Sinh vật và Môi trường- Chương II. Hệ sinh thái

Trần Bảo Hân
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
17 tháng 1 2021 lúc 6:49

Nếu 2 con lợn bác an mua thuần chủng: Đời con sẽ tạo ra 100% con lợn thân dài

Nếu 1 trong 2 con thuần chủng, thì đời con tỉ lệ 50% thuần chủng: 50% dị hợp.

Nếu cả 2 con không thuần chung, đời con sẽ có những con thân ngắn, bác loại bỏ lấy những con thân dài.

 

Bình luận (0)
Trần Bảo Hân
Xem chi tiết
Mai Hiền
6 tháng 1 2021 lúc 16:28

a.

 Phân biệt đặc điểm hình thái động vật ở vùng lạnh và vùng nóng

+ Thú có lông sống ở vùng lạnh có lông dày hơn so với lông của thú sống ở vùng nóng.

+ Ở chim, thú cũng loài (hoặc loài gần nhau): ở vùng lạnh có kích thước lớn hơn ở vùng nóng.

b.

 Phân biệt cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài

+ Cạnh tranh cùng loài: chỉ 1 loài cạnh tranh với nhau về dinh dưỡng và sinh sản

+ Cạnh tranh khác loài: nhiều loài cạnh tranh với nhau về dinh dưỡng   

 

Bình luận (0)
nguyen anh dat
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
15 tháng 12 2020 lúc 23:32
Khí CO2 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính

Khi khí CO2 ngày càng tăng do các hoạt động khai tác  sinh hoạt của con người sẽ khiến hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng cao, nhiệt độ không khí từ đó tăng lên. Các nhà khoa học cũng cảnh báo, đến nửa thế kỉ sau, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên từ 1,5 – 4,5 độ C.

Bình luận (0)
dương ngọc khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Thuận
11 tháng 10 2018 lúc 20:24

https://www.youtube.com/watch?v=TFWphhrdYD8

Bạn vào link dưới bấm like video giùm mình nha. mình đang thi tiếng anh ạ giúp mình với

Bình luận (0)
Trần Thị Thu Hà
Xem chi tiết
Hải Đăng
6 tháng 9 2018 lúc 15:30

vì sao tự thụ phấn và giao phấn gần đưa đến thoái hóa giống nhưng chúng vẫn đc dùng trong chọn giống ?

Trong chọn giống người ta dùng phương pháp này để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần chủng, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng hoặc phát hiện các gen xấu để loại bỏ khỏi quần thể.

tại sao ko dùng cơ thể lai F1 để nhân đôi ?

- Người ta không dùng con lai F1 làm giống vì con lai F1 là cơ thể dị hợp, nếu đem các con lai F1giao phối với nhau thì các gen lặn sẽ được tổ hợp lại với nhau tạo thể đồng hợp lặn→ các tính trạng có hại sẽ được biểu hiện ra bên ngoài kiểu hình, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm của các thế hệ tiếp theo.

Bình luận (0)
truongthaithach truong
Xem chi tiết
kem Tran
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
7 tháng 5 2018 lúc 16:50

Bài 1:

a. - nhóm sinh vật sản xuất: cỏ

- Nhóm sinh vật tiêu thụ: mèo rừng, sâu, dê, hổ, chim ăn sâu, chuột

- Nhóm sinh vật phân giải: vi sinh vật

b. 4 chuỗi thức ăn

1. cỏ - sâu - chuột - mèo rừng - vi sinh vật

2. cỏ - sâu - chim ăn sâu - vi sinh vật

3. cỏ - sâu - chuột - mèo rừng - dê - hổ - vi sinh vật

4. cỏ - sâu - chim ăn sâu - dê - hổ - vi sinh vật

Bài 2:

- chuỗi thức ăn: lúa - châu chấu - ếch - rắn - đại bàng

- Loại bỏ mắt xích đầu tiên là lúa sẽ gây ảnh hưởng lớn nhất đến chuỗi thức ăn vì: lúa là sinh vật sản xuất mở đầu cho chuỗi thức ăn, là nguồn nguyên liệu đầu tiên để cung cấp cho các mắt xích còn lại trong chuỗi thức ăn. Khi lúa giảm sút thì thiếu nguồn thức ăn cho châu chấu làm chấu chấu giảm dẫn tới thiếu nguồn thức ăn cho ếch và cứ tiếp tục như vậy gây ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi thức ăn

Bình luận (0)
Clover Annie
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
13 tháng 3 2017 lúc 14:46

2.- Quần thể là một nhóm cá thể cùng loài cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định vào một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối sinh ra con cái. Còn quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật được hình thành trong một quá trình lịch sử, cùng sống trong một không gian xác định gọi là sinh cảnh, nhờ các mối quan hệ sinh thái tương hỗ mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

- Mỗi quần thể đặc trưng bởi một số chỉ tiêu sau: tỉ lệ đực cái, tỉ lệ nhóm tuổi, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích ứng và chống chịu với các nhân tố sinh thái của môi trường. Còn quần xã gồm nhiều quần thể, trong đó có một vài quần thể chiếm ưu thế, trong các quần thể chiếm ưu thế có một quần thể tiêu biểu nhất gọi là quần thể đặc trưng. Mỗi quần xã có một cấu trúc đặc trưng liên quan tới sự phân bố cá thể của quần thể trong không gian.

- ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh, hữu sinh đến quần thể làm thay đổi sự phân bố, mật độ, sinh trưởng, sinh sản và cấu trúc quần thể qua mối quan hệ dinh dưỡng và nơi ở. Còn ảnh hưởng của ngoại cảnh sẽ tạo nên sự thay đổi có tính chu kỳ của quần xã. Nếu thuận lợi thì quần xã có tính đa dạng cao, nếu điều kiện sống khắc nghiệt thì quần xã có tính đa dạng thấp.

- Quần thể khi tồn tại trong một môi trường xác định đều có xu hướng được điều chỉnh ở một trạng thái số lượng cá thể ổn định gọi là trạng thái cân bằng thông qua cơ chế điều hoà mật độ. Còn quần xã sinh vật là một cấu trúc động đó là hệ quả tác động qua lại giữa quần xã và môi trường sống, sự khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.

Bình luận (0)
Hoàng Thiên
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
16 tháng 3 2018 lúc 19:13

Mối quan hệ khác loài là quan hệ hỗ trợ và đối địch.

Quan hệ hỗ trợ:

a) Quan hệ cộng sinh: Là môi quan hệ nhất thiết phải xảy ra giữa hai loài, trong đó đôi bên cùng có lợi.

- Ví dụ: Sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn lam thành địa y; sự cộng sinh giữa hải quỳ với tôm kí cư; sự cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần với cây họ đậu

- Ý nghĩa: Trồng cây họ đậu luân canh để cải tạo đất; bảo vệ vi khuẩn cộng sinh trong đường tiêu hóa ở người...

b) Quan hệ hội sinh: Là quan hệ giữa 2 loài khác nhau trong đó chỉ có lợi cho 1 bên.

Ví dụ: Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; Kền kền ăn thịt thừa của thú.

Quan hệ đối địch:

a) Quan hệ ăn thịt con mồi: Loài này sử dụng loài kia làm nguồn thức ăn.

Ví dụ: Hổ ăn hươu, nai; cáo ăn gà...

- Con người vận dụng quan hệ này trong đời sống và thực tiễn sản xuất như nuôi mèo để bắt chuột; nuôi kiến để ăn rệp cây...

b) Quan hệ kí sinh: Một loài sống bám vào vật chu, sử dụng thức ăn của vật chủ.

Ví dụ: Giun sán kí sinh cơ thế động vật, dây tơ hồng sống bám trên thân, cành cây chủ…

c) Quan hệ bán kí sinh: Một loài sống bám trên cơ thể vật chủ, sử dụng một phần các chất trên cơ thề vật chủ.

Ví dụ: Cây tầm gửi sử dụng nước và khoáng của cây chủ để tổng hợp chất hữu cơ nhờ có diệp lục.

d) Quan hệ cạnh tranh sinh học: Biểu hiện ở các loài sống chung có sự tranh giành ánh sáng, thức ăn…

Ví dụ: Cạnh tranh sinh học giữa cây trồng với cỏ dại.

e) Quan hệ ức chế cảm nhiễm : Một số loài nhờ chứa phytônxit kìm hãm sự phát triển của loài khác.

Ví dụ: Chất gây đỏ nước của tảo giáp làm chết nhiều động, thực vật nổi ở ao hồ.



Bình luận (0)
Dương Sảng
16 tháng 3 2018 lúc 19:34

Đặc điểm mối quan hệ khác loài:

- Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp ( hỗ trợ )

- Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm. ( đối địch )

- Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng, số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ. ( đối địch )

- Rận và bét sống bám trên da trâu bò. Chúng sống được nhờ hút máu cùa trâu, bò. ( đối địch )

- Địa y sống bám trên cành cây. ( hỗ trợ )

- Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. ( hỗ trợ )

- Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng. ( đối địch )

- Giun đũa sống trong ruột người. ( đối địch )

- Vi khuẩn sống trong nốt sần ờ rễ cây họ Đậu ( hỗ trợ ).

Bình luận (0)
Lin-h Tây
Xem chi tiết
thuan le
27 tháng 2 2018 lúc 11:31

Ví dụ về mối quan hệ:

CÙNG LOÀI:

+hỗ trợ:trâu rừng sống thành đàn để bảo vệ lẫn nhau mỗi khi có nguy hiểm

+cạnh tranh:đàn dê cùng sống trên cánh đồng cỏ và tranh thức ăn của nhau

KHÁC LOÀI:

-Hỗ trợ:

+cộng sinh:nấm và tảo cộng sinh với nhau thành địa y;vi khuẩn cộng sinh sống trong nốt sần của rễ cây họ Đậu

+hội sinh:cá ép bám vào rùa biển và nhờ đó nó được đưa đi xa;địa y sống bám trên cành cây

-Đối địch:

+cạnh tranh:dê và bò cùng ăn cỏ trên cùng 1 cánh đồng;trên 1 cánh đồng lúa khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm

+kí sinh,nửa kí sinh:rận sống bám trên da và hút máu của trâu bò;giun đũa sống trong ruột người

+sinh vật ăn sinh vật khác:cây nắp ấm bắt côn trùng;hổ ăn thịt hươu trong rừng

(đây chỉ là ý kiến của riêng mình.Có gì sai hoặc thiếu sót bạn thông cảm nha!!)

Bình luận (1)
thuan le
27 tháng 2 2018 lúc 11:35

Giới hạn chịu đựng của cá rô phi ở Việt Nam:

giới hạn chịu đựng nhiệt độ từ 50C đến 420C,trong đó điểm cực thuận là 300C,điểm gây chết là 50C(giới hạn dưới) và 420C(giới hạn trên)

Bình luận (0)