Người hay giúp bạn khác trả lời bài tập sẽ trở thành học sinh giỏi. Người hay hỏi bài thì không. Còn bạn thì sao?
Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm A; B cách nhau 8,2 cm, người ta đặt hai nguồn sóng kết hợp, dao động điều hoà theo phương thẳng đứng có tần số 15 Hz và luôn dao động đồng pha. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Tính số điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu trên đoạn AB.
Được cập nhật 6 tháng 10 lúc 11:47 1 câu trả lời

Hai mũi nhọn S1, S2 ban đầu cách nhau 8cm gắn ở đầu một cần rung có tần số f = 100Hz, được đặt chạm nhẹ vào mặt nước. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là v = 0,8 m/s. Điểm M1 cách đều S1, S2 một khoảng d = 8cm. Tìm trên đường trung trực của S1, S2 điểm M2 gần M1 nhất và dao động cùng pha với M1?
A. 0,91 cm
B. 0,92 cm
C. 0,9 cm
D. 0,93 cm


Giả sử ban phương trình dao động của 2 nguồn: \(u_1=u_2=A\cos(\omega t)\)
Điểm M cách đều 2 nguồn 1 khoảng d có phương trình:
\(u_M=u_{M1}+u_{M2}\)
\(u_{M1}\) là phương trình do nguồn S1 truyền đến, có: \(u_{M1}=A\cos(\omega t - \frac{2\pi d}{\lambda})\)

Bước sóng: \(\lambda=\frac{v}{f}=\frac{80}{100}=0,8\)(cm).
M2 cùng pha với M1 nên: \(d_2-d_1=k\lambda\)
Do M2 gần M1 nhất nên \(k=\pm1\Rightarrow d_2-d_1 =\pm0,8\)cm.
TH1: k=1 \(\Rightarrow d_2-d_1=0,8 \Rightarrow d_2=8,8\)cm \(\Rightarrow x= M_2O-M_1O=\sqrt{8,8^2-4^2}-\sqrt{8^2-4^2}=0,91\)cm.
TH1: k=-1 \(\Rightarrow d_2-d_1=-0,8 \Rightarrow d_2=7,2\)cm \(\Rightarrow x= M_2O-M_1O=\sqrt{8^2-4^2}-\sqrt{7,2^2-4^2}=0,94\)cm.
Như vậy x nhỏ nhất ứng với TH1, khi đó M2 cách M1 khoảng nhỏ nhất là 0,91cm.
Đáp án: A
Hai nguồn sóng S1S2 cùng phương, cùng pha và cùng biên độ, cách nhau 25 cm phát sóng có tần số f = 40 Hz vận tốc truyền sóng v = 2 m/s. Số gợn giao thoa cực tiểu và số giao thoa cực đại trên đoạn S1S2 là
A.11 và 10.
B. 10 và 11.
C. 11 và 11.
D. 9 và 10.
2 câu trả lời

Bạn Giang Nam trả lời đúng rùi, các bạn lưu ý là tại 2 nguồn A, B không thể có giao thoa sóng, do 2 nguồn này chịu tác động dao động cưỡng bức từ bên ngoài.
Nên không thể có dao động cực đại, cực tiểu tại 2 nguồn. Vì vậy nếu tính toán, phép chia \(\frac{AB}{\lambda}\) nguyên thì ta cần trừ đi 2 điểm này.

+ Bước sóng: \(\lambda=\frac{v}{f}=\frac{200}{40}=5cm.\)
Vì 2 nguồn cùng pha nên:
+ Số gơn giao thoa cực đại: \(2[\frac{S1S2}{\lambda}]+1=2[\frac{25}{5}]+1=11.\)Vì tại 2 nguồn không thể có giao thoa (do 2 nguồn nhận dao động cưỡng bức từ bên ngoài), mà 25 chia hết cho 5 nên ta trừ đi vị trí 2 nguồn => Số gơn cực đại là: 11-2 = 9.
+ Số gơn giao thoa cực tiểu: \(2.[\frac{S1S2}{\lambda} + 0,5 ]=2.[\frac{25}{5}+0,5]=10. \)
Vậy số cực đại là 9, số cực tiểu là 10.
Đáp án D.
Cho 3 điểm A,B,C thẳng hàng. AB=100m, AC=250m. Khi đặt tại A một nguồn điểm phát âm công suất P thì LB=100 dB. Bỏ nguồn âm tại A, đặt tại B 1 nguồn điểm phát âm công suất 2P thì mức cường độ âm tại A và C là ?
2 câu trả lời

+ Khi nguồn âm công suất P đặt tại A thì: LB=100dB=L,
Do vậy, nếu nguồn âm công suất P đặt tại B thì tại A có: LA = L = 100 dB.
+ Nếu nguồn âm công suất 2P đặt tại B thì cường độ âm tại A sẽ tăng gấp đôi. Áp dụng: \(L_A'-L_A=10lg\frac{I_A'}{I_A}=10lg2\) \(\Rightarrow L_A'=L_A+10lg2=100+10lg2=103dB\)
Áp dụng: \(_{L_A'-L_C'=20lg\frac{150}{100}}\)\(\Rightarrow L_C'=L_A'-20lg\frac{3}{2}=103-20lg\frac{3}{2}=101dB\)
Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng cơ học \(S_1,S_2\) thực hiện dao động điều hòa với phương trình \(u_1=u_2=a\cos20\pi t\). Chỉ xét những điểm trên bề mặt chất lỏng dao động với biên độ cực đại. Nếu coi đường cực đại thứ nhất đi qua điểm \(M_1\)có hiệu số khoảng cách tới mỗi nguồn là \(d_1-d_2=16cm\) thì đường thứ 5 là đường đi qua điểm \(M_2\) có \(d_1'-d'_2=24cm\) . Tìm bước sóng và vận tốc truyền sóng?
A.\(\lambda=2cm,v=20\)cm/s.
B.\(\lambda=2.5cm,v=25\)cm/s.
C.\(\lambda=3cm,v=30\)cm/s.
D.\(\lambda=1.5cm,v=15\)cm/s.
4 câu trả lời

Vị trí cực đại giao thoa với hai nguồn cùng pha thỏa mãn điều kiện: \(d_1-d_2=k\lambda\)
Đường cực đại thứ nhất đi qua M1 thỏa mãn: \(d_1-d_2=1.\lambda=16cm\)(1)
Đường cực đại thứ 5 đi qua M2 thỏa mãn: \(d_1'-d_2'=5\lambda=24cm\)(2)
Lấy (2) - (1) vế với vế ta được: \(4\lambda=8\Leftrightarrow\lambda=2cm\)
Vận tốc: \(v=\lambda.f=2.10=20\)(cm/s)

Bạn sử dụng điều kiện cực đại giao thoa của 2 dao động cùng pha.
Cho hai nguồn sóng kết hợp\(O_1O_2\), đồng pha trên bề mặt chất lỏng đặt cách nhau 12.8cm. Sóng do hai nguồn phát ra có bước sóng \(\lambda=4cm\), biên độ tại điểm có cực đại giao thoa là \(A_0=2cm\). Hỏi trên đoạn thẳng \(O_1O_2\)có bao nhiêu điểm dao động với biên độ \(A=1.2cm\)?
A.2.
B.4.
C.1.
D.3.
1 câu trả lời

Biên độ sóng tại một điểm M bất kì cách nguồn O1, O2 lần lượt các đoạn d1, d2 là
\( A_M = |2a\cos\pi(\frac{d_2-d_1}{\lambda}+\frac{\triangle\varphi}{2\pi})|\)
\(\triangle\varphi = 0\)
Biên độ tại điểm có cực đại giao thoa \(A_{Mmax} = A_0=> 2a =2cm.\)
Để biên độ sóng tại M
\(A_M = 1,2 cm=> |2a\cos\pi(\frac{d_2-d_1}{\lambda}-\frac{\triangle\varphi}{2\pi})| = 1,2\)
=> \(\cos \pi(\frac{d_2-d_1}{\lambda})= 0,6.\)
\(=> \pi.(\frac{d_2-d_1}{\lambda}) = \frac{53}{180}.\pi+k2\pi\)
=> \(d_2-d_1 = (2k + 0,29)\lambda\ \ (1).\)
M nằm trên đoạn thẳng \(O_1O_2\) tức là (không được tính hai nguồn)
\(-O_1O_2 < d_2-d_1 < O_1O_2\)
Thay (1) vào ta được
\(-O_1O_2 < (2k+0,29)\lambda < O_1O_2\)
=> \(-1,745 < k < 1,455\)
=> \(k = -1,0,1.\)
Tren mặt thoáng chất lỏng có 2 nguồn sóng kết hợp cùng pha A và B cách nhau 6,5cm bước sóng do mỗi nguồn tạo ra là 1cm . Xét điểm M nằm trên mặt thoáng chất lỏng có MA=7,5cm,MB=10cm .Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn MB là (9/6/8/7)
1 câu trả lời

Tại M: MB - MA = 10-7,5 = 2,5 cm = 2,5 \(\lambda\)
Tại B: BB - BA = -6,5 cm = -6,5 \(\lambda\)
Vị trí các vân cực tiểu thỏa mãn \(d_2-d_1=(k+0,5)\lambda\)
Tại B không tồn tại vân cực đại hoặc cực tiểu.
Vậy, vị trí các vân cực tiểu là: -5,5 ; -4,5;-3,5; ....; 0,5; 1,5; 2,4
Có tổng cộng là 8 vân.
trên đường nối hai nguồn giao thoa kết hợp trên mặt nước, giữa hai đỉnh của hau vân cực đại giao thoa xa nhất có 3 vân cực đại giao thoa nữa.và khoảng cách giữa hai đỉnh này là 5cm .biết tần số dao động của nguồn là 9hz .tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:
A 22,5 B15 C 25 D 20
1 câu trả lời
Hai điểm M, N cùng nằm trên một hướng truyền sóng và cách nhau một phần tư bước sóng. Biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền. Tại một thời điểm, khi li độ dao động của phần tử tại M là 7,5cm thì li độ dao động của phần tử tại N là 4 cm. Biên độ sóng bằng
- 11,5cm
- 9,5cm
- 7,5cm
- 8,5cm

Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 100cm dao động ngược pha , cùg chu kì 0,1s. Biết tốc độ truyền sóng trên bề mặt chất lỏng này là v=3m/s. Xét điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại B, để tại M có dao động với biên độ cực tiểu thì M cách B đoạn nhỏ nhất bằng:
A.10,56cm
B.15,06cm
C.29,17cm
D.20cm
7 câu trả lời

hai nguồn kết hợp A và B dao động ngược pha, Để tại M có cực tiểu : \(d_1-d_2=k\lambda\)
\(\lambda=vT=30cm;\frac{AB}{\lambda}=3,3\) \(\Rightarrow\) M gần B nhất thì M trên cực tiểu thứ 3 \(\Rightarrow\) k = 3
\(\Rightarrow\)\(d_1-d_2=3\lambda=90cm\)
\(\Rightarrow\) \(AB^2+d_2^2=\left(90+d_2\right)^2\)
\(\Rightarrow\) \(d_2\approx10,56cm\)
\(\rightarrow A\)
Trong một thí nghiêm Y-ÂNG khoảnh cách giữa 2 khe S1S2 bằng 1mm khoảng cách giữa 2 khe tới man quan sát D=2M chiếu vào hai khe đồng thời hai bức xạ với bước sóng lamđa 1= 0.5 mi cờ rô mét lamđa 2=0.75 mi cờ rô mét xét bề rộng trương giaothoa L=3.27 số vân sáng trung nhau của hai bức xạ là
2 câu trả lời

\(\frac{k_1}{k_2}=\frac{\lambda_2}{\lambda_1}=\frac{0,75}{0,5}=\frac{3}{2}\)
\(i_1=\frac{\lambda_1D}{a}=1mm\)
\(i_2=\frac{\lambda_2D}{a}=1,5mm\)
\(\Rightarrow\) trên trường giao thoa L có bao nhiêu vân \(\lambda_1,\lambda_2\) \(\Rightarrow\) số vân trùng
bạn không ghi rõ đơn vị L nên mình chưa tính chính xác được :3

\(i_1=\frac{\lambda D}{a}=\frac{1.2}{1}=2mm.\)
Hai vân trùng nhau tức là
\(x_1=x_2\\ \Rightarrow k_1i_1=k_2i_2\\ \Rightarrow\frac{i_1}{i_2}=\frac{k_2}{k_1}=\frac{\lambda_1}{\lambda_2}=\frac{1}{0.75}=\frac{4}{3}.\)
Bạn cho mình hỏi là L = 3,27 đơn vị gì nhỉ?
Sau khi thực hiện phép
Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng \(\lambda\)1 = 0,75 \(\mu\)m và \(\lambda\)2 = 0,5\(\mu\)m vào 2 khe Iâng cách nhau a= 0,8mm. Khoảng cách từ hai khe đến màng là D= 1,2m. Trên màng hứng vân giao thoa rộng 10mm (hai mép màng đối xứng qua vân trung tâm) có bao nhiêu vân sáng có màu giống với màu của vân sáng trung tâm( kể cả vân trung tâm)
A. có 3 vân sáng
B. Có 5 vân sáng
C. có 6 vân sáng
D. có 4 vân sáng
1 câu trả lời

Tại vân trung tâm là vân sáng của bước sóng 1 trùng vân sáng của bước sóng 2. Vậy các vân sáng có màu giống vân trung tâm là nơi trùng nhau của vân sáng của bước sóng 1 và vân sáng của bước sóng 2. Vậy ta đi tìm số vị trí trùng nhau.
Ta có: $\frac{{{\lambda _1}}}{{{\lambda _2}}} = \frac{{{k_2}}}{{{k_1}}} = \frac{3}{2}$
$\Rightarrow {k_1} = 2n$
Các vị trí vân sáng của bước sóng 1 và 2 trùng nhau có tọa độ $x = {k_1}\frac{{{\lambda _1}D}}{a}$ (dùng ${k_2}$ cũng được)
Vì $x \le \frac{L}{2}\Leftrightarrow {k_1}\frac{{{\lambda _1}D}}{a} \le \frac{L}{2}$
$\Leftrightarrow 2n\frac{{{\lambda _1}D}}{a} \le \frac{L}{2}$ (với $n$ là số nguyên dương)
$\Leftrightarrow n = 2$
=>có $2n+1=5$ vị trí trùng nhau.
Đáp số : 5
...
Dưới đây là những câu hỏi có bài toán hay do Hoc24 lựa chọn.
Building.
Bảng xếp hạng môn Vật lý
nguyen thi vang1415GP
Nguyễn Văn Thành622GP
Nguyễn Hoàng Anh Thư477GP
Dark Bang Silent440GP
Tenten416GP
Phạm Thanh Tường380GP
Dương Nguyễn361GP
Team lớp A350GP
BAN is VBN327GP
Hoàng Sơn Tùng304GP
\(\lambda=\frac{v}{f}=\frac{30}{15}=2cm\)
Vì 2 nguồn cùng pha nên số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AB thỏa mãn:
\(-AB< k\lambda< AB\)
\(\Leftrightarrow\) -8,2 < 2k < 8,2
\(k\in Z\Rightarrow k=0;^+_-1;^+_-2;^+_-3;^+_-4\)
Vậy có 9 điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AB.
Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn AB thỏa mãn:
\(-AB< \left(k+0,5\right)\lambda< AB\)
\(\Leftrightarrow\) -8,2 < (k+0,5).2 < 8,2
\(\Leftrightarrow\) -4,6 < k < 3,6
\(k\in Z\Rightarrow k=0;^+_-1;^+_-2;^+_-3;-4\)
Vậy có 8 điểm có biên độ dao động cực tiểu trên đoạn AB.