Tập làm văn lớp 6

Nguyễn Thu Thảo
Xem chi tiết
sakura xinh dep
17 tháng 4 2017 lúc 18:22

Năm 1946, thực dân Pháp trở mặt xâm lược nước ta một lần nữa. Hồ Chủ tịch thay mặt Chính phủ, đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, động viên nhân dân quyết hi sinh để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do mà ta đã phải đổ bao xương máu mới giành lại được. Từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc giặc Pháp tấn công vào Huế. Không khí những ngày dó thật sôi sục. Người dân xứ Huế không phân biệt già trẻ, gái trai, đồng lòng đánh giặc, bảo vệ quê hương.

Đang rảo bước trên đường Hàng Bè, tôi chợt nghe tiếng gọi vô cùng quen thuộc: Ôi chú Lành ! Chú về hồi nào vậy ? Tôi ngẩng lên nhìn. Một chú bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca lô

– Ồ ! Lượm! Đứa cháu bé bỏng thân yêu của tôi! Xa cháu chưa lâu mà tôi thấy cháu khác trước nhiều quá! Cháu chững chạc hẳn lên, trông như một anh bộ đội thực thụ. Tôi ôm chặt Lượm vào lòng, vội vã hỏi thăm về những người thân. Cháu vui vẻ khoe:

– Cháu làm liên lạc ở với các chú bộ đội trong đồn Mang Cá, cháu được các chú ấy dạy chữ, dạy hát, dạy bắn súng, dạy cách làm liên lạc… Vui lắm chú à!
Lượm hào hứng kể rồi cười thích thú, mắt sáng ngời, đôi má ửng đỏ như trái bồ quân chín. Tôi cũng vui lây trước niềm vui trẻ thơ, hồn nhiên của Lượm.

Cháu giơ tay lên mũ, đứng nghiêm chào tôi: Thôi, chào đồng chí! kèm theo nụ cười tinh nghịch. Tôi đứng lặng nhìn theo bóng cháu đang thoăn thoắt nhảy chân sáo trên đường. Tiếng huýt sáo vui vẻ của Lượm vẫn còn văng vẳng bên tai. Tôi rất vui vì Lượm đã trở thành đồng đội của tôi, một đồng đội tí hon.

Ngày tháng trôi qua, hai chú cháu tôi chiến đấu trên hai mặt trận khác nhau. Vào một ngày hè tháng sáu, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận. Trong lửa đạn mịt mù, cháu lao lên như một mũi tên, không sợ hiểm nguy, quyết trao tận tay những người chỉ huy trận đánh lệnh của cấp trên. Một viên đạn thù đã bắn vào cháu. Lượm ngã xuống trên quê hương, giữa đồng lúa thơm mùi sữa lên đòng. Lượm đã hi sinh ngay trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Cháu ra đi mãi mãi, để lại niềm thương cảm khôn nguôi trong lòng tôi…

Mỗi khi nghĩ đến Lượm, tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh một chú bé loắt choắt, vai đeo chiếc xắc cốt đựng tài liệu, đầu đội lệch chiếc mũ ca lô miệng huýt sáo vang, vừa đi vừa nhảy chân sáo trên con đường chan hòa ánh nắng.banh

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Thảo
Xem chi tiết
Linh Phương
17 tháng 4 2017 lúc 12:24

A, Mở bài: - Giới thiệu cảnh dòng sông Thu Bồn và nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác.

B, Thân bài: * Bức tranh thiên nhiên: Cảnh thiên nhiên nơi dòng sông Thu Bồn được trải dài theo hành trình của con thuyền nên có sự biến đổi phong phú:

- Quang cảnh đoạn sông ở khu vực đồng bằng: êm đềm, hiền hòa, thơ mộng, thuyền bè tấp nập, hai bên bờ rộng rãi, trù phú với những bãi dâu trải ra bạt ngàn... -

Sắp đến đoạn thác ghềnh: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước; núi non ......

- Đoạn sông có nhiều thác dữ: dòng nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.

- Vượt qua thác dữ: dòng sông chảy quanh co, những bụi cây to, vùng đồng bằng mênh mông, bằng phẳng....

* Hình ảnh dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác: Trên nền thiên nhiên hùng vĩ đó, con người lao động hiện lên với những vẻ đẹp về:

- Ngoại hình: Dượng Hương Thư cởi trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt nổi cuồn cuộn, hai hàm răng nghiến chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa – vẻ đẹp của con người lao động vùng sông nước khỏe mạnh, cường tráng.

- Động tác: co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt trên đầu sào, động tác rút sào rập ràng nhanh như cắt.

- Tư thế: vững vàng, làm chủ thiên nhiên.

- Tính cách: lúc ở nhà nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì. Khi làm việc: là người chỉ huy thuyền vượt thác dày dạn kinh nghiệm với sự quyết liệt, rắn rỏi.

Lưu ý: sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa.... trong quá trình miêu tả, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, sáng tạo; vận dụng tốt các thao tác làm bài văn tả cảnh kết hợp tả người.

C, Kết bài:

trình bày cảm nghĩ của mình về cảnh thiên nhiên và con người qua bức tranh đó.

Bình luận (0)
Thảo Phương
17 tháng 4 2017 lúc 17:01

A, Mở bài:

- Giới thiệu cảnh dòng sông Thu Bồn và nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác.

B, Thân bài:

* Bức tranh thiên nhiên: Cảnh thiên nhiên nơi dòng sông Thu Bồn được trải dài theo hành trình của con thuyền nên có sự biến đổi phong phú:

- Quang cảnh đoạn sông ở khu vực đồng bằng: êm đềm, hiền hòa, thơ mộng, thuyền bè tấp nập, hai bên bờ rộng rãi, trù phú với những bãi dâu trải ra bạt ngàn...

- Sắp đến đoạn thác ghềnh: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước; núi non ......

- Đoạn sông có nhiều thác dữ: dòng nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.

- Vượt qua thác dữ: dòng sông chảy quanh co, những bụi cây to, vùng đồng bằng mênh mông, bằng phẳng....

* Hình ảnh dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác: Trên nền thiên nhiên hùng vĩ đó, con người lao động hiện lên với những vẻ đẹp về

- Ngoại hình: Dượng Hương Thư cởi trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt nổi cuồn cuộn, hai hàm răng nghiến chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa –

- Động tác: co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt trên đầu sào, động tác rút sào rập ràng nhanh như cắt.

- Tư thế: vững vàng, làm chủ thiên nhiên.

- Tính cách: lúc ở nhà nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì. Khi làm việc: là người chỉ huy thuyền vượt thác dày dạn kinh nghiệm với sự quyết liệt, rắn rỏi.

Lưu ý:sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa.... trong quá trình miêu tả, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, sáng tạo; vận dụng tốt các thao tác làm bài văn tả cảnh kết hợp tả người.

C, Kết bài: trình bày cảm nghĩ của mình về cảnh thiên nhiên và con người qua bức tranh đó.

Bình luận (0)
sakura xinh dep
17 tháng 4 2017 lúc 18:24

Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả cửa con người.

Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ân sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh “như”) thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái “thần” nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.

Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vảng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.

Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.

Bình luận (0)
nguyễn khánh ngọc
Xem chi tiết
Phương Trâm
17 tháng 4 2017 lúc 10:33

Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.

Các từ in đậm trên là trạng ngữ. Công dụng:

- Xác định nơi chốn, địa điểm: Dưới bóng tre của ngàn xưa, Dưới bóng tre xanh.
- Xác định thời gian: đã từ lâu đời, đời đời, kiếp kiếp.

Bình luận (0)
Lê Võ Khánh Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
17 tháng 4 2017 lúc 14:32

DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Tiếng trống báo giờ ra chơi.

- Sân trường vắng vẻ bỗng chốc rộn rã tiếng nói cười.

2. Thản bài:

* Tả cảnh sân trường:

+Cảnh tập thể dục:

- Học sinh nhanh nhẹn xếp hàng tập thể dục giữa giờ.

- Động tác đều và đẹp.

- Tiếng hô Khoẻ vang động cả sân trường.

+Cảnh vui chơi:

-Các trò chơi nhảy dây, kéo co, đá cầu được nhiều bạn ưa thích.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Giờ ra chơi vui vẻ khiến cho đầu óc thư giãn, thoải mái, chúng em tiếp thu bài tốt hơn.

Bình luận (0)
Phương Trâm
17 tháng 4 2017 lúc 8:43

Cả lớp đang chăm chú nghe cô giáo giảng bài. Ngoài sân trường chỉ nghe thấy tiếng gió vi vu thổi và tiếng chim hót líu lo. Khi cô giáo vừa kết thúc bài giảng, ba hồi trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên giòn giã. chúng em đứng dậy chào cô rồi ùa ra khỏi lớp.

Sân trường vắng lặng là thế bỗng ồn ào, náo nhiệt hẳn lên. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng dép guốc hòa với tiếng lá cây xào xạc. Từ trên cao nhìn xuống, sân trường nổi bật màu trắng của những chiếc áo đồng phục và màu đỏ của những chiếc khăn đỏ đang phấp phới bay trên vai các bạn Đội viên. Trên sân trường, các bạn tổ chức nhiều trò chơi rất vui, nào là kéo co, bắn bi, mèo đuổi chuột... Giữa sân trường, Hùng và Thắng chơi đá cầu thật hay. Hùng tâng cầu lên. Quả cầu xanh xoay tròn, bay vun vút, hạ xuống chân Thắng. Thắng đưa cầu lên rồi đá ngược trở lại phía Hùng. Quả cầu bay lên, hạ xuống như nhảy múa trên đôi chân khéo léo của hai bạn. Bỗng nhanh thoăn thoắt, Hùng đá mạnh quả cầu qua người Thắng làm Thắng không đỡ kịp. Hùng reo lên "Ha ha, thắng rồi". Nhóm của Lan thật nhanh trí khi chọn chỗ bóng mát dưới cây đa để chơi nhảy dây. Qua từng vòng thi, dĩ nhiên đội trưởng Lan giành chiến thắng rồi. Lan nhảy thật nhanh và nhịp nhàng, đến nỗi chỉ thấy loáng thoáng sợi dây và tiếng vun vút. Bạn nào cũng nhìn Lan bằng con mắt thán phục. Dưới gốc cây phượng, mấy em lớp một kia xem mẩu chuyện gì vui lắm nên cùng cười rúc rích. ở một góc sân ttrường, trò mèo đuổi chuột thật sôi nổi. Chú chuột luồn qua cây cọ rồi lại nhảy qua đám bắn bi thật lành nghề, làm chú mèo khổ sở cứ chạy theo mãi mệt bở hơi tai. Mấy em xung quanh reo hò cổ vũ rồi lại nhảy cẫng cả lên. chưa phân được thắng bại thì bỗng "tùng, tùng, tùng", trống báo hết giờ chơi đã điểm. Chúng em nhanh chóng xếp hàng tập thể dục rồi vào lớp. Khuôn mặt ai cũng vui vẻ, rạng rỡ, nhưng nhiều bạn tỏ vẻ luyến tiếc. Các bạn còn hẹn nhau: "Mai chơi tiếp nhé!"

Không khí yên tĩnh trở lại trên sân trường. Giờ ra chơi tuy ngắn nhưng nó thật bổ ích, luôn giúp chúng em thoải mái để vào học tốt hơn.

Bình luận (0)
như ngọc channel
17 tháng 4 2017 lúc 9:40

Chỉ còn vài phút nữa là hết giờ làm bài kiểm tra chất lượng giữa học kì. Đây là thời điểm chộn rộn nhất của tiết học. Mọi người vội vã nộp bài lên bàn cô giáo rồi trật tự trở về chỗ ngồi, mặt ngóng ra, sân trường, đợi chờ tiếng trống. Bỗng Tùng…! Tùng…! Tùng…! ba tiếng trống vang lên rộn rã làm bể vụn khối không gian tĩnh lặng, báo hiệu giờ giải lao đã đến.

Trong phòng học, tiếng cười nói lao xao rộ lên. Ai cũng muốn nộp bài nhanh để ra chơi. Vài phút sau, từ các cửa phòng học túa ra không . biết bao nhiêu mà kể những cánh áo đồng phục màu mây, rập rờn giữa sân trường như những cánh bướm vào những ngày cuối xuân đầu hạ, Sân trường vốn rết rộng vậy mà giờ đây có cảm giác như bị thu hẹp lại. Nó không đủ chứa những bước chân bay nhảy của tụi trẻ chúng con. Khắp sân trường và cả trên hành lang của những dãy phòng học, đâu đâu cũng rộ lên tiếng cười nói ríu rít y như một bầy chim hót vào buổi sáng mai vậy. Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho một pha chơi đẹp mắt của một “cầu thủ” nào đó. Sôi nổi nhất có lẽ là chỗ quang nắng ở góc phải sân trường nơi các “cầu thủ” bóng đá của hai đội lớp 5A và 5B đang tranh thủ thời gian tập dượt, chuẩn bị cho ngày “Hội khỏe Phù Đổng” sắp tới. Dường như toàn bộ tụi con trai lớp 5A và rải rác một số bạn gái trong lớp đều tụ tập đây động viên cổ vũ cho lớp mình. Xuất sắc nhất trong đội 5A là bạn Thành, đội 5B là bạn Thịnh. Hai cầu thủ ấy là “linh hồn” của mỗi đội. Ở vị trí nào cũng thấy bóng dáng của hai bạn. Cả hai đều khỏe và đá hay chẳng kém nhau. Mới năm phút đầu, được đồng đội đưa bóng tới, Thịnh nhanh nhẹn như một con sóc lừa bóng qua hàng hậu vệ, kẻ một đường bóng căng như sợi dây đàn, ghi bàn thắng đầu tiên cho đội mình. Tiếng hoan hô như làm vỡ tung cả sân trường. Lúc này đội 5A như hăng hái hẳn lên, mồ hôi bạn nào bạn nấy đổ ra như tắm. Thành đón bóng từ chân “đồng đội” của mình đưa đến, lừa bóng qua được hai cầu thủ đội bạn, chỉ còn hàng hầu vệ nữa. Tiếng hoan hô cổ vũ dẫy lên:
“Chọc thủng hậu vệ! Chọc thủng hậu vệ!”

Như được truyền thêm sức mạnh và bằng sự tài trí lanh lợi của mình, Thành hất nhẹ bóng vào đối phương, bóng dội lại vào chân Thành. Bằng một động tác luồn lách rất đẹp, Thành đưa bóng qua hàng hậu , vệ. Và bất ngờ Thành tung một cú sút chân trái lắt léo. Quả bóng như một chiếc lá vàng bay vào khung thành đội bạn, gỡ hòa cho đội mình. Một lần nữa, tiếng reo hò như làm rung chuyển cả sân trường: “Hoan hô Đức Thành! Hoan hô Đức Thành!”

Ở giữa sân trường, dưới những gốc phượng tán lá xum xuê, những bạn gái tụm năm tụm bảy chơi trò banh đũa, nhảy dây… Nhìn những sợi dây tung lên lượn xuống nhịp nhàng theo những đôi chân thoăn thoắt của các bạn, mới thấy hết vẻ điệu nghệ của những “cây nhảy 1 lành nghề”. Thật là một trò chơi bổ ích và hấp dẫn. Trên hành lang của lớp học, các thầy cô giáo trong những bộ trang phục chỉnh tề với màu sắc trang nhã, đi lại ngắm nhìn những học trò thân yêu của mình đang nô đùa bay nhảy giữa sân trường mà lòng rộn lên bao niềm vui cùng tuổi thơ… Hai nhịp trống bỗng vang lên. Không gian như ngưng đọng lại trong giây lát, rồi lại rộn rã bởi muôn ngàn bước chân vội vẩ đi về hướng của lớp mình. Hai mươi phút giải lao giữa giờ kết, thúc.

Chao ôi vui quá! Ước gì suốt cả năm học, tiết trời lúc nào cũng sáng đẹp bồi chỉ có những buổi sáng như thế, chúng em mới cổ được những giờ phút giải lao vui nhộn và thật sự sảng khoái.
Bình luận (2)
Thành Nguyễn
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
16 tháng 4 2017 lúc 21:39

Em rất thích bữa cơm sum họp gia đình em vào mỗi buổi tối. Khi đó cả nhà em sẽ được thưởng thức những món ăn ngon do chính tay mẹ chuẩn bị và nấu nướng. Ngày nào cũng vậy cứ sau giờ tan sở đi làm về mẹ lại lao vào bếp chuẩn bị nấu bữa tối cho cả nhà. Hôm nay được đi học về sớm, em được chứng kiến toàn bộ quá trình nầu nước của mẹ.
Mẹ em là người rất đảm đang , ngay từ sáng sớm thức dậy mẹ đã đi chợ mua đồ ăn và chuẩn bị xong xuôi, cất vào tủ rồi mẹ mới chuẩn bị đi làm. Mẹ không làm thực đơn hàng ngày như một thời khóa biểu mà mẹ thường thay đổi món từng ngày theo sở thích của mọi người.Mẹ luôn muốn nấu cho gia đình những bữa ăn thật ngon, đồng thời cũng muốn chỉ dạy cho em cách thức nấu ăn nên mẹ bảo em xuống bếp phụ mẹ một vài việc.

Đi làm về đến nhà, thay vội bộ quẩn áo cơ quan, mẹ với lấy cái cài tóc để cố định tóc cho gọn gàng. Em tíu tít bên mẹ dành phần phụ việc. Mẹ đã dạy cho em từ những việc đơn giản nhất đó là vo gạo rồi đổ vào nồi cơm điện và nhấn nút. Trong khi chờ cơm chín, mẹ lấy thức ăn trong tủ đã chuẩn bị từ sáng ra và đặt lên bàn bếp. Mẹ thật khéo chọn, thực phẩm nào cũng tươi ngon. Rồi mẹ cùng em nhặt rau, bàn tay mẹ thoăn thoắt lựa sạch những lá úa cọng già. Em nhanh nhẹn dành phần rửa rau để mẹ bày thớt và dao làm các món chính. Mẹ cầm từng con cá tươi, khéo léo cắt sạch vây, đuôi, vẩy rồi cẩn thận móc hết ruột và mang của chúng. Từng lát thịt mỏng, đều tăm tắp cũng đã được mẹ xắt xongvà ướp gia vị. Khi cơm đã sôi, mẹ lấy đũa quậy tròn gạo để hạt gạo thấm đầy nước rồi đậy nắp lại. Mẹ bắc nước lên để nấu canh, tranh thủ kho thịt chiên cá.

Mẹ làm việc rất nhanh nhẹn và khéo léo, cùng một lúc mẹ có thể làm được mấy việc. Với tài nấu nướng của mẹ, chẳng mấy chốc mâm cơm nóng hổi đã sẵn sàng. Đĩa thịt kho đậu hủ bổ dưỡng cùng đĩa cá chiên vàng ươm thơm phức đặt cạnh tô canh cải ngọt xanh mướt. Em bày chén đũa ra rồi nhanh nhảu chạy lên mời ba và em trai ăn cơm. Cả nhà em ngồi quây quần bên mâm cơm mẹ nấu ăn rất ngon lành, mọi người cười nói vui vẻ, ai cũng từ từ thưởng thức những món ăn mẹ nấu và tấm tắc khen ngon. Em nhận thấy niềm hạnh phúc hiện lên trên khuôn mặt gày gò của mẹ.
Bữa cơm của gia đình em không có những món sơn hào hải vị, nhưng em thấy món mẹ nấu là những món ăn ngon nhất mà em đã từng được ăn. Vì trong mỗi món ăn đều thể hiện tình thương yêu mà mẹ dành cho tất cả mọi người trong gia đình, nhờ có sự chăm sóc chu đáo của mẹ mà cả nhà em ai cũng khỏe mạnh. Em sẽ cố gắng học giỏi để làm mẹ vui lòng.

Bình luận (3)
sakura xinh dep
17 tháng 4 2017 lúc 18:28

“Két! Két!”.

A! Má đi chợ đã về!.

Em nhanh tay chạy xuống đỡ làn. Má bảo: “Hôm nay là sinh nhật ba, hai má con mình phải làm một bữa cơm ra trò để thết ba mới được. Thôi má con mình bắt tay vào việc thôi!”.

Má em nhanh nhẹn cho các thứ vào rồ rồi đem ra giếng. Em được má giao nhiệm vụ rửa rau còn má thì đi làm cá. Mái tóc dài đen, óng ả được má búi gọn sau lưng. Má mặc chiếc áo sơ mi ngắn tay, ôm gọn lấy thân hình nhỏ nhắn. Đôi bàn tay má gầy gầy, xương xương với những ngón tay thon dài, làm việc nhanh thoăn thoắt. Chính đôi bàn tay ấy đã ủ ấp cho em vào những đêm dông giá rét, quạt mát cho em vào những ngày hè nóng nực. Dưới tay má, những chú cá tươi roi rói vừa còn giãy dành đạch như muốn chống cự mà bây giờ đã sạch sẽ nằm gọn trong chảo. Lúc này, em cũng vừa nhặt rau xong. Em nói với má: “Má ơi! Má để con rửa rau nhé!” Má nhìn em với ánh mắt tràn đầy yêu thương như muốn với em “Con gái má lớn thật rồi!”. Sau đó, má làm món thịt. Má bảo má sẽ làm món thịt kho tàu vì đó là món bố thích nhất.

Em chạy lên nhà, giúp má cắm nồi cơm điện, còn má thì đưa các thứ vào bếp để nấu. Đầu tiên, má rán cá. Vì lửa nóng nên đôi má của má ửng đỏ như trái đào chín. Em thấy má rất đẹp. Tiếng mỡ rán bắt lửa kêu “xèo... xèo...” thật vui. Má khéo léo lật cá mặt này đến mặt khác cho cá chín dều. Những con cá vàng ươm thơm phưng phức đã được bày sẵn lên chiếc đĩa sứ xinh xắn. Tiếp theo, má xào rau. Những ngọn rau non, nõn nà gặp mỡ nóng cứ oàn lên tỏ vẻ bướng bỉnh. Nhưng chỉ sau một lát, chúng đã nằm yên theo sự diều khiển của má. Món thịt kho tàu được má làm thật khéo. Những miếng thịt sánh vàng, béo ngậy nhìn mà muốn chảy nước miếng. Em chạy lên nhà, rót cho má một cốc nước mát, rồi xuống dđưa cho má. Má nói với em đầy âu yếm: “Má cám ơn con!”, rồi má cười để lộ hàm răng trắng bóng và đều tăm tắp như những hạt bắp non.

Chỉ trong một lát, mọi thứ đã xong xuôi.

Tiếng chuông đồng hồ điểm 12 giờ trưa. Má bảo em: “Má con mình lên sắp cơm thôi, chắc bố và chị cũng sắp về rồi đấy!”. Mâm cơm dọn ra trông như vườn hoa đủ màu sắc: vàng, đỏ, xanh... Má đặt chiếc bánh ga tô - bánh sinh nhật vào giữa mâm cơm làm cho vườn hoa đủ màu sắc ấy lại càng thêm rực rỡ. Chú Mi Mi ngửi thấy mùi cá rán cũng “meo meo” đòi ăn. Chị em về trước rồi tới ba. Ba vừa bước vào cửa mọi người đã hô to “Chúc mừng sinh nhật ba!” và hát vang bài hát “Chức mừng sinh nhật”. Ba rất ngạc nhiên rồi bồng mới nhớ ra hôm nay là sinh nhật mình, ba nói: “Cám ơn mọi người! Thật là tuyệt”. Cả nhà em quây quần bên mâm cơm để thưởng thức hương vị từ món ăn chính tay má nấu. Và tất nhiên chú Mi Mi cũng có phần.

Em bỗng thấy má là người quan trọng nhất đối với ba con em. Em sẽ học thật chăm chỉ để không phụ lòng ba mẹ.banh

Bình luận (0)
Capricomus
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
16 tháng 4 2017 lúc 23:29

GỢI Ý :

Một hôm, em bị sốt, em được mẹ đưa vào bệnh viện để khám bệnh, em có dịp biết cô Nga, một bác sĩ giỏi của bệnh viện thành phố.

Cô mặc chiếc áo bờ lu màu trắng, quần trắng, mũ trắng... Trước ngực, cô đeo hàng tên màu xanh đậm, ghi dòng chữ Bác sĩ Nguyễn Phương Nga. Ở cô toát lên vẻ đẹp giản dị, như nhành hoa trắng thanh cao. Người cô mảnh mai, dáng đi nhanh nhẹn, khuôn mặt hình trái xoan trông thật hiền hoà. Đặc biệt là đôi mắt của cô đen láy, trông rất đẹp, nhìn kỹ giống đôi mắt cô giáo em. Em mải mê nhìn cô. Cô nhẹ nhàng đến bên từng bệnh nhân, hỏi thăm việc ăn, ngủ. Cô sờ tay lên trán người bệnh. Đôi bàn tay nhỏ nhắn ấy làm việc nhanh thoăn thoắt. Cô lấy dụng cụ khám bệnh đo tim mạch, do huyết áp cho bệnh nhân. Bàn tay cô nhẹ nhàng xắn tay áo bệnh nhân lên và đặt ống nghe rồi quấn cuộn vải dày vào tay họ. Hai ngón tay bóp đều vào ống cao su, kim đồng hồ nhích dần, nhích dần. Cô ghi kết quả vào số khám bệnh. Sau đó, cô lấy ống nghe đeo trên cố ra đề kiểm tra tim, mạch của từng người. Sau khi khám bệnh xong, cô phát thuốc và tiêm cho người bệnh. Vừa tiêm thuốc, cô vừa động viên người bệnh để họ có thể vơi đi những đau đớn do bệnh tật gây nên. Cô Nga đúng là một “Lương y như từ mẫu”.

Em nhớ mãi hình ảnh cô Nga. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt đế sau này sẽ trở thành bác sĩ như cô.



Bình luận (0)
sakura xinh dep
17 tháng 4 2017 lúc 18:29

Một hôm, em bị sốt, em được mẹ đưa vào bệnh viện để khám bệnh, em có dịp biết cô Nga, một bác sĩ giỏi của bệnh viện thành phố.

Cô mặc chiếc áo bờ lu màu trắng, quần trắng, mũ trắng... Trước ngực, cô đeo hàng tên màu xanh đậm, ghi dòng chữ Bác sĩ Nguyễn Phương Nga. Ở cô toát lên vẻ đẹp giản dị, như nhành hoa trắng thanh cao. Người cô mảnh mai, dáng đi nhanh nhẹn, khuôn mặt hình trái xoan trông thật hiền hoà. Đặc biệt là đôi mắt của cô đen láy, trông rất đẹp, nhìn kỹ giống đôi mắt cô giáo em. Em mải mê nhìn cô. Cô nhẹ nhàng đến bên từng bệnh nhân, hỏi thăm việc ăn, ngủ. Cô sờ tay lên trán người bệnh. Đôi bàn tay nhỏ nhắn ấy làm việc nhanh thoăn thoắt. Cô lấy dụng cụ khám bệnh đo tim mạch, do huyết áp cho bệnh nhân. Bàn tay cô nhẹ nhàng xắn tay áo bệnh nhân lên và đặt ống nghe rồi quấn cuộn vải dày vào tay họ. Hai ngón tay bóp đều vào ống cao su, kim đồng hồ nhích dần, nhích dần. Cô ghi kết quả vào số khám bệnh. Sau đó, cô lấy ống nghe đeo trên cố ra đề kiểm tra tim, mạch của từng người. Sau khi khám bệnh xong, cô phát thuốc và tiêm cho người bệnh. Vừa tiêm thuốc, cô vừa động viên người bệnh để họ có thể vơi đi những đau đớn do bệnh tật gây nên. Cô Nga đúng là một “Lương y như từ mẫu”.

Em nhớ mãi hình ảnh cô Nga. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt đế sau này sẽ trở thành bác sĩ như cô.banhqua

Bình luận (0)
sakura xinh dep
17 tháng 4 2017 lúc 18:30

Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.

“Những đêm hè

Khi ve ve

Đã nghỉ

Tôi lắng nge

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác hàng me…”

Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.

Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây... nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ’ của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác... Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kê lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen...cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn... Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút... Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.

Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.

Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.banh

Bình luận (0)
✿◕ ‿ ◕✿  Nhóc Đáng Yêu
Xem chi tiết
Hiệp Đẹp Trai
Xem chi tiết
âu tinh á
17 tháng 4 2017 lúc 9:44

Mẹ tôi là một người phụ nữ vô cùng tuyệt vời. Mẹ có mái tóc màu hạt dẻ xoăn nhẹ tựa những làn sóng đại dương. Khuôn mặt trái xoan kết hợp với nước da trắng hồng đã làm tôn lên sự ấm áp pha chút gì đó huyền bí từ đôi mắt nâu màu cà - phê sưa trầm buồn của mẹ. Giọng mẹ trầm ấm, êm lướt, dìu dặt như rót mật vào trái tim người nghe. Mẹ tôi mang một vẻ đẹp tiềm ẩn của loài cỏ dại, luôn mạnh mẽ, kiên cường và tràn đầy sức sống. Mỗi lúc ở bên mẹ, tôi lại cảm thấy rất an toàn, ấm áp. Mẹ luôn che chở và bảo vệ cho tôi khỏi những cạm bẫy của cuộc đời. Mẹ là người mà tôi mang ơn suốt cả cuộc đời này. Mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều lắm! hơi sến chút xíu, bạn chịu khó nha (đề tài: tả về mẹ)! Tập làm văn lớp 6

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
16 tháng 4 2017 lúc 23:35

Tôi tên là Nguyễn Trần Thành Đạt, hiện sống tại Lâm Đồng. Trước hết, tôi xin giới thiệu tôi 14 tuổi, là học sinh lớp 8a2, trường THCS Lộc Nga. Tôi là một học sinh giỏi nhất nhì lớp với nhiều hoạt động cá nhân và xã hội đáng nhớ. Tôi từng thi học sinh giỏi ngữ văn cấp thành phố và thi học sinh giỏi địa lí cấp thành phố, ngoài ra tôi còn được giải ba trong cuộc thi viết giới thiệu sách năm 2013. Tôi có sở thích là nghe nhạc trữ tình , đọc sách và thích diễn nội tâm trước gương. Sở trường của tôi là Văn, Sử , Địa. Tôi ước mơ là một giáo viên sinh học vì có thể mang kiến thức đến cho nhiều em học sinh. Còn về ăn uống, tôi thích uống sữa và anh gà rán. Tôi là một người rất hoạt bát và dễ gần.

Lưu ý: Câu cuối in đậm là câu trần thuật đơn có từ "là" (Đoạn văn này có chủ đề: giới thiệu bản thân).

Bình luận (0)
Linh Phương
16 tháng 4 2017 lúc 20:08

I. Mở bài: giới thiệu mẹ
Mỗi chúng ta sinh ra ai cũng đều có mẹ. mẹ luôn là người che chở, đùm bọc và quan tâm chúng ta từng li từng tí. Đối với mỗi người thì mẹ chúng ta luôn là người tuyệt vời nhất. dù mẹ co xấu xi, già nua hay như thế nào thì vẫn là mẹ của chúng ta. Đối với các bạn mẹ của bạn như thế nào, đối với tôi, mẹ tôi là người tuyệt vời nhất. tôi yêu mẹ tôi nhất trên đời.

II. Thân bài
1. Tả ngoại hình
- Mẹ đã ngoài bốn mươi nhưng mẹ vẫn còn rất trẻ
- Khuôn mặt mẹ tròn, nhìn rất hiền và phúc hậu
- Mắt to tròn và đẹp
- Đôi môi cong mịn
- Bàn tay mẹ chai sạm vì tần tảo làm việc nuôi tôi ăn học
- Mặc ăn mặc giản dị nhưng nhìn rất đẹp
2. Tả tính tình
- Mẹ tận tụy với công việc, chịu khổ cực đê nuôi e khôn lơn
- Mẹ rất quan tâm người khác và được nhiều người yêu mến
- Mẹ luôn hoàn thành tốt các công việc ở cơ quan và việc nhà
- Mẹ nấu ăn rất ngon
- Chăm lo cho con cái rất chu đáo.
- Yêu thương mọi người xung quanh
- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khan và khổ cực
- Mẹ thường dạy em về “lòng nhân ái”.

III. Kết bài
- Em rất tự hào về mẹ
- Mẹ là động lực, là nguồn sống của e
- Mẹ là chỗ dựa vững chắc cho bước đi của em đi đến tương lai

Đây là chỉ dàn ý cơ bản, bạn dựa vào đây để viết nhé!

Bình luận (0)
Lưu Hạ Vy
16 tháng 4 2017 lúc 20:09

_ Dàn bài _

Mở bài: Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.

Thân bài:

a) Tả hình dáng:

- Dáng người tầm thước, thon gọn.

- Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở. thường buộc lóc gọn sau gáy.

- Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

- Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

b) Tả tính tình, hoạt động:

- Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng

- Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.

- Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.

Kết bài:

Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.

Bình luận (0)
Thảo Phương
16 tháng 4 2017 lúc 21:49

Mở bài: Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.
Thân bài:
a) Tả hình dáng:
- Dáng người tầm thước, thon gọn.
- Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở. thường buộc lóc gọn sau gáy.
- Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
b) Tả tính tình, hoạt động:
- Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng
- Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.
- Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.
Kết bài:
Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.

Bình luận (0)
Thiên Thần Bé Nhỏ
Xem chi tiết
sakura xinh dep
17 tháng 4 2017 lúc 18:37

Mở bài: Giới thiệu được lí do miêu tả cảnh vùng sông nước cà Mau. Nêu cảm xúc chung, ấn tượng ban đầu khi được tham quan vùng sông nước cà Mau.

Thân bài:

* Bức tranh thiên nhiên: Cảnh thiên nhiên được miêu tả theo hành trình của con thuyền xuôi theo dòng sông tiến dần về hướng mũi Cà mau:

- Tả bao quát: toàn cảnh sông ngòi, cây cối, âm thanh, …. Và nêu ấn tượng, cảm giác khi đứng trước cảnh thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, hùng vĩ đầy sức sống.

- Miêu tả cụ thể đặc điểm của những con kênh, nơi con thuyền đi qua như rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh ba Khía… Nêu những cảm nhận thú vị khi được tận mắt, tận nơi cảm nhận vẻ đẹp của vùng đất này.

- Miêu tả hình ảnh dòng sông Năm Căn: mặt sông, cá nước, cảnh hai bên bờ…

* Bức tranh cuộc sống của con người:

- Miêu tả cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo của con người vùng sông nước Cà Mau qua hình ảnh chợ Năm Căn: thuyền bè xuôi ngược, các hoạt động buôn bán…

- Những cảm nhận và ấn tượng riêng của bản thân

Kết bài: ­ Cảm nghĩ về cảnh thiên nhiên và con người qua bức tranh đó.banhqua

Bình luận (1)