta cần phải có thái độ học nghiêm túc, học ở trường, học ngoài xã hội. Khi đã đáp ứng đủ các yếu tố đó, chúng ta có thể sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, làm cho xã hội thêm văn minh hơn, phát triển kinh tế,... để có thể sẵn sàng đấu tranh với mọi thử thách.Qua đó, ta thấy câu nói của Lê Nin rất đúng đắn, theo em nghĩ, chính Lê Nin cũng muốn các nước đều phát triển. Em cũng sẽ cố gắng thực hiện theo lời của Lê Nin.
Bình luận (0)
Nguyễn Thị Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
17 tháng 3 2017 lúc 21:57

Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.

Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc... gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng.

Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu"...

Ông Phạm Ngọc Lưu, Trợ lý thanh niên Phòng Giáo dục quận 9, Tp Hồ Chí Minh cho rằng: Vấn đề bạo lực học đường hiện nay đang ở mức báo động cấp thiết, đang có nguy cơ nổ bùng và lan rộng. Và sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bản thân các em tìm cách tự trả thù theo kiểu "xã hội đen" mà không cần đến sự giúp đỡ của thầy cô, nhà trường.

Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.

Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường:
Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác : học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, sock về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Vụ ba học sinh ở thành phố Vinh (Nghệ an) hành hung bạn, vụ học sinh Hà Nội hành hạ bạn giữa vườn hoa công viên: túm tóc, lột áo. Vụ học sinh trường THCS Chu Văn An (Tp Hồ Chí Minh) đánh bạn, quay phim... làm nhức nhối dư luận trong thời gian qua. Chưa hết bàng hoàng thì vừa qua vào tháng 5 năm 2010 học sinh lớp 10 ở trường THPT Hồng Bàng tỉnh Đồng Nai đâm chết bạn ngay tại cửa lớp. Thầy Nguyễn Văn Đạo (42 tuổi), dạy môn Vật lý của trường THPT Trần Quang Diệu, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi bị một nhóm học sinh đánh bị thương nặng phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đặng Thuỳ Trâm, huyện Đức Phổ. Những thông tin này trong một bài viết ngắn không thể đem lên hết được nhưng cũng đủ để chúng ta gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về sự suy đồi đạo đức của một bộ phận giới trẻ Việt Nam.



Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải sây sát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy...

Giải pháp nào cho Bạo lực học đường ?
Theo phapluat.vn có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường:
Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.
Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.

Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.
Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.
Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.

Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.Theo bản thân người viết: Hs cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.

Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường- xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách.
Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.

Bình luận (4)
Linh Phương
18 tháng 3 2017 lúc 16:07

Gợi ý:

+) Văn chương lúc này đóng vai trò rất quan trọng. Vậy quan trọng ở đây là gì? Quan trọng là thuyết thục được tình trạng bạo lực học đường của học sinh...

+) Bạo lực học đường đang là vấn đề được quan tâm nhất trong giới trẻ hiện này. Việc gây ra những sự việc như vậy một phần là do ý thức và một phần do qua mạng Internet.

+) Khi tronq văn chương phản ánh lên điều này các bạn sẽ thấy rõ được tình trạng và nhận ra vấn đề.

+) Văn chương giúp giải tỏa được mâu thuẫn, tránh xảy ra các vấn đề trong học đường

Bình luận (3)
Thảo Phương
18 tháng 3 2017 lúc 19:00

* Đặt vấn đề: Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến. Đồng thời cũng vì thế mà không ý thức được sâu sắc về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói riêng, con người nói chung. Song thời gian gần đây, bạo lực học đường đã có những chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Phải chăng đó chính là một dự báo “sóng ngầm đang thành bão”. Đứng trước thực trạng đó mỗi chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào?
1. Giải thích.
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.
2. Hiện trạng.
a. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như:
+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
b. Chứng minh:
- Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An…
- Học sinh có thái độ không đúng mực vs thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô…
- Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.
- Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…
3. Nguyên nhân
- xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
- do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...)
- sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng. (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể liên hệ với hình ảnh cậu bé Phác trong “chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu để vấn đề thêm sâu sắc.)
- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.


- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.

4. Hậu quả

- Với nạn nhân:


• Tổn thương về thể xác và tinh thần


• Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại


• Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.


- Người gây ra bạo lực:


• Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người”  mất dần nhân tính.


• Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.


• Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.


• Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.



- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:


• Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương.


• Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên  ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện


• Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương  Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người.


- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.


- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.


6. Mở rộng: (phản đề)


- “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được.” (Mahatma Gandhi).


-->Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình --> Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách Chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm


7. Đưa ra bào học cho bản thân: Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp...

Bình luận (2)
Hoàng Huy Trần
Xem chi tiết
Thảo Phương
17 tháng 3 2017 lúc 21:04

Cũng giống như những con sông khác, con sông quê em cũng uốn lượn như một con rồng. Nó mang hương vị mặn mòi của vùng quê em, vùng quê có di tích lịch sử (đền thờTiên La), vùng quê địa linh nhân kiệt. Chính cài hương vị ấy đã gắn bó với em đến từng thớ thịt. Tuy con sông không rộng lắm nhưng nó rất dài. Buổi sáng khi ông mặt trời nhô lên thì dòng sông mặc chiếc áo lụa đào tha thướt, trưa về chiếc áo lụa đào ấy được thay bằng chiếc áo xanh biếc mới may, chiều về chiếc áo lại được dát vàng long lanh. đêm đến, sông mặc chiếc áo đen cài một vầng trăng vào giữa ngực và những ngôi sao được gắn vào dải áo như những dải kim cương.

Bình luận (1)
Chu Phương Uyên
17 tháng 3 2017 lúc 21:07

Bn tham khảo bài của mk nha! ko chép mạng đâu!
Quê cha đất tổ

Quê hương là hai từ không thể thiếu đối với mỗi người dân Việt Nam. Ai ai cũng có quê hương. Nó gắn liền với mỗi con ngưởi. Con người sinh ra ở quê chết cũng phải ở quê.

Đấy có thành ngữ, câu đặc biệt, câu rút gọn rồi nhé!

Bình luận (0)
2009
28 tháng 2 2020 lúc 16:39

Mùa hạ qua đi, mùa thu lại về tiếng trống ngày khai trường lại rộn rã vang lên. Thế là tâm trạng của mỗi người học sinh lại vừa mừng vừa lo. Ôi! Vui mừng biết bao khi được gặp lại bạn bè thầy cô giáo. Lo lắng biết bao khi chưa biết thầy cô giáo nào chủ nhiệm. Ngày qua ngày, chúng em cũng được biết. Thế mà giờ đây cũng đã trôi qua một học kì, em yêu quý biết bao những ngày tháng ấy

Trạng ngữ: Mùa hạ qua đi, mùa thu lại về

Ngày qua ngày

Câu đặc biệt: Ôi!

Câu rút gọn: Vui mừng biết bao khi được gặp lại bạn bè thầy cô giáo. Lo lắng biết bao khi chưa biết thầy cô giáo nào chủ nhiệm.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Diệu Linh
Xem chi tiết
Trần Khánh Vân
17 tháng 3 2017 lúc 20:18

trong mỗi chúng ta ko ai là chưa từng đọc sách . Sách chính là người bạn giúp ta học tập rèn luyện hằng ngày . Sách là nguồn của cải vô giá của nhân loại . Vậy nên sách vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi con người

học tốt nha

Bình luận (5)
Chu Phương Uyên
17 tháng 3 2017 lúc 21:08

Bài này mk cx kiểm tra rồi. Được 9.5 mà ko nhớ nữa hihi!

Bình luận (3)