Sơn Tinh, Thủy Tinh

Hồng Bế
Xem chi tiết
Yuna Nguyễn
12 tháng 10 2018 lúc 20:41

là sao vậy bạn

Bình luận (0)
Dương Huy Vũ
12 tháng 10 2018 lúc 20:51

chó

Bình luận (0)
Joy Savle
12 tháng 10 2018 lúc 21:22

chó ➩ ns cậu đó
chó

Bình luận (0)
Thao Tran
Xem chi tiết
Phạm Hải Đăng
11 tháng 10 2018 lúc 21:51

Trong các bài văn, tác phẩm văn học tôi đã được học, được nghe thì tôi yêu nhất là tác phẩm Tuổi Thơ Dữ Dội của nhà văn Phùng Quán.

Tác phẩm này kể về những cuộc chiến tranh cách mạng dữ dội của những thiếu niên quả cảm. Nào là Vịnh Xưa, Mừng, Lượm, Thúi, Bồng,.... Đó là tất cả những chiến sĩ nhỏ đã giúp ích cho đồng bào và gop phần mang lại chiến thắng cho đất nước ta.

Qua tác phẩm trên, tôi càng thấy khâm phục lòng dũng cảm của các chiến sĩ nhỏ tuôit trên và thêm phần yêu đất nước quê hương của mình hơn.

Bình luận (1)
Nguyễn Lê Khánh Thi
Xem chi tiết
Nguyễn Phan Thu Ngân
Xem chi tiết
So Yummy
7 tháng 10 2018 lúc 16:31

Cách đây mấy ngàn năm, khi tổ tiên người Việt từ vùng rừng núi chuyển xuống sinh sống ở đồng bằng Bắc Bộ thì năm nào cũng gặp phải một trong những thiên tai đáng sợ là nạn lụt. Nạn lụt do nước lũ từ các con sông, chủ yếu là sông Hồng, sông Đà gây ra. Để bảo vệ thành quả lao động của mình, nhân dân ta đã dũng cảm, mưu trí, bền bỉ tìm cách chống lụt. Việc đắp đê ngăn nước chính là biểu hiện của tinh thần đó.

Từ chuyện chống lũ lụt để bảo vệ mùa màng và đời sống, người xưa đã tưởng tượng thành một câu chuyện với nhiều tình tiết li kì : Hai vị thần cùng muốn cưới một công chúa xinh đẹp làm vợ ; rồi người được vợ, kẻ không được vợ, dẫn đến cuộc giao tranh dữ dội. Cuối cùng, bên thắng, bên thua. Kẻ thua cuộc ôm lòng thù hận khôn nguôi, hằng năm vẫn gây sự đánh trả.

Thực tế là hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ, cứ đến mùa mưa bão là nước dâng to, nhưng chưa bao giờ làm ngập nổi núi đồi. Cuối mùa lũ, nước rút đi, sông suối trở lại hiền hòa. Người xưa cho rằng đó là Thần Nước đánh nhau với Thần Núi để giành lại Mị Nương ... Quả là trí tưởng tượng của họ vô cùng phong phú và bay bổng.

Truyện có hai nhân vật : Sơn Tinh - chúa tể của vùng non cao và Thủy Tinh - chúa tể của vùng nước thẳm. Cả hai đều có tài năng phi thường. Sơn Tinh vẫy tay về phía đông, phía đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây lập tức hiện ra những dãy núi đồi. Thủy Tinh gọi gió, gió tới ; hô mưa, mưa về. Cả hai vị thần đều tài giỏi. Điều ấy khiến nhà vua băn khoăn không biêt chọn ai, đành ra điều kiện : Ngày mai, nếu ai mang lễ vật đến sớm thì được cưới Mị Nương.

Ngay trong truyện thách cưới, có lẽ ý nhà vua đã nghiêng về phía Sơn Tinh. Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chính hồng mao. Rồi trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng ... Tất cả đều là sản vật của đồng ruộng, núi rừng. Vì vậy, kẻ thắng cuộc tất nhiên phải là Sơn Tinh. Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, cưới được Mị Nương và đưa nàng về núi Tản Viên. Sơn Tinh thật xứng đôi với nàng công chúa xinh đẹp.

Không cưới được Mị Nương, Thủy Tinh đùng đùng nổi giận. Chàng phô bày hết sức mạnh tàn bạo của mình trong cuộc giao tranh với Sơn Tinh. Gió bão rung chuyển cả đất trời. Mưa làm nước sông hồ dâng lên cuồn cuộn, ngập tràn đồng ruộng, mùa màng, cuốn phăng cây cối, nhà cửa, súc vật. Nước dâng lên sườn đồi, sườn núi làm trốc cây, lở đá ... Thủy Tinh muốn nhấn chìm đỉnh núi để tiêu diệt Sơn Tinh, cướp lại Mị Nương.

Nhưng Sơn Tinh cũng trổ hết tài bốc đồi, dời núi, dựng thành ngăn nước. Nước dâng cao bao nhiêu, núi đồi cao lên bấy nhiêu. Suốt mấy tháng trời, cuộc tấn công của Thủy Tinh thật là dữ dội : giông bão, sấm chớp, mưa như trút nước, đồng ruộng hóa thành sông, sông thành biển cả. Ấy vậy nhưng Sơn Tinh không hề nao núng, vẫn bình tĩnh, sáng suốt chống trả một cách quyết liệt và thắng lợi. Cuối cùng kiệt sức, Thủy Tinh phải rút lui.

Cả hai vị thần đều có tài cao, phép lạ. Nhưng Thủy Tinh dù phép thuật cao cường vẫn phải khuất phục trước Sơn Tinh dũng mãnh và mưu trí. Những chi tiết nghệ thuật kì ảo, hoang đường về Sơn Tinh, Thủy Tinh và khí thế hào hùng của cuộc giao tranh giữa hai vị thần thể hiện trí tưởng tượng phong phú của người xưa.

Cuộc giao tranh không chỉ xảy ra một lần mà nhiều lần, năm nào cũng vậy. Nhưng kết cục thì không thay đổi : thần Núi chiến thắng thần Nước. Mị Nương vẫn sống hạnh phúc bên Sơn Tinh trên đỉnh Tản Viên cao vòi vọi. Thủy Tinh không sao giành lại được nàng.

Sơn Tinh, Thủy Tinh là những nhân vật hoàn toàn tưởng tượng nhưng lại có ý nghĩa rất thực vì đã khái quát được hiện tượng lũ lụt, đồng thời phản ánh những kì công trong sự nghiệp dựng nước của nhân dân ta dưới triều đại các vua Hùng.

Tất cả những chi tiết kì ảo trên đều nhằm để giải thích hiện tượng lũ lụt và việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta ở đồng bằng Bắc Bộ. Có một chi tiết quan trọng là Sơn Tinh dựng thành ngăn nước. Đó là công việc đắp thành bằng đất của con người - khởi đầu cho những con đê lớn sau này chạy suốt hai bờ những con sông lớn để ngăn lũ. Người xưa để cho Sơn Tinh thắng Thủy Tinh là gửi gắm vào đó ước mơ có được sức mạnh thần kì để chế ngự được nạn lũ lụt - một tai họa lớn của con người.

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có giá trị nội dung và nghệ thuật rất đặc sắc.

Thủy Tinh là hiện tượng mưa gió, bão lụt ghê gớm hằng năm đã được hình tượng hóa thành kẻ thù hung dữ, truyền kiếp của Sơn Tinh.

Sơn Tinh là hiện thân của người dân Việt cổ cần cù đắp đê phòng chống lũ lụ, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa. Tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng. Đây cũng là kì tích dựng nước của thời đại các vua Hùng và kì tích ấy cho đến nay vẫn được tiếp tục phát huy mạnh mẽ.

Ước mơ xưa giờ đây đã thành hiện thực. Những công trình thủy lợi lớn như hệ thống đê điều, mương máng, những hồ nước, đập nước điều hòa dòng chảy của sông Đà, sông Hồng đã thực sự chế ngự được sức tàn phá ghê gớm của nước lũ. Hạt lúa, củ khoai do bà con nông dân đổ mồ hôi làm ra đã được bảo vệ. Ngày nay, con cháu của Sơn Tinh đã và đang thực hiện ước mơ của tổ tiên ngày trước.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nạn phá rừng, cháy rừng diễn ra rất nghiêm trọng trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới sinh thái, môi trường của đất nước ta. Hiện tượng thiên tai lũ lụt xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng, phần lớn nguyên nhân là do cháy rừng, phá rừng.

Mất rừng, Sơn Tinh sẽ mất hết sức lực và phép lạ, làm sao chống chọi được với Thủy Tinh ?!

Nhà nước ta hiện nay đang có chủ trương vận động nhân dân tích cực xây dựng, củng cố đê điều ; nghiêm cấm nạn phá rừng, đi đôi với việc trồng thêm hàng triệu hecta rừng phủ xanh đất trồng, đồi trọc. Đây là chủ trương đúng đắn và hợp lí, được mọi người đồng tình.

Chẳng lẽ Sơn Tinh lại thua Thủy Tinh ? Chuyện xảy ra từ ngàn xưa nhưng vẫn là bài học thiết thực trong cuộc sống hôm nay, cháu con cần ghi nhớ.

Bình luận (0)
Thảo Phương
7 tháng 10 2018 lúc 11:48

Trong câu chuyện Sơn Tinh,Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ:vẫy tay về phía đông,phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi.Anh thật tài giỏi,đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ.Anh đã chiến đấu kiên cường,bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng,không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió,dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi,dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ .Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ em rất khâm phục.Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió,lũ lụt hằng năm.

Bình luận (0)
Trần Minh Hoàng
7 tháng 10 2018 lúc 11:37

Sơn Tinh là chúa vùng non cao. Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi. Vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng núi đồi. Đấu với Thủy Tinh không bao giờ thua, việc chiến thắng ở dâng lễ vật và lấy Mị Nương về là một ví dụ điển hình. Điều đó chứng tỏ Sơn Tinh giỏi hơn Thủy Tinh. Xong!

Bình luận (0)
dam thi hoa
Xem chi tiết
Phùng Tuệ Minh
4 tháng 10 2018 lúc 20:19

a)Đoạn trích trên kể về cuộc giao tranh giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh rất quyết liệt, ròng rã mấy tháng trời.

b)Yếu tố kì ảo:

- Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, rời từng dãy núi, dựng thành lũy đất.

Bình luận (0)
Ichigo Black
Xem chi tiết
Võ Kim Liên
Xem chi tiết
Phùng Tuệ Minh
5 tháng 10 2018 lúc 15:09

Sơn Tinh và Thủy Tinh đều là những vị thần có tài năng, phép lạ. Tài năng của Sơn Tinh giúp cho con người , mùa màng trở nên tươi tốt, còn của Thủy Tinh đã vô tình làm cho con người chịu đựng sự khốc liệt tàn bạ của thiên nhiên. Tài năng của Sơn Tinh tượng trưng cho quá trình muôn dân, đứng lên chống lũ lụt. Còn Thủy Tinh tượng trưng cho những đợt lũ lụt thiên tai phá hoại mùa màng và cuộc sống của con người.

Bình luận (0)
Kirigaya Kazuto
Xem chi tiết
Ngô Hoàng Anh
1 tháng 10 2018 lúc 19:19

Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.

Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.

Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:

- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.

Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.

Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.

Bình luận (0)
Thảo Phương
1 tháng 10 2018 lúc 19:40

MỞ BÀI

Sơn Tinh tự giới thiệu.

THÂN BÀI

Kể về việc vua Hùng Vương thứ mười tám kén chồng cho công chúa Mị Nương. Kể về diễn biến của sự tranh giành Mị Nương giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh :

+ Hai thần cùng đến cầu hôn.

+ Vua cho hai thần thi tài nhưng không tìm được ngưòi thắng cuộc.

+ Nhà vua yêu cầu sính lễ cầu hôn. Sơn Tinh đã mang đủ lễ vật đến trước và được rước Mị Nương về.

+ Cơn giận và sự trả thù của Thuỷ Tinh gây nên lụt lội. Nhưng rốt cuộc bao giờ Sơn Tinh cũng chiến thắng

KẾT BÀI

Nêu cảm nghĩ của Sơn Tinh.

Bình luận (0)
Võ Kim Liên
Xem chi tiết
Trâm Anhh
28 tháng 9 2018 lúc 11:51

Sự thật thì nên nói là liên quan đến yếu tố lịch sử bạn nhé :

Các yếu tố liên quan đến lịch sử trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh là:

- Đời Vua Hùng thứ 18 có người con gái nhan sắc tuyệt trần tên là Mỵ Nương.

- Khi Mỵ Nương đến tuổi cập kê, Vua Hùng ban truyền trong dân gian tìm nhân tài kén phò mã.

- Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 7 âm lịch là lũ lụt lại kéo về.

- Từ xưa, nhân dân ta đã có truyền thống chống lũ chống lụt.

Bình luận (1)
Thảo Phương
28 tháng 9 2018 lúc 12:06

Sự thật lịch sử trong tác phẩm này thể hiện ở các chi tiết sau:

- Truyện được gắn với một giai đoạn lịch sử: Thời đại Hùng Vương. Đây là giai đoạn mở đầu trong quá trình dựng nước của dân tộc ta.

- Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên xảy ra ở vùng Bắc Bộ xưa. Các địa danh trong truyện đều thuộc vùng Bắc Bộ: núi Tản Viên (thuộc địa phận Ba Vì - Hà Tây), Phong Châu (kinh đô của Vua Hùng),... Hiện tượng lũ lụt và sức mạnh tàn phá của nó được khái quát hóa thành hình tượng Thủy Tinh.

- Ngay từ buổi đầu dựng nước, người Việt cổ không những phải chống lại kẻ thù "hai chân" mà còn phải chống lại kẻ thù "bốn chân" (thiên nhiên, thú dữ). Nhân dân Bắc Bộ phải thường xuyên đắp đê chống lụt (dựng lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ). Sự thật lịch sử ấy đã khái quát qua hình ảnh Sơn Tinh.

Bình luận (0)
Phạm Hải Đăng
28 tháng 9 2018 lúc 20:18

Sự thật của truyện:

+Truyện được gắn liền với thời đại của các Vua Hùng

+Vua Hùng gả con gái và kén rể

+ Thủy tinh làm mưa, bão, gió - Hiện tượng mưa bão hàng năm có ở đồng bằng Bắc Bộ

+ Sơn Tinh dời núi ngân chặn dòng lũ - Nhân dân làm đê chống lũ lụt

Bình luận (0)
Võ Kim Liên
Xem chi tiết
luong nguyen
27 tháng 9 2018 lúc 20:25

a,

- Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu". Đây là nhân vật tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa. – Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời". Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người. b,giải thích hiện tượng lũ lụt , thể hện sức mạnh , mong ước của người Việt cổ muốn chế ngự thiện tai.đồng thời suy tôn , ca ngợi công lao dựng nước của các vua hùng .
Bình luận (0)
Do minh hang
27 tháng 9 2018 lúc 20:30

sơn tinh vẫy tay về phía đông phía đông nổi cồn bãi vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi thủy tinh gọi gió gió đến hồ mua mua về sự thật lịch sử thời hùng vương thứ 18

Bình luận (0)