Tập làm văn lớp 6

Thảo Ngân Trần
Xem chi tiết
Phương Thảo
5 tháng 1 2017 lúc 19:50

Một hôm, thấy chị Cốc đang kiếm mồi, Dế Mèn cất giọng đọc một câu thơ cạnh khoé chị rồi chui tọt vào hang. Chị Cốc rất bực, đi tìm kẻ dám trêu mình. Không thấy Dế Mèn, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa hang. Chị Cốc chút cơn giận lên đầu Dế Choắt.

Bình luận (5)
Hoa Thạch Thảo
5 tháng 1 2017 lúc 19:51

Một hôm, thấy chị Cốc đang kiếm mồi, Dế Mèn cất giọng đọc một câu thơ cạnh khoé rồi chui tọt vào hang. Chị Cốc tức sôi máu, bèn đi tìm kẻ trêu mình. Không thấy Mèn đâu, nhưng chị Cốc thấy Choắt đang loay hoay trước cửa hang. Chị Cốc liền trút cơn giận lên đầu Choắt.

* Các phó từ được dùng phối hợp với động từ để diễn tả hành động của nhân vật.

Bình luận (2)
Phương Thảo
5 tháng 1 2017 lúc 19:52

“Một hôm , thấy chị Cốc đang kiếm mồi , dế Mèn cất giọng đọc một câu thơ rồi chui tọt vào hang . Chị Cốc rất bực , đi tìm kẻ trêu mình . Không thấy dế Mèn , nhưng chị Cốc thấy dế Choắt đang loay hoay trong hang "

Bình luận (0)
Hoa Hồng
Xem chi tiết
Phạm Trang
6 tháng 1 2017 lúc 19:02

trong lớp bn ..........là đọc hay nhất lớp. mỗi khi cô giáo mời bn đứng dậy đọc, giọng bn thật điềm đạm, trôi chảy, ngọt ngào như rót mật vào tai. lúc đó, gương mặt của.... thật tươi tỉnh và chăm chú. khuôn mặt.....thật dễ thương và đáng yêu làm sao.tôi rất tự hào và quý mến vì có 1 người bn như vậy

Bình luận (3)
Lê Ngọc Minh
14 tháng 1 2018 lúc 18:01

Mai là nhóm trưởng nhóm em. Bạn có một khuôn mặt trái tim cùng với một làn da ngăm đen. Bạn luôn xuất hiện với một mái tóc buộc bổng ra phía sau lưng và chỉ để lại phần tóc mái chéo trông thật xinh. Trong giờ học Mai rất chăm chú nghe thầy cô giáo giảng. Ánh mắt đăm chiêu cùng với khuôn mặt nghiêm nghị của bạn tạo cho em một cảm giác bạn là một người rất trầm ( không phải trầm cảm đâu ạ ) và chín chắn. Những khi gặp bai khó, bạn hơi hơi nhíu mày như thể bạn đang cố gắng tìm lại mọi kiến thức đã học. Cho tới khi làm xong bài, Mai mỉm cười một cái rất nhẹ nhàng nhưng thật duyên dáng làm sao.

Bình luận (0)
Hoa Hồng
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Linh
9 tháng 1 2017 lúc 12:15

một vùng cỏ um tùm có nhiều hang các loại đông vật hang mèn nằm cạnh 1 hố đất trũng mèn ko lo thức ăn vì quanh chúng có rất nhiều cỏ non gần đó có ruộng rau muống chiều chiều làng dế ra đấy ca hát xa nữa là máy em deescon đang chơi đùa hay mấy chị cào cào ra kiếm thức ăn

Bình luận (1)
Nguyễn Ngọc Bảo Nhi
Xem chi tiết
Vũ Hà Khánh Linh
5 tháng 1 2017 lúc 11:22

Các câu ca dao về ATGT mà mình tìm được:

-Biển Đông có lúc vơi đầy

Đi đường đúng luật không ngày nào quên

-Trai anh hùng ,gái thuyền quyên

Đội mũ bảo hiểm thường xuyên nhớ rành

-Nhủ nhau gái lịch trai thanh

Đường thông hè thoáng chấp hành thật nghiêm

-Thế gian chuộng của chuộng công

Không ai chuộng thói phóng ngông phóng ào

-Một lời nói tựa nhát dao

Vòng vèo lạng lách ắt vào nhà tang

-Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn chớ có băng càn chạy sai

-Làm trai cho đáng nên trai

Phú Xuân cũng trải Đồng Nai đã từng

Gặp khi đèn đỏ thì dừng

nhớ không vượt ẩu nhớ đừng phóng nhanh

-Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Nhắc nhau nhớ luật giao thông tỏ tường

-Ra đình ngẳ nón trông đình

khi ngồi xe máy khuyên mình nhủ ta

Trước khi khởi động tay ga

Đội mũ bảo hiểm mới là người khôn

-Dù qua chín núi mười sông

Luật về đường bộ vẫn không phai nhoà

-Làm người suy chín xét xa

Lái xe đừng có rú ga phóng bừa

-Cây đa cũ, bến đò xưa

Đề phòng tai nạn sớm trưa ghi lòng

Bình luận (0)
Nguyễn Lan Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Linh
9 tháng 1 2017 lúc 12:16

Chiều về thăm quê thăm nội tóc đã bạc phơ
Lòng chợt bâng khuâng nội ơi con đã trở về
Ngày nào thơ dại nội yêu thương
Bắt con cua đồng cho tôi vui
Đêm về Nội gói, gói bánh lá dừa khi cháu thèm ăn
Giờ về thăm quê thăm lại kỷ niệm ngày thơ
Kìa hàng rau xanh ngày xưa nội đã vun trồng
Bờ rào trước nhà giờ liêu xiêu
Khóm hoa cúc vàng buồn quạnh hiu
Hàng cau thầm nói nội đã xa rồi thương quá người ơi

Chiều nay thương nhớ
Nhớ sao nội tôi một đời
Một đời nuôi cháu thương con
Một đời chèo ghe đưa đò
Dãi dầu mưa nắng
Tóc trắng, lưng còng thương quá nội ơi
Chiều nay con nhớ
Nhớ sao nội tôi hiền hòa
Nội cười móm mém yêu thương
Nội ngồi tay ngoái cơi trầu
Nhắc thằng Hai nhỏ
Đã lâu lắm rồi sao không về thăm quê

Lòng buồn miên man bây giờ con về thăm quê
Kỷ niệm thân yêu từ nay vắng bóng nội rồi
Nhìn hàng chuối già còn trổ bông
Nhánh sông quê mình còn mênh mông
Mà sao nội nỡ bỏ con đi rồi
Con đứng chờ ai

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Ánh Dương
Xem chi tiết
Huỳnh Ngọc Hân
5 tháng 1 2017 lúc 8:21

Thái Y Lệng là một Thái Y tài giỏi , thông minh .

Ông là một người trung thực , ko sợ quyền thế và ông rất thương dân nghèo và thương xót người bệnh . Ông đã bỏ tiền của mình ra để giúp dân nghèo bà mua thuốc tốt cho người bệnh . Ngoài ra , ông còn là bậc lương y chân chính . Và em cảm thấy làm một Thái Y ko những giỏi về nghề nghiệp mà phải biết yêu thương bệnh nhân . Em rất kính trọng ông vì tuy là một vị quan lớn trong triều mà ông lại ko hề tránh né , chê bai những người nghèo khổ bệnh tật .leuleu

Bình luận (0)
_silverlining
4 tháng 1 2017 lúc 20:18

Bài làm

Trong lịch sử y học nước nhà, đã có không ít vị danh y được người đời mến mộ và trọng vọng. Họ là những bậc lương y chân chính, vừa giỏi về y thuật, vừa có lòng nhân đức thương xót người bệnh như chính bản thân mình. Tên tuổi của họ được lưu danh trong sử sách và được người đời truyền tụng.

Cũng đă có không ít những truyền thuyết, những giai thoại về những bậc danh y ấy, để người đời sau nhìn vào mà noi gương.

Văn chương cũng đã có những tác phẩm (dù ở mức độ kể sơ lược) viết về tài đức của các bậc danh y. Trong tác phẩm Nam Ông mộng lục, phần Y thiển dụng tâm của Hồ Nguyên Trừng, ta bắt gặp một hình ảnh đẹp về một bậc lương y chân chính: Thái y lệnh Phạm Bân.

Lương y Phạm Bân xuất thân con nhà thuốc. Tổ tiên của ông có nghề y gia truyền được ca tụng. Vì thế ông được bố nhiệm chức Thái y lệnh coi sóc việc chữa bệnh trong cung vua.

Được làm lương y ở trong cung vua đã là mơ ước của nhiều thầy thuốc, thái y lệnh lại là một chức bậc mà không ít kẻ thèm muốn dòm ngó. Cả một ngàn năm phong kiến Việt Nam với sự trị vì của cả trăm vị hoàng đế, đời nào chẳng có Thái y lệnh. Nhưng tên tuổi của mấy ai đã được lưu truyền?

Tác giả Hồ Nguyên Trừng không đi sâu kể về tài năng của Thái y lệnh Phạm Bân, chỉ lướt qua vài chi tiết như:

- Ông được bổ nhiệm chức Thái y lệnh.

- Bệnh nhân đến chữa tới khi khoẻ mạnh rồi đi. Cứ như vậy, trên giường không lúc nào vắng người.

- Bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Ngài được người đương thời trọng vọng.

- Cứu sống người đàn bà nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét.

-Vua Anh Tông khen là giỏi về nghề nghiệp.

Chỉ một vài chi tiết nhỏ cũng đủ để ta hình dung ra tài năng của vị lương y đó. Thật là một tài năng hiếm có.

Thái y lệnh Phạm Bân không chỉ giỏi về nghề nghiệp, nét nổi bật trong ông là lòng nhân đức, thương yêu người bệnh và hết lòng chữa bệnh cứu người.

Người bệnh ở đây không phải chỉ là các vị trong hoàng thất, các vị đại thần, quý tộc, mà chủ yếu là người dân, kể cả những kẻ cơ khổ khốn cùng nhất. Mặc dù ở địa vị cao sang, được hưởng vinh hoa phú quý vua ban, Thái y lệnh Phạm Bân vẫn dốc lòng, dốc sức chữa bệnh cho dân.

Mục đích của việc ông xây các nhà dưỡng bệnh tại nhà riêng của mình, nhận bệnh nhân về chữa trị không phải vì kiếm lợi (mà nếu có nhằm mục dich này cũng là đáng quý, vì ông đem tài năng ra để trị bệnh cứu người), song đáng quý hơn mục đích của ông là cứu người!

Vì mục đích cứu người mà ông đã dốc hết tiền của trong nhà ra để mua thuốc tốt, tích trữ lương thực. Mua thuốc tốt để chữa bệnh là điều dễ hiểu. Song tích trữ lương thực để làm gì? Thì ra để cấp cơm cháo cho những kè tật bệnh cơ khổ khi họ đến chữa trị. Rồi năm đói kém, bệnh dịch nổi lên, ông đã dựng thêm nhà cho những kể khốn cùng đói khát về bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Thật hiếm có một tấm lòng như thế!

Không chỉ cứu mạng, sẵn sàng chữa trị cho những kẻ khốn cùng, tinh thần phục vụ người bệnh của ông cũng thật đáng quý Dẫu bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh.

Để làm nổi bật tính cách nhân vật, tác giả đã đặt Thái y lệnh Phạm Bàn vào một tình huống gay cấn. Cùng một lúc ông được hai nơi mời đi chữa bệnh: một bên là người dân thường đang trong cơn nguy kịch máu chảy như xối, mặt mày xanh lét, một bên là một bậc quý nhân trong cung bị sốt, vua triệu ông đến khám cho vị quý nhân đó.

Thực hiện bổn phận của kẻ tôi với bề trên thì ông phải đến ngay Vương phủ khám bệnh. Thực hiện bổn phận của thầy thuốc thì ông phải đến ngay nhà người đàn bà nguy kịch để cứu người. Nếu thực hiện thực hiện bổn phận bề tôi thì người phụ nữ nguy kịch sẽ chết trong khoảnh khắc. Nếu thực hiện bổn phận thầy thuốc thì sẽ đắc tội với bề trên, với nhà vua, có thể sẽ rước hoạ vào thân. Ta thật khâm phục và cảm động thay suy nghĩ và hành động của ông: Tôi có mắc tội cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mạng của tiểu thần còn biết trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu. Nói rồi, lập tức đi cứu người kia đàn bà dân thường đang trong cơn nguy kịch kia.

Có thể nói, đây là hành động quên mình vì việc nghĩa của một con người chân chính. Hành động này đã làm bộc lộ đầy đù phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm. Không chỉ có tài chữa bệnh, mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.

Ông thật xứng đáng với lời khen của hoàng đế Trần Anh Tông: Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề lại có lòng nhân đức, thương xót dám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.

Phẩm chất của người thầy thuốc và quan điểm trị bệnh cứu người của vị Thái y lệnh họ Phạm lại một lần nữa ngời sáng ở thầy thuốc - nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu:

Thấy người đau giống mình đau,

Phương nào cứu đặng mau mau trị lành

Đứa ăn mày cũng trời sinh,

Bệnh còn cứu đặng thuốc đành cho không.



Bình luận (0)
Nguyễn Lan Hương
4 tháng 1 2017 lúc 20:22

Thái y lệnh họ Phạm là một người tốt,không những giỏi về nghề nghiệp mà còn tốt về đức tính.

Ông quả là một người nhân đức khi đã không tiếc của cải trong nhà để đổi,mua về các loại thuốc quý hiếm.Khi thấy dân tình khốn khổ,ông chẳng tiếc gì công sức,dựng nhà dựng của đón người nghèo trong làng về,đói khổ thì nuôi,có bệnh hoạn thì chữa.

Phạm Bân còn là một người hết lòng vì người bệnh,không sợ uy quyền.Đứng giữa cái cảnh trớ trêu rằng,người trong triều bị ốm và một người đàn bà nông dân nghèo,máu chảy như xối,mặt mằy xanh lét và cả hai bên đều nhờ ông giúp đỡ.Thế mà ông đã từ chối triều đình,để chữa trị cho người kia bệnh nặng hơn.Ông cho rằng,tính mạng của người kia chỉ trong khoảnh khắc,còn tính mạng của mình còn tùy thuộc vào Vương.

Sau khi cứa người đàn bà bệnh nặng,Phạm Bân đã vào triều,xin yết khiến nhà vua.Tất nhiên,ông bị vua quở trách.Nhưng ông đã đối đáp lại,kể lại SViệc khiến nhà vua không những hết giận mà còn khen ngợi.Điều này là bằng chứng cho sự đối đáp tài tình của ông.

Lương y Phạm Bân quả là 1 người vừa có tài,vừa có đức.

Bình luận (1)
gaarakazekage
Xem chi tiết
Nguyễn Lan Hương
3 tháng 1 2017 lúc 21:54

...Khi tôi từ biển trở về với một nỗi buồn mang mác và một sự tuyệt vọng bất tận đến tận trời xanh,thì bỗng dưng...Tôi không tin vào mắt mình nữa.

Trước mắt tôi,bao nhiêu cung điện nguy nga,người hầu kẻ hạ biến đi đâu hết.Còn mụ vợ tôi,bà ta từ 1 bà hoàng hậu quyền quý,với bộ đồ lộng lẫy đã trở lại thành bà lão xấu xí bên cái máng lợn sứt mẻ.

Thực ra,tôi không muốn nói bà ấy xấu xí đâu.Nhưng sao,tâm bà ấy lại đen tối quá.Bà ấy tham lam quá đỗi,được voi thì lại đòi tiên,đòi hết cái nọ đến cái kia mà vẫn không thỏa dạ.

Tôi đã cảm thấy có cái gì đó không may mà...Cứ sau mỗi lần ra biển,biển lại có một trạng thái khác nhau.Từ khi biển gợn sóng êm ả,đến khi biển nổi sóng,...và cuối cùng là biển nổi sóng ầm ầm,dữ dội.Mỗi lần,biển đã cho tôi biết sẵn trạng thái của cá vàng.Thế nhưng,lòng dạ tôi lại hẹp hòi quá.Tôi đã không nỡ dừng bước chân,chặn tiếng nói mà lại gọi cá vàng,nhờ ngài thực hiện yêu cầu của mụ vợ,để rồi cuối cùng cũng chỉ là một mái lều tranh rách nát.

Nhưng dù có bàng hoàng đến thế nào đi chăng nữa,thì mọi thứ cũng đã chỉ là quá khứ mà thôi...

Bình luận (0)
Nguyễn Lan Hương
3 tháng 1 2017 lúc 21:56

Mình chỉ làm được có vậy thôi.Hì hì,thông cảm cho mình nhé!!!leuvuileu

Bình luận (0)
Nguyễn Huyền Trang
Xem chi tiết
Quốc Đạt
3 tháng 1 2017 lúc 12:24

Ngày xưa, ở quận Cao Bình có vợ chồng làm nghề đốn củi hiền lành, giàu lòng thương người. Ngọc Hoàng thương tình hai vợ chồng hiếm hoi bèn cho Thái tử xuống trần đầu thai. Người vợ mang thai, nhưng đã nhiều năm vẫn chưa sinh nở. Rồi người chồng qua đời… Mãi mấy năm sau, người mẹ già mới sinh được đứa con trai rất khôi ngô, đặt tên là Thạch Sanh. Chẳng bao lâu sau, mẹ hiền cũng qua đời. Thạch Sanh bơ vơ, lấy gốc đa làm nhà, kiếm củi độ thân. Ngọc Hoàng rất thương, bèn sai thiên thần xuống trần dạy Thạch Sanh võ nghệ, các phép thần thông biến hóa, và cho búa thần làm vũ khí.

Gần vùng có tên Lý Thông làm nghề bán rượu. Hắn đã đón Thạch Sanh về nhà kết nghĩa làm anh em. Năm ấy, đến lượt Lý Thông phải nộp mình cho Chằn tinh. Lý Thông đánh lừa Thạch Sanh "đi canh miếu thần" để thế mạng. Nửa đêm, Chằn tinh xông đến vồ mồi, hai bên đánh nhau dữ dội. Chằn tinh tàng hình dùng phép lạ. Thạch Sanh vung búa thần chém chết Chằn tinh, cắt đầu và xả xác quái vật, Thạch Sanh được bộ cung tên thần bằng vàng. Xách đầu Chằn tinh về, Thạch Sanh đập cửa gọi. Hai mẹ con họ Lý hoảng hồn… Nhưng khi mở cửa, Lý Thông nhìn thấy cái đầu khổng lồ của Chằn tinh, hắn bèn dọa Thạch Sanh là đã giết chết vật báu của vua nuôi, phải mau mau trốn đi. Thạch Sanh lại trở về gốc đa chốn cũ. Lý Thông đem đầu Chằn tinh dâng nộp triều đình và hắn được vua phong tước Quận công.

Trong lễ hội kén chọn phò mã, công chúa đã bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh đang nằm nghỉ dưới gốc đa chợt thấy con chim lạ bay qua liền giương cung bắn. Đại bàng bị trúng tên, vẫn cố bay về hang ổ. Nhà vua hứa gả công chúa cho người tài nào cứu được công chúa. Lý Thông tìm gặp "đứa em kết nghĩa". Thạch Sanh theo dấu máu tìm đến hang ổ đại bàng. Ác điểu chống trả quyết liệt chàng dũng sĩ, nhưng nó đã bị chàng dùng cung tên vàng bắn mù cả hai mắt, dùng búa thần chém đứt vuốt sắc, bổ vỡ làm đôi đầu quái vật. Dòng dây đưa nàng công chúa thoát khỏi hang sâu, Lý Thông sai quân lính vần đá lấp cửa hang để hãm hại Thạch Sanh. Chàng đã đi khắp hang lạnh, khám phá. Thạch Sanh lại dùng cung tên thần bắn tan cũi sắt, cứu thoát Thái tử con vua Thủy tề đang bị đại bàng giam hãm. Thạch Sanh được Thái tử mời xuống chơi thủy phủ. Nhà vua hậu đãi chàng dũng sĩ cõi trần. Để đền ơn ân nhân, vua Thủy tề tặng Thạch Sanh nhiều vang ngọc, nhưng chàng khước từ, chỉ xin nhận một cây đàn thần làm kỉ vật. Thạch Sanh lại trở về gốc đa, chốn cũ yêu thương.

Hồn Chằn tinh và đại bàng gặp nhau, lập mưu báo thù Thạch Sanh. Chúng ăn trộm kho báu của nhà vua đem về giấu ở gốc đa. Thạch Sanh bị hạ ngục!

Công chúa sau khi được cứu thoát thì bị câm. Các quan ngự y đều bó tay. Lý Thông vô cùng nóng ruột… Nằm trong ngục, Thạch Sanh lấy đàn thần ra gảy. Tiếng đàn lúc thì ai oán não nùng, lúc thì hờn căm uất hận. Nghe tiếng đàn thần, công chúa tự nhiên nói được, nàng xin vua cha được gặp người đánh đàn. Gặp ân nhân, công chúa vui mừng khôn xiết kể. Lý Thông bị hạ ngục. Nhà vua giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng đã tha tội, cho cả hai mẹ con về quê. Nhưng đến giữa đường, cả hai mẹ con Lý Thông đều bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Vua cho Thạch Sanh làm phò mã. Mười tám nước chư hầu bất bình kéo quân vây đánh kinh đô. Thạch Sanh lại dùng đàn thần đẩy lui giặc. Hàng vạn tướng sĩ chư hầu được Thạch Sanh đãi một niêu cơm thần bé xíu mà họ ăn mãi chẳng hết.

Mấy năm sau, vua già yếu, nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

Bình luận (0)
Hoa Thạch Thảo
3 tháng 1 2017 lúc 12:33

Còn mik

Ngày xửa, ngày xưa, ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tiều phu đã già mà vẫn chưa có con. Ngày ngày, họ phải lên rừng đốn củi về đổi lấy gạo nuôi thân. Tuy nghèo nhưng họ lại hay làm việc nghĩa giúp đỡ mọi người. Thấy thế, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con của họ.

Rồi bà vợ có mang, nhưng kì lạ thay, đã qua mấy năm mà không sinh nở. Người chồng lâm bệnh qua đời. Mãi sau, bà vợ mới sinh được một cậu con trai, đặt tên là Thạch Sanh.

Khổ thay, khi cậu bé vừa lớn khôn thì mẹ lại chết. Một mình cậu lủi thủi ra vào túp lều rách nát dưới gốc cây đa cổ thụ. Gia tài chẳng có gì đáng giá ngoài lưỡi búa của cha để lại. Cậu tiếp tục kiếm sống bằng nghề đốn củi. Ngọc Hoàng sai các thiên thần xuống dạy Thạch Sanh võ nghệ và các phép thần thông.

Một hôm, Lí Thông làm nghề bán rượu đi ngang qua gốc đa. Thấy chàng trai vạm vỡ khoẻ mạnh gánh hai bó củi rất lớn, hắn liền nghĩ bụng : “Chà! Người này khoẻ như voi. Nó mà về ở cùng ta thì lợi biết bao nhiêu!".Lí Thông lân la gợi chuyện làm quen. Thạch Sanh thật thà kể cho hắn nghe gia cảnh của mình. Lí Thông gạ Thạch Sanh kết nghĩa làm anh em. Đang cô đơn, nay có người quan tâm săn sóc đến mình, Thạch Sanh vui vẻ nhận lời rồi từ giã gốc đa, về sống chung với mẹ con Lí Thông.

Bấy giờ, trong vùng có con chằn tinh hung dữ hay ăn thịt người. Nó có phép biến hoá khôn .lường. Dân phải lập miếu thờ và mỗi năm phải nộp cho chằn tinh một mạng người để nó đỡ phá phách.

Năm ấy, đến lượt Lí Thông nộp mình. Mẹ con hắn sợ lắm, bày mưu tính kế lừa để Thạch Sanh chết thay. Lí Thông sắp sẵn một mâm rượu thịt. Chiều tối, Thạch Sanh đi kiếm củi về, Lí Thông mời chàng ăn rồi bảo:

- Đêm nay đến lượt anh canh miếu thờ, ngặt vì anh đang cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.

Tin lời, Thạch Sanh đi ngay.

Nửa đêm, Thạch Sanh đang thiu thiu ngủ thì chằn tinh sau miếu hiện ra, giơ nanh múa vuốt định vồ lấy chàng. Thạch Sanh lấy búa đánh lại. Chằn tinh thoắt ẩn thoắt hiện Không hề sợ hãi, Thạch Sanh trổ hết tài nghệ để đánh quái vật. Lát sau, lưỡi búa của chàng đã chém xả nó làm hai mảnh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lổ. Cạnh xác nó là bộ cung tên bằng vàng. Thạch Sanh chặt đầu quái vật rồi nhặt bộ cung tên xách về nhà.

Tưởng oan hồn Thạch Sanh hiện về đòi mạng, mẹ con Lí Thông kinh hãi, rối rít lạy van. Nghe Thạch Sanh kể chuyện giết chằn tinh, chúng mới hoàn hồn. Vốn là kẻ độc ác, tham lam và thâm hiểm, Lí Thông nảy ra kế khác, tiếp tục lừa Thạch Sanh. Hắn vờ tỏ vẻ lo lắng:

- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, ắt phải tội chết. Thôi em hãy mau mau trốn đi! Mọi việc nhà anh sẽ lo liệu.

Thạch Sanh thật thà tin lời hắn. Chàng vội vàng từ biệt mẹ con Lí Thông rồi trở về túp lều cũ dưới gốc cây đa, ngày ngày kiếm củi nuôi thân. Còn Lí Thông, vội vàng mang đầu chằn tinh vào cung nộp cho nhà vua, được vua ban thưởng hậu hĩ và phong cho chức Quận công.

Công chúa con vua đến tuổi lấy chồng. Hoàng tử nhiều nước sai sứ đến cầu hôn nhưng nàng chưa ưng ý mộỉ ai. Vua đành mỏ hội gieo cầu để công chúa trên lầu cao ném quả cầu trúng vào ai thì sẽ lấy nqười đó làm chồng. Không may, lúc nàng sắp gieo cầu thi một con đại bàng khổng lồ sà xuống quắp nàng đi.

Đại bàng bay qua nơi Thạch Sanh ở, Trông thấy nó, chàng liền lấy cung tên vàng ra bắn, Bại bàng trúng thương vào cánh, lảo đảo bay về núi. Lần theo dấu máu, Thạch Sanh tìm được hang sâu, chỗ nó giấu công chúa.

Từ ngày công chúa mất tích, nhà vua vô cùng đau khổ. Ngài ra lệnh cho Lí Thông phải đi tìm và hứa sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Lí Thông trong lòng vừa mừng vừa sợ. Cuối cùng, hắn lại nghĩ ra được một kế hay.

Hắn truyền lệnh mở hội thi hát mười ngày để nghe ngóng tin tức Thạch Sanh. Đến ngày thứ mười thì hắn gặp Thạch Sanh đi xem hội. Nghe Lí Thông nói phải đi tìm công chúa mất tích, Thạch Sanh kể lại mọi chuyện. Lí Thông mừng rỡ nhờ chống dẫn đường đến hang của đại bàng.

Đến nơi, Thạch Sanh vội vã xuống cứu công chúa. Quân lính của nhà vua cột dây vào lưng chàng rồi thả xuống hang sâu.

Vốn là một chằn tinh có nhiều phép lạ, đại bàng tuy bị thương nặng nhưng vừa thấy chàng nó liền chồm dậy, tung cánh, chĩa vuốt lao đến Thạch Sanh giương cung bắn mù mắt nó, lấy búa bổ vỡ đầu nó. Chàng lấy dãy buộc ngang mình còng chúa rồi ra hiệu cho quân lính ở trên kéo nàng lên. Cõng chúa vừa được đưa lên mặt đất thì Lí Thông sai quân lính đưa nàng về cung. 'Hắn lại vần đá lấp cửa hang hòng giết chết Thạch Sanh để cướp công chàng.

Biết mình bị hại, Thạch Sanh cố tìm ối thoát. Đến cuối hang sâu, chàng chợt thấy một chàng trai bị nhốttrong cũi sắt. Thạch Sanh lấy bộ cung tên vàng bắntan cũi sắt, cứu được thái tử con vua Thuỷ Tề bị đại bàng bắt nhốt ở đây. Thái tử hết lời cảm tạ và mời ân nhân xuống thăm thuỷ cung. Gặp lại con, Thuỷ Tề vô cùng sung sướng và đối đãi với Thạch Sanh rất hậu. Thạch Sanh từ chối nhận bạc vàng châu báu, chỉ xin một cây đàn. Thái tử rẽ nước đưa chàng lên bờ. Chàng lại trở về túp lều dưới gốc đa xưa.

Lại kể đến chuyện của chằn tinh và đại bàng. Sau khi bị Thạch Sanh giết chết, hồn chúng lang thang khắp nơi. Tình cờ gặp nhau, chúng bàn cách trả thù chàng. Chúng ăn trộm một số đồ vật quý giá trong cung vua, lén bỏ vào túp lều của Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Chàng chẳng thể nào giãi bày nỗi oan khuất của mình.

Từ hôm được cứu thoát, công chúa tự nhiên sinh bệnh, suốt ngày buồn rầu, ủ rũ, chẳng nói chẳng cười. Lễ cưới của nàng với Lí Thòng phải hoãn lại. Vua sai hắn đi mời thầy thuốc về chữa cho công chúa nhưng các danh y dù giỏi đến mấy cũng đành bó tay.

Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, buồn quá bèn đem đàn ra gảy. Tiếng đàn nỉ non, ai oán, trách móc... vọng vào tận hoàng cung. Nghe tiếng đàn, bỗng nhiên công chúa nói cười vui vẻ. Nàng xin vua cha cho gọi người gảy đàn.

Nhà vua vừa mừng vừa lấy làm lạ. Khi được đưa vào cung, Thạch Sanh đã kể hết đầu đuôi mọi chuyện. Sự thật được phơi bày. Nhà vua giận dữ sai bắt giam hai mẹ con tên Lí Thông độc ác rồi giao cho Thạch Sanh xét xử. vốn tính nhân hậu, thương người, Thạch Sanh tha cho chúng nhưng trên đường về nhà, hai mẹ con hắn đã bị sét đánh chết và hoá kiếp thành bọ hung.

Lễ cưới của công chúa và Thạch Sanh được tổ chức linh đình suốt mấy ngày liền. Ai cũng mừng cho chàng trai thật thà tài giỏi.

Nghe tin vua gả công chúa cho một kẻ đốn củi nghèo khổ, hoàng tử của mười tám nước liền kéo quân sang đánh. Thạch Sanh xin vua được đi trừ giặc. Chàng chỉ mang theo cây đàn thần. Tiếng đàn của chàng vừa réo rắt cất lên thì quân giặc bủn rủn hết tay chân, vội vã xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Mấy vạn tướng sĩ thấy chỉ có một niêu cơm bé tí được mang ra thì bĩu môi, không thèm cầm đũa. Thạch Sanh tươi cười đố họ ăn hết niêu cơm ấy, chàng sẽ trọng thưởng. Nhưng kì lạ thay, cơm xới đến đâu lại đầy lên đến đấy. Quân sĩ mười tám nước vô cùng kinh ngạc, vội lạy tạ Thạch Sanh rồi rút về nước.

Nhà vua truyền ngôi cho Thạch Sanh. Hai vợ chồng chàng sống êm đềm, hạnh phúc bên nhau.

Bình luận (2)
Nguyễn Huyền Trang
3 tháng 1 2017 lúc 12:27

ô bạn làm nhanh thế

cảm ơn nha nhung de xem co bai khac ko nha neu ko co bai nao hay hon thi to se tich cho nha

hahahaha

Bình luận (0)
Ngô Thanh Xuân Phương
Xem chi tiết
Bae Yeon Wi
2 tháng 1 2017 lúc 20:48

A. Mở bài: Giới thiệu chuyện e nghe đc cuộc cãi vã của các phươg tiện giao thôg.

B. Thân bài:

1. Cuộc cãi vã bắt đau như thế n? Ai là ng bắt đau gây mâu thuẫn?

2. Tại sao 3 phươg tiện gt ấy lại cãi nhau.

3. Lí lẽ của từg phươg tiện gt đưa ra:

+ Xe đạp có ưu điem j?

+ Xe máy có ưu điem j?

+ Ô tô có ưu điem j?

4. Cuộc cãi vã đc dàn xếp như thế n?

5. Thái đooj của các phươg tiện gt trước cáh thu xếp đó.

C. Kết bài: Suy nghĩ của e sau sự vc đc chưsg kiến.

Bình luận (0)
Hạ Băngg
Xem chi tiết
Hiyoko
2 tháng 1 2017 lúc 12:48

1. Chi tiết tưởng tượng kì ảo là sự tượng tượng của người dân việt nam về sự kiện và nhân vật trong các truyền thuyết hay noi cách khác, là sự thần thánh hoá hoặc hình tượng hoá các chi tiết trong truyện

_Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

2. Yếu tố lịch sử là các yếu tố liên quan đến lịch sử , vừa có hoặc có thể không

_ Kể thì mình chịu

3. Văn tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

Dàn bài :

a. Mở bài : Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huốn xảy ra câu chuyện (cũng có khi nêu kết quả của sự việc, số phận nhân vật trước).

b. Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định (Trả lời các câu hỏi : Câu chuyện đã diễn ra ở đâu ? Khi nào ? Với ai ? Như thế nào ?...) Trong khi kể, người viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.

c. Kết bài : Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc (người kể chuyện hay một nhân vật nào đó).

Bình luận (0)
Hạ Băngg
2 tháng 1 2017 lúc 12:13

giúp mình vs m.n

Bình luận (0)