Tập làm văn lớp 6

nguyễn thị thanh huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
4 tháng 2 2017 lúc 12:24

Hình ảnh đứa con với mặt trời của lòng mẹ -một cách so sánh ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm ,thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng ,cao quý .Sức nóng của mặt trời trên đồi sao sánh bằng cảm giác ấm áp của tình mẹ con .Con là niềm tin ,là hạnh phúc ,là ngọn lửa sưởi ấm lòng mẹ .Tình mẫu tử thắm thiết sâu nặng gắn với tình quân dân ,cách mạng .Hai câu này , có hai từ mặt trời .Từ mặt trời thứ hai đã được chuyển nghĩa bằng phương thức ẩn dụ .Đứa con là mặt trời của mẹ - con là nguồn sống ,nguồn hạnh phúc của mẹ .Cách diễn đạt này nói rất sâu sắc và gợi cảm về tình thương yêu của mẹ đối với con .Và tình thương của người mẹ ở đây còn rộng lớn hơn ,mẹ thương con gắn liền với thương làng đói và ước mơ của người mẹ Tà -ôi cũng hết sức bình dik ,một ước mơ chính đáng của người dân miền núi bao đời .

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Huyền Trang
4 tháng 2 2017 lúc 5:34

Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có câu thơ ẩn chứa một hình ảnh ẩn dụ thật độc đáo: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi. Mặt trời của mẹ, em nằm trên l­ưng.
“Mặt trời” trong câu thơ thứ nhất là mặt trời của cõi tự nhiên vĩnh hằng đem ánh sáng nuôi sống muôn loài trên trái đất.
Còn "Mặt trời" trong câu thơ thứ hai chính là em bé trên lưng mẹ. Em bé là mặt trời của mẹ cũng giống như mặt trời của cõi tự nhiên vĩnh hằng vô cùng cần thiết đối với muôn loài vậy. Đó là một ẩn dụ độc đáo.
ở đây, Cu tai, đứa con tuy còn nhỏ đang nằm trên l­ưng mẹ như­ng là linh hồn của ng­ười mẹ Tà Ôi. Đứa con là nguồn sống, là nguồn động viên lớn lao đối với ng­ười mẹ, là ánh sáng của đời mẹ, đem lại cho người mẹ tất cả bao hy vọng ước mơ và sức mạnh vượt gian nan, cực nhọc nguy hiểm, làm cho người mẹ có một nghị lực phi thường tìm đến với cách mạng, phát rẫy, trỉa bắp, nuôi con, nuôi bộ đội, phục vụ kháng chiến….
Nguyễn Khoa Điềm đã dùng hình ảnh mặt trời để so sánh ngầm, coi đứa con là mặt trời trong tâm hồn của người mẹ. Đây cũng là một ẩn dụ độc đáo mới lạ đã thể hiện được tình cảm, sự gắn bó không rời giữa hai mẹ con, là tấm lòng của người mẹ, là tình mẹ đối với con, là niềm hạnh phúc của người mẹ được sống vì con..
Đó là một ẩn dụ tạo nên sự thành công của bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.
Nhà thơ Viễn Phương cũng đã dùng hình ảnh mặt trời nhưng là để ngầm so sánh với Bác Hồ với ý nghĩa là để ca ngợi Bác Hồ là con người vô cùng vĩ đại, có công lao to lớn, Bác là “mặt trời”đem lại ánh sáng độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam vừa nhằm thể hiện niềm tôn kính thiêng liêng, sự biết ơn vô hạn của nhân dân Việt Nam đối với Bác:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
(Viễn Ph­ương)
Cũng dùng hình ảnh mặt trời để diễn đạt cảm xúc suy nghĩ của mình nhưng hai nhà thơ đã khai thác ở hai nghĩa ẩn dụ khác nhau rất tinh tế. Như vậy, nhờ cách dùng ẩn dụ khác nhau của các tác giả mà đã tạo cho vốn từ vựng có thêm nhiều nét nghĩa khác nhau vô cùng phong phú.

Bình luận (1)
Thiên Lam
4 tháng 2 2017 lúc 10:04

… Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi!

… Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng…

Đây là khúc hát ru thứ hai trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm. Hai câu thơ sau ba lần vang lên trong bài thơ; điệp khúc ấy là tiếng vỗ về yêu thương em Cu Tai:

“Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi!

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ”.

Người mẹ Tà-ôi vừa địu con, vừa làm rẫy tỉa bắp. Núi Ka-lưi hùng vĩ thuộc dãy Trường Sơn, ở miền Tây hai tỉnh Trị – Thiên. Một so sánh tương phản: “lưng núi thì to”, ' “lưng mẹ thì nhỏ” nhằm ca ngợi đức tính cần cù, tần tảo, đảm đang của người mẹ nghèo, người dân tộc:

“Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi

Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”.

Mẹ vất vả tỉa bắp nuôi con để phục vụ kháng chiến. Tình thương của mẹ bao la :

“Mẹ thương A-kay, mẹ thương làng đói”

Như một lời nhắc khẽ vỗ về. Như một tiếng nói hồn hậu, cảm thông: “Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ”…

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”

“Mặt trời” là một hình ảnh được nói đến nhiều trong ca dao, dân ca, trong thi ca dân tộc. Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm đã so sánh, ẩn dụ sáng tạo qua cặp câu thơ song hành để nói lên một liên tưởng đẹp, giàu ý nghĩa thẩm mỹ:

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”

“Mặt trời của bắp” là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, đem lại sự tốt tươi cho lúa, ngô, khoai… Từ mặt trời vũ trụ, nhà thơ Liên tưởng đến “mặt trời của mẹ”, đó là em Cu Tai. Em là con yêu, là hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Em là nguồn sống, nguồn hạnh phức, niềm tự hào của mẹ. Ca ngợi lòng mẹ, tình thương con của mẹ, câu thơ Nguyễn Khoa Điềm bình dị mà thấm thía biết bao! Đứa con là “mặt trời của mẹ”, một ẩn dụ rất sáng tạo làm rung động lòng người:

“Mặt trời của mẹ, em nằm trên lừng”.

Thế mới biết, thơ hay là thơ nói được một tình cảm đẹp.



Bình luận (0)
Tfboys
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
3 tháng 2 2017 lúc 20:28

"Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa rầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng."

=> Đây là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Bình luận (3)
Kẹo Bông Nhỏ
1 tháng 3 2017 lúc 19:39

Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa rầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.

=> Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Bình luận (0)
Le Quynh Nga
4 tháng 4 2018 lúc 17:22

Hinh anh An du : nang gion tan

-kieu an du chuyen doi cam giac

Bình luận (0)
Haibara Ai
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
3 tháng 2 2017 lúc 19:17

* Tả dòng sông

Từ lúc còn bé, em đã thích sông (nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: "ừ, chào sông nhé!". Vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, đế xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!

Bình luận (0)
Pham Huyen Trang
3 tháng 2 2017 lúc 19:29

hahahihahahahihivui

Con sông Hồng chảy qua quê hương em giữa các bãi mía bờ dâu xanh ngắt. mặt sông thường đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng .Dòng sông đẹp như 1 dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh ở đồng bằng Bắc Bộ . Những buổi sáng đẹp trời , con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao. Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Hai bên bờ, trên lá cỏ non còn đọng lại nhữg hạt sương đêm như những hạt ngọc bé xíu long lanh. Mới sáng sớm mà các bà ,các chị đã ra tỉa bắp, hai dau . buổi trưa , trẻ em rủ nhau ra sông tắm .Các bà mẹ tất bật mang quần áo ,chiếu ,màn ra giặt giũ.buổi chiều, chúng em thường ra sông câu cá, cất vó hoặc nam trên sạp thuyền ca hát, ngam thơ cho nhau nghe. Dòng sông đ­ẹp dịu dàng vào những ngày nắng, trắng xóa những đợt mưa rào mùa hạ và đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về .Em yêu con sông quê em.

Bình luận (0)
nguyễn thị thanh huyền
4 tháng 2 2017 lúc 5:49

trong ánh nắng mặt trời vàng óng rừng khô hiện lên với tất cả vẻ đẹp uy nghi tráng lệ.những thân cây tràm vươn thẳng lên trời chẳng khác gì những cây nến khổng lồ.Dâu la ru phất phơ như những dấu la liêu bạt ngàn.từ trong biển lá xanh rờn đã ngả sang màu úa,ngat dấy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới ánh mặt trời.tiếng chim ko ngớt vang xa vọng mai lên trời xanh cao thẳm ko cung.trên các trang rộng và xung quanh những lùm bụi thấp,ta nghe thấy thấy tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loai côn trùng có cánh.chung ko ngớt bay đi, bay lại trên những bông hoa nhiệt đới màu sắc.

Bình luận (1)
Ninh Vũ Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Pham Huyen Trang
3 tháng 2 2017 lúc 19:34

xin lỗi nha mình cũng đang cần câu này gấp lắm mai mình cũng học rồi nên chắc chả giúp gì cho bạn được cảoeohokhocroikhocroibucminh

Bình luận (1)
Ninh Vũ Quỳnh Trang
3 tháng 2 2017 lúc 19:05

khocroi

Bình luận (0)
do thi thu
20 tháng 1 2019 lúc 20:40

ohobatngooemình xin đầu hàng , sory

Bình luận (0)
Lê Thanh Tùng
Xem chi tiết
Nguyễn Ảnh Hai
19 tháng 1 2018 lúc 15:57

Có chứ bạn:

+Bà chị và mụ dì ghẻ trong Tấm Cám.

+Hai bà chị trong Sọ Dừa.

+Lý Thông trong truyện Thạch Sanh.

+Các bạn trong lớp ghét nhau vì bạn này không nhắc bài mình để mình bị điểm kém.

Bình luận (0)
6A bá đạo nhất trường
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
3 tháng 2 2017 lúc 16:10

Dế Mèn phiêu lưu ki là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi (truyện đồng thoại). Trong truyện, Dế Mèn là nhân vật chính đã trải qua những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy mạo hiểm. Sự trải nghiệm cuộc đời của Dế Mèn, những bài học mà Dế Mèn rút ra qua bao nhiêu hiểm nguy sóng gió chính là hành trang để Mèn bước vào đời và trỏ thành một chàng Dế cao thượng. Chính vì thế, có thể nói rằng cuộc đời của Dế Mèn là một bài học lớn

– Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Từ những ngày đầu, Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng, sống độc lập đế sau này ra đời khỏi bỡ ngỡ, Dế Mèn đã thấy được cuộc sống phức tạp như thế nào! Những suy nghĩ đầu tiên của chú là ý thức được rằng khổ quá, những kể yếu đuối vật lộn cật lực mà cũng không sống nổi. Thế nhưng một sự kiện đau lòng xảy ra và là một bài học lớn cho Dế Mèn. Đó là cái chết của Dế Choắt. Lần đầu tiên trong đời, Dế Mèn gây ra tội lỗi. Chỉ vì sự trêu chọc của chú với chị Cốc mà Dế Choắt chết oan. Những lời nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy đã là bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn không thể nào quên. Nó ám ảnh Dế Mèn suốt đời về thói hung hăng, không biết suy nghĩ của tuổi trẻ. Những giọt nước mắt hối hận của Dế Mèn cũng là sự thức tĩnh lương tâm trên chặng đường vào đời của Mèn. Rồi sự sôi nổi, bồng bột của Mèn tưởng có thế làm lu mờ biến cố đầu tiên ấy. Nhưng cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ của Dế Mèn khi bị bọn trẻ bắt làm đồ chơi với sự xuất hiện của anh Xén Tóc đã làm cho Mèn thêm một bài học nữa.

Dế Mèn đã biến mình thành một thứ trò chơi cho bọn trẻ con mà không hề hay biết. Mèn rất tự hào và kiêu hãnh ở vị trí của một con dế cụ bách chiến bách thắng, nông cạn và không biết suy nghĩ. Dế Mèn đã trở nên nhỏ bé, ích kỷ và tàn nhẫn. Nó thẳng tay đánh cả những con dế nhỏ bé, yếu đuối để đổi lấy những lời khen ngợi làm Mèn phổng mũi. Thế rồi! Theọ quy luật của cuộc đời, những kẻ hay cậy sức đi áp bức kẻ khác thì sẽ có kẻ mạnh hơn trị lại. Dế Mèn đã được anh Xén Tóc thức tình. Hai cái râu cụt là bài học đích đáng cho Mèn. Dế Mèn đã hiểu ra, nhận thức được lỗi lầm của mình và quyết tâm sửa chữa. Cuộc đời này tuy không thuận lợi, dễ dàng nhưng cũng đã đem đến cho Dế Mèn bao nhiêu là bài học. Mèn nhận thấy cần phải đi nhiều hon nữa: Đời trai mà không biết bay nhảy, không biết đi đó đi đây thì cuộc sổng nhạt nhẽo lắm.

Trốn thoát, trở về quê, Dế Mèn trở thành một chàng trai đứng đắn, làm nhiều việc nghĩa, trừng trị những kẻ hay bắt nạt chị Nhà Trò yếu ớt. Sau bao lần lầm lỗi, với việc làm nhân nghĩa, Dế Mèn đã lớn lên rất nhiều và nhận ra ích lợi của việc “đi” trong cuộc đời. Cuộc phiêu lưu lần- thứ hai của Dế Mèn mà chú mong mỏi đã xảy ra, đem lại bao bài học, bao nhiêu tri thức mới mẻ thú vị trong cuộc đời. Đúng là càng đi, tầm mắt của Dế Mèn càng được mở rộng. Những cuộc phiêu lưu dũng cảm đã náng Mèn lớn lên, dần dần hoàn thiện tính cách tốt đẹp của một thanh niên.

Nhưng trong cuộc sống không ít những kẻ thiển cận theo kiểu “ếch ngồi đáy giếng”. Đó là người anh trai của Dế Mèn sống cuộc đời vô nghĩa, nhàm chán, “đớn hèn” và ốm yếu. Người anh cả tuy khoẻ mạnh, khá giả nhưng chỉ quanh quẩn bắt nạt những kẻ khác. Đó cũng chính là bài học của sự “không đi”. Ngạo mạn, khinh bỉ những kẻ không muốn mở mang trí óc, Dế Mèn lại ra đi. Lần này ra đi, Dế Mèn lại có thêm người bạn đồng hành là Dê, Trũi. Trũi tính tình cũng thẳng thắn và hay đi đây đó. Trải bao sóng gió Mèn đã “lớn lên” thực sự, nhất là sau mười ngày lênh đênh trên nước, không ăn. Mười ngày đáng nhớ đem đến cho Mèn ý thức yêu mến cuộc sống, tinh thần vươn lên để chống trọi khó khăn đôi khi tưởng không chịu nối ở đời. Dế Mèn hiểu được sức mạnh của tình bạn, của lòng kiên trì, và niềm lạc quan tin tưởng.

Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn còn đánh dấu những giây phút thiêng liêng của tình bạn. Dế Mèn bằng tất cả sức mình, cứu Trũi thoát khỏi cái chết, điều mà trước đây, Mèn đã không thể làm được với Dế Choắt. Chính cuộc đời này, chính cuộc hành trình trên đường đời đã rèn luyện để Mèn có một trái tim cao thượng. Hành động anh hùng, lòng nhân ái nơi Mèn là ở sự phát triển nhân cách cao nhất sau những chuyến đi ấy.

Những trang cảm động nhất của Tô Hoài là những trang miêu tả tâm trạng Dế Mèn thương nhớ Trũi. Với tình cảm chân thành và lòng tin tưởng vào cuộc sống, Mèn đã chiến thắng. Sau bao chặn đường chông gai vất vả, Mèn và Trũi lại được gặp nhau. Sự hoàn thiện tính cách của Trũi cũng được hoàn thiện sau chuyên đi này. Trũi không còn bồng bột nữa, đã trở thành “người” chín chắn sau chuyên phiêu lưu thứ hai. Tất cả Dế Mèn, Dế Trũi, Xén Tóc đã trở thành những “người” có tâm hồn đầy nhân ái, tấm lòng cao thượng và trái tim dũng cảm. Dế Mèn đã rút ra được nhiều bài học thấm thìa qua bao nhiêu “ngày đàng”. Mèn và các bạn đã lớn lên cả về thể xác và tâm hồn. Cuộc phiêu lưu thứ ba là sự nối tiếp của tính cách ham học hỏi hiểu biết của Dế Mèn, với mục đích cao quí hơn đó là làm “sứ giả hoà bình”.

Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn đã được chứng minh thật sống động qua Dế Mèn phiêu lưu kí mà tập trung cao độ ở nhân vật Dế Mèn.

Dế Mèn là một nhân vật văn học quen thuộc, thân yêu của các em thiếu nhi. Qua những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn, ta nhận ra rằng: trường đại học chân chính nhất để rèn luyện con người chính là cuộc đời. Trải qua những cuộc phiêu lưu mạo hiếm với đường đời đã giúp Dế Mèn thực sự trở thành một chàng dế “bình thường” chứ không “tầm thường” với trái tim “nhân ái, cao thượng”. Đó cũng chính là con đường mà mỗi chúng ta đã và sẽ đi.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 2 2017 lúc 16:02

Ra đời năm 1940, bắt đầu cuộc phiêu lưu năm 1941, đến nay Dế Mèn đã thành Dế cụ “thất thập cổ lai hy”. Nhưng tuổi đời của Dế không như người, dù là Dế được nhân cách hóa như người, nhất đây dế lại là một nhân vật văn học. Bảy mươi năm và còn dài nữa về sau Dế Mèn vẫn luôn trẻ. Dế Mèn vẫn luôn tràn đầy khát khao lên đường tìm đến những chân trời khác lạ, được sống những cảnh đời mới. Như cha đẻ của Dế Mèn ở tuổi “mới qua vòng thơ bé”, lấy Mèn để kéo dài tuổi thơ và thể hiện khát vọng cuộc sống của mình bảy mươi năm trước, khi bắt đầu được giác ngộ một lý tưởng. Ông kể: “Lúc ấy phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương đương rầm rộ lôi cuốn thanh niên cả nước giác ngộ chính trị. Làng quê nhỏ bé của tôi cũng sôi nổi trong cơn lốc tư tưởng cách mạng. Ngay trên bãi nhãn mà năm trước tôi còn đi đúc dế, năm nay là thanh niên, tôi hăng hái dự những buổi họp lập ái hữu thợ dệt và tham gia đấu tranh chống thuế, chống đốn bãi nhãn bán lấy tiền cho hương lý chè chén… Sự trải biết của tuổi thơ ở bãi Cồn Thi đã vào trong tôi cùng với ý thức tư tưởng và hành động của chúng tôi lúc ấy. Dế Mèn, Dế Trũi đều được phú cho những đường nét tư tưởng xã hội của thời đại tôi đương sống. Lý tưởng say mê của Dế Mèn là được đi khắp nơi, hô hào mọi loài cùng nhau xây dựng thế giới đại đồng – danh từ thời ấy rất thịnh hành, ai cũng thích nói. Thế giới đại đồng chỉ có công bằng, không có áp bức và chiến tranh. Đó là tư tưởng của tôi, cũng như tư tưởng phần đông lớp tiểu tư sản trí thức buổi đầu giác ngộ hay mơ ước vẻ đẹp của lý tưởng.”

Thế là Dế Mèn mang theo lý tưởng của chàng trai phủ Hoài bên sông Tô lên đường làm một cuộc trường chinh của tuổi trẻ. Giã từ cái hang chật hẹp buổi đầu đời, giã từ hai ông anh nhát sợ và lụ khụ, Dế Mèn có trong lòng lời dặn dò khích lệ của mẹ, kết bạn tri âm với Dế Trũi, đi tìm bạn bè cùng chí hướng kết liên thành một khối thống nhất tiến tới một ngày mai tươi sáng. Có thử thách hoạn nạn càng tôi rèn chí khí. Sống độc lập từ nhỏ Dế Mèn không ngại xông pha vào những nơi chốn lạ, cốt sao được đi đó đi đây, mở mang tầm nhìn. Cái thời của Dế Mèn đối với lớp trai trẻ đang tìm một hướng đi đúng đắn có ích cho cuộc đời mình thì ĐI là một thôi thúc giục giã. “Đi bạn ơi đi, sống đủ đầy / Sống trào sinh lực bốc men say / Sống tung sóng gió thanh cao mới / Sống mạnh dù trong một phút giây” (Tố Hữu). Dế Mèn mang chở nỗi háo hức đó của tác giả, của một thế hệ thanh niên, và từ trang văn, Dế Mèn đã truyền được cho nhiều thế hệ bạn đọc tinh thần lên đường ấy.

Cha đẻ của Dế Mèn không viết chuyện bâng quơ. Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn chính thực là có một nội dung xã hội như ông đã nói. Mượn hình thức đồng thoại nhà văn muốn cổ vũ những con người, những bạn đồng trang lứa mình bước lên con đường xây dựng một xã hội tốt đẹp, hạnh phúc, không chấp nhận một lối sống ủ rũ, buồn chán. Nhưng nội dung đó đã phải nhờ đến Dế Mèn rất nhiều. Hay nói cách khác, thiên bẩm văn chương đã mách bảo tác giả chọn hình thức đồng thoại để chuyển tải tư tưởng của mình. Có phải do xuất bản công khai dưới thời thuộc địa nên để tránh sự soi mói, kiểm duyệt mà nhà văn đã dùng chuyện loài vật để nói chuyện con người? Thực tế là cuốn sách đã bị kiểm duyệt thời Pháp cắt bỏ một số đoạn mà trong lần in mới nhất tác giả đã cố phục hồi theo trí nhớ để đưa vào. Nhưng cho dù viết truyện đồng thoại để tránh soi mói thì cái chính vẫn là phải viết sao cho tự nhiên, sinh động, chân thật để người đọc được thích thú trước hết với thế giới tự nhiên của loài vật. Không tạo được thế giới nghệ thuật của những “nhân vật” đặc biệt đó cho hấp dẫn người đọc, nhất là tuổi nhỏ, thì bao nhiêu ý đồ tư tưởng hay ho tác giả đem vào cũng sẽ bị bật ra. Truyện đồng thoại khi đó chỉ còn là việc mượn vật nói người sống sượng, khiên cưỡng.

Tô Hoài may mắn ở tác phẩm đồng thoại đầu tay đã thành công, Dế Mèn đã sống thực là Dế Mèn, một con vật gần gũi, thân quen được mô tả đúng dáng hình, kiểu sống mà những ai từng quen đổ dế, đúc dế đều biết. Ông kể: “Tôi viết truyện Con dế mèn, rồi Dế mèn phiêu lưu ký lần đầu, không rõ năm ấy tôi mười tám hay mười bảy tuổi. Chỉ nhớ, tôi vừa bước khỏi tuổi thiếu niên, tất cả những trò chơi ở bãi sông đầu làng của tuổi thơ đã vào thẳng sáng tác tôi. Khi cầm bút, những “nhân vật” trong truyện không cần phải nghĩ mãi mới ra mà nó đã nằm sẵn giữa say mê của mình. Sức mạnh những thực tế trực tiếp ấy đã bắt ngay vào nguồn sáng tác của tôi.”

Hiểu biết thực tế là một lợi thế của nhà văn. Nhưng ngay cả khi có hiểu biết dồi dào thì nhà văn vẫn cần phải tưởng tượng, truyện đồng thoại còn cần tưởng tượng có khi như hoang đường, nhưng là sự hoang đường hợp lý khi con vật đã được giao vai chủ động trong truyện. Ở điểm này, Dế Mèn kích thích được nhiều tưởng tượng lý thú cho người đọc. Tôi không giấu giếm là hồi nhỏ đọc xong cuốn truyện Dế Mèn, tôi nhìn con vật nào ở đồng quê như cũng có chuyện của chúng và ước ao làm cách gì để biết được chúng đang âm mưu bàn tính chuyện gì trước mắt mình. Dế Mèn mở đầu cho mảng truyện đồng thoại khá phong phú trong số lượng đông đảo các tác phẩm thuộc đủ thể loại văn xuôi của Tô Hoài suốt gần tám mươi năm cầm bút. Truyện đồng thoại của ông nhẹ nhàng, dí dỏm, có truyện nhờ nó mà ông viết được về những thực tế không dễ viết nếu như không muốn bị sa vào ca ngợi dễ dãi.

Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn trong sách dừng lại sau chuyến đi thứ hai. Hai anh em Dế Mèn, Dế Trũi đã cùng loài Châu Chấu Voi và loài Kiến thống nhất được ý chí cổ động thế giới đại đồng “muôn loài cùng nhau kết anh em”. Mèn đưa Trũi về thăm lại quê hương trước khi khởi hành chuyến đi mới. “Ngày nào, cuộc đi mới ấy, cuộc phiêu lưu rời quê hương lần thứ ba ấy xong, bấy giờ chúng tôi mới thực sự la đà theo bước chân mình.” Dế Mèn chấm dứt cuốn truyện kể về quãng đời đầu của mình bằng một ước ao: “Trong cuộc đi vô cùng hào hứng đương tới, chúng ta còn được gặp nhau”. Và sau câu đó là dòng chữ đề: 12/1941. Nghĩa Đô.

Bảy mươi năm có lẻ Dế Mèn đã cất bước lên đường. Thế giới đại đồng mơ ước của Mèn hãy còn xa lắm lắm. Chuyến đi thứ ba của Mèn không được kể lại. Chắc hẳn Dế Mèn vẫn đi, dẫu cái hăm hở ban đầu giảm xuống, dẫu càng đi cái đích càng xa, dẫu đến cuối tận “cát bụi chân ai” phủ lấp. Nhưng như đã nói, Dế Mèn không già, không mỏi trong cái sự đi của mình. Con đường nhiều lúc có ý nghĩa hơn đích đến, và người đang đi đường đáng nói hơn là người đã đi hết đường. Trong tinh thần đó, Dế Mèn vẫn luôn đồng hành cùng những thế hệ đang tới. Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn không dừng lại. Phiêu lưu, đúng, tuổi trẻ luôn là phiêu lưu với rất nhiều đam mê, háo hức và cả ngây thơ, dại dột. Nhưng không thế tuổi trẻ chưa đúng là tuổi trẻ. Dế Mèn được là Dế Mèn trong bảy chục năm qua chính vì đó là tuổi nhỏ và tuổi trẻ, là sức trẻ của mỗi đời người.

Cho tôi làm một liên tưởng, so sánh ở đây về mặt lịch sử văn học. Trong cái năm 1941 ấy, văn xuôi Việt ngẫu nhiên xuất hiện hai nhân vật. Đó là Dế Mèn của Tô Hoài và Chí Phèo của Nam Cao. Anh Chí làng Vũ Đại giờ đã gần trăm tuổi, tuổi đời nhân vật trong truyện, còn như tuổi văn học thì bằng tuổi Dế Mèn. Chí Phèo đòi lương thiện làm người. Dế Mèn đi tìm thế giới cho người lương thiện. Cả hai cha đẻ của hai nhân vật là bạn thân của nhau, cùng bên nhau đấu tranh cho lý tưởng về một xã hội công bằng, hạnh phúc. Bây giờ hậu duệ con cháu Chí vẫn đông khi tính thiện đang vẫn bị thách thức. Còn Mèn có ngoái nhìn lại sau cũng thấy ít bước chân đi tiếp. Đó có phải là điều day dứt từ trang văn vào trang đời? Nhưng cuộc đời luôn cần có và không thể thiếu những người ra đi và lên đường. Với những người đó, Dế Mèn luôn là bạn đồng hành. Cho phép tôi được nhắc lại đây những lời rất hay và sâu sắc của văn hào Nga Gogol mà tôi luôn tâm niệm: “Hãy mang theo tất cả để lên đường khi từ những năm niên thiếu dịu dàng bước vào tuổi trưởng thành khắc khổ. Hãy mang theo tất cả xúc cảm của tâm hồn nhân loại, đừng bỏ chúng lại dọc đường để rồi sau đó lại nhặt lên.” Dế Mèn phiêu lưu ký chính thuộc những “xúc cảm của tâm hồn nhân loại” đó.

Nhà thơ Bằng Việt có lần đã nói vui, những người sinh năm 1941 là “thế hệ Dế Mèn”. Sau họ, Dế Mèn còn nhiều lớp bạn bè, con cháu trong các thế hệ người, không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước. Tất cả đều coi Dế Mèn là bạn, đều thích chí và ao ước những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn. Một con dế đã từ tay ông thả ra chu du thế giới tìm những điều tốt đẹp cho loài người. Và con dế ấy đã mang tên tuổi ông đi cùng trên những chặng đường phiêu lưu đến với cộng đồng những con vật trong văn học thế giới, đến với những xứ sở thiên nhiên và văn hóa của các quốc gia khác. Dế Mèn Tô Hoài đã lại sinh ra Tô Hoài Dế Mèn, một nhà văn trẻ mãi không già trong văn chương, luôn luôn tìm cách sống với cái thường ngày, cái lúc này ở đây, để ngay cả khi tuổi đã đại lão ông vẫn còn có được những trang viết tươi rói, tung tẩy, như thuở mới tung tăng cùng dế.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
3 tháng 2 2017 lúc 16:11

Ra đời năm 1940, bắt đầu cuộc phiêu lưu năm 1941, đến nay Dế Mèn đã thành Dế cụ “thất thập cổ lai hy”. Nhưng tuổi đời của Dế không như người, dù là Dế được nhân cách hóa như người, nhất đây dế lại là một nhân vật văn học. Bảy mươi năm và còn dài nữa về sau Dế Mèn vẫn luôn trẻ. Dế Mèn vẫn luôn tràn đầy khát khao lên đường tìm đến những chân trời khác lạ, được sống những cảnh đời mới. Như cha đẻ của Dế Mèn ở tuổi “mới qua vòng thơ bé”, lấy Mèn để kéo dài tuổi thơ và thể hiện khát vọng cuộc sống của mình bảy mươi năm trước, khi bắt đầu được giác ngộ một lý tưởng. Ông kể: “Lúc ấy phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương đương rầm rộ lôi cuốn thanh niên cả nước giác ngộ chính trị. Làng quê nhỏ bé của tôi cũng sôi nổi trong cơn lốc tư tưởng cách mạng. Ngay trên bãi nhãn mà năm trước tôi còn đi đúc dế, năm nay là thanh niên, tôi hăng hái dự những buổi họp lập ái hữu thợ dệt và tham gia đấu tranh chống thuế, chống đốn bãi nhãn bán lấy tiền cho hương lý chè chén… Sự trải biết của tuổi thơ ở bãi Cồn Thi đã vào trong tôi cùng với ý thức tư tưởng và hành động của chúng tôi lúc ấy. Dế Mèn, Dế Trũi đều được phú cho những đường nét tư tưởng xã hội của thời đại tôi đương sống. Lý tưởng say mê của Dế Mèn là được đi khắp nơi, hô hào mọi loài cùng nhau xây dựng thế giới đại đồng – danh từ thời ấy rất thịnh hành, ai cũng thích nói. Thế giới đại đồng chỉ có công bằng, không có áp bức và chiến tranh. Đó là tư tưởng của tôi, cũng như tư tưởng phần đông lớp tiểu tư sản trí thức buổi đầu giác ngộ hay mơ ước vẻ đẹp của lý tưởng.”

Thế là Dế Mèn mang theo lý tưởng của chàng trai phủ Hoài bên sông Tô lên đường làm một cuộc trường chinh của tuổi trẻ. Giã từ cái hang chật hẹp buổi đầu đời, giã từ hai ông anh nhát sợ và lụ khụ, Dế Mèn có trong lòng lời dặn dò khích lệ của mẹ, kết bạn tri âm với Dế Trũi, đi tìm bạn bè cùng chí hướng kết liên thành một khối thống nhất tiến tới một ngày mai tươi sáng. Có thử thách hoạn nạn càng tôi rèn chí khí. Sống độc lập từ nhỏ Dế Mèn không ngại xông pha vào những nơi chốn lạ, cốt sao được đi đó đi đây, mở mang tầm nhìn. Cái thời của Dế Mèn đối với lớp trai trẻ đang tìm một hướng đi đúng đắn có ích cho cuộc đời mình thì ĐI là một thôi thúc giục giã. “Đi bạn ơi đi, sống đủ đầy / Sống trào sinh lực bốc men say / Sống tung sóng gió thanh cao mới / Sống mạnh dù trong một phút giây” (Tố Hữu). Dế Mèn mang chở nỗi háo hức đó của tác giả, của một thế hệ thanh niên, và từ trang văn, Dế Mèn đã truyền được cho nhiều thế hệ bạn đọc tinh thần lên đường ấy.

Trong cái năm 1941 ấy, văn xuôi Việt ngẫu nhiên xuất hiện hai nhân vật. Đó là Dế Mèn của Tô Hoài và Chí Phèo của Nam Cao. Anh Chí làng Vũ Đại giờ đã gần trăm tuổi, tuổi đời nhân vật trong truyện, còn như tuổi văn học thì bằng tuổi Dế Mèn. Chí Phèo đòi lương thiện làm người. Dế Mèn đi tìm thế giới cho người lương thiện. Cả hai cha đẻ của hai nhân vật là bạn thân của nhau, cùng bên nhau đấu tranh cho lý tưởng về một xã hội công bằng, hạnh phúc. Bây giờ hậu duệ con cháu Chí vẫn đông khi tính thiện đang vẫn bị thách thức. Còn Mèn có ngoái nhìn lại sau cũng thấy ít bước chân đi tiếp. Đó có phải là điều day dứt từ trang văn vào trang đời?

Cha đẻ của Dế Mèn không viết chuyện bâng quơ. Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn chính thực là có một nội dung xã hội như ông đã nói. Mượn hình thức đồng thoại nhà văn muốn cổ vũ những con người, những bạn đồng trang lứa mình bước lên con đường xây dựng một xã hội tốt đẹp, hạnh phúc, không chấp nhận một lối sống ủ rũ, buồn chán. Nhưng nội dung đó đã phải nhờ đến Dế Mèn rất nhiều. Hay nói cách khác, thiên bẩm văn chương đã mách bảo tác giả chọn hình thức đồng thoại để chuyển tải tư tưởng của mình. Có phải do xuất bản công khai dưới thời thuộc địa nên để tránh sự soi mói, kiểm duyệt mà nhà văn đã dùng chuyện loài vật để nói chuyện con người? Thực tế là cuốn sách đã bị kiểm duyệt thời Pháp cắt bỏ một số đoạn mà trong lần in mới nhất tác giả đã cố phục hồi theo trí nhớ để đưa vào. Nhưng cho dù viết truyện đồng thoại để tránh soi mói thì cái chính vẫn là phải viết sao cho tự nhiên, sinh động, chân thật để người đọc được thích thú trước hết với thế giới tự nhiên của loài vật. Không tạo được thế giới nghệ thuật của những “nhân vật” đặc biệt đó cho hấp dẫn người đọc, nhất là tuổi nhỏ, thì bao nhiêu ý đồ tư tưởng hay ho tác giả đem vào cũng sẽ bị bật ra. Truyện đồng thoại khi đó chỉ còn là việc mượn vật nói người sống sượng, khiên cưỡng.

Tô Hoài may mắn ở tác phẩm đồng thoại đầu tay đã thành công, Dế Mèn đã sống thực là Dế Mèn, một con vật gần gũi, thân quen được mô tả đúng dáng hình, kiểu sống mà những ai từng quen đổ dế, đúc dế đều biết. Ông kể: “Tôi viết truyện Con dế mèn, rồi Dế mèn phiêu lưu ký lần đầu, không rõ năm ấy tôi mười tám hay mười bảy tuổi. Chỉ nhớ, tôi vừa bước khỏi tuổi thiếu niên, tất cả những trò chơi ở bãi sông đầu làng của tuổi thơ đã vào thẳng sáng tác tôi. Khi cầm bút, những “nhân vật” trong truyện không cần phải nghĩ mãi mới ra mà nó đã nằm sẵn giữa say mê của mình. Sức mạnh những thực tế trực tiếp ấy đã bắt ngay vào nguồn sáng tác của tôi.”

Hiểu biết thực tế là một lợi thế của nhà văn. Nhưng ngay cả khi có hiểu biết dồi dào thì nhà văn vẫn cần phải tưởng tượng, truyện đồng thoại còn cần tưởng tượng có khi như hoang đường, nhưng là sự hoang đường hợp lý khi con vật đã được giao vai chủ động trong truyện. Ở điểm này, Dế Mèn kích thích được nhiều tưởng tượng lý thú cho người đọc. Tôi không giấu giếm là hồi nhỏ đọc xong cuốn truyện Dế Mèn, tôi nhìn con vật nào ở đồng quê như cũng có chuyện của chúng và ước ao làm cách gì để biết được chúng đang âm mưu bàn tính chuyện gì trước mắt mình. Dế Mèn mở đầu cho mảng truyện đồng thoại khá phong phú trong số lượng đông đảo các tác phẩm thuộc đủ thể loại văn xuôi của Tô Hoài suốt gần tám mươi năm cầm bút. Truyện đồng thoại của ông nhẹ nhàng, dí dỏm, có truyện nhờ nó mà ông viết được về những thực tế không dễ viết nếu như không muốn bị sa vào ca ngợi dễ dãi.

Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn trong sách dừng lại sau chuyến đi thứ hai. Hai anh em Dế Mèn, Dế Trũi đã cùng loài Châu Chấu Voi và loài Kiến thống nhất được ý chí cổ động thế giới đại đồng “muôn loài cùng nhau kết anh em”. Mèn đưa Trũi về thăm lại quê hương trước khi khởi hành chuyến đi mới. “Ngày nào, cuộc đi mới ấy, cuộc phiêu lưu rời quê hương lần thứ ba ấy xong, bấy giờ chúng tôi mới thực sự la đà theo bước chân mình.” Dế Mèn chấm dứt cuốn truyện kể về quãng đời đầu của mình bằng một ước ao: “Trong cuộc đi vô cùng hào hứng đương tới, chúng ta còn được gặp nhau”. Và sau câu đó là dòng chữ đề: 12/1941. Nghĩa Đô.

Dế Mèn Tô Hoài đã lại sinh ra Tô Hoài Dế Mèn, một nhà văn trẻ mãi không già trong văn chương, luôn luôn tìm cách sống với cái thường ngày, cái lúc này ở đây, để ngay cả khi tuổi đã đại lão ông vẫn còn có được những trang viết tươi rói, tung tẩy, như thuở mới tung tăng cùng dế.

Bảy mươi năm có lẻ Dế Mèn đã cất bước lên đường. Thế giới đại đồng mơ ước của Mèn hãy còn xa lắm lắm. Chuyến đi thứ ba của Mèn không được kể lại. Chắc hẳn Dế Mèn vẫn đi, dẫu cái hăm hở ban đầu giảm xuống, dẫu càng đi cái đích càng xa, dẫu đến cuối tận “cát bụi chân ai” phủ lấp. Nhưng như đã nói, Dế Mèn không già, không mỏi trong cái sự đi của mình. Con đường nhiều lúc có ý nghĩa hơn đích đến, và người đang đi đường đáng nói hơn là người đã đi hết đường. Trong tinh thần đó, Dế Mèn vẫn luôn đồng hành cùng những thế hệ đang tới. Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn không dừng lại. Phiêu lưu, đúng, tuổi trẻ luôn là phiêu lưu với rất nhiều đam mê, háo hức và cả ngây thơ, dại dột. Nhưng không thế tuổi trẻ chưa đúng là tuổi trẻ. Dế Mèn được là Dế Mèn trong bảy chục năm qua chính vì đó là tuổi nhỏ và tuổi trẻ, là sức trẻ của mỗi đời người.

Cho tôi làm một liên tưởng, so sánh ở đây về mặt lịch sử văn học. Trong cái năm 1941 ấy, văn xuôi Việt ngẫu nhiên xuất hiện hai nhân vật. Đó là Dế Mèn của Tô Hoài và Chí Phèo của Nam Cao. Anh Chí làng Vũ Đại giờ đã gần trăm tuổi, tuổi đời nhân vật trong truyện, còn như tuổi văn học thì bằng tuổi Dế Mèn. Chí Phèo đòi lương thiện làm người. Dế Mèn đi tìm thế giới cho người lương thiện. Cả hai cha đẻ của hai nhân vật là bạn thân của nhau, cùng bên nhau đấu tranh cho lý tưởng về một xã hội công bằng, hạnh phúc. Bây giờ hậu duệ con cháu Chí vẫn đông khi tính thiện đang vẫn bị thách thức. Còn Mèn có ngoái nhìn lại sau cũng thấy ít bước chân đi tiếp. Đó có phải là điều day dứt từ trang văn vào trang đời? Nhưng cuộc đời luôn cần có và không thể thiếu những người ra đi và lên đường. Với những người đó, Dế Mèn luôn là bạn đồng hành. Cho phép tôi được nhắc lại đây những lời rất hay và sâu sắc của văn hào Nga Gogol mà tôi luôn tâm niệm: “Hãy mang theo tất cả để lên đường khi từ những năm niên thiếu dịu dàng bước vào tuổi trưởng thành khắc khổ. Hãy mang theo tất cả xúc cảm của tâm hồn nhân loại, đừng bỏ chúng lại dọc đường để rồi sau đó lại nhặt lên.” Dế Mèn phiêu lưu ký chính thuộc những “xúc cảm của tâm hồn nhân loại” đó.

Nhà thơ Bằng Việt có lần đã nói vui, những người sinh năm 1941 là “thế hệ Dế Mèn”. Sau họ, Dế Mèn còn nhiều lớp bạn bè, con cháu trong các thế hệ người, không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước. Tất cả đều coi Dế Mèn là bạn, đều thích chí và ao ước những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn. Một con dế đã từ tay ông thả ra chu du thế giới tìm những điều tốt đẹp cho loài người. Và con dế ấy đã mang tên tuổi ông đi cùng trên những chặng đường phiêu lưu đến với cộng đồng những con vật trong văn học thế giới, đến với những xứ sở thiên nhiên và văn hóa của các quốc gia khác. Dế Mèn Tô Hoài đã lại sinh ra Tô Hoài Dế Mèn, một nhà văn trẻ mãi không già trong văn chương, luôn luôn tìm cách sống với cái thường ngày, cái lúc này ở đây, để ngay cả khi tuổi đã đại lão ông vẫn còn có được những trang viết tươi rói, tung tẩy, như thuở mới tung tăng cùng dế.

Bình luận (0)
Tiểu thư Quỳnh Liên
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 2 2017 lúc 16:04

Gió mùa tràn về cũng là lúc báo hiệu mùa đông đã đến. Cái lạnh khắc nghiệt và đường phố cũng ít nhộn nhịp hơn thường lệ. Hai hàng cây ven đường đã trút bỏ những bộ cánh muôn mùa kèm theo đó là những cành cây trơ trụi lá nhẫn nhịn chịu đựng giá rét. Mùa đông thời tiết giá lạnh, có mưa phùn gió bấc khiến cho mọi người phải đóng cửa hết và rất ít ra ngoài vì trời lạnh. Mọi người đều được cuộn tròn trong những chiếc áo ấm. Mùa đông tuy lạnh giá nhưng em lại luôn cảm thấy sự ấm bởi sự đầm ấm trong căn nhà nhỏ của mình.

Bình luận (0)
Hà Linh
Xem chi tiết
Wendy Marvell
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
2 tháng 2 2017 lúc 21:33

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Xuân Nguyễn T...
Xem chi tiết
dang thi khanh ly
2 tháng 2 2017 lúc 15:09

bo me thi Hỏi đáp Ngữ vănphai vui vui nha ......ha ha

Bình luận (6)
Vũ Diệu Thùy Dương
5 tháng 2 2017 lúc 21:18

chắc chắn là bố lúc đó sẽ có đôi mắt biết cười, đôi môi với một đường cong hoàn hảo rồi!haha he he

Bình luận (1)
Vũ Diệu Thùy Dương
6 tháng 2 2017 lúc 21:29

Ai cũng nói bố mẹ là những vị thần vĩ đại, nhưng còn với tôi, họ chỉ thực sự rạng ngời khi họ cảm thấy vui và hạnh phúc. Tôi nhớ rõ cái ngày Tổng kết cuối năm học, bố đã vui mừng tới thế nào khi tôi được thầy Hiệu trưởng tuyên dương trước toàn trường là học sinh giỏi.

Lúc đó, cả khuôn mặt bố như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Ánh sáng đó làm bố như trẻ trung trở lại, các nếp nhăn rầu rĩ trên khuôn mặt, ánh mắt lúc nào cũng chứa đựng vẻ suy tư, lo lắng dường như đã biến mất, nhường chỗ cho niềm vui và sự hạnh phúc. Bố ôm chặt tôi vào lòng, giọng nói xúc động và vô cùng nghẹn ngào:

- Con bố giỏi quá! Con làm bố thấy rất tự hào!

Tôi nhìn bố, hôm nay bố phải nói là khác, thật sự rất khác. Khuôn mặt bố chứa đựng sự hiền hòa nơi niềm vui bất tận. Ánh mắt dịu dàng, pha trộn các cảm xúc khác nhau: hạnh phúc có, xúc động có, hãnh diện rồi tự hào,... tất cả đều có. Bố vuốt nhẹ các sợi tóc nghịch ngợm bám trên mặt tôi, nói, giọng nói trầm ấm, ôn hòa như có phép màu xoa dịu tất cả lo lắng, hồi hộp. Dù lúc nào tôi cũng nghe giọng nói này, nhưng chưa bao giờ tôi thấy nó hay tới thế, lắng đọng trong trái tim tôi nhiều tới như vậy. Giọng nói ấy ngọt ngào, ấm áp, dịu dàng như dòng sữa mát chảy vào trái tim tôi. Tôi ôm chặt lấy bố. Một phần vì vui sướng, một phần vì xúc động, nghẹn ngào. Và vào lúc đó, thực sự thì tôi đã cảm nhận được tình yêu của bố. Tình yêu ấy ngan ngát như hoa lan, nồng ấm hơn hoa huệ, nồng nàn như hoa bưởi nhưng cũng thật bình dị như hoa nhài. Tôi xiết chặt lấy bố. Tôi ước ao khoảnh khắc này không bao giờ biến mất, để tôi mãi được nằm trong vòng tay bố, để tôi mãi được bố tự hào như bây giờ.

Ngày Tổng kết cuối năm ấy đã chiếm trọn một phần trái tim tôi. Tôi không bao giờ quên gương mặt, giọng nói của bố lúc đó. Từ lúc đó, tôi đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để có thể được thấy lại cái vẻ đẹp rạng ngời nơi bố.

mình đã cố rồi gắng rồi đó! bạn tự chỉnh sửa nha!hihi

Bình luận (0)