Soạn văn lớp 8

Hoàng Hà
Xem chi tiết
Phùng Tuệ Minh
20 tháng 11 2018 lúc 17:00
Các phương pháp được sừ dụng trong bài viết : dùng số liệu, nêu ví dụ, so sánh đối chiếu, phùn tích từng tác hại của thuốc lá. Trong bài viết này, tác giả đã kết hợp sử dụng các phương pháp nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất. Trong mỗi khía cạnh, mỗi mặt lại sử dụng những phương pháp khác nhau. Đoạn 1 (Từ đầu đến còn nặng hơn cả AIDS): phương pháp nêu định nghĩa giải thích. Đoạn 2 (Từ Ngày trước đến sức khỏe cộng đồng): phương pháp so sánh, giải thích, dùng số liệu. Đoạn 3 (từ có người bảo đến tội ác): phương pháp giải thích, nêu ví dụ. Đoạn 4 (từ Bố và anh hút đến hết): phương pháp giải thích, nêu ví dụ, phân tích
Bình luận (0)
thaomai
20 tháng 11 2017 lúc 16:08

Sử dụng phương pháp

-Dùng số liệu

-Dùng pp nêu ví dụ

Bình luận (0)
TRINH MINH ANH
26 tháng 11 2017 lúc 15:00
Các phương pháp được sừ dụng trong bài viết : dùng số liệu, nêu ví dụ, so sánh đối chiếu, phùn tích từng tác hại của thuốc lá. Trong bài viết này, tác giả đã kết hợp sử dụng các phương pháp nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất. ( Nếu bạn muốn kĩ hơn thì có thể triển khai những mặt này ↓ ) Trong mỗi khía cạnh, mỗi mặt lại sử dụng những phương pháp khác nhau. Đoạn 1 (Từ đầu đến còn nặng hơn cả AIDS): phương pháp nêu định nghĩa giải thích. Đoạn 2 (Từ Ngày trước đến sức khỏe cộng đồng): phương pháp so sánh, giải thích, dùng số liệu. Đoạn 3 (từ có người bảo đến tội ác): phương pháp giải thích, nêu ví dụ. Đoạn 4 (từ Bố và anh hút đến hết): phương pháp giải thích, nêu ví dụ, phân tích.
Bình luận (0)
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
29 tháng 8 2016 lúc 17:24

+Ý kiến của nhà văn nguyễn Tuân là hoàn toàn đúng bởi vì qua đoạn trích cho ta thấy sự bất công vô lí của nạn sưu thuế trong XH phong kiến cũ: người đã chết rồi vẫn còn phải nộp sưu thuế thân.
+Sự tàn nhẫn của XH đối óới người nghèo khổ, bần cùng: gia đình chị Dậu nghèo đến thế phải bán con, bán chó, bán cả gia tài mới chỉ đủ suất sưu. Anh Dậu lại đang ốm mà vẫn bị bắt, đánh đập cho thập tử nhất sinh.
+Sự hống ách ngang tàng, bất nhân, độc ác của giai cấp thống trị, của những kẻ nhân danh phép nước đối xử với con người thật tàn bạo.
=> Với những sự thật ấy thì người nông dân không thể không đứng lên, không thể không "nổi loạn" để đòi lại công bằng cho cuộc sống của mình.

Bình luận (0)
Thảo Phương
29 tháng 8 2016 lúc 17:24

Tắt đèn đã làm toát ra một chân lí: quần chúng nghèo khổ bị áp bức chỉ có một con đường sống là vùng dậy đấu tranh để tự cứu mình, không có con đường nào khác. Như vậy chẳng phải là “xui người nông dân nổi loạn” hay sao? Đó cũng chính là “dư vị chính trị” của Tắt đèn.

Có thể nói tiểu thuyết Tắt đèn với hơn một trăm trang truyện hầm hập không khí oi bức trước cơn bão, chính là sự thể hiện nghệ thuật sinh động các quy luật của hiện thực nông thôn đương thời. Nguyễn Tuân không quá quắt chút nào khi nói rằng: Tác giả Tắt đèn đã “xui người nông dân nổi loạn”.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Thảo
16 tháng 11 2017 lúc 20:49
Ý kiến của nhà văn Nguyễn Tuân hoàn toàn đúng vì qua đoạn trích cho chúng ta thấy sự bất công vô lí của nạn sưu thuế trong xã hội phong kiến: Người đã chết rồi vẫn phải nộp thuế thân. Sự tàn nhẫn của con người lên tới đỉnh điểm: dù gia đình chị Dậu đã đau lòng, dứt ruột bán cả con, cả chó để đủ một suất sưu thì bọn cường quyền vẫn không buông tha. Khi không đủ tiền nộp suất sưu của người em chú, chúng đã trói và đánh anh Dậu cho thập tử nhất sinh. Nguyễn Tuân muốn khẳng định quy luật có áp bức, có đấu tranh; áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng dữ dội. Họ vùng lên để đòi lại công bằng cho cuộc sống của mình. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh cho ý kiến trên.
Bình luận (0)
Alicia Nguyen
Xem chi tiết
Hye Jin
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Thư
29 tháng 11 2016 lúc 9:53

#MộcHạ

1. Bố cục: 3 phần

- Từ đầu....sáng mắt ra: nêu vấn đề bài toán dân số và kế hoạch hóa dường như đã đặt ra từ thời cổ đại

- Ttheo....bàn cờ: làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình. Phần này gồm 3 ý chính:

+ Ý 1: Nêu lên bài toán cổ và dẫn đến kết luận. Mỗi ô bàn cờ ban đầu chỉ là 1 vài hạt thóc tưởng là ít. Nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là 1 con số khủng khiếp.

+ Ý 2: So sánh sự gia tăng dân số giống như lượm thóc trong các ô bàn cờ

+ Ý 3: Thực tế mỗi phụ nữ lại có thể sinh rất nhiều convif thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con là rất khó thực hiện

- Còn lại: bày tỏ thái độ về vấn đề này lá vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình

Bình luận (2)
Khanh Tay Mon
13 tháng 5 2019 lúc 11:05

+ Phần 1 ( từ đầu … sáng mắt ra): bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại

+ Phần 2 ( tiếp … sang ô thứ 34 của bàn cờ): tốc độ gia tăng nhanh chóng dân số thế giới

+ Phần 3 ( còn lại): tìm kiếm lời lời giải cho bài toán dân số.

Bình luận (0)
Minh Hà
Xem chi tiết
Thời Sênh
9 tháng 12 2018 lúc 22:17

Nghệ thuật toàn bài:

-Với nghệ thuật tương phản làm nổi bật hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp của cô bé. Đồng thời, tác giả muốn tố cáo sự thờ ơ, ghẻ lạnh của xã hội lúc bấy giờ đã vô tình đẩy những người nghèo khổ "cô bé" vào cái chết.

- Nội dung thể hiện cuộc đời của cô bé, thông qua những hình ảnh mang tính đặc sắc và giàu nghệ thuật, đã thể hiện đc dụng ý của tác giả muốn nói lên cuộc đời bất hạnh của cô bé và muốn tố cáo những kẻ ác độc đã gián tiếp hoặc trực tiếp dẫn đến cái chết đầy bi thương của cô bé

Bình luận (0)
Huỳnh Thị Hồng Ngọc
Xem chi tiết
TRINH MINH ANH
26 tháng 11 2017 lúc 14:57

a.

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế : quan hệ nhân quả.

- Từ nối : vì

- Vế một biểu thị kết quả : cảnh vật thay đổi.

Vế hai nêu ý nguyên nhân : lòng tôi thay đổi.

b.

- Quan hệ ý nghĩa : quan hệ điều kiện (giả thiết) – hệ quả

- Vế một nêu giả thiết (Xóa đi các thi nhân, Xóa đi dấu vết trong tâm linh), vế hai nêu kết quả (cảnh tượng nghèo nàn) của giả thiết.

c.

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: (quan hệ qua lại) quan hệ đồng thời.

- Vế một nêu quyền lợi mà chủ tướng (ta), vế hai nêu ý quyền lợi của các tướng sĩ (các ngươi) cùng gắn bó trên mọi lĩnh vực.

d.

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế : quan hệ tương phản.

- Vế một nêu sự lạnh giá của mùa đông, vế thứ hai nêu sự khẳng định bước tiến của mùa xuân.

e.

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế : quan hệ thẳng tiến.

- Vế hai ý : mạnh hơn ý vế một. + Giằng co -> đu đẩy -> buôn gậy -> vật nhau + Yếu hơn -> ngã nhào

Bình luận (0)
võ thị thanh tâm
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
2 tháng 12 2017 lúc 20:16

a) Mở bài:

Giới thiệu chung: Trong cuộc sống thường ngày, phích nước là đồ vật quen thuộc mà chúng ta hay sử dụng để đựng nước nóng.

b) Thân bài:

1/ Tên gọi và xuất xứ: Ra đời từ rất lâu. Hiện nay có nhiều mẫu mã và nhiều thương hiệu. (Không biết loại vật dụng quen thuộc này đã ra đời tự bao giờ mà trải qua bao năm tháng tên gọi trang trọng bằng từ Hán Việt “bình thủy” đã trở nên thân thiết với mọi tầng lớp người dân. Bình thủy còn có tên gọi là “phích” theo phiên âm bằng tiếng Pháp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu khác nhau).

Các loại: Hiện nay có rất nhiều loại, nhiều kiểu dáng, không chỉ để giữ nóng mà còn giữ lạnh. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại phích nước, phong phú về kích cỡ và đa dạng về chủng loại. Có loại to, loại nhỏ, loại cao, loại thấp. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa 0,5 lít nước. Ngoài loại giữ nóng thông thường còn có loại giữ lạnh.

2/ Cấu tạo và chất liệu của các bộ phận:

a/ Vỏ: có cấu tạo bằng sắt hoặc bằng nhựa, thường có trang trí nhiều họa tiết trang trí đẹp mắt.

- Thân phích có chiều cao khoảng 50cm.

- Quai phích thường cùng chất liệu với vỏ.

- Tay cầm: Bên hông phích (cũng cùng chất liệu với phích) giúp cho việc sử dụng tiện dụng và an toàn.

- Nút phích (nắp đậy ruột phích): Thường làm bằng bấc hay bằng nhựa, nút này giữ rất chặt giúp giữ nhiệt và an toàn trong việc chứa nước sôi.

b/ Ruột phích: Bằng thủy tinh có tráng thủy để giữ nhiệt độ trong phích luôn nóng.

Cách chọn:

- Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất của phích nước. Để chọn được phích tốt, khi mua phích nên mang phích ra ánh sáng, nhìn từ trên miệng xuống dưới đáy, ta có thể thấy điểm sáng màu tím ở van hút khí, nếu điểm sáng càng nhỏ thì chứng tỏ công nghệ sản xuất van hút khí cao và như vậy sẽ giữ nhiệt độ nước trong phích tốt. Ta cũng có thể áp tai vào miệng phích, nếu nghe thấy tiếng “o...o...” đều đều và quan sát thấy lòng phích có lớp bạc được tráng đều là phích tốt.

- Phích có thể giữ nước 100oC sau 6 giờ còn 700C.

4/ Cách sử dụng:

- Phích mới mua về ta không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột như vậy, phích sẽ bị nứt, bể ngay.

- Ta nên cho nước ấm khoảng 500 – 600 vào ½ phích và để khoảng 30 phút, sau 30 phút ấy hãy đổ nước sôi vào.

5/ Cách bảo quản: “Của bền tại người” – biết cách sử dụng và bảo quản phích sẽ dùng được lâu hơn.

- Sử dụng một thời gian dài, bên trong phích sẽ bị cáu bẩn. Để làm sạch phích, ta có thể đổ vào phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.

- Nếu ta muốn giữ nước trong phích được lâu hơn, khi rót nước sôi vào phích, ta không nên rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gấp bốn lần. Cho nên nếu rót nước sôi đầy, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nhờ nước môi giới. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.

- Nên để phích xa tầm tay trẻ em để tránh gây tai nạn cho trẻ.

- Không làm rơi, để mạnh tay và sẽ làm vỡ ruột phích bằng thủy tinh bên trong.

c) Kết bài:

Chiếc phích nước quả thật rất tiện dụng, có ích và không thể thiếu cho mỗi gia đình.

Bình luận (0)
Nguyễn Linh
2 tháng 12 2017 lúc 20:17

Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.

Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm, giúp cho phích có thể đứng thắng mà không bị đổ.

Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: Ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.

Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê... tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá "cafe" đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.

Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.

Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nút phích, vì nút phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.

Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng thông buổi pha ấm trà nóng rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.

Bình luận (0)
Hao Đo
Xem chi tiết
Hiền Cherry
Xem chi tiết
Huyền Trang
23 tháng 11 2017 lúc 12:21

các câu trong văn bản Bài toán dân số có sử dụng dấu ngoặc đơn là

Đó là điều kiện mỗi gđ chỉ có hai con và đã trừ đi tỉ lệ tỉ vong (kể cả dịch bệnh hoặc chiến tranh không quá 5%)

=>tác dụng của dấu ngoặc đơn là bổ sung thêm tỉ lệ ng tử vong

-Theo thống kê của Hội nghị Cai-rô (Ai Cập) họp ngày 5-9-1994 thì tỉ lệ sinh con của một phụ nữ....

=> tác dụng của dấu ngoặc đơn: bổ sung thêm và cho biết hội nghị Cai-rô thuộc nước nào

Bình luận (1)
Thái An
Xem chi tiết
Người thích nghịch 2
16 tháng 11 2017 lúc 20:51

Môi trường sống của chúng ta ngày càng ô nhiễm trầm trọng do rác thải từ túi ni lông. Túi nilông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi nilông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Nếu chúng ta không có những biện pháp hạn chế sử dụng túi nilông ngay thì không bao lâu nữa kênh rạch, ruộng đồng, mọi nơi sẽ tràn ngập rác nilông, môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề. Vì vậy, khi sử dụng các túi đựng nhất là gói thực phẩm, các bạn hãy dùng các vật liệu thay thế như giấy, lá. Chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người xung quanh về tác hại của túi nilông đối với môi trường và cùng nhau thay đổi thói quen xấu này.

Bình luận (0)
Người thích nghịch 2
16 tháng 11 2017 lúc 20:51

Viết văn mà không lập dàn ý giống như người bị mất phương hướng ở trong rừng. Dàn ý không chỉ giúp bài văn sáng sủa mạch lạc lập luận chặt chẽ mà còn có hệ thống ý đầy đủ, cân đối toàn diện. Lập dàn ý giúp ta sắp xếp, chỉnh sửa được các ý sẽ đưa vào bài. Dàn ý còn góp cho chúng ta tránh được tình trạng đầu voi đuôi chuột, hoặc lan man xa đề những căn bệnh phổ biến trong làm văn. Ngoài ra, nó còn giúp ta sắp xếp được bố cục bài viết theo một thứ tự. Nếu thiếu một bố cục mạch lạc, gắn kết với nhau thì bài viết sẽ rất hỗn độn. Vì vậy, việc lập dàn ý khi làm một bài tập làm văn là thực sự quan trọng.

Bình luận (1)