Tập làm văn lớp 7

Trần Quốc Lộc
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
1 tháng 6 2017 lúc 9:46
a. Thuộc tác phẩn Lời cây buồm - kiểu văn bản biểu cảm b. Cảm nghĩ ( nhớ nhung, mong chờ ) - Nội dung chính của đoạn thơ: Giữa đại dương vẫn nhớ về rừng. + Giữa mênh mông biểm lớn, cây buồm vẫn nhớ về rừng - như một nỗi nhớ về cội nguồn, sự thuỷ chung của con người. + Sự cảm nhận tinh tế, một trí tưởng tượng phong phú với biện pháp nhân hoá phù hợp.
Bình luận (2)
Trần Quốc Lộc
Xem chi tiết
Linh Phương
31 tháng 5 2017 lúc 19:10

Bạn ơi phần (a) của bạn có nhầm k ạ? Tác phẩm là " Lời Cây Buồm " rồi mà sao còn hỏi thuộc tác phẩm nữa? Trần Quốc Lộc

Bình luận (2)
Linh Phương
31 tháng 5 2017 lúc 21:50

Gợi ý (b)

- Giữa đại dương vẫn nhớ về rừng.

+ Giữa mênh mông biểm lớn, cây buồm vẫn nhớ về rừng - như một nỗi nhớ về cội nguồn, sự thuỷ chung của con người. + Sự cảm nhận tinh tế, một trí tưởng tượng phong phú với biện pháp nhân hoá phù hợp.
Bình luận (2)
Magic Kid
Xem chi tiết
Đạt Trần
30 tháng 5 2017 lúc 14:24

Tuổi học trò luôn là quãng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người, là hành trang để chúng ta có thể tự tin bước tiếp con đường tương lai mình đã chọn. Tuổi học trò gắn với nhiều kỉ niệm buồn vui luôn khắc sâu trong tâm trí của mỗi người. Ở quãng thời gian ấy, tình bạn và tình yêu tuổi học trò có lẽ là điều đáng nhớ nhất cho đến mãi về sau.

Dù vẫn còn trong sự yêu thương, sự đùm bọc, sự chở che của gia đình, của cha mẹ, của những người thân nhưng hầu hết các bạn học trò luôn muốn tự chứng tỏ, tự khẳng định mình, vì thế đối với tuổi học đường tình bạn là tất cả, là trên hết, không gì có thể so sánh được với bạn. Mỗi người chúng ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành gắn với những người bạn để có thể chia sẻ, hàn huyên, tâm sự, kể lể đủ chuyện. Nhưng tình bạn ở mỗi giai đoạn lại gắn liền với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Có lẽ ở lứa tuổi học trò, tình bạn luôn là điều gì đó thiêng liêng, gần gụi và không thể quên được. Bạn là người có thể sẻ chia với ta mọi việc từ những niềm vui cho đến những nỗi buồn. Bạn là người có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích để ta vượt qua những khó khăn, vượt qua nhưng bối rối, những hoang mang. Bên cạnh đó, còn có những tình bạn cùng tiến, những tình bạn cùng giúp nhau trong học tập để cùng nhau tốt hơn.

Ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta sẽ quen biết rất nhiều người bạn sẽ theo chúng ta suốt những năm tháng học sinh. Đó là những người chúng ta có thể gửi gắm tâm sự, giúp đỡ nhau trong học tập và hoạt động xã hội. Tuy nhiên người ta vẫn bảo “chọn bạn mà chơi”. Đối với môi trường nào cũng vậy, việc lựa chọn những người bạn luôn là điều cần thiết để có thể gắn bó, giúp đỡ nhau cùng học tập tốt hơn.Nhưng không phải đối với ai ta cũng có thể kết bạn, có thể kết thân, trong việc chọn bạn mỗi chúng ta cần có suy nghĩ thật chín chắn, tránh chọn bạn tràn lan, chọn bạn theo trào lưu. Vì chỉ có những người bạn thật sự mới có thể giúp đỡ, cùng nhau sẻ chia cũng như đưa ra những lời khuyên thật hữu ích cho chúng ta.Tình bạn tuổi học trò luôn là tình cảm chân thành, trong sáng, không vụ lợi, không xuất phát từ lòng ích kỉ cá nhân. Đó mới là tình bạn thực sự và đáng trân trọng của lứa tuổi học trò. Việc chọn bạn tràn lan đôi khi đem đến cho chúng ta những hậu quả không hay cũng như không thể nào lường trước được. Chẳng may chúng ta kết bạn với những người bạn không được tốt và cũng chính những lời rủ rê của họ cùng với những khoảnh khắc sốc nổi của ta đã làm ta mắc phải những sai lầm. Đầu tiên sẽ là những việc cơ bản, là những việc nhỏ, đó là sự đua đòi, rồi dần dần từ những việc nhỏ đó, những việc cơ bản đó sẽ phát triển thành những việc nghiêm trọng hơn là ma tuý, là nghiện hút và điều đó cũng đồng nghĩa là chúng ta chọn lấy cái chết trắng, hay là bỏ học để lao vào các cuộc vui,cá độ.Rồi dẫn đến trộm cắp và dần dần sa vào con đg tội lỗi để trở thành 1 kẻ tù tội.Vì thế hãy chọn cho mình những người bạn thật đúng ý nghĩa, để cùng nhau phát triển một tình bạn tốt đẹp.

Bên cạnh tình bạn tuổi học trò, tình yêu tuổi học trò là điều được nhiều người quan tâm. Ở cái tuổi không còn bé nhưng cũng chưa trưởng thành. Các bạn luôn muốn khẳng định cái tôi cá nhân của mình. Và yêu đương tuổi học trò là một trong những điều mà các bạn muốn thử. Muốn tìm cảm giác mới lạ ngoài tình bạn, có thể vẫn trong sáng, nhưng có thể không còn trong sáng.Từ xưa người ta thường cho tình yêu tuổi học đường thường rất đẹp nhưng cũng rất mong manh và dễ vỡ. Nhưng cho đến ngày nay mọi người vẫn khẳng định không nên có tình yêu vào tuổi này. Tình yêu tuổi học đường đôi lúc được bắt nguồn từ tình bạn nhưng không phải lúc nào tình bạn cũng là khởi nguồn của tình yêu. Tình yêu tuổi học đường là một chủ đề rất cần được quan tâm khi mà ngày nay sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện thông tin đại chúng, phim ảnh, tạp chí, truyện của nước ngoài đã và đang gây ảnh hưởng rất mạnh tới tuổi mới lớn kèm theo là sự tìm hiểu vượt quá sự cho phép một cách thiếu ý thức. Và hậu quả xảy đến là điều tất yếu, là không thể nào tránh khỏi. Bi kịch xảy ra đối với tuổi học trò là gì? Cái tuổi chưa phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần.Việc tạo dựng tình yêu tuổi học trò cũng xuất phát từ ý thức của mỗi người. Có những mối tình tuổi học trò trong sáng, ngây thơ, hồn nhiên, không ích kỉ. Có những cô cậu chỉ dám thầm thương, trộm nhớ ai đó. Có người lại mãnh liệt thể hiện rằng mình đã có người yêu.Tình yêu tuổi học trò không ai cấm, nhưng đừng biến nó thành những tình cảm vụ lợi, ích kỉ và vô tình đánh mất đi thứ tình cảm trong sáng, đáng trân trọng đó.Nhưng nếu làm trái lại hì sao? Hậu quả là gì? Nhiều bạn sa vào yêu đương mà lơ là việc học tập, phạm nhiều lỗi lầm, sai trái, và có thể tự hủy hoại chính tương lai của mình.

Trong tình bạn hãy chọn cho mỗi người chúng ta người bạn chân chính để cùng nhau bước tiếp. Còn về tình yêu, tình yêu chỉ thật sự cần khi nó đem đến cho nhau niềm tin, tạo cho nhau động lực cũng như giúp nhau cùng hướng tới tương lai ads. xét tuyển học bạ thpt đầu vào cao đẳng dược hà nội và cao đẳng y tế hà đông. Tốt nhất ở tuổi này chúng ta không nhất thiết cần đến tình yêu. Tuy nhiên đối với những người bạn nào đã trót lỡ lầm thì cũng đừng nên vội vàng buông xuôi mà hãy đứng lên làm lại từ đầu.

Tóm lại tình bạn và tình yêu tuổi học đường cũng khá đẹp nhưng đầy phức tạp. Tuổi học trò cần được tư vấn và định hướng đúng đắn để không phải có những ý nghĩ sai lệch và sa ngã mà trong đó vai trò của nhà trường và gia đình là rất quan trọng.Nhưng ko phải chỉ nhà trường gia đình mà ngay chính bản thân các bn cx phải có trách nhiệm tình yêu hay tình bn đều có cái lợi của nó.Nhưng đừng để nó đi quá xa để rồi :"Sai 1 li đi 1 dặm"

Nghị luận lớp 12 đó mà bn lại đăng vô lớp 7 đối với chúng ta nên viết bài này thật nhẹ nhàng tế nhị.

 

 

Bình luận (13)
Trần Đăng Nhất
30 tháng 5 2017 lúc 15:27

Tuổi học trò luôn là quãng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người, là hành trang để chúng ta có thể tự tin bước tiếp con đường tương lai mình đã chọn. Tuổi học trò gắn với nhiều kỉ niệm buồn vui luôn khắc sâu trong tâm trí của mỗi người. Ở quãng thời gian ấy, tình bạn và tình yêu tuổi học trò có lẽ là điều đáng nhớ nhất cho đến mãi về sau.

Dù vẫn còn trong sự yêu thương, sự đùm bọc, sự chở che của gia đình, của cha mẹ, của những người thân nhưng hầu hết các bạn học trò luôn muốn tự chứng tỏ, tự khẳng định mình, vì thế đối với tuổi học đường tình bạn là tất cả, là trên hết, không gì có thể so sánh đuợc với bạn.Mỗi người chúng ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành gắn với những người bạn để có thể chia sẻ, hàn huyên, tâm sự, kể lể đủ chuyện. Nhưng tình bạn ở mỗi giai đoạn lại gắn liền với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Có lẽ ở lứa tuổi học trò, tình bạn luôn là điều gì đó thiêng liêng, gần gụi và không thể quên được. Bạn là người có thể sẻ chia với ta mọi việc từ những niềm vui cho đến những nỗi buồn. Bạn là người có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích để ta vượt qua những khó khăn, vượt qua nhưng bối rối, những hoang mang. Bên cạnh đó, còn có những tình bạn cùng tiến, những tình bạn cùng giúp nhau trong học tập để cùng nhau tốt hơn.

Ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta sẽ quen biết rất nhiều người bạn sẽ theo chúng ta suốt những năm tháng học sinh. Đó là những người chúng ta có thể gửi gắm tâm sự, giúp đỡ nhau trong học tập và hoạt động xã hội. Tuy nhiên người ta vẫn bảo “chọn bạn mà chơi”. Đối với môi trường nào cũng vậy, việc lựa chọn những người bạn luôn là điều cần thiết để có thể gắn bó, giúp đỡ nhau cùng học tập tốt hơn.Nhưng không phải đối với ai ta cũng có thể kết bạn, có thể kết thân, trong việc chọn bạn mỗi chúng ta cần có suy nghĩ thật chín chắn, tránh chọn bạn tràn lan, chọn bạn theo trào lưu. Vì chỉ có những người bạn thật sự mới có thể giúp đỡ, cùng nhau sẻ chia cũng như đưa ra những lời khuyên thật hữu ích cho chúng ta.Tình bạn tuổi học trò luôn là tình cảm chân thành, trong sáng, không vụ lợi, không xuất phát từ lòng ích kỉ cá nhân. Đó mới là tình bạn thực sự và đáng trân trọng của lứa tuổi học trò. Việc chọn bạn tràn lan đôi khi đem đến cho chúng ta những hậu quả không hay cũng như không thể nào lường trước được. Chẳng may chúng ta kết bạn với những người bạn không được tốt và cũng chính những lời rủ rê của họ cùng với những khoảnh khắc sốc nổi của ta đã làm ta mắc phải những sai lầm. Đầu tiên sẽ là những việc cơ bản, là những việc nhỏ, đó là sự đua đòi, rồi dần dần từ những việc nhỏ đó, những việc cơ bản đó sẽ phát triển thành những việc nghiêm trọng hơn là ma tuý, là nghiện hút và điều đó cũng đồng nghĩa là chúng ta chọn lấy cái chết trắng, hay là bỏ học để lao vào các cuộc vui,cá độ.Rồi dẫn đến trộm cắp và dần dần sa vào con đg tội lỗi để trở thành 1 kẻ tù tội.Vì thế hãy chọn cho mình những người bạn thật đúng ý nghĩa, để cùng nhau phát triển một tình bạn tốt đẹp.

Bên cạnh tình bạn tuổi học trò, tình yêu tuổi học trò là điều được nhiều người quan tâm. Ở cái tuổi không còn bé nhưng cũng chưa trưởng thành. Các bạn luôn muốn khẳng định cái tôi cá nhân của mình. Và yêu đương tuổi học trò là một trong những điều mà các bạn muốn thử. Muốn tìm cảm giác mới lạ ngoài tình bạn, có thể vẫn trong sáng, nhưng có thể không còn trong sáng.Từ xưa người ta thường cho tình yêu tuổi học đường thường rất đẹp nhưng cũng rất mong manh và dễ vỡ. Nhưng cho đến ngày nay mọi người vẫn khẳng định không nên có tình yêu vào tuổi này. Tình yêu tuổi học đường đôi lúc được bắt nguồn từ tình bạn nhưng không phải lúc nào tình bạn cũng là khởi nguồn của tình yêu. Tình yêu tuổi học đường là một chủ đề rất cần được quan tâm khi mà ngày nay sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện thông tin đại chúng, phim ảnh, tạp chí, truyện của nước ngoài đã và đang gây ảnh hưởng rất mạnh tới tuổi mới lớn kèm theo là sự tìm hiểu vượt quá sự cho phép một cách thiếu ý thức. Và hậu quả xảy đến là điều tất yếu, là không thể nào tránh khỏi. Bi kịch xảy ra đối với tuổi học trò là gì? Cái tuổi chưa phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần.Việc tạo dựng tình yêu tuổi học trò cũng xuất phát từ ý thức của mỗi người. Có những mối tình tuổi học trò trong sáng, ngây thơ, hồn nhiên, không ích kỉ. Có những cô cậu chỉ dám thầm thương, trộm nhớ ai đó. Có người lại mãnh liệt thể hiện rằng mình đã có người yêu.Tình yêu tuổi học trò không ai cấm, nhưng đừng biến nó thành những tình cảm vụ lợi, ích kỉ và vô tình đánh mất đi thứ tình cảm trong sáng, đáng trân trọng đó.Nhưng nếu làm trái lại hì sao? Hậu quả là gì? Nhiều bạn sa vào yêu đương mà lơ là việc học tập, phạm nhiều lỗi lầm, sai trái, và có thể tự hủy hoại chính tương lai của mình.

Trong tình bạn hãy chọn cho mỗi người chúng ta người bạn chân chính để cùng nhau bước tiếp. Còn về tình yêu, tình yêu chỉ thật sự cần khi nó đem đến cho nhau niềm tin, tạo cho nhau động lực cũng như giúp nhau cùng hướng tới tương lai ads. xét tuyển học bạ thpt đầu vào cao đẳng dược hà nội và cao đẳng y tế hà đông. Tốt nhất ở tuổi này chúng ta không nhất thiết cần đến tình yêu. Tuy nhiên đối với những người bạn nào đã trót lỡ lầm thì cũng đừng nên vội vàng buông xuôi mà hãy đứng lên làm lại từ đầu.

Tóm lại tình bạn và tình yêu tuổi học đường cũng khá đẹp nhưng đầy phức tạp. Tuổi học trò cần được tư vấn và định hướng đúng đắn để không phải có những ý nghĩ sai lệch và sa ngã mà trong đó vai trò của nhà trường và gia đình là rất quan trọng.Nhưng ko phải chỉ nhà trường gia đình mà ngay chính bản thân các bn cx phải có trách nhiệm tình yêu hay tình bn đều có cái lợi của nó.Nhưng đừng để nó đi quá xa để rồi :"Sai 1 li đi 1 dặm"

Bình luận (2)
BÔNG XINH
Xem chi tiết
Linh Phương
29 tháng 5 2017 lúc 22:56

Đề thi HSG ngữ văn lớp 7 đúng ko bạn ? BÔNG XINH

Bình luận (1)
Trần Quốc Lộc
Xem chi tiết
Lộc Khánh Vi
31 tháng 5 2017 lúc 16:01

* Trả lời :

a) Đoạn thơ trên viết về sự kiện : Vào ngày 5/6/1911 Bác lên chuyến tàu của Pháp tại Bến Nhà Rồng đẻ bắt đầu một sự nghiệp đi tìm đường cứu nước.

-Lúc đó Bác đã lấy tên mình là: Văn Ba.

b) Phân tích:

-Dấu chấm ở câu thứ nhất có hiệu quả nhấn mạnh vẻ đẹp của quê hương đất nước Việt Nam ta, một đất nước với tình yêu thương vô hạn và những cảnh đẹp hùng vĩ chứa bao kỉ niệm của một người khi xa quê.

-Từ ''Nhưng'' ở câu đầu có hiệu quả nhấn mạnh sự nghiệp đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ, với tấm lòng yêu dân yêu nước với lòng xót xa vô tận đối với những cuộc chiến tranh tàn khốc và sự bóc lột nhân dân đầy dã man và ác động của bon giắc ngoại xâm, Bác phải ra đi để tìm đường cứu nước, tìm lại nền độc lập tự do cho tổ quốc của mình.

c)Trong đoạn thơ, có 3 từ đồng nghĩa: quê hương, xứ xở, nước

-Ta không thể dùng một trong ba từ đồng nghĩa ấy, vì:

+Từ nước: Chỉ sắc thái tình cảm dản dị bình thường

+Từ quê hương: Gần gũi thân mật

+ Từ Xứ xở: là đối với một mảnh đất mình đã cách xa

* Câu trả lời hơi muộn

~ Chucs bạn học tốt~

Bình luận (4)
noo phước thịnh
Xem chi tiết
Đạt Trần
26 tháng 5 2017 lúc 9:10

Hỏi gì trả lời nấyeoeo

Đơn giản: Em nhác quá rồi

Gọi vấn đề cần giải thích là X

+Nghĩa của X cần giải thích là gì?Như thế nào?

+Tại sao lại cần phải X?

+Muốn X chúng ta phải làm gì?

+Ý nghĩa của X?

Tuy nhiên nếu muốn mở rộng nâng cao ,ngoài nhưng dẫn chứng thuận chiều theo ý nghĩa của câu tục ngữ cần có đưa ra các hiện tượng trái ngược với vấn đề nghị luận nha

Bình luận (1)
Nguyễn Hữu Thế
26 tháng 5 2017 lúc 8:29

A. YÊU CẦU:
- Yêu cầu khi làm nghị luận văn học: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, phải trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo.
- Những thao tác chính của văn nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh,…
- Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,…
- Khi làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý các yêu cầu sau đây:
+ Nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.
+ Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,…
+ Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,..).
+ Đối với tác phẩm văn xuôi: cú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng
chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,…
B. QUY TRÌNH:
I. Tìm hiểu đề
- Cần khắc sâu tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, cần trả lời cho được 4 câu hỏi sau đây:
1. Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Viết lại rõ ràng luận đề ra giấy. Có 2 dạng đề:
- Đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.
- Đề chìm, các em cần nhớ lại bài học về tác phẩm ấy, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác định luận đề.
2. Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu bài nào? Dưới đây là dạng đề thường gặp:
- Bình giảng một đoạn thơ
- Phân tích một bài thơ.
- Phân tích một đoạn thơ.
- Phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi.
- Phân tích nhân vật.
- Phân tích một hình tượng
- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật,…
3. Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính?
4. Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?
II. Tìm ý và lập dàn ý
1. Tìm ý:
- Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đang bàn đến.
- Tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:
+ Xác định giá trị nội dung, tư tưởng: tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung. Đó là những nội dung nào?; Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm
gì? Nhà văn muốn gởi gắm thông điệp gì đến người đọc?
+ Xác định giá trị nghệ thuật: để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào?; Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì?; Chi tiết nào, hình ảnh nào,…làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó?
(Cần lưu ý, việc phân chia hai vấn đề nội dung, hình thức để dễ tìm ý, nhưng khi phân tích thì không nên tác rời giá trị nội dung và nghệ thuật.) tiếp
2. Lập dàn ý:
Dựa trên các ý đã tìm được, các em cần phát họa ra 2 dàn ý sơ lược. Cần chú ý : khi lập dàn ý và triển khai ý phải đảm bảo bốc cục 3 phần của bài văn, nếu thiếu một phần, bài văn sẽ không hoàn chỉnh và bị đánh giá thấp. Dưới đây là dàn ý cơ bản của một bài văn phân tích tác phẩm.
* Mở bài:
- Giới thiệu vài nét lớn về tác giả.
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm.
- Giới thiệu luận đề cần giải quyết. (cần bám sát đề bài để giới thiệu lau65n đề cho
rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề).
* Thân bài:
- Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…(Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1,2,3…ý a, ýb,..mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy). Các em cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì?, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…
- Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…
- Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế của nó (nếu có).
* Kết bài:
Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật.
Sau khi đã có dàn ý, các em cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luận điểm vừa tìm ra.
3. Cách dựng đoạn và liên kết đoạn:
* Dựng đoạn:
Cần nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn văn nghị luận (Phải xuống dòng và lùi đầu dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa) Một đoạn văn nghị luận thông thường cần chứa đựng một số loại câu sau đây:
- Câu chủ đoạn: nêu lên luận điểm của cả đoạn, câu chủ đoạn cần ngắn gọn rõ ràng.
- Câu phát triển đoạn: gồm một số câu liên kết nhau: câu giải thích, câu dẫn chứng,
câu phân tích dẫn chứng, câu so sánh, câu bình luận,…
- Câu kết đoạn: là câu nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai, tiểu kết cả đoạn.
* Liên kết đoạn: Các đoạn văn trong bài văn đều cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Có 2 mối liên kết: liên kết nội dung và liên kết hình thức.
- Liên kết nội dung:
+ Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dung, nghĩa là mỗi đoạn văn đều phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì bài văn sẽ trở nên lan man, xa đề, lạc đề.
+ Có thể thấy sự liên kết nội dung qua những từ ngữ xuất hiện trong mỗi đoạn văn. Các từ ngữ quan trọng trong luận đề (hoặc những từ ngữ trong cùng một trường từ
vựng ấy) thường xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đoạn văn.
- Liên kết hình thức:
+ Bên cạnh sự liên kết nội dung ở các đoạn văn, các em còn phải biết cách liên kết hình thức để giúp cho việc triển khai ý thêm dễ dàng, làm cho bài văn trở nên dễ đọc, dễ hiểu, có tính mạch lạc, rõ ràng.
+ Liên kết hình thức có thể thấy rõ qua các câu nối hoặc từ ngữ liên kết đoạn nằm đầu mỗi đoạn văn.
+ Tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn văn mà ta có thể dùng các từ ngữ liên kết đoạn khác nhau, dưới đây là một số từ ngữ mà tần số xuất hiện rất nhiều trong các bài làm văn. (Trước tiên, tiếp theo đó, ở khổ thơ thứ nhất, sang khổ thơ thứ hai,…; Bên cạnh đó, song song đó, không những thế, song, nhưng,…; Về cơ bản, về
phương diện, có thể nói, cũng có khi, rõ ràng, chính vì, tất nhiên,…; Nếu như, nếu
chỉ có thể, thế là, dĩ nhiên, thực tế là, vẫn là, có lẽ,…; Cũng cần nói thêm, trở lại
vấn đề,…; Cho dù, mặc dù vậy, nếu như ở trên,…; Nhìn chung, nói tóm lại,…)
III. Viết bài:
- Chú ý chính tả, bài viết sạch đẹp, bố cục rõ ràng
C. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:
I. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Thường có các nội dung sau:
- Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
- Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật cảu bài thơ, đoạn thơ.
- Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
1. Yêu cầu.
- Đọc kĩ một đoạn thơ, bài thơ nắm: hoàn cảnh, nội dung, vị trí,…
- Đoạn thơ bài thơ có những hình ảnh, ngôn ngữ gì đặc biệt.
- Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả
như thế nào?
2. Các bước tiến hành
a. Tìm hiểu đề:
- Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong bài thơ, đoạn thơ?
- Thao tác lập luận.
- Phạm vi dẫn chứng. b. Tìm ý: có nhiều cách tìm ý:
* Tìm ý bằng cách lập câu hỏi: tác phẩm hay ở chỗ nào? Nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì? Cái hay thể hiện ở hình thức nghệ thuật nào? Hình thức đó được xây dựng bằng những thủ pháp nào?
* Tìm ý bằng cách đi sâu vào những hình ảnh, từ ngữ, tầng nghĩa của tác phẩm,…
c. Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí,…)
- Dẫn bài thơ, đoạn thơ.
* Thân bài:
- Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (dựa theo các ý tìm được ở phần tìm ý).
- Bình luận về vị trí đoạn thơ, đoạn thơ.
* Kết bài:
Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
II. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
1. Yêu cầu.
- Nắm rõ nhận định, nội dung của nhận định đề cập đến.
- Nghị luận cần phải có những hiểu biết về văn học.
- Nắm rõ tính hiện thực, tính nhân đạo, ngôn ngữ văn học.
- Thành thạo các thao tác nghị luận.
2. Các bước tiến hành:
a. Tìm hiểu đề:
- Xác định luận đề: nội dung ý kiến, nhận định.
- Xác định thao tác.
- Phạm vi tư liệu.
b. Tìm ý.
c. Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu khái quát ý kiến, nhận định…
- Dẫn ra nguyên văn ý kiến đó.
* Thân bài: triển khai các ý, vận dụng các thao tác để làm rõ nhận định.
* Kết bài: khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân.
III. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
1. Yêu cầu:
- Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm đoạn trích.
- Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
2. Các bước tiến hành
a. Tìm hiểu đề: - Đọc kĩ đề, xác định vấn đề cần làm rõ.
- Các thao tác nghị luận.
- Phạm vi dẫn chứng.
b. Tìm ý:
c. Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,…)
- Dẫn nội dung nghị luận.
* Thân bài:
- Ý khái quát : tóm tắt tác phẩm
- Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề
- Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích.
* Kết bài:
Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo)
1. Nghị luận về một tình huống trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
Tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất.
- Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.
+ Tình huống 1....ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
+ Tình huống 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
- Bình luận về giá trị của tình huống
c. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.
2. Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn
xuôi.
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.
(chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...)
- Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm c. Kết bài:
- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó
3. Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
3.1. Dàn bài giá trị nhân đạo.
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị nhân đạo.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo:
+ Tố cáo chế độ thống trị đối với con người.
+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người.
+ Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người.
+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người.
- Đánh giá về giá trị nhân đạo.
c. Kêt bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó
3.2. Dàn bài giá trị hiện thực.
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị hiện thực
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích khái niệm hiện thực:
+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực.
+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:
+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực.
+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người.
+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ.
- Đánh giá về giá trị hiện thực.
c. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó

Bình luận (1)
noo phước thịnh
26 tháng 5 2017 lúc 9:17

Bạn ơi mình nói là đặt câu hỏi nha

Bình luận (0)
mashao
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Trang
23 tháng 5 2017 lúc 16:42

Tôi được sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, từ nhỏ bố mẹ tôi đã luôn dặn tôi rằng phải cố gắng học tập, không được thua bạn nào cả, có như vậy sau này tôi sẽ không khổ giống bố mẹ tôi bây giờ. Tôi đã làm theo lời bố mẹ, suốt ngày tôi chỉ học và đọc sách, tôi không muốn nói chuyện với ai vì tôi cảm thấy như vậy sẽ lãng phí thời gian. Trên lớp, ngoài thời gian học tôi lại ngồi đọc sách và đọc truyện, tôi không mấy khi quan tâm đến các bạn xung quanh tôi đang làm gì, họ hỏi gì thì tôi nói nấy. Vì vậy nên năm nào tôi cũng đứng nhất lớp và tôi không chơi với bạn nào cả. Nhiệm vụ chính của tôi là học tập, tôi đã nghĩ như vậy!

Cho đến một ngày, có một bạn mới chuyển vào lớp tôi. Lần đầu bạn ấy vào lớp cô giáo giới thiệu bạn ấy tên là Trang ở lớp A2 chuyển sang. Nhìn bạn ấy hiền quá, tôi thấy tò mò không biết bạn ấy học có giỏi không? Vì tôi không thích ai học giỏi hơn tôi cả. Thật bất ngờ khi cô giáo bảo bạn ấy ngồi gần tôi, cô dặn tôi phải giúp đỡ bạn ấy học tập.Giờ ra chơi buổi học hôm ấy, vẫn thói quen cũ tôi ngồi đọc sách. Thật ngạc nhiên khi Trang cũng không ra chơi, cứ ngồi bên cạnh nhìn tôi một lúc lâu, thấy vậy tôi quay sang hỏi “bạn nhìn gì vậy”, Trang mỉm cười nói “đó là quyển sách tớ thích nhất, tớ đã từng ước mơ mình được đọc nó dù chỉ một lần”. Thì ra Trang rất thích quyển sách tôi đang đọc, tôi cũng rất thích nó. Tôi nói với Trang “nếu bạn thích thì đọc xong tớ sẽ cho bạn mượn”. Trang cười nhẹ “thật nhé!”. Cuối giờ tôi đưa sách cho Trang, bạn ấy cảm ơn tôi rồi phấn khởi cho sách vào cặp. Sáng hôm sau đến lớp Trang kể cho tôi nghe về quyển sách đó, rồi kể cho tôi nghe về gia đình Trang. Thì ra, Trang còn có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn tôi, bạn ấy không có bố mẹ và ở với bà nội. Sách vở bạn ấy có là do hàng xóm khuyên góp và tặng lại. Trang rất thích đọc sách nhưng lại không có tiền để mua. Nghe Trang tâm sự tôi thấy bạn ấy vừa đáng thương vừa đáng khâm phục.

Từ đó, tôi và Trang chơi rất thân với nhau. Chúng tôi cùng nhau học tập, tôi học giỏi nên tôi sẽ dạy cho Trang những kiến thức mà tôi biết, và cho Trang mượn những cuốn sách tôi đã đọc xong rồi. Cuối tuần được nghỉ tôi thường sang nhà Trang chơi và giúp đỡ bà nội của Trang nhổ tóc sâu. Chúng tôi hợp nhau đến từng sở thích về món ăn, đọc sách và nghe nhạc nữa. Đối với tôi, Trang là một người bạn tốt và vô cùng đáng mến. Thực sự thì chưa bao giờ tôi cảm thấy tâm trạng mình lại thoải mái đến thế, tôi đã lắng nghe nhiều hơn và chia sẻ nhiều hơn. Từ ngày có Trang là bạn, tôi không còn ngồi một mình một góc nữa. Đến giờ ra chơi, chúng tôi ra sân chơi nhảy dây, kéo co với các bạn rất vui. Trang đã làm cho tôi thay đổi, bạn ấy nói với tôi rằng “dù cuộc sống có khó khăn đến mấy thì chúng ta vẫn luôn phải cười vui vẻ”. Tôi đã thay đổi cách suy nghĩ từ khi chơi với Trang. Bạn ấy đã khiến cuộc sống của tôi thú vị hơn rất nhiều, tôi thấy mình sống thoải mái hơn và cười nhiều hơn. Cảm ơn Trang đã là bạn của tôi.

Trong cuộc đời, ai cũng có những người bạn. Gặp được người bạn tốt là niềm hạnh phúc lớn lao. Tôi luôn trân trọng tình bạn giữa tôi và Trang, và chúng tôi sẽ cùng nhau cố gắng học tập và gìn giữ tình bạn luôn vui vẻ, bền vững.

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
26 tháng 5 2017 lúc 19:38

ảnh đẹp vậy chị yeuyeuyeuyeu:x :x

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
26 tháng 5 2017 lúc 19:38

yeuyeuyeu

Bình luận (6)
Đỗ Kim Ngân
Xem chi tiết
Hồng Hạnh pipi
2 tháng 6 2017 lúc 16:09

Dàn ý:

*Mở bài:

- Rằm tháng giêng là 1 trong những bài thơ chữ Hán của Bác Hồ được viết trong thời gian kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Sau chiến thắng Việt Bắc Thu đông 1947 sang Xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số 4. Niềm vui tràn đầy trên khắp đất nước Việt Nam. Niềm vui tràn vào trong lòng mỗi con người, tràn cả vào hương vị mùa xuân, lại dâng thêm vào trong thơ Bác, hài hòa tuyệt đẹp cả về cảnh và tình.

Thân Bài:

- Trong ko khí mùa xuân trên dòng sông êm đềm, con thuyền chở những người chiến sĩ cứ thế trôi, hòa cùng ánh trăng lung linh dát vàng tạo nên 1 phong cảnh tuyệt đẹp.

- Ánh trăng hiền dịu cứ tỏa xuống như muốn tràn đầy con thuyền, càng nghĩ càng thấy đẹp. Nhưng vẻ đẹp của đêm trăng, của bài thơ đâu chỉ dừng lại ở đấy. Tác giả đã nắm bắt cái thời điểm đẹp nhất của đêm trăng để biểu thị cho niềm vui, sức sống dân tộc... tất cả đều tươi mới, y như mùa xuân.

- Bên trong con thuyền chở đầy ánh trăng là hình ảnh những người chiến sĩ đang họp bàn việc quân, việc nước, gợi lên cho người đọc tình yêu quê hương sâu sắc, nỗi thán phục đối với những người cả đời tận tụy vì nước, vì dân.

- Tình yêu quê hương hòa cùng sự tươi mới của đất trời đã tạo nên 1 bức tranh thật đẹp, tạo nên 1 tác phẩm "nguyên tiêu" thật ấm áp, ngọt ngào.

Kết bài:

Bằng sự kết hợp tài hoa điêu luyện, thi sĩ Hồ Chí Minh đã mang đến cho ta thật nhiều cảm xúc khó quên, đã cho ta cảm nhận được tận tường vẻ đẹp của mùa xuân, sự ngọt ngào ko thể tả của tình yêu đất nước, con người. Qua đó cũng bồi đắp thêm cho ta 1 kho tàng tình cảm mà ít ai có thể mang lại.

Bình luận (0)
Lazy kute
Xem chi tiết
Linh Phương
21 tháng 5 2017 lúc 9:14

Tập làm văn lớp 7Tập làm văn lớp 7Tập làm văn lớp 7

Bình luận (17)
Trà My
20 tháng 5 2017 lúc 22:03

P/s là j vậy bn ?nhonhung

Bình luận (4)
qwerty
20 tháng 5 2017 lúc 22:03

Khi có vàng sẽ mua được nhiều lúa gạo. Nhưng bạn Trung lại khẳng định thì giờ là quý báu nhất. Chúng ta không nghe nói sao, thì giờ là vàng ngọc, nếu không có thời gian lấy gì ta làm ra lúa gạo và đãi cát thành vàng.

Cuộc tranh cãi cứ thế mà kéo dài, ba bạn đều cho mình là đúng cả, nên chẳng ai chịu thua ai. Cuối cùng, ba bạn phải nhờ thầy giáo giải quyết coi ai đúng, ai sai.

Nếu luận về đúng sai thì ba bạn đều đúng cả, nhưng chỉ đúng một khía cạnh thôi. Như có năm người mù cùng sờ con voi, người sờ trúng cái chân thì nói con voi giống cây cột nhà.

Người sợ trúng cái vòi thì nói con voi giống chiếc chiếu cuốn tròn, người sờ trúng cái bụng thì nói con voi giống như bức tường thành rộng lớn, người sợ trúng lỗ tai thì nói con voi giống cái quạt để quạt mát, người sờ trúng cái đuôi thì nói con voi giống như cây chỗi.

Năm người mù đều nói đúng, nhưng chỉ nói đúng một phần của con voi thôi. Chúng ta trở lại câu chuyện cái gì quý nhất trên đời, lúa gạo rất quý nếu không có lúa gạo lấy gì con người ăn để sống vì nó là lương thực cần thiết cho nhân loại.

Vàng là vật quý báu hiếm có, nên nó có thể mua được nhiều lúa gạo và làm trang sức cho con người. Nhưng thì giờ cứ mỗi ngày lặng lẽ trôi qua, không bao giờ quay ngược trở lại nên nó cũng rất quý, cho nên có câu chớ để thì giờ trôi qua vô ích.

Thầy giáo mĩm cười rồi nhẹ nhàng bảo, các em nói thì chẳng sai chút nào. Lúa gạo rất quý, người nông dân phải đầu đội trời chân đạp đất bán mình cho nắng mưa mà vất vả nhọc nhằn mới làm ra được.

Vàng quý và hiếm nên mới đào đãi tìm kiếm khó khăn, khi có được dùng để trang sức làm đẹp hoặc mua các nhu cầu cần thiết để phục vụ cho con người.

Thì giờ cũng rất quý, vì nó cứ mãi qua nhanh mà không ngược trở lại, nếu chúng ta không tranh thủ tận dụng thời gian quý báu để mà làm việc lợi ích cho gia đình và xã hội, thì sẽ làm tổn hại chung cho nhân loại.

Nhưng, các em phải biết con người mới thật sự là quý nhất. Có con người là có tất cả, vì con người biết siêng năng cần cù thì sẽ làm ra được nhiều lúa gạo, sẽ khai thác đào mõ luyện vàng, nếu không có con người biết tranh thủ tận dụng thời gian để làm những việc có ích nhằm phục vụ cho nhân loại được an vui và hạnh phúc, thì thời gian cũng trôi qua một cách vô nghĩa.

Vì thế các em ngay bây giờ phải cố gắng siêng năng chăm chỉ học hành, để nâng cao trình độ hiểu biết và sau này các em lớn lên chọn cho mình một việc làm thích hợp mà tùy theo khả năng để đóng góp cho gia đình và phục vụ tốt cho xã hội.

Này các em, các người trẻ, chúng ta có đôi bàn tay khéo léo để làm tất cả công việc, khi còn nhỏ đôi bàn tay này giúp cho các em học viết chữ, nhờ vậy các em nâng cao được trình độ hiểu biết có được một kiến thức phổ thông, để sau này các em lớn lên dùng đôi bàn tay này với trái tim hiểu biết mà dấn thân đóng góp phục vụ cho đời.

Các em có đôi chân mạnh mẽ để gánh chịu toàn thân, nhằm giúp cho thân này làm các việc có ích cho xã hội.

Đôi chân này luôn giúp cho các em đi xa ngàn dặm, trèo non lội suối dù đường đời có chông gai hiểm trở, nhưng đôi chân này vẫn luôn tiến bước không ngừng nghỉ cho đến khi già chết mới thôi.

Và con người này của các em với tình yêu thương nhân loại, công ơn sâu dày của cha mẹ đã lao tâm nhọc sức, sinh thành dưỡng dục, mang nặng đẻ đau, hy sinh chịu đựng vất vả nhọc nhằn để nuôi các em khôn lớn trưởng thành.

Nhờ có cha có mẹ mà các em mới có thân này, nếu các em ngay từ khi còn học nơi mái ấm nhà trường mà không chăm chỉ siêng năng cố gắng học hành cho tới nơi tới chốn. Lúa gạo, vàng bạc, thời gian không thể thiếu trong cuộc sống hiện tại nhưng nếu chúng ta không biết nhìn lại chính mình, không biết mình là gì?

Có lúa gạo, có vàng bạc, có thời gian, nhưng ta lại thờ ơ với chính mình, chẳng biết mình là gì, thì tội nghiệp cho ta quá trời. Trong bầu vũ tru bao la này trên là trời, dưới là đất, song hành với chúng ta có năm loài cùng chung ở, chúng ta thấy rõ nhất là con người và các loài súc sinh.

Đất giúp cho con người có sự sống nhờ đôi bàn tay và khối óc này. Còn trời bao gồm mây mưa, mặt trăng, mặt trời, các sóng điện để giúp con người đủ điều kiện sống trong thế gian này. Trời và đất không có cái hiểu biết, ngược lại con người có tri giác, có hiểu biết, chính vì vậy con người là trọng tâm của trời đất, là vật tối linh của muôn loài.

Lâu nay chúng ta hầu như ai cũng coi trọng trời đất mà lại coi thường mình. Đó chính là sai lầm lớn nhất của con người. Sợ trời phạt, mong trời thương, cầu ông thần đất ủng hộ cho có nhiều của cải, tài sản.

Cho nên có câu:có trời, có đất, nhưng không có con người, thì trời đất cũng vô nghĩa. Không có con người thì tất cả mọi thứ trên đời này đều không có giá trị gì hết". Trong các em ai cũng có trái tim hiểu biết, trái tim này luôn bao dung tất cả mà tạo nên sự hài hòa trong cuộc sống.

Nếu ta có nhiều lúa gạo vàng bạc mà không biết sử dụng thời gian đúng nhu cầu trong cuộc sống và không có con người này, thì mọi thứ đó không còn giá trị gì!

Lúa gạo là nhu cầu cần thiết trong cuộc sống, nó luôn làm cho con người no đủ mà không sợ đói kém. Vàng, nếu so với lúa gạo thì giá trị thực tế không bằng, không có vàng ta vẫn sống bình thường, không có gạo ăn ta mới chết đói.

Vậy mà nhân loại cứ cho cái gì quý hiếm là giá trị bởi từ nhận định chủ quan, nếu ta thử làm một bài toán so sánh. Vàng có thể nuôi sống con người hằng ngày hay không, nhưng người ta vẫn nói có vàng mới mua được lúa gạo.

Về giá trị giao dịch cân bằng sản phẩm nuôi sống nhân loại, người ta sắp đặt theo giá trị quý hiếm nhưng trên thực tế lại không có nhu cầu chánh đáng.

Những gì cần thiết cho sự sống đáng lẽ nó phải giá trị hơn, vì nó có tác dụng nuôi sống chúng ta hằng ngày, nhưng ta lại liệt nó vào diện thấp kém để rồi con người phải lệ thuộc vào các thứ phù phiếm xa hoa mà phải nhọc nhằn lao khổ.

Như nước là nhu cầu cần thiết cho con người, tắm rữa giặt giũ nấu nướng tiêu dùng hằng ngày, có nước đầu đủ giúp cây cối xanh tươi tạo ra hoa màu thực phẩm, nuôi dưỡng cây hấp thu dưỡng khí che mát, nếu thiếu nước vài ngày sẽ chết, vậy mà có ai quan tâm tới đâu.

Các nhà doanh nghiệp vì lợi ích cho riêng mình mà xã thải các chất độc làm ô nhiễm môi trường nước trầm trọng, gây thiệt hại cho con người và tất cả muôn loài.

Không khí là nhu cầu cần thiết để bảo đảm sự sống cho con người, thiếu nó vài phút thì con người sẽ chết ngay bởi vì nó đầy dẫy trong hư không. Lúa gạo, nước, không khí, so với vàng cái nào quý hơn.

Chắc chắn ai cũng nói vàng quý hơn, đó là cái thấy sai lầm nghiêm trọng mà ít ai khám phá được chỗ này. Con người đã tạo ra một sự mâu thuẫn quá lớn, những cái cần thiết giúp ích cho mình mỗi ngày thì ta lại lãng quên.


Bây giờ chúng ta thử so sánh giữa vàng và sắt cái nào có giá trị hơn? Ai cũng nói vàng giá trị hơn, vàng tính thành tiền thì đương nhiên mắc hơn sắt, nhưng lợi ích thiết thực cho con người lại chính là sắt.

Trong cơ thể con người rất cần chất sắt, vì nó là yếu tố quan trọng để tạo thành máu đỏ, do đó trong con người nếu thiếu máu thì sẽ chết, nhưng nếu thiếu chất vàng thì cũng không sao cả.

Đó là giá trị của chất sắt trong con người, ngoài ra sắt còn đáp ứng nhu cầu sống cho con người tiện lợi về nhiều mặt như xây dựng nhà cửa, cầu cống, xe cộ giúp cho con người có chỗ ăn ở nghỉ ngơi, đi lại dễ dàng mà tiết kiệm được thời gian.

Những gì cần thiết cho con người thì chúng ta lại lãng quên ít quan tâm tới nó, cho nên chúng ta chịu chấp nhận sống chung với ô nhiễm, sống chung với bệnh, sống chung với những cái đi ngược lại thiên nhiên.

Người nông dân phải cực khổ vất vả nhọc nhằn, một nắng hai mưa chân lắm tay bùn để tạo ra những hạt gạo thần tiên giúp cho nhân loại no đủ mỗi ngày. Vậy mà nó bị con người đánh giá trị vật chất thấp nhất trong các nhu cầu để phục vụ sự sống, chúng ta cần phải có một cuộc hội thảo về vấn đề này mà tìm ra giải pháp chính đáng để làm sao cho phù hợp cuộc sống của con người.

Chúng ta cứ nghĩ rằng những gì quý hiếm là đắt tiền mà bỏ quên giá trị thiết thực trong cuộc sống.Lúa gạo tuy cần thiết, vàng tuy quý hiếm, thời gian giúp con người làm nhiều việc, nhưng nước và không khí rất cần hơn.

Tuy nhiên nó vẫn không quý bằng con người. Không có con người những thứ đó trở thành vô nghĩa, vì các thứ đó để phục vụ cho con người, nhưng nếu con người không có lương tâm, không có trái tim hiểu biết sống si mê vô độ thì có mà cũng như không vì luôn làm khổ đau cho muôn loài.

Thực tế theo quan niệm từ ngàn xưa cho đến nay, ai cũng nghĩ rằng cái gì quý hiếm là giá trị cao cả mà lãng quên những giá trị thiết thực để nuôi sống chúng ta hằng ngày. Không có vàng, không có đá quý ta vẫn sống vì nó chỉ là món đồ trang sức phụ cho con người.

Không có lúa gạo, không có nước để tiêu dùng, không có không khí để thở thử hỏi ta có thể sống còn hay không? Vậy cái gì là quý giá nhất, sự sống của con người và muôn loài. Và cái gì quý nhất trong cuộc sống, con người cần vật chất, con người cần tình cảm, con người cần tinh thần và con người tâm linh.

Có vật chất để đảm bảo đời sống cho con người một khoảng thời gian nào đó, tùy theo phước nghiệp của cá nhân đã gieo tạo. Có tình cảm để con người gắn kết yêu thương với nhau mà đóng góp cho gia đình và xã hội.

Có tinh thần sáng suốt minh mẫn lành mạnh để luôn sống lạc quan và yêu đời. Có con người tâm linh cùng với trái tim hiểu biết, thì tin sâu nhân quả mà không làm các việc ác, lại hay làm các việc lành và từng bước phá bỏ tâm niệm hành động si mê chấp ngã chiếm hữu để trở về tính biết sáng suốt của chính mình đó là Phật tính.

Khi sống được với tính biết sáng suốt của mình thì chúng ta không bị dòng đời cuốn trôi mà biết quân bình sự sống để đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội.

Cho nên con người là quý nhất, còn các cái thứ khác chỉ phụ thuộc mà thôi, không có vàng hoặc ngọc quý hay kim cương ta vẫn sống, nhưng thiếu lúa gạo, nước, không khí, ta khó bảo tồn mạng sống. Vậy mà thế gian cứ chạy theo những thứ đó để rồi làm khổ cho nhau, mà quên đi những cái cần thiết trong cuộc sống.

Có con người rồi lại có trái tim yêu thương và hiểu biết, thì không gì có thể so sánh bằng. Sư phụ chúng tôi chỉ dạy rằng: “ Học tập, làm việc uống ăn làm nên sự sống. Tu là hơi thở quyết định sự sống. Thân thể này thiếu tu cũng như thiếu hơi thở trong chừng phút giây là chết ngay.”

Do đó sư ông chúng tôi chủ trương tu học và lao động như cái đỉnh ba chân không thể thiếu. Lao động như ăn cơm, học như uống nước, tu như hơi thở và có con người tâm linh để thực hiện ba việc cốt lõi đó.

Ba điều đó là sự cần thiết và quý giá nhất trên cuộc đời, kính mong mọi người hãy nên suy xét quán chiếu cho tường tận để rồi lấy đó làm kim chỉ nam mà luôn làm tròn bổn phận đối với gia đình và sống có ích cho nhân loại.

-- Mạng --

Bình luận (10)
Cù Thị Mai Anh
Xem chi tiết
Thảo Phương
19 tháng 5 2017 lúc 14:18

1_

Biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ.

- Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người.

- Điệp từ lồng với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc…

- Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước.

=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người.

2_Gợi ý:
Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng.
Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.”
Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu.
- Diễn tả một cách sâu sắc cảm xúc của nhà văn trước một quy luật rất đỗi tự nhiên trong tình cảm của con người: yêu mùa xuân, yêu tháng giêng…Từ đó tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người nghe, người đọc… Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân.
- Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo được…ai cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động.
- Thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả Vũ Bằng đối với mùa xuân, với quê hương, đất nước.

3_

- Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống yêu nước của dân tộc.

- Nêu vấn đề:

+ Lòng yêu nước được hình thành từ những biểu hiện cụ thể hằng ngày.

+ Trích dẫn câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua:

1. Giải thích nội dung câu nói của nhà văn I.Ê-ren-bua:

- Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hàng ngày. Câu nói của I.Ê-ren-bua đã diễn tả tình yêu tổ quốc một cách đơn giản, sinh động và dễ hiểu bằng hình ảnh so sánh: “ Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốccũng giống như dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển”.

Tại sao I.Ê-ren- bua có thể nói như vậy ?

+ Mỗi con người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê, với những người thân thiết như cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè,…

+ Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến của con người đối với quê hương.

+ Tình yêu Tổ quốc được bắt đầu từ chính tình yêu những điều nhỏ bé, đơn sơ, giản dị ấy.

2. Những suy nghĩ của bản thân về quê hương đất nước:

+ Đất nước Việt Nam còn nghèo nàn lạc hậu nhưng không vì vậy mà chúng ta không yêu Tổ quốc.

+ Suốt mấy chục năm xây dựng CNXH, chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống người dân vẫn còn nhiều thiếu thốn. Vì vậy, mỗi người cần cố gắng góp sức mình để xây dựng đất nước giàu mạnh.

+ Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển nên người dân Việt nam cần phát huy tinh thần yêu nước, tự hào, tin tưởng và quyết tâm đưa đất nước vững bước đi lên…

3. Cách thể hiện lòng yêu nước của thế hệ học sinh:

+ Yêu nước nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất như: ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè,…

+ Yêu nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi như: ngôi nhà, mái trường, môi trường sống xung quanh,…

+ Lòng yêu nước của lứa tuổi học sinh còn phải được biểu hiện bằng những hành động thiết thực cụ thể như: Chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện tu dưỡng để trở thành người có ích cho xã hội…

4. Khẳng định tình yêu nước là thiêng liêng, cần thiết. Liên hệ, rút ra suy nghĩ của bản thân.

Bình luận (0)
Lưu Ngọc Hải Đông
22 tháng 5 2017 lúc 19:14

Câu 1: Tiếng suối so sánh tiếng hát

Điệp từ lồng: Thể hiện vè đẹp của trăng lung linh, huyền ảo, thiên nhiên gần gũi, sống động

Điệp ngữ: chưa ngủ

\(\Rightarrow\)Cảnh đẹp

Lo cho dân, cho nước

Bình luận (1)