Bài 7: Hình bình hành

Linh 2k6 Khánh

Cho ∆ABC cân tại A, AM là đường cao. Gọi N là trung điểm của AC. D là điểm đối xứng M qua N . a, CM: tứ giác ADCM là hình cnhật b, Cm: tứ giác ABMD là hình bình hành và BD đi qua trung điểm O của AM c, BD cắt AC tại I cm: DI = 2phần3 OB

Nguyễn Lê Phước Thịnh
4 tháng 5 2020 lúc 8:56

a) Xét tứ giác ADCM có

N là trung điểm của đường chéo AC(gt)

N là trung điểm của đường chéo MD(M và D đối xứng với nhau qua N)

Do đó: ADCM là hình bình hành(dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

Hình bình hành ADCM có \(\widehat{AMC}=90^0\)(AM⊥BC)

nên ADCM là hình chữ nhật(dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)

b) Xét ΔABC cân tại A có AM là đường cao ứng với cạnh đáy BC(gt)

nên AM cũng là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy BC(định lí tam giác cân)

hay M là trung điểm của BC

⇒MB=MC

mà MC=AD(hai cạnh đối trong hình chữ nhật AMCD)

nên AD=BM

Xét tứ giác ADMB có AD//BM(AD//CM, B∈CM) và AD=BM(cmt)

nên ADMB là hình bình hành(dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

⇒Hai đường chéo AM và BD cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường(định lí hình bình hành)

mà O là trung điểm của AM(gt)

nên BD đi qua trung điểm O của AM(đpcm)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lê Hà Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Nhung
Xem chi tiết
Momobami Kirari
Xem chi tiết
Nu Nguyễn
Xem chi tiết
nguyễn đăng
Xem chi tiết
Hoàng
Xem chi tiết
Huỳnh Huỳnh
Xem chi tiết
Ly Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Kiên
Xem chi tiết