Hướng dẫn soạn bài Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn

Nguyễn Thị Khánh

Trong đoạn bộc bạch lòng yêu nước và niềm căm hận quân giặc, tác giả sử dụng cách nói khoa trương, ước lệ nhưng vẫn đạt được hiệu quả truyền cảm cao. Hãy giải thích vì sao có được hiệu quả truyền cảm ấy?

Trần Lê Nguyên
28 tháng 4 2020 lúc 20:51

Ở đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thân xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”... trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Minh Đẹp zai 8/1
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Đào Duy Thọ
Xem chi tiết
Mon
Xem chi tiết
Snow Snow Golem
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Hà
Xem chi tiết
Minh Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Khánh
Xem chi tiết