Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải

Thiên

Làm bài văn phân tích khổ 4,5 của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"

Lê Thị Hải
27 tháng 5 2020 lúc 17:04

Khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp của nhà thơ:

- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý:

Ta làm…

… xao xuyến

+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.

+ Các h/a “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.

+ Có sự ứng đối với các h/a ở đầu bài thơ -> lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước.

=> Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

- Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả”

Một mùa xuân…

… khi tóc bạc

+ “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”.

+ Điệp từ “dù là” + h/a tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời.

=> Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước.

Bình luận (0)
NguyễnGiaLinh
17 tháng 5 2023 lúc 13:04

    Hai khổ bốn, năm của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã thể hiện thành công ước nguyện chân thành của nhà thơ. Mở đầu tác phẩm là cảm xúc say sưa ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, tiếp đến là niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước và đến những khổ tiếp theo, thi nhân đã có những ước nguyện chân thành đến cháy bỏng:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến”.

Thi sĩ dùng biện pháp điệp ngữ “ta làm” kết hợp với biện pháp liệt kê “con chim”, “cành hoa”, “nốt trầm” để thể hiện tâm niệm tha thiết của mình. Ông muốn làm “con chim” để cất tiếng hót vui cho đời, làm “cành hoa” để cống hiến hương sắc, khiến cuộc đời thêm đẹp, thêm rực rỡ, làm “nốt trầm” để đóng góp một phần nhỏ bé vào bản nhạc muôn điệu nhưng có ích “xao xuyến”. Đại từ “tôi” vốn chỉ cá nhân người nói nay đã chuyển thành “ta” – chỉ cả người nói và người nghe. Điệp từ “ta” khẳng định sống có ích, cống hiến không phải chỉ là ước nguyện của riêng nhà thơ mà nó còn là ước nguyện chung của tất cả mọi người. Tiếp đến khổ năm, ông viết:

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”.

“Mùa xuân nho nhỏ” là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo, cũng là cách thể hiện đầy thiết tha cảm động. Nghệ thuật đảo ngữ “lặng lẽ” cho thấy ước nguyện hóa thân đó vô cùng cháy bỏng nhưng được tác giả thầm lặng dâng hiến cho đời. Điệp ngữ “dù là” khiến âm điệu câu thơ thêm phần sâu lắng, ý thơ được nhấn mạnh. Hình ảnh hoán dụ “tuổi hai mươi” tượng trưng cho tuổi trẻ còn hình ảnh “tóc bạc” tượng trưng cho tuổi già. Qua đó tác giả thể hiện ước nguyện muốn được hòa nhập, được cống hiến sức sống tươi trẻ cho đất nước một cách giản dị, khiêm nhường và bền bỉ nhưng rất mãnh liệt, bất chấp thời gian tuổi tác. Tóm lại, những tâm nguyện chân thành của nhà thơ chắc chắn để lại những ấn tượng khó phai trong lòng độc giả.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Bống
Xem chi tiết
nam cung lãnh nhi
Xem chi tiết
Mạc Hy
Xem chi tiết
Gái Les
Xem chi tiết
Minhhoang Đào
Xem chi tiết
Mạc Hy
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
Lê Minh Dũng
Xem chi tiết
Con Mắm
Xem chi tiết
Văn Đức
Xem chi tiết