Sang thu- Hữu Thỉnh

Thiên

Làm bài văn phân tích khổ 1,2 của bài thơ "Sang Thu"

Lê Thị Hải
27 tháng 5 2020 lúc 17:06

1. Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về. (khổ 1)

a. Khoảnh khắc giao mùa được Hữu Thỉnh cảm nhận tinh tế bằng nhiều giác quan: khứu giác, xúc giác, thị giác.

- Cảm nhận bằng khứu giác: Hương ổi

+ Hương ổi chín như kết tinh tất cả những hương vị của đất trời và mang linh hồn riêng của chốn làng quê. “Hương ổi” cũng đã diễn tả tinh tế bước đi của thời gian từ hạ sang thu, vốn vô hình nhưng được tác giả cảm nhận rất cụ thể.

+ Động từ “phả” diễn tả sự lan tỏa nồng nàn của hương ổi. Hương ổi chín, thơm nhẹ như lan tỏa bức thông điệp không lời của thiên nhiên.

- Cảm nhận bằng xúc giác: “Gió se” là ngọn gió heo mà thoáng một chút se lạnh, là dấu hiệu đặc trưng của mùa thu.

- Cảm nhận bằng thị giác: Sương thu

+ Không gian mùa thu không chỉ đẫm hương mà còn lãng đãng, giăng mắc bởi sương thu. Hình ảnh sương thu gợi vẻ đẹp huyền ảo góp phần làm nên vẻ đẹp êm đềm, lãng mạn của cảnh sắc thiên nhiên lúc giao mùa.

+ Từ láy “chùng chình” kết hợp với phép nhân hóa “qua ngõ” đã miêu tả tinh tế vận động nhẹ nhàng của làn sương thu. Đó là cái ngõ làng hay là cửa ngõ của thời gian? Sương thu hay là lòng người đang lưu luyến giữa hai mùa. Quả là trong sương có gió, có hương và có cả tình nữa.

b. Những dấu hiệu báo thu sang không chỉ được cảm nhận bằng các giác quan mà còn được cảm nhận bằng tâm hồn.

- Từ “bỗng” diễn tả cảm giác đột ngột, bất ngờ. Từ đó hé mở sự ngỡ ngàng đến ngạc nhiên của nhà thơ khi nhận ra những dấu hiệu, bước chân đầu tiên của mùa thu.

- Từ “hình như” diễn tả cảm giác, phán đoán đầy mơ hồ, không rõ ràng bởi lẽ tất cả đến đột ngột quá, khiến thi sĩ lúng túng, xao xuyến, dường như vẫn chưa tin hẳn là thu đã sang nên chỉ đưa ra một phán đoán, đoán định mà thôi.

2. Cảm nhận sự thay đổi cảnh vật đất trời lúc sang thu. (khổ 2)

a. Hình ảnh dòng sông + đàn chim.

- Trong hai câu thơ đầu, tác giả tạo ra một sự đối xứng giữa cánh chim và dòng sông, giữa cao và thấp, giữa mặt đất và bầu trời, mở ra một khoảng không gian bát ngát, rộng mở, mênh mông.

- Từ láy “dềnh dàng”, “vội vã” đã nhân hóa hình ảnh dòng sông và cánh chim, vừa tạo ra sự tương phản vừa bộc lộ những quan sát tinh tế hiện tượng thiên nhiên, khiến khoảng khắc sang thu như có linh hồn.

- Dòng sông và cánh chim đều được miêu tả trong trạng thái chuyển động nhưng là sự chuyển động trái ngược nhau. Sông không gấp gáp, cuồn cuộn như mưa lũ mùa hạ mà “dềnh dàng”, thong thả, lững lờ trôi như lắng lại, như trầm xuống suy tư. Ngược với dòng sông là cánh chim “vội vã” để chuẩn bị đi tránh rét. Đọc được trạng thái “bắt đầu” ấy của cánh chim chứng tỏ tâm hồn thi nhân tinh tế biết chừng nào.

b. Hình ảnh mây mùa thu.

- Về mặt không gian: Hình ảnh đám mây là hình ảnh thiên nhiên ở không gian tầng cao, là một nét phác thảo hoàn chỉnh bức tranh mùa thu. Đám mây mỏng, mềm mại như một dải lụa, như chiếc khăn voan, là hình ảnh chân thực, mở ra không gian mùa thu êm đềm, trong trẻo.

- Về mặt thời gian: Linh hồn 2 câu thơ nằm ở chữ “vắt”. Phép nhân hóa đặc sắc đã diễn tả tinh tế khoảnh khắc giao mùa thú vị. Hình ảnh mây thể hiện sự liên tưởng tài hoa: Mây có tên là “mây mùa hạ”, nhưng một nửa đã thuộc về mùa thu. Bước đi của thời gian đã được hình tượng hóa, trở nên hữu hình, thi vị.

=> Tóm lại, khổ thơ thứ hai đã phác họa rõ nét sự đổi thay của cảnh vật lúc sang thu. Sự cảm nhận tinh tế ấy xuất phát từ một hồn thơ giàu rung cảm và tài năng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Ngoc Phung
Xem chi tiết
An Nghi
Xem chi tiết
Hà Ngọc
Xem chi tiết
Gái Les
Xem chi tiết
Gái Les
Xem chi tiết
kieu trang
Xem chi tiết
Triều Trần
Xem chi tiết
Hien luong
Xem chi tiết
Ngọc Ánh
Xem chi tiết