Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang- Đi-phô

nguyen hoai thuong
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
5 tháng 5 2018 lúc 15:17

Truyện ngắn '' Sống chết mặc bay '' của tác giả Phạm Duy Tốn đã để lại cho tôi bao dư âm khó quên . Một bên là người dân đang lam lũ , cực chống chọi lại với cơn bão . Còn một bên là viên quan phụ mẫu và những quan khác thì ngồi nhàn nhã trong đình đánh tổ tôm . Ôi ! Con người trong xã hội phong kiến thật là thảm . Cuộc sống của nhân dân có ấm no , có cực khổ đều phụ thuộc vào lương tâm của người làm cha , làm mẹ dân . Trong xã hội cũ , cuộc sống của nhân dân là một vấn đề rất lớn , cuộc sống của họ không chứa đựng sự công bằng mà toàn là những điều bất công . Cuộc sống của những con người trong giai cấp phong kiến là một cuộc sống tràn đầy sự đau thương , mất mát , luôn bị áp bức , bóc lột . Được sống trong xã hội ngày nay , một xã hội có đủ sự công bằng cho một công dân , mọi người dân đều được sống ấm no hạnh phúc mà không bị bóc lột . Tôi cảm thấy rất vui vì điểu đó , vui vì xã hội không còn như trước .

Bình luận (0)
Huong San
3 tháng 6 2018 lúc 8:10

Truyện ngắn '' Sống chết mặc bay '' của tác giả Phạm Duy Tốn đã để lại cho tôi bao dư âm khó quên . Một bên là người dân đang lam lũ , cực chống chọi lại với cơn bão . Còn một bên là viên quan phụ mẫu và những quan khác thì ngồi nhàn nhã trong đình đánh tổ tôm . Ôi ! Con người trong xã hội phong kiến thật là thảm . Cuộc sống của nhân dân có ấm no , có cực khổ đều phụ thuộc vào lương tâm của người làm cha , làm mẹ dân . Trong xã hội cũ , cuộc sống của nhân dân là một vấn đề rất lớn , cuộc sống của họ không chứa đựng sự công bằng mà toàn là những điều bất công . Cuộc sống của những con người trong giai cấp phong kiến là một cuộc sống tràn đầy sự đau thương , mất mát , luôn bị áp bức , bóc lột . Được sống trong xã hội ngày nay , một xã hội có đủ sự công bằng cho một công dân , mọi người dân đều được sống ấm no hạnh phúc mà không bị bóc lột . Tôi cảm thấy rất vui vì điểu đó , vui vì xã hội không còn như trước .

Bình luận (0)
Lê Hoài Thương
Xem chi tiết
Dương Hạ Chi
12 tháng 4 2018 lúc 20:10

“Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang” là một trích đoạn trong tiểu thuyết nổi tiếng “Rô- bin- xơn Cru- xô” của nhà văn nổi tiếng người Anh là Dê- ni- ơn Đi- phô. Trích đoạn này đã tái hiện, xây dựng thành công bức chân dung của Rô- bin- xơn, một con người thích những phưu lưu, mạo hiểm nhưng sau một sự cố anh ta đã lưu lạc trên một hòn đảo hoang. Sống một mình ở nơi hoang vu, rộng lớn không có sự sống của con người nhưng Rô bin- xơn vẫn vô cùng lạc quan, yêu đời, điều mà không phải ai cũng có thể làm được, không phải ai cũng có thể mạnh mẽ vượt qua được như vậy.

Dê- ni- ơn Đi- phô bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn chương của mình từ rất sớm nhưng không để lại được những dấu ấn rõ rệt, phải đến năm sáu mươi tuổi thì sự nghiệp văn chương của ông mới có những khởi sắc nhất định, ông cho ra đời những tác phẩm không chỉ có giá trị về nội dung mà nghệ thuật cũng vô cùng đặc sắc. Đó là những tiểu thuyết có giá trị, trong đó có tiểu thuyết nổi tiếng lẫy lừng, đó chính là “Rô- bin-xơn Cru-xô”. Trích đoạn “Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang” chỉ là một trích đoạn rất ngắn trong cuoobs tiểu thuyết này. Đó là trích đoạn phác họa rõ nét bức chân dung của nhân vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết này, đó chính là Rô- bin- xơn.

Mở đầu trích đoạn này, nhà văn đã đi khắc họa chân dung đầy kì quái của Rô- bin- xơn khi một mình sống trên đảo hoang. Thông thường, các nhà văn khác khi đi miêu tả chân dung cho nhân vật của mình thường bắt đầu miêu tả từ khuôn mặt đến vóc dáng, sau đó với đến những tiểu tiết của ngoại hình, nhưng ở đây, nhà văn Đi- phô đã đi miêu tả những chi tiết phụ trước sau đó mới đi sâu miêu tả khuôn mặt của anh ta. Đó chính là một người đàn ông với cách ăn mặc kì quái và mang theo bên người những đồ đạc lỉnh kỉnh. Ngoài ra bộ ria mép của anh ta cũng làm cho tổng thể hình dáng của anh ta trở nên kì quặc, khác thường.

Rô- bin- xơn vốn là một người ưa thích những chuyến đi mạo hiểm, những cuộc phưu lưu kì thú. Nhưng trong một lần đi biển cùng những người đồng đội, đó là chuyến đi xuất phát từ biển Bra-xin thì anh bị đắm thuyền, trôi dạt trên biển rồi cuối cùng bị dạt vào vùng đảo hoang. Đây là một hòn đảo hoang sơ, không có người sinh sống. Ngay qua bộ trang phục kì quặc, diện mạo kì lạ của Rô- bin- xơn ta có thể phần nào tưởng tượng được hoàn cảnh sống vô cùng khắc nghiệt nơi đây. Đó là bộ quần áo làm bằng da dê, không được may vá cẩn thận mà chỉ buộc lại với nhau một cách rúm ró, và đôi ủng của anh ta cũng làm bằng da dê. Chiếc mũ trên đầu Rô- bin- xơn cũng rất khác người, đó là “chiếc mũ to tướng, cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì”, làm bằng da của một con dê, với mảnh vải rủ xuống phía sau gáy nhìn thật kì quặc.

Với những điều kiện thiếu thốn, khắc nghiệt nơi đảo hoang thì những trang phục như vậy cũng được xem là khá tươm tất, hơn nữa chúng còn là những trang phục rất tiện lợi cho việc đi lại cũng như kiếm sống trên đảo hoang, vì nước cũng không thể thấm vào những miếng da dê, hơn nữa khi trời trở lạnh cũng có thể giữ ấm cho cơ thể. Trong trích đoạn này, Rô- bin- xơn đã tự thuật lại theo ngôi kể thứ nhất, giọng nói của anh ta khi kể về mình đầy hóm hỉnh, hài hước. Khác hẳn với con người đang bị cô lập nơi đảo hoang, một mình sống trong điều kiện khắc nghiệt nơi đây.

Trang phục của Rô- bin- xơn cũng rất kì quặc, đó là một chiếc áo làm bằng da dê, vạt áo dài đến lưng bắp đùi và chiếc quần rúm ró bằng da dê dài đến đầu gối. Trang bị mang trên người của Rô- bin- xơn cũng là những vật dụng kiếm được khi sóng biển cuốn chúng trôi vào bờ, đó là một chiếc cưa nhỏ và một chiếc rìu nhỏ. Qua những vật dụng này ta có thể thấy cuộc sống trên đảo hoang của Rô- bin- xơn không có những kẻ thù hay những nguy hiểm rình rập. Cưa và rìu tuy là những vật dụng đơn giản, thô sơ nhưng cũng rất hữu ích đối với Rô- bin –xơn vì chúng có thể dùng để cho việc mưu sinh của anh ta trên đảo hoang, có thể dùng để chặt cây, cưa gỗ dựng lều, lấy chỗ che mưa, che nắng, phòng trừ có thú dữ, ngoài ra còn có một khoảng đất trống dùng để nuôi dê sau này. Ta có thể thấy Rô- bin-xơn vô cùng lạc quan, vì ngay trong những hoàn cảnh khó khăn nhất thì vẫn tin tưởng vào cuộc sống phía trước, lên kế hoạch cho tương lai. Đây là điều không phải ai cũng làm được, thể hiện một con người mạnh mẽ, đầy bản lĩnh.

Tuy là mảnh đất bị bỏ hoang, nằm giữa mênh mông sóng biển nhưng cũng thật may ở đây còn có những chú dê, vì vậy mà cuộc sống của Rô- bin- sơn có thể được duy trì. Ngoài ra anh ta còn mang theo bên mình một chiếc súng, thuốc súng và đạn gém. Nhờ vậy mà cuộc sống của anh ta ở trên đảo hoang này bớt khắc nghiệt đi rất nhiều, anh ta có thể săn dê để lấy thịt ăn, da dê thì làm trang phục, giày, bốt đi lại. Vì sự lạc quan, cùng với sức mạnh trai tráng, Rô- bin- xơn đã vượt qua mọi khó khăn, một mình vẫn có thể sống tốt nơi hoang đảo, không những thế mà về sau Rô- bin- xơn còn có thể tự trồng lúa mì nhờ những hạy lúa mì còn sót lại khi anh ta đi vớt những vật dụng còn lại khi con tàu đắm.

Như vậy, “Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang” là đoạn trích thể hiện thật đẹp bức chân dung của Rô- bin- xơn một con người luôn yêu đời, sống lạc quan, những khó khăn nơi đảo hoang không là những trở ngại, không làm cho anh gục ngã mà dường như làm cho anh trở nên mạnh mẽ hơn, bản lĩnh hơn. Qua chân dung của Rô- bin- xơn, người đọc cũng có thêm những niềm tin vào cuộc sống, thêm yêu đời cũng như sống có ích hơn. Đó là những giá trị cao đẹp mà tác phẩm này mang lại cho người đọc.

Bình luận (0)
lê trần minh quân
Xem chi tiết
Alex
25 tháng 4 2018 lúc 19:08
Trong sử sách[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Biên niên sử Tam Quốc chí do Trần Thọ chủ biên không có đoạn nào nhắc đến Điêu Thuyền là 1 người, chỉ nhắc đến:"Lữ Bố thông gian với 1 điêu thuyền của Trác, sợ bị bại lộ, nên hợp tác với Vương Doãn để giết Trác"

Sử gia Lê Đông Phương giải thích: "Hai chữ Điêu Thuyền vốn là tên một chức quan trong cung thời Hán, địa vị thấp hơn phi tần khá nhiều. Đây không phải là tên người. Khi Đổng Trác vào cung vua hoành hành đã bắt nhiều phụ nữ mua vui, nên một a hoàn vốn là Điêu Thuyền của triều đình có thể có trong nhà Đổng Trác chứ không thể có trong nhà Vương Doãn".

Nhân vật Điêu Thuyền thực chất chỉ là hình ảnh hư cấu của La Quán Trung, không được xác nhận trong sử sách. Lê Đông Phương nhấn mạnh vào vụ việc Lữ Bố giết Đổng Trác:"Người a hoàn của Đổng Trác mà Lữ Bố tư thông có phải chính là Điêu Thuyền trong Tam Quốc diễn nghĩa hay không, chuyện ấy hoàn toàn không quan trọng; điều quan trọng là Lữ Bố đã giết Đổng Trác có sự xúi giục của Vương Doãn".

Hình tượng nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Một tạp khúc thời nhà Nguyên tên Cẩm Vân đường Ám định liên hoàn kế (錦雲堂暗定連環計), có một mỹ nữ là con gái Nhậm Ngang (任昂), tiểu tự Hồng Xương (紅昌) được cho là nguyên mẫu của hình tượng Điêu Thuyền. Về sau, khi La Quán Trung viết tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, đã dùng hình ảnh này để tạo nên Điêu Thuyền.

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, Điêu Thuyền là con nuôi trong nhà Tư đồ Vương Doãn, được Vương Doãn bày kế gả cho cả Đổng Trác và Lữ Bố để tùy cơ ly gián họ nhằm mục đích lật đổ Đổng Trác. Một mặt nàng tỏ vẻ yêu quí Đổng Trác, nhưng khi đến với Lữ Bố thì lại ra sức quyến rũ, khi đến cao trào thì Lữ Bố chịu không nổi đả kích giết luôn Đổng Trácvì muốn cướp lấy Điêu Thuyền từ tay Đổng Trác.

Mưu sĩ Lý Nho của Đổng Trác biết trước sự nguy hiểm của Điêu Thuyền, nhưng không sao can thiệp được mà trước đó chỉ biết thốt lên: "Bọn ta đều chết cả về tay người đàn bà này". Tam Quốc diễn nghĩa không nói rõ kết cục của Điêu Thuyền.

Văn thơ ca ngợi[sửa | sửa mã nguồn] Đổng Trác đuổi Lữ Bố.

Có bài hát ca ngợi vẻ đẹp của Điêu Thuyền:

Phải người cung cũ Chiêu Dương?

Xiêm y mây cuốn vương vương cánh hồng

Nhẹ nhàng mình liễu như bông,

Gót hài uyển chuyển trên lòng bàn taỵ

Động đình lạc lối hoa bay,

Lương châu thoăn thoắt sen cài bước chân

Nhà vàng gió cợt cành xuân,

Trăm hoa nhường vẻ thanh tân một người!

Lại có người tả cảnh Đổng Trác mê say tiếng đàn, giọng hát, ánh mắt và vẻ xuân của nàng:

Nhất điểm anh đào khải giáng thần.

Lưỡng hàng toái ngọc phún dương xuân.

Đinh hương thiệt thổ hành cương kiếm.

Yêu trảm tà gian loạn quốc thần!

Tạm dịch:

Một đóa anh đào chúm chím môi,

Đôi hàng răng ngọc rạng xuân tươi.

Hương đưa đầu lưỡi tàng hơi kiếm:

Chém chết gian thần có lúc thôi!

Đó là khi:

Rèm châu vừa cuốn lên, thì Điêu Thuyền nhè nhẹ gót hài bước ra, xiêm y thướt tha, mình liễu uyển chuyển múa trước rèm châu như tiên nữ nhập động. Điêu Thuyền lại hát. Nàng vừa cầm phách gõ nhịp cất giọng ca. Giọng trong như oanh kêu, cao như hạc gọi, khi trầm khi bổng thánh thót như rót vào tai, mà huyền huyền ảo ảo làm mê hồn tục khách.

Chính kế sách liên hoàn li gián của Vương Doãn và Điêu Thuyền đã giết Đổng Trác, là việc mà 18 lộ chư hầu binh hùng tướng mạnh của Viên Thiệu không làm được.

Trong "Thánh Thán Ngoại Thư", Mao Tôn Cương viết về Điêu Thuyền như sau:

"18 lộ quân chư hầu không giết nổi Đổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lữ Bố, mà chỉ một nàng Điêu Thuyền thắng nổi. Ôi, lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời tình tứ ngọt ngào làm chiến lược mưu cơ. Xem thế thì cái bản lãnh của "nữ tướng quân" quả là tuyệt cao cường, đáng sợ thay!"

Bình luận (0)
Alex
25 tháng 4 2018 lúc 19:09

trên mạng đó bạn ơi!

đợi mk xíu mk làm lữ bố cho

Bình luận (0)
Alex
25 tháng 4 2018 lúc 19:10

Lã Bố (chữ Hán: 呂布; 160-199) còn gọi là Lữ Bố tự là Phụng Tiên, là tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông đã tham gia cuộc chiến quân phiệt cuối thời Đông Hán và cuối cùng bị thất bại.

Lã Bố người đất Cửu Nguyên, huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh châu (nay là thành phố Bao Đầu, Nội Mông Cổ). Ông được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Trong tiểu thuyết này, Lã Bố xuất hiện từ hồi 3 đến hồi 19. Lã Bố được mệnh danh là Chiến Thần, phần lớn độc giả xem Lã Bố là vị tướng dũng mãnh nhất thời Tam quốc, hơn cả Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Chử, Mã Siêu. Hình ảnh Lã Bố có thể liên hệ tới vị anh hùng Hy Lạp Achilles về sức mạnh[cần dẫn nguồn]. Lã Bố đã từng một mình đánh với cả ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi.

Trên chiến trường, ông chuyên sử dụng phương thiên họa kích và cưỡiNgựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Người ta thường nói "Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố" (Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố) để tôn vinh 2 cực phẩm nhân gian này. Ngoài ra trong những bức ảnh xưa hay ở các tác phẩm liên quan đến nhân vật này, ông được miêu tả là rất tuấn tú.

Bình luận (0)
Bùi Đặng Thùy Thương
Xem chi tiết
Thảo Phương
12 tháng 4 2018 lúc 21:51

Rô-bin-xơn Cru-xô trong đoạn trích "robinxon ngoài đảo hoang"là 1 nhân vật đáng yêu,đáng mến và đáng khâm phục.Sinh ra và lớn lên ở miền quê Y-oóc-sai của nước Anh,một ngày kia khi cả đoàn tàu bị đắm chìm một mình robinxon sống sót trôi dạt vào đảo hoang không môt bóng người.Ở đây,robinxon đã sống nhũng tháng ngày không bằng chết.Ấy vậy mà,con ngươi đó vẫn không chịu khuất phục trước hoàn cảnh,trước sfận anh vẫn đi lên bằng chính đôi tay,đôi chân,con người mình.Sống giữa nơi hoang vắng ko 1 bóng người,robinxon đã tự tạo trang phục và trang bị cho mình.Đó la mũ,là áo quần,là thăt lưng,dây đeo,gùi và súng.Tất ca mọi thứ đều đc làm từ da dê trông rất lôi thôi,cồng kềnh nhưng lại rất tiện dụng trong hoàn cảnh ở ngoài đảo hoang.Mọi thứ dường như rất kì kạ,ngộ nghĩnh,và khong thể tưởng tượng nổi nhưng đó thực sự la csống của"robinxon ngoài đảo hoang".Trang phục và trang bị của robinxon đấng yêu nhu thế đấy,nhưng chúng ta còn phải khâm phục anh hơn bởi anh là 1 con ng` có tinh thần dũng cảm,có nghị lực phi thg`.Là 1 con ng` có đầu óc thông minh,biết sáng tạo,cải biến hoàn cảnh. Đặc biệt anh còn là 1 con ng`có smạnh và khả năng lđộng chiến thắng thiên nhiên.Cuộc đời có những con ng` như robinxon sẽ làm ta yêu đời hơn,sống vững tin hơn.
Ơi sống đẹp là thế nào hỡi bạn
bữa cơm dù dưa muối đầy vơi
Chân lí chẳng cần chi đổi bán
Tình thương vô hạn để cho đời.
(Tố Hữu).

Bình luận (0)
Thảo Phương
12 tháng 4 2018 lúc 21:51
Rô-bin-xơn là một chàng trai thích hoạt động, ưa phiêu lưu, say sưa đến những miền đất lạ, bất chấp sóng to, gió lớn và bao nỗi gian nan, nguy hiểm khác. Rô-bin-xơn xuống tàu ở Hơn, theo bạn đi Luân Đôn bằng đường biển. Cuộc hành trình không gặp may mắn, con tàu bị đắm chìm ở Y-ac-mao. Thế nhưng, tai họa ấy không làm chàng nản lòng. Cha mẹ khóc lóc, bạn bò can ngăn vẫn không lay chuyển được quyết tâm của chàng - chàng làm quen với một viên thuyền trưởng tàu buôn; lần này rời bến ở Ghi-nê. Chuyến đầu tiên thuận buồm xuôi gió. Chuyến thứ hai gặp cướp biển, Rô-bin-xơn bị bắt làm nô lệ ở Xa-lê, hai năm sau trốn thoát sang Bra-xin lập trang trại trồng trọt. Chàng vẫn không hề nao núng; vài nằm sau nghe lời các bạn rủ rê, chàng xuống tàu đi Ghi-nê dự định thực hiện một chuyên buôn bán, trao đổi lớn. Nào ngờ, tàu gặp bão lớn, mất phương hướng rồi bị đánh đắm. Các thủy thủ trên tàu đều mạng vong. Ngoại trừ Rô-bin-xơn một mình sống sót trôi giạt vào một đảo hoang không có dấu chân người.

Trong trích đoạn Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, nhà văn kể chuyện Rô-bin-xơn ở trên đảo hoang vào khoảng từ năm thứ 9 đến năm thứ 15 (tính từ ngày bị đắm tàu).

Trước tiên, chúng ta thấy Rô-bin-xơn là một chàng trai có ý chí và nghị lực phi thường. Sớm gặp hoàn cảnh bất hạnh nhưng anh không nản chí, tuyệt vọng. Mặc dù sống cô đơn, không bạn bè, không người thân, nhưng anh “không ngồi rỗi, bằng lòng với những thứ mình đã có”. Anh say sưa làm việc đến quên cả mệt mỏi, nhọc nhằn. Anh luôn luôn được hưởng “cái thú hoàn thành một kết quả lao động mà trước kia mình phải bó tay”, nhờ phương pháp và tư tưởng tích cực: “Không còn nghĩ ngợi vẩn vơ”. Tính siêng năng, tháo vát đã giúp anh ngày càng “lành nghề trong nhiều ngành thủ công”. Anh trở thành thợ nặn rất khéo; ngoài bát đĩa, chum vại, bình vò thường dùng để cất trữ mọi thứ lương ăn, anh còn nặn được một cái tẩu hút thuốc, một công trình tuyệt mĩ đối với anh và anh lấy làm thích thú. Anh cũng trở thành một tay đan giỏi. Anh dùng miên liễu - một loại cây nhỏ, cành mềm rủ xuống, đan nhiều đồ dùng như: thúng (để mỗi lần săn bắn được hoặc kiếm được thức ăn thì bỏ vào thúng quẩy về nhà); bồ đựng thóc,... Ngoài ra, anh còn nảy thêm sáng kiến khác: chăn nuôi. Anh cảm thấy cần phải nuôi dê để cải tạo bừa ăn vì nguồn thực phẩm ngày càng cạn kiệt. Anh tâm sự: “Trong khoảng một năm rưỡi, tôi đã có một đàn mười hai con dê vừa lớn vừa nhỏ. Hai năm sau, số dê lên tới bốn mươi ba con và tôi bắt đầu giết thịt để ăn. Tôi làm thêm tất cả năm chuồng nữa nhỏ hơn, mỗi chuồng có nhiều ngăn để lúc cần thì bắt dê cho tiện”. Dường như chưa bằng lòng với năng lực sáng tạo của chính mình, anh ngẫm nghĩ đến chuyện vắt sữa dê - dù anh “nghĩ đến hơi muộn”. Nghĩ là làm; anh bắt tay ngay vào công việc. Có ngày anh vắt được bảy tám chai sữa! Do đó, việc thừa sữa uống là rất bình thường. Nhưng chưa dừng lại ở đây, anh cố công “thử làm bơ và pho mát”. Thất bại là mẹ của thành công. Sau vài lần bị hỏng, anh đã được như ý. Giờ đây, bữa ăn của anh vừa dồi dào nguồn thực phẩm, vừa ngon, vừa có nguồn giá trị dinh dưỡng cao. Thế nên, anh thốt lên bằng niềm tự hào mãnh liệt: “Các bạn thử nghĩ, một mình trên một hòn đảo hoang vắng mà bữa sáng có sữa tươi, bxa ăn thường ngày có bánh mì, bánh bột gạo tẻ, thịt dê, trứng rùa, bơ và pho mát, tráng miệng thì có các thứ hoa quả, nhất là nho tươi, nho khô, thiết tưởng cũng thịnh soạn, không kém ở những khách sạn bình thường tại các thành phố lớn”.

Mặt khác, chúng ta thấy Rô-bin-xơn là một chàng trai có lòng yêu đời tha thiết. Phải là một con người ham sống mới tồn tại được ở một nơi cách biệt hoàn toàn với thế giới con người như thế. Một thân, một mình giữa nơi hoang đáo, anh vẫn muốn sống đàng hoàng, sống cho ra sống, sống một cách mạnh mẽ, đẹp đẽ, dũng cảm, sáng tạo, vượt lên trên mọi hiểm nguy, thiếu thốn. Như vậy, quan niệm “sống” của anh không chỉ có ý nghĩa về mặt sinh học mà còn có ý nghĩa sâu xa về mặt triết học (phần nhiều nghiêng về mặt triết học). Ngày lại ngày, anh lạc quan “chu du trong địa hạt của mình giống như một người đi dạo phố ở thời hiện đại”. Dù không có ai nhìn ngắm (ngoại trừ anh) nhưng anh vẫn cứ “diện” theo sở thích của mình. Anh mặc một bộ quần áo bằng da rất kì lạ, kì lạ đến nỗi giá có người nào trông thây “nếu không kinh sợ thì cũng bò ra mà cười!”. Cái áo chẽn bằng da dê, “tà áo chấm ngang đầu gối”. Quần thì ngắn nhưng “rộng thùng thình, may bằng tấm da lông một con dê xồm, lông dê dài lê thê, buông thõng xuống đên gần mắt cá, thành ra quần đùi mà cũng không khác quần dài”. Còn cái mũ cũng được làm bằng da dê “cao lêu đêu trông thật không ra cái hình thù gì”. Đã vậy, thắt lưng cũng làm bằng da lông. Riêng cái tư thế của anh chẳng khác nào một nhân vật trong truyện xưa đang phòng thủ: “Một cái cưa và một cái búa ở hai bên hông. Một sợi dây da vòng qua cổ sang phía tay trái, đeo lủng lẳng hai cái túi hình dáng lạ lùng, một cái túi đựng thuốc súng, một túi đựng đạn ghém. Sau lưng cõng một cái gùi, vai mang súng và trên đầu là cái dù xoè ra, bao che tất cả thân mình”. Bởi trang phục như vậy nên khuôn mặt của anh “rám nắng, đen sạm lại”, râu “đâm ra như cái chổi xể”, trên mép lại để một cặp ria theo kiểu người Thổ Nhĩ Kì “vừa dài vừa rậm khác thường”. Rõ ràng, cách trang phục càng “tô đậm thêm nét cổ quái” vào diện mạo của anh - đúng như anh tự nhận xét là lệ bộ kì dị ấy đã khiến con chó người bạn thân của anh tỏ vẻ “kinh ngạc và khiếp sợ. Nó nghi nghi hoặc hoặc, chạy nép vào một góc nhà đứng nhìn ra, có ý dò xem cái con vật quái dị kia là bạn hay là thù”. Ấy vậy mà anh không hề cảm thấy đau khổ, tủi thân. Trái lại, anh kế cho chúng ta nghe bức chân dung tự họa của mình bằng giọng điệu vui tươi, pha lẫn những tiếng cười. Chẳng những thế, anh còn tự nhận mình là một vị “chúa đảo”. Có thể khẳng định rằng, giữa nơi hoang vu, vắng bóng dáng thân thương của con người, chất hoang dã đã nổi dậy lấn chiếm con người, hoang dã hóa con người nhưng chàng trai bất hạnh Rô-bin-xơn đã giành được chiến thắng, chiến thắng một cách vinh quang, vĩ đại, một chiến thắng mà đến 300 năm sau, trên hành tinh này chưa có người thứ hai đạt được.

Tóm lại, Rô-bin-xơn là một chàng trai có ý chí, nghị lực phi thường và lòng yêu đời mãnh liệt, mãnh liệt ngay cả trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Chính những phẩm chất tốt đẹp của chàng đã khơi dậy trong tâm hồn thơ ngây, trong sáng của em một tình yêu, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống hiện tại; một ý chí sắt đá, một nghị lực thép trong học tập và rèn luyện đạo đức để mai này em không chỉ giúp ích được cho bản thân mình mà còn cho xã hội yêu thương.
Bình luận (1)
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
NT Như Quỳnh
Xem chi tiết
Không Một Ai
4 tháng 9 2019 lúc 12:12

Những biểu hiện chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh:
Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Hồ Chí Minh có một lối sống vô cùng giản dị:
- Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”, chiếc nhà sàn “chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”;
- Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ; tư trang ít ỏi: chiếc vali với vài bộ quần áo và vài vật kỉ niệm
- Ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…

Bình luận (0)
Thảo Phương
4 tháng 9 2019 lúc 15:02

Lối sống bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh được thể hiện chủ yếu qua đời sống sinh hoạt vô cùng giản dị của Người:

- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ.

- Trang phục hết sức giản dị, tư trang ít ỏi.

- Ăn uống đạm bạc.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/soan-bai-phong-cach-ho-chi-minh-ngan-gon-le-anh-tra-c36a32067.html#ixzz5yXbNAtL9

Bình luận (0)