Chương I- Cơ học

Phạm Thị Ngọc Trinh

Bài 1: Một chiếc phà đi xuôi dòng sông từ bến A đến bến B, dừng lại ở bến B 30 phút, rồi lại đi ngược dòng về bến A hết 2 giờ 18 phút. Biết vận tốc của phà lúc xuôi dòng là 25 km/h; lúc ngược dòng là 20 km/h.

a. Tính khoảng cách từ bến A đến B.

b. Tính thời gian phà đi từ A đến B, thời gian phà đi từ B đến A.

c. Tính vận tốc của phà so với dòng nước và vận tốc của dòng nước so với bờ sông.

Bài 2: Một thùng hình trụ đứng đáy bằng chứa nước. Người ta thả chìm vật bằng nhôm có dạng hình lập phương có cạnh 20cm. Mặt trên của vật được móc bởi một sợi dây (bỏ qua trọng lượng của sợi dây). Nếu giữ vật lơ lửng trong thùng nước thì phải kéo sợi dây một lực 120N. Biết: Trọng lượng riêng của nước, nhôm lần lượt là d1 = 10000N/m3, d2 = 27000N/m3. Hỏi vật nặng rỗng hay đặc? Vì sao?

Bài 3: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật tiết diện S = 40cm2 cao h = 10cm có khối lượng m = 160g.

a, Thả khối gỗ vào nước. Tìm chiều cao của phần gỗ nổi trên mặt nước. Cho khối lượng riêng của nước là D0 =1000kg/m3.

b, Bây giờ khối gỗ được khoét một lỗ hình trụ ở giữa có tiết diện S = 4cm2 sâuh và lấp đầy chì có khối lượng riêng D2 = 11300kg/m3. Khi thả vào nước người ta thấy mực chất lỏng ngang bằng với mặt trên của khối gỗ. Tìm độ sâu h của khối gỗ?

Bài 4: Hai bến sông A và B cách nhau 42 Km. Dòng sông chảy theo hướng A đến B với vận tốc 2,5 km/h. Một ca nô chuyển động đều từ A về B hết 1 giờ 30 phút. Hỏi ca nô đi ngược từ B về A trong bao lâu.

Bài 5: Một bình thông nhau có hai nhánh giống nhau, chứa thuỷ ngân. Đổ vào nhánh A một cột nước cao h= 30cm, vào nhánh B một cột dầu cao h= 5 cm. Tìm độ chênh lệch mức thuỷ ngân ở hai nhánh A và B. Cho trọng lượng riêng của nước, của dầu và của thuỷ ngân lần lượt là d=10000N/m; d= 8000N/m; d=136000N/m.

Bài 6: Thả một vật bằng kim loại vào bình đo thể tích thì nước trong bình dâng lên từ mức 130cm3 đến mức 175cm3. Nếu treo vật vào 1 lực kế trong điều kiện vẫn nhúng hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 4,2N. Biết trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3

BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

Môn: Vật lý 8

a. Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật.

b. Xác định khối lượng riêng của chất làm vật.

Bài 7: Treo một vật rắn vào lực kế, lực kế chỉ giá trị P1= 5N. Nhúng vật rắn chìm hoàn toàn trong nước (khối lượng riêng D = 1000kg/m3) thì lực kế chỉ giá trị P2 = 3N.Tính khối lượng riêng của vật rắn đó.

Bài 8: Hai người xuất phát cùng lúc bằng xe đạp từ A để về B . Người thứ nhất đi nửa đầu quãng đường với vận tốc v1 =10km/h và nửa sau quãng đường với vận tốc v2 =15km/h. Người thứ hai đi nửa thời gian đầu với vận tốc v1 = 10km/h và cuối cùng đi với vận tốc v2 = 15km/h.

a) Xác định xem ai về đến B trước?

b)Người thứ hai đi từ A về B trong thời gian 28 phút , 48 giây.Tính thời gian đi từ A về B của người thứ nhất.

Bài 9: Một vật rắn khối lượng 100g khi thả vào bình đầy nước thì có 50ml nước tràn ra ngoài.

Xác định xem vật đó nổi hay chìm trong nước ?

Bµi 10: Lúc 6 giờ sáng, một người đạp xe từ thành phố A về phía thành phố B ở cách thành phố A : 114 Km với vận tốc 18Km/h. Lúc 7h , một xe máy đi từ thành phố B về phía thành phố A với vận tốc 30Km/h .

1. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ và nơi gặp cách A bao nhiêu Km ?

2. Trên đường có một người đi bộ lúc nào cũng cách đều xe đạp và xe máy, biết rằng người đó cũng khởi hành từ lúc 7h . Hỏi :

a. Vận tốc của người đó .

b. Người đó đi theo hướng nào ?

c. Điểm khởi hành của người đó cách A bao nhiêu Km ?

ling Giang nguyễn
13 tháng 8 2020 lúc 19:02

Bài 1,

Một chiếc phà xuôi dòng từ bến A đến bến B,dừng lại ở bến B 30 phút rồi lại ngược dòng về bến A hết 2 giờ 18 phút,vận tốc của phà khi ngược dòng là 25km/h,lúc ngươc dòng là 20km/h,Tính khoảng cách từ A đến B,Tính thời gian phà đi từ A đến B và ngược lại,Tính vận tốc của phà so với dòng nước và vận tốc của dòng nước,Vật lý Lớp 8,bài tập Vật lý Lớp 8,giải bài tập Vật lý Lớp 8,Vật lý,Lớp 8

Bình luận (0)
ling Giang nguyễn
13 tháng 8 2020 lúc 19:10

Bài 2.

Thể tích của vật: V = a3 = 0,23 = 8.10-3 m3.

Giả sử vật đặc, trọng lượng của vật lúc này:

P = d2.V = 27000.8.10-3 = 216N

Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật: FA = d1.V = 10000. 8.10-3 = 80N.

Ta có: F + FA = 200N

F + FA < P nên vật này rỗng. Trọng lượng thực sự của vật là 200N

Bình luận (0)
ling Giang nguyễn
13 tháng 8 2020 lúc 19:43

Bình luận (0)
ling Giang nguyễn
13 tháng 8 2020 lúc 19:45

Bài 4

Hai bến sông A và B cách nhau 42km,Dòng sông chảy từ A đến B với vận tốc 2.5km/h,Vật lý Lớp 8,bài tập Vật lý Lớp 8,giải bài tập Vật lý Lớp 8,Vật lý,Lớp 8

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phương
Xem chi tiết
Trọng Khang
Xem chi tiết
Red Cat
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Huyền
Xem chi tiết
Jacky Lê
Xem chi tiết
Thảo Phạm
Xem chi tiết
Linh Sun
Xem chi tiết
Dương Hải Băng
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết