Văn bản ngữ văn 8

Thao Thanh

Ai giúp với
Câu 1. Viết đoạn văn (10-15 câu) trình bày suy nghĩ cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
" Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang." (Trích Quê hương - Tế Hanh)

Câu 2. Viết đoạn văn (10-15 câu) trình bày suy nghĩ cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
"Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng". (Trích Quê Hương - Tế Hanh)

Câu 3. những ngày vừa qua trên khắp các đường phố sài gòn và tràn ngập mạng xã hội là những tấm bảng viết tay nguệch ngoạc " nếu khó khăn hãy lấy một phần nếu bạn ổn xin nhường cho người khác" phía sau đó là những yếu phẩm cần thiết . Bằng sự hiểu biết của em hãy viết bài văn làm sáng tỏ tinh thần Sài Gòn tương thân tương ái từ thông tin trên , cho mình xin khoảng 2 hoặc 3 bài văn khác nhau để mình tham khảo với ạ , hoặc 1 bài thôi cũng được , mình đang cần bài này

minh nguyet
28 tháng 5 2020 lúc 21:21

Tham khảo:

Câu 1:

Nguồn: Cô Nguyễn Thị Vân

Cảm nhận đoạn thơ: Những câu thơ mang âm hưởng nhẹ nhàng, phơi phới sáng trong, mở ra khung cảnh sông nước, đất trời khoáng đạt trong buổi mai hồng bình yên, thơ mộng, báo hiệu một ngày mới ra khơi đầy may mắn, tốt đẹp. Đoạn thơ sử dụng những phép so sánh kết hợp nhân hóa tạo ra những hình ảnh thơ đặc sắc.

- Chiếc thuyền cũng như những thanh niên trai tráng vạm vỡ, phăng phăng lướt sóng đầy khí thế, đầy hào hứng được ví hăng như con tuấn mã vượt trường giang.

- Hình ảnh cánh buồm được ví như mảnh hồn làng, rướn thân trăng bao la thâu góp gió. Một so sánh độc đáo, bất ngờ. Cánh buồn là cái thực, hữu hình, hồn làng là cái ảo, vô hình, vậy mà cái vô hình được hình tượng hóa thành cái hữu hình sinh động. Cánh buồm - mảnh hồn quê, nơi neo đậu, chất chứa những lời cầu nguyện, lời chúc may mắn, nơi gửi gắm niềm tin và hi vọng của người ở nhà với người xa khơi. Là tín hiệu, niềm vui của người trên bờ ngóng đợi người xa khơi khi thấp thoáng bóng buồm trở về. Bởi thế, cánh buồm là hồn vía của làng, của người ra khơi, của người tha hương, nó thiêng liêng, gắn bó, gợi nhớ vô cùng.

=> Những phép tu từ đẹp tạo nên bức tranh thơ vừa có hình, có hồn, vừa như có sức truyền cảm mạnh mẽ, lay động lòng người.

Câu 2:

Bốn câu thơ tiếp theo ghi lại không khí làng chài đón đoàn thuyên đánh cá trở về:

"Ngày hôm sau, ồn ào, trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe,

Những con cá tươi ngon, thân bạc trắng".

Sau một ngày đêm ra khơi đánh cá, đoàn thuyền đã trở về bến. Cả làng chài, hàng trăm người, già trẻ, gái trai, những ông bố bà mẹ, những người vợ đứa con... ra bến đợi từ sáng sớm. Đông vui "tấp nập" và "ồn ào". Có niềm vui sướng nào to lớn hơn? "Cá tươi ngon, thân bạc trắng" đầy ắp các khoang thuyền. Câu thơ "Nhờ ơn trời, biến lặng, cá đầy ghe" đã thể hiện một cách cảm động nỗi niềm, tâm trạng, tấm lòng của bà con làng chài: sống gắn bó với biển khơi, tin vào trời đất một cách thánh thiện. "Nhờ ơn trời" nên ra khơi gặp nhiều may mắn: biển lặng, sóng êm, gặp luồng cá đánh bắt được nhiều, "cá đầy ghe". Làm ruộng, đánh cá, hay đi rừng, đi biển,... qua hàng nghìn năm, sống gắn bó với thời tiết, với thiên nhiên, cho nên "ơn trời mưa nắng phải thì...", "Nhờ trời hạ kế sang đông...", "Trời cho chân cứng đá mềm", v.v... là lời cầu mong, là niềm tin thánh thiện, phác thực của bà con lao động xưa nay. Tế Hanh đã diễn tả niềm tin ấy, lời cầu mong chúc phúc ấy một cách giản dị chân thành.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
vuongnhatbac
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Trần Thị Thúy Quỳnh
Xem chi tiết
Hoàng Khánh Ly
Xem chi tiết
Hiếu Bầu Trời
Xem chi tiết
ngoc
Xem chi tiết
Hana Yuki
Xem chi tiết
Thùy Trang
Xem chi tiết
Phong Lê
Xem chi tiết