Đề cương ôn tập văn 8 học kì II

nảo

Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu phủ định?

A. Là câu có những từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay…

B. Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết.

C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải…

D. Là câu có ngữ điệu phủ định

Câu 2: Các câu phủ định sau:

– Trời không rét lắm.

– Trăng chưa lặn.

Là câu phủ định miêu tả hay câu phủ định bác bỏ?

A. Câu phủ định miêu tả B. Câu phủ định bác bỏ

Câu 3: Chức năng chính của câu trần thuật là gì?

A. Để hỏi B. Yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo

C. Kể, thông báo, nhận định, miêu tả,… D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Câu 4: Câu trần thuật sau dùng để làm gì?

“Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương”

A. Kể B. Miêu tả

C. Thông báo D. Nhận định

Câu 5: Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong bài thơ “Ngắm trăng” ?

A. Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền.

B. Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước.

C. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa.

D. Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác

Câu 6: Hai câu thơ “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt – Nguyệt tòng song khích khán thi gia” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?

A. ẩn dụ B. So sánh

C. Hoán dụ D. Nhân hóa

Câu 7: ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu ?

A.Giãi bày tình cảm của người viết.

B. Kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.

C. Miêu tả phong cảnh, kể sự việc.

D. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

Câu 8: Dòng nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”.

A. Phủ định sự cần thiết của việc dời đô.

B. Phủ định sự đau xót của nhà vua trước việc phải dời đô.

C. Khẳng định sự cần thiết phải dời đổi kinh đô.

D. Khẳng định lòng yêu nước của nhà vua.

Câu 9: Câu nào dưới đây nói đúng về thể “tấu”?

A. Là loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị

B. Là loại văn thư của vua gửi cho dân chúng để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.

C. Có thể viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu.

D. Câu A và C đúng.

Câu 10: Câu văn nào thể hiện rõ nhất tác dụng của các “phép học” mà Nguyễn Thiếp nêu lên ?

A. Họa may kẻ nhân tài mới lập đường công, nhà nước nhờ thế mà vững yên.

B. Đạo học thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.

C. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

D. Gồm câu A và B.

Lê Thị Hải
23 tháng 4 2020 lúc 20:01

1c

2a

3c

4c

5c

6

7d

8c

9d

10d

Bình luận (0)
Trang Minh
24 tháng 5 2020 lúc 19:33

1c

2b

3c

4a

6c

6d

7d

8c

9d

10d

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
nghĩa tạ văn
Xem chi tiết
Phương Vy
Xem chi tiết
trâm nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hiền
Xem chi tiết
Nene988
Xem chi tiết
Xuki BB
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuệ Minh
Xem chi tiết