Văn bản ngữ văn 9

Gia Hiếu Nguyễn Duy

Trong lời bài hát "đường Trường sơn xe anh qua" của nhạc sĩ Vân Dung có đoạn :

"Đường Nam Bắc yêu thương

Đường Trường Sơn say chiến đấu

Khi miền Nam cháy trong lòng anh"

Câu 1 Đoạn lời bài hát trên gợi em liên tưởng đến bài thơ nào trong hương trình ngữ văn lớp 9?nêu tên tác giả và giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ đó?

minh nguyet
17 tháng 5 2020 lúc 20:49

Đoạn lời bài hát gợi liên tưởng tới bài thơ ''Bài thô về tiểu đội xe không kính'' của tác giả Phạm Tiến Duật

Tham khảo:

Ý nghĩa nhan đề:

Bài thơ có cách đặt đầu đề hơi lạ. Bởi hai lẽ:

+ Rõ ràng đây là một bài thơ, vậy mà tác giả lại ghi là “Bài thơ” – cách ghi như thế có vẻ hơi thừa.

+ Lẽ thứ hai là hình ảnh tiểu đội xe không kính. Xe không kính tức là xe hỏng,không hoàn hảo, là những chiếc xe không đẹp, vậy thì có gì là thơ. Vì đã nói đến thơ, tức là nói đến một cái gì đó đẹp đẽ, lãng mạn, bay bổng.

=>Vậy, đây rõ ràng là một dụng ý nghệ thuật của Phạm Tiến Duật. Dường như, tác giả đã tìm thấy, phát hiện, khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất, thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh.

- Hình ảnh độc đáo, gây ấn tượng mạnh: những chiếc xe không kính

- Từ bài thơ có vẻ như hơi thừa, nhưng thực ra từ đó lại nằm trong chủ định của tác giả và tạo nên sự liên kết giữa hai sự vật có vẻ xa lạ nhau: "bài thơ" và “xe không kính”. Xe không kính thì chẳng có gì làm nên thơ cả, vậy mà nó đã trở thành hình ảnh trung tâm của một bài thơ. Tác giả đã tìm ra chất thơ ở những điều tưởng chừng rất khô khan, trần trụi. Đó chính là chất thơ từ hiện thực gian khổ, ác liệt ở nơi chiến trường.

- Chính chất liệu chân thực từ cuộc sống ấy đã làm nên sức sống lâu bền của bài thơ.

- Cách đặt nhan đề tự nhiên thể hiện sâu sắc phong cách thơ Phạm Tiến Duật: tinh nghịch, sôi nổi, tràn đầy niềm tin vào cuộc sống và chiến đấu.

- Tác giả đã tìm thấy, phát hiện và khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất. Thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh. Đó cũng là bút pháp của nền văn học kháng chiến chiến chống Mĩ cứu nước, vừa tự nhiên, sôi động vừa đậm chất sử thi hào hùng.



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Huyền My
Xem chi tiết
Hoàng Lê Minh
Xem chi tiết
Phạm Thành Hưng
Xem chi tiết
Nobita
Xem chi tiết
Nguyễn Phương
Xem chi tiết
Phuong Phan
Xem chi tiết
Linh Vy
Xem chi tiết
Hà Trang
Xem chi tiết
Chan
Xem chi tiết