Ôn tập lịch sử lớp 8

Linh Bùi

Câu 1: Nêu nguyên nhân, duyên cớ, thủ đoạn thực dân Pháp xâm lược Việt Nam

Câu 2: Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm đến đầu tiên trong QTXL và chúng thất bại như thế nào ?

Câu 3: Hãy cho biết hiệp ước đầu tiên triều đình Huế kí với Pháp là hiệp ước nào, nêu Nội dung và nhận xét

( mink đag cần gấp)

Lamkhánhdư
17 tháng 5 2020 lúc 20:33

Câu 1:

* Nguyên nhân sâu xa:

- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

=> Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

Bình luận (0)
Lamkhánhdư
17 tháng 5 2020 lúc 21:01

Câu 2 :

Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:

- Do vị trí chiến lược và địa thế thuận lợi của Đà Nẵng:

+ Là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng.

+ Là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế.

+ Nằm trên đường thiên lý Bắc - Nam, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta.

⟹ Đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh nhất, ít hao tốn nhân lực, vật lực nhất của Pháp, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” .

- Pháp không thể trực tiếp đánh vào cửa biển Thuận An ở Huế, vì Huế là thủ phủ của triều đình phong kiến Nguyễn, mặt khác Thuận An là cửa biển nhỏ, tàu chiến không thể ra vào dễ dàng, thuận lợi như cửa biển Đà Nẵng.

- Đà Nẵng có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và nhiều giáo sĩ, gián điệp đội lốt thầy tu, con buôn,… hoạt động ở đây từ trước, họ trở thành người đi tiên phong, vạch đường cho quân Pháp xâm lược.

Kết cục, sau 18 tháng đánh chiếm Đà Nẵng (từ 1-9-1858 đến 23-3-1860), Page - thiếu tướng Tổng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha - được lệnh của Chính phủ Pháp rút hết quân ra khỏi Đà Nẵng để đưa sang hỗ trợ cho chiến trường Trung Quốc. Trước khi rút quân, Page ra lệnh đốt hết các đồn trại ở Sơn Trà, An Hải, Điện Hải, Trà Úc và đành phải để lại một nghĩa địa và hàng trăm nấm mồ quân xâm lược nằm rải rác trên bán đảo Sơn Trà. Đây là nghĩa địa quân xâm lược duy nhất còn tồn tại đến ngày nay ở nước ta.
Bình luận (0)
Lamkhánhdư
17 tháng 5 2020 lúc 21:06

Câu 3 : Lời giải của Tự Học 365. Giải chi tiết: Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi

ND : - Về lãnh thổ: triều đình nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn. Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến.

- Về thông thương: mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán.

- Về chiến phí: bồi thường cho Pháp 20 triệu quan (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc).

- Về truyền giáo: cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô và bãi bỏ lệnh cấm đạo.

Nhận xét:
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộ

Bình luận (0)
Thảo Phương
17 tháng 5 2020 lúc 21:33

Những nguyên nhân nào thôi thúc Pháp xâm lược Việt Nam?

- Do nhu cầu về thị trường và nguyên liệu: Vào những năm 50 – 60 của TKXIX, Pháp hoàn thành xong cuộc cách mạng công nghiệp sau hơn một nửa thế kỉ.Bộ mặt các ngành kinh tế, giao thông vận tải, ngoại thương của Pháp phát triểnnhanh chóng. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển các ngành công nghiệpnói riêng, nền kinh tế nói chung, Pháp rất cần thuộc địa để giải quyết các vấn đề thị trường và nguyên liệu.

- Do thuộc địa của Pháp không còn nhiều. Bản thân Pháp ngay từ thế kỉ XVIđã sớm tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa, đến thế kỉ XVIIngười Pháp đã hiện diện trên khắp thế giới. Tuy nhiên sau một loạt thất bại trongnhững cuộc chiến tranh với các nước tư bản khác, Pháp mất dần thuộc địa và vị thếcủa mình. Trước hết phải kể đến cuộc tranh giành quyền thừa kế ngôi vua ở TâyBan Nha (1701 - 1714) mà kết quả là hai hiệp ước 1713 – 1714 đã buộc Pháp phảitrao cho Anh phần lớn thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ. Những hiệp ước này đã chấmdứt bá quyền của Pháp ở châu Ân, đồng thời đánh dấu sự ra đời của một trung tâmquyền lực mới – nước Anh. Tiếp đó phải kể đến trong cuộc chiến tranh Pháp –Phổ, Anh đã lợi dụng tấn công các thuộc địa của Pháp ở Bắc Mĩ và Ấn Độ, đồng2 thời kết quả của cuộc chiến này cũng làm Pháp mất Ca-na-đa, thung lũng Ô-hi-ô,toàn bộ bờ trái sông Mi-xi-xi-pi. Tuy nhiên sự kiện có ý nghĩa quyết định đối vớiviệc thu nhỏ thuộc địa của Pháp nhất đó là sự thất bại của Na-pô-lê-ông (5 - 1814),buộc Pháp phải kí vào văn kiện kết thúc hội nghị Viên. Theo đó, Pháp bị Anhchiếm hầu hết các thuộc địa. Diện tích thuộc địa của Pháp chỉ còn vào khoảng96.020 km2.

- Việt Nam nằm ở một vị trí chiến lược quan trọng: là cửa ngõ đi xuống cácnước Đông Nam Á, lại nằm trên con đường từ Ấn Độ, Indonexia đến Trung Quốc,Nhật Bản, có thể lấy Việt Nam làm bàn đạp tấn công Trung Quốc. Ngoài ra Việt Nam còn là một vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên, thị trường tiêu thụ rộng lớn,nguồn nhân lực dồi dào, trong khi đó chế độ phong kiến Việt Nam đang rơi vào tình trạng khủng hoảng và suy yếu. Với những nguyên nhân đó, Việt Nam hứa hẹn trở thành một thuộc địa giàu có và lý tưởng với các nước tư bản.

-Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp có từ rất lâu, để thực hiệnâm mưu ấy Pháp đã tiến hành những bước đi rất cẩn trọng và đầy chiến lược. Đó3 chính là thủ đoạn xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. Có thể lấy năm 1624 làm mốc đánh dấu mở đầu cho quá trình thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam củaPháp với vai trò to lớn của giáo sĩ A-lếch-xăng Đờ rốt và kết thúc vào năm 1884 với bản hiệp ước Pa-tơ-nốt. Như vậy quá trình xâm lược Việt Nam được Pháp tiếnhành trong vòng 260 năm (1624-1884), được chia làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn Pháp lại có những thủ đoạn riêng. Trong đó Pháp sử dụng 3 nhân vật được xemnhư 3 con át chủ bài cho những nước đi của mình, đó là: giáo sĩ, thương nhân và binh lính. Mỗi bước đi của Pháp là sự tận dụng tối đa các hoạt động của những con át chủ bài này để mở đường cho việc xâm lược.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
jihun
Xem chi tiết
Ctuu
Xem chi tiết
Hà Nguyễn Thu
Xem chi tiết
Ngáo Ngơ Alice
Xem chi tiết
Minhduc
Xem chi tiết
Ctuu
Xem chi tiết
Hiếu Đỗ
Xem chi tiết
Đoàn Thị Linh Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hiếu
Xem chi tiết