Sơn Tinh, Thủy Tinh

Nguyễn Nguyễn Trí
Xem chi tiết
HỒ BẢO CHÂU
13 tháng 9 2018 lúc 20:04

em sẽ kêu gọi mọi người bảo vệ rừng ,phủ xanh đồi trọc,trồng thêm cây ,..(làm những gì tốt cho rừng thì bạn lên mạng mà tìm nha )

(bạn bấm vào google chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng đó rồi bạn hãy nêu ra)

Bình luận (0)
Vy Phạm
Xem chi tiết
Thảo Phương
18 tháng 9 2018 lúc 13:19
Thủy Tinh:Vì lòng ham muốn của bản thân mà gây hoạn nạn biết bao nhiu.TT trg câu chuyện biểu hiện cho thiên tai,lũ lụt của thiên nhiên.Gây hại cho đồng bào,phá hủy bt bao nhiu là của cải,hơn hết là thiệt mạng biết bao nhiu người.Nhưng cho dù thế nào thì cái thiện cx lun thắng cái ác cả.
Bình luận (0)
Niệm An
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 9 2018 lúc 22:02

a) kể lại 1 đoạn trong truyện Sơn Tinh , Thủy Tinh từ chỗ Thủy Tinh đến sau ko lấy được vợ đến đành rút quân về

B) Nhân vật : Sơn Tinh ,Thủy Tinh , Mị Nương

Sự việc : sư việc 1 : Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh

sự việc 2: cuộc giao tranh diễn ra giữa 2 thần

sự việc 3 : cuối cùng Thủy Tinh Thua

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hải Hà
Xem chi tiết
Huyền Nguyến Thị
15 tháng 9 2018 lúc 13:32
- Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm) - Dân gian muốn giải thích thích, ca ngợi tính chất chính nghĩa nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn. - Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân. - Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.
Bình luận (0)
Thảo Phương
15 tháng 9 2018 lúc 17:56

- Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm)

- Dân gian muốn giải thích thích, ca ngợi tính chất chính nghĩa nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.

- Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.

- Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.

Bình luận (0)
Đào Thúy Trang
Xem chi tiết
Tuyết Anh
6 tháng 9 2018 lúc 14:19

Chị k còn giữ SGK 6 nên k chắc lắm về các chi tiết nên em xem sách và chỉnh lại cho giống nhé!

Qua VB ST, TT, đặc biệt là chi tiết "ST bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, lập thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ..." giúp em dễ dàng liên hệ đến việc ND ta đắp và củng cố đê điều kéo dài dọc theo các bờ sông hay bờ biển hàng năm để ngăn ngập lụt. Bên cạnh đó, đê còn được xây dựng với mục đích để ngăn không cho nước ngập ở một số khu vực cụ thể (khu dân cư).

Cụm từ mà chị in đậm là keyword, có tính liên hệ cao với việc đắp đê đấy! "Lập thành lũy đất" là cụm từ đắt giá, quyết định yếu tố chính xác trong bài làm của em nên đừng bỏ đi nhé!

P/s: Nhớ tick cho chị nha! Thank u ^^

Chúc em học tốt! ok

Bình luận (1)
bangtan sonyeondan
Xem chi tiết
HỒ BẢO CHÂU
13 tháng 9 2018 lúc 20:00

vai trò của sơn tinh thủy tinh mị nương vua hùng là

vua hùng kén rể,đưa ra điều kiện sính lễ, bàn bạc với lạc hầu

mị nương theo sơn tinh về núi

sơn tinh vẫy tay làm núi đồi, dựng thành ngăn dòng nước lũ ,cưới mị nương

thủy tinh hô mưa gọi gió dâng nước đánh sơn tinh

Bình luận (0)
Thảo Vy
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
14 tháng 9 2018 lúc 14:44

Gồm có 3 đoạn :
Đoạn 1 : từ đầu đến mỗi thứ một đôi
Ý nghĩa : Vua Hùng kén rể
Đoạn 2 : Tiếp theo đến Thần Nước đành rút quân
Ý nghĩa : Cuộc giao tranh giữa hai vị thần
Đoạn 3 : Đoạn còn lại
Ý nghĩa : Sự trả thù hàng năm của Thủy Tinh

Bình luận (3)
Hoàng Kim Anh
17 tháng 9 2018 lúc 22:04

* Bố cục chia làm 3 đoạn - đoạn 1 : Từ đầu -> mỗi thứ một đôi + nội dung : Vua Hùng kén rể - đoạn 2 : Tiếp -> thần nước đành rút quân + nội dung : Hai thần đến cầu hôn và cuộc tranh đấu diễn ra - đoạn 3 : Còn lại

+nội dung: Sự trả thù hàng năm của Thủy Tinh

Bình luận (0)
Han Eunji
Xem chi tiết
Huyền Nguyến Thị
16 tháng 9 2018 lúc 10:14

Em đã từng đọc rất nhiều truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết; mỗi câu chuyện đều để lại trong em những cảm xúc riêng. Tuy nhiên em vẫn ấn tượng với truyện Sơn Tinh Thủy Tinh. Đây là câu chuyện do nhân dân dựng nên, mượn hình ảnh của các vị thần để nói lên sự tàn khốc của thiên tai, bão lũ hằng năm. Đồng thời qua đó ngợi ca công lao dựng nước, giữ nước của các vua Hùng.

Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh xoay quanh cuộc đấu tài, đấu trí của hai vị thần Sơn Tinh – chúa tể vùng non cao và thần Thủy Tinh – chúa tể của vùng nước thẳm để có được công chúa Mỵ Nương. Sơn Tinh khi vẫy tay về phía đông thì phía đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây lập tức hiện ra núi đồi. Thủy Tinh gọi gió, gió tới; hô mưa, mưa về. Cả hai vị thần này đều rất tài giỏi. CHính điều này đã khiến vua Hùng không biết chọn ai nên bèn đưa ra điều kiện: Ngày mai, nếu ai mang lễ vật đến sớm thì sẽ cưới được Mỵ Nương. Ngay trong chuyện lễ vật nhà vua đã có ý nghiêng về thần Sơn Tinh: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng. Tất cả những thứ đó đều là thức quà của đồng ruộng và núi rừng hùng vĩ.
Sơn Tinh là người đến trước và rước công chúa Mỵ Nương về, nhưng Thủy Tinh vì không cưới được công chúa đã nổi giận đùng đùng và lập kế hoạch cướp công chúa về. Thủy Tinh hô mưa gọi gió gây nên bão lũ, nước sông dâng tràn. CUộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh không cân sức. Nhưng Sơn Tinh mưu dũng và tài trí đã chiến thắng được thủy tinh.

Cuộc chiến giữa hai vị thần đã gây ra bao nhiêu lầm than và nước mắt cho nhân dân. Lũ lụt triền miên, sạt lở đất là những thiên tai mà hằng năm nhân dân ta vẫn phải hứng chịu.

Nhân dân ta đã có một trí tưởng tượng phi thường mới có thể nghĩ ra một câu chuyện hư cấu nhưng lại mang ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống như vậy. Sự nổi giận của các vị thần sẽ gây nên hệ quả xấu đối với đời sống của nhân dân.

Chi tiết Thủy Tinh vẫn ôm hận hằng năm hô mưa gọi gió gây ra cảnh lũ lụt triền miên cũng là một cách lý giải cực kỳ sâu sắc cho việc thiên tai hằng năm vẫn đổ ập lên đời sống nhân dân. Thực tế năm nào cũng vậy, nhân dân ta luôn phải hứng chịu những trận bão lũ cuồng phong do Sơn Tinh và Thủy Tinh gây ra. Nhưng năm nào Sơn Tinh cũng chiến thắng Thủy Tinh. Chi tiết này ẩn dụ cho việc con người không bao giờ chịu khuất phục trước thiên nhiên, bằng mọi giá phải chống chọi và đẩy lùi nó. Một tinh thần quả cảm, anh hùng đáng khâm phục.

Cuộc chiến Sơn Tinh và Thủy Tinh đều không có thực, đều là do nhân dân tưởng tưởng nên nhưng vua Hùng và Mỵ Nương là những nhân vật lịch sử có thật. Điều này cho thấy rằng từ ngàn đời nay nhân dân đã hứng chịu thiên tai lũ lụt triền miên, đồng nghĩa với tinh thần kiên cường, không bất khuất của nhân dân.

Qua câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh; chúng ta thấy được rằng hằng năm nhân dân ta phải hứng chịu rất nhiều thiên tai, bão lũ nhưng tất cả đều không nao núng, vẫn kiên cường chống chọi và chiến thắng tất cả.

Bình luận (1)
Thảo Phương
16 tháng 9 2018 lúc 15:37

Sơn Tinh Thủy Tinh là một câu chuyện được xây dựng trí tưởng tượng của người dân Việt Nam khi xưa. Truyện mang yếu tố thần thánh, tâm linh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, truyện thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của con người không chỉ thời xưa mà thòi nay vẫn vậy....( bạn lấy một số dẫn chứng ra rồi chém abc cho nó dài 1 tí là ok) <mk ngại tìm dẫn chứng nên ko viết nữa> ~.

Bình luận (0)
Oppa Lùn Bị Gei
Xem chi tiết
Cậu♥Chủ♥Ngốc
9 tháng 9 2018 lúc 16:48

Dàn bài

I. Mở bài

- Vua Hùng Vương thứ 18 có con gái là Mỵ Nương.

- Vua muốn kén rể xứng đáng.

II. Thân bài

1. Hai người tài cùng đến cầu hôn

a. Sơn Tinh

- Người vùng Tản Viên.

- Có tài lại: Làm nổi lên cồn bãi, núi đồi.

b. Thủy Tinh

- Người ở miền biển.

- Tài năng: Gọi gió, hô mưa.

c. Hùng Vương băn khoăn

- Vua Hùng thấy hai người đều tài giỏi.

- Quyết định: Ai đưa lễ vật đến sớm thì cưới Mỵ Nương làm vợ.

- Lễ Vật: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

2. Cuộc giao tranh dữ dội.

a. Nguyên nhân

- Sơn Tinh đến sớm, đón dâu về núi.

- Thủy Tinh đến trễ, tức giận, quyết cướp lại Mỵ Nương.

b. Diễn biến cuộc giao tranh.

- Thủy Tinh tấn công: Làm dông bão, dâng nước sông.

- Sơn Tinh phản công: Dời núi, dựng thành lũy, nước cao bao nhiêu, thì núi cao bấy nhiêu.

- Đánh nhau mấy tháng. Thủy Tinh đành rút quân.

III. Kết bài

Hàng năm, Thủy Tinh nhớ mối hờn cũ, dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vẫn không thắng nổi, đành phải rút quân.

Bài làm:

Trong các truyền thuyết đã được học ở đầu lớp 6, em thích nhất truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Câu chuyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo đã góp phần thêm sinh động cho cuộc cầu hôn đầy gay cấn để tranh giành nàng Mị Nương xinh đẹp giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Em xin kể lại câu chuyện:

Hồi đó, vua Hùng Vương thứ mười tám có duy nhất một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Năm ấy, Mị Nương đã đến tuổi lấy chồng, nhà vua muốn kén cho con gái mình một chàng rể thật tài ba, xứng đáng với sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của công chúa.

Hay tin nhà vua kén rể, thần núi Tản Viên là Sơn Tinh và thần nước Thuỷ Tinh đều đến thành Phong Châu để cầu hôn. Sơn Tinh có phép lạ: vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây, nơi đó mọc lên từng dãy núi đồi. Thuỷ Tinh cũng không kém phần thần thông, chàng ta có thể hô mưa gọi gió. Hùng Vương phân vân vì hai người đều vừa lòng vua, liền mời các Lạc hầu vào bàn chuyện. Xong, vua phán:

– Hai chàng đều xứng đáng làm con rể ta, nhưng ta chỉ có một người con gái không thể lấy cả hai được. Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ tới trước, ta sẽ gả con gái cho. Sính lễ gồm có: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau, đã thấy Sơn Tinh đến, đem đầy đủ lễ vật và rước được Mị Nương về.

Mãi đến gần trưa Thuỷ Tinh mới đến, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, thần hoá phép đuổi đánh Sơn Tinh. Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, làm thành dông bão, nước từ biển cuồn cuộn chảy ngược về đất liền. Nước mỗi lúc một cao, làm ngập cả ruộng đồng, nhà cửa, nước ngang lưng đồi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Sơn Tinh không hề nao núng. Chàng dùng phép bốc từng dãy núi, ngọn đồi đắp thành một con đê khổng lồ, vững chắc ngăn dòng nước lũ.

Cuộc chiến kéo dài mấy tháng trời, Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuý Tinh đã đuối, thần liền rút quân về.

Từ đó, oán nặng thù sâu, hằng năm, Thuỷ Tinh vẫn thường dâng nước đánh Sơn Tinh hòng cướp được Mị Nương. Nhưng năm nào cũng vậy, Thuỷ Tinh chán chê cũng không thắng nổi Sơn Tinh, đành rút quân về.

Em rất yêu thích câu chuyện này – câu chuyện đầy cao trào của cuộc chiến. Truyện phần nào giúp em hiểu rõ hơn về hiện tượng bão lũ hằng năm, ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt cổ.

Bình luận (0)
Thảo Phương
9 tháng 9 2018 lúc 20:13
Đất Phong Châu nổi tiếng với nhiều hoa thơm cỏ lạ, biển bạc rừng vàng, con người nhân hậu, tài ba. Vua Hùng Vương thứ mười tầm mến cảnh, trọng người đã chọn nơi đây để đóng đô, lấy quốc hiệu là Văn Lang.

Vua có người con gái tên là Mị Nương, sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Gương mặt nàng trong đầy như trăng rằm, nước da trắng mịn màng. Mỗi khi nàng cười, ta cứ ngỡ như đang được chiêm ngưỡng một nụ hồng đang nở giữa ban mai. Đặc biệt, ở nàng luôn tỏa ra một mùi hương rất lạ, thoang thoảng mà ngọt ngào, phảng phất mà dư ba. Mỗi khi nàng dạo gót hồng, ong bướm bay rập rờn không muốn rời xa. Người ta bảo, hương sắc của nàng là sắc hương của đất Châu Phong nức tiếng một thời. Hùng Vương yêu thương Mị Nương nhiều vô kể. Đã không biết bao lần, trai tráng khắp kinh thành ngấp nghé, tỏ ý cầu hôn nhưng nhà vua chưa chịu gả cho ai, ước ao kén chọn một chàng rể hiền tài cho con gái.
Ngày tháng dần trôi, vẫn chưa ai lọt được vào mắt xanh của Mị Nương, vẫn chưa ai toại ý vua Hùng. Người dân nơi đây cứ bàn tán, xôn xao mãi về chàng phò mã tương lai. Thế rồi, một ngày nọ, cửa triều được chứng kiến cuộc hội ngộ của hai chàng trai khôi ngô tuấn tú đến xin thi thố tài năng để cưới Mị Nương. Một chàng có đôi mắt sáng, mạnh mẽ trong bộ áo giáp dệt từ vỏ cây sồi, lưng dắt thanh kiếm sáng ngời. Chàng đến từ vùng núi Tản Viên, tự xưng là Sơn Tinh. Chàng trai kia cũng oai phong, lẫm liệt không kém. Da rám nắng, bắp tay cuồn cuộn. Chàng mặc bộ trang phục bằng ngọc trai, đầu đội vỏ ốc. Nhìn chàng, người ta có thể đoán biết ngay là từ vùng biển tới. Chàng tự xưng là Thủy Tinh, chúa vùng nước thẳm. Mị Nương mỉm cười e thẹn. Hùng Vương gật đầu ra chiều ưng ý. Cuộc ứng thí bắt đầu trong niềm hân hoan, hào hứng và hồi hộp của trăm dân thiên hạ.

Sơn Tinh trổ tài trước. Chàng đưa một đường gươm, đất trời như rùng mình, chao đảo, chuyển động. Chàng vẫy tay về phía Tây, lớp lớp cồn bãi nổi lên chồng chất; chàng vẫy tay về phía Đông, từng dãy đồi núi mọc lên san sát điệp trùng. Những tiếng xuýt xoa, những lời thán phục nổi lên không ngớt. Mắt nhà vua sáng lên theo những đường gươm uy vũ của Sơn Tinh. Chỉ có Thủy Tinh là vẫn điềm tĩnh như thường. Khi Sơn Tinh vừa trả lại đấu trường yên ả, Thủy Tinh nhanh như chớp xuất hiện trong ánh sáng xanh chớp giật liên hồi và những tiếng sấm gầm vang của trời đất. Tức thì, cả thành Phong Châu cuốn trong cơn lốc xoáy, tôi tăm trời đất bởi những cơn mưa trắng trời. Hùng Vương hốt hoảng vội lệnh cho Thủy Tinh ngưng tay. Một thoáng cau mày, Hùng Vương băn khoăn, không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho vời các Lạc hầu vào bàn bạc. Một lúc sau, vua phán:
- Hai ngài đều có tài như thần, đều xứng đang làm rể ta. Nhưng ta chỉ có một cô con gái, biết làm sao cho phải? Ta có giải pháp này, sáng sớm mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới Mị Nương làm vợ.
Nghe lời, cả hai chàng đều tâu:
- Xin bệ hạ cho chúng thần được biết sính lễ gồm những gì?
Vua bảo:
- Một trăm ván cơn nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Vua mỉm cười, nhìn cả hai vị thần, ánh mắt có chiều dừng lại lâu hơn ở chàng trai vùng núi. Sơn Tinh cúi lạy, lòng rộn rã niềm vui khi nghĩ tới những sản vật quê hương sẽ đầy ắp trong mâm lễ vật sáng mai.
Tờ mờ sáng hôm sau, khi thành Phong Châu còn chìm đắm trong màn sương dày đặc, trăm dân thiên hạ còn yên giấc nồng say. Sơn Tinh và quân hầu cận của chàng đã gõ cửa vương triều. Dẫn đầu đoàn và cặp voi chín ngà lực lưỡng oai phong, tiếp đến là gà chín cựa bước từng bước dài oai vệ. Ngựa chín hồng mao hí vang như nóng lòng chờ đợi giây phút thực thi trọng trách thiêng liêng: đón công chúa về núi. Đội quân hầu cận phải khiêng một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng nhưng xem ra ai cũng phấn khích vô cùng. Niềm vui chiến thắng, nụ cười hạnh phúc rạng ngời trên từng khuôn mặt của những con người vùng đồi núi Tản Viên.

Khi những tia nắng đầu tiên rọi xuống trần gian thì Thủy Tinh mới có đầy đủ sính lễ vật. Chàng tức tốc phóng nước đại về kinh thành với hi vọng là người đến trước. Nhưng, không kịp nữa rồi. Cửa phòng nàng đã đóng, then đã cài. Biết mình chậm chân, Thủy Tinh nổi giận bừng bừng, đem binh tôm, tướng cá ùn ùn đuổi theo hòng cướp Mị Nương. Ngọn lửa tức giận ngùn ngụt bốc cao, phép thuật của Thần Nước càng có sức công phá dữ dội. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm sấm sét, bão giông rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn chặn đường Sơn Tinh. Chẳng mấy chốc, nước đã lênh láng ruộng đồng, ngập tràn nhà cửa, dâng lên lưng đồi, sườn núi. Tiếng la hét, thét gào, tiếng kêu khóc của những người dân mắc nạn càng lúc càng đầm đìa trong biển nước mênh mông. Thành Phong Châu mỗi lúc mỗi chìm dần trong nước. Trước tình cảnh điêu linh ấy, Sơn Tinh nghe đau nhói tim mình. Chàng tự nhủ: “Chẳng lẽ, ta phải trả giá cho hạnh phúc của mình bằng sinh mệnh của hàng triệu triệu người dân vô tội?”. Điều day dứt càng củng cố bản lĩnh và tăng thêm sức mạnh cho chàng. Không hề nao núng, thần trổ hết phép thuật bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, đắp thành, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Cứ như thế, trận giao chiến kéo dài ròng rã hàng mấy tháng trời. Đến khi, cả một vùng châu thố đã ngập chìm trong nước, người ta vẫn còn thấy thần núi Tản Viên sừng sững vươn cao. Thủy Tinh thấy mình đuối sức, đành ôm hận rút quân.
Bị thua trận, hận thù càng chồng chất, hàng năm Thủy Tinh lại luyện tập phép thuật, tích nước, tụ mây đen cứ khoảng tháng bảy, tháng tám lại làm mưa làm gió gây chiến với Sơn Tinh. Nhưng, năm nào
cũng vậy, Thủy Tinh lại chuốc lấy nỗi đau, nỗi nhục ê chề vì chẳng bao giờ thắng nổi Sơn Tinh để mong có ngày cướp được con gái yêu của Hùng Vương thứ mười tám.

Bình luận (0)
jjjjjjjj
Xem chi tiết
Hoàng Thúy An
14 tháng 9 2018 lúc 21:31

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng

Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

Bình luận (2)
Phạm Hải Đăng
14 tháng 9 2018 lúc 21:34

Hùng Vương muốn kén rể cho con gái là Mị Nương. Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người là Sơn Tinh, Một người là Thủy Tinh. Hai người sống ở hai nơi. Người miền núi và người miền biển. Hai chàng tài sức đều ngang, vua không biết chọn ai nên ra điều kiện thách cưới. Sáng hôm sau Sơn Tinh đến trước và rước Mị Nương về. Thủy Tinh không lấy được vợ, tức giận, đánh Sơn Tinh. Hai người đánh mãi. Cuối cùng Sơn Tinh thắng. Hằng năm, Thủy Tinh lúc nào cũng đánh Sơn Tinh

Bình luận (0)
Thảo Phương
15 tháng 9 2018 lúc 11:39

Truyền thuyết kể lại rằng thời vua Hùng Vương thứ 18 có cô con gái xinh đẹp, thùy mị và nết na tên là Mị Nương. Khi đến tuổi lấy chồng vua cha mong rằng sẽ tìm được chàng rể hết lòng yêu thương con.Nghe tin vua kén rể, vua của núi rừng tên là Sơn Tinh đến và bên kia là vua của biển cả tên là Thủy Tinh. Cả hai đều có những tài nghệ riêng xuất chúng hơn người. Vua Hùng không biết chọn ai đã nghĩ ra cách yêu cầu lễ vật, ai đến trước đầy đủ lễ vật sẽ được cưới Mị Nương.Sơn Tinh đến trước đầy đủ lễ vật, rước Mị Nương về. Thủy Tinh chậm chân hơn thấy Mị Nương bị cướp đi liền nổi giận, xua quân đi đánh Sơn Tinh. Mưa to gió lớn, nước dâng lên cao nhưng khi nước dâng lên bao nhiêu thì núi dâng lên bấy nhiêu. Cả hai đánh nhau ác liệt mấy tháng trời. Sức cùng lực kiệt Thủy Tinh đành rút lui.Oán thù sâu nặng nên hàng năm Thủy Tinh vẫn tạo mưa to gió lớn, lũ lụt để tiến đánh Sơn Tinh nhưng đều thảm bại.

Bình luận (0)