Bài 24. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945- 1946)

Nhật Phương Nguyễn Hoàng

Câu 2: Vì sao Đảng ta lại hoà hoãn, nhân nhượng với Tưởng, sự hoà hoãn, nhân nhượng đó có đúng không?

Câu 3: Tại sao quân Pháp và quân Tưởng lại ký với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp? Trước tình hình đó Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chủ trương, sách lược gì?

Câu 4: Nội dung chủ yếu của Hiệp định sơ bộ?

Câu 5: Tình hình nước ta sau khi hiệp định sơ bộ được ký kết? Trước tình hình trên, Đảng và Chính phủ đã làm gì?

Câu 6: Ý nghĩa của việc ta ký kết các Hiệp ước với thực dân Pháp?

Thảo Phương
18 tháng 4 2020 lúc 15:16

Câu 4: Nội dung chủ yếu của Hiệp định sơ bộ?

Ngày 6/3/1946, Hiệp định Sơ bộ được kí kết với nội dung:

- Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

- Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật và rút dần trong thời hạn 5 năm.

- Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột và giữ nguyên quân đội của mình ở vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức của Việt Nam, chế độ tương lai của Đông Dương, quyền lợi kinh tế và văn hóa của Người Pháp ở Việt Nam.



Bình luận (0)
Nguyễn Lê Diễm My
18 tháng 4 2020 lúc 16:21

Câu 2:

- Do chính quyền ta cò non trẻ nên tránh tình trạng phải đối phó với nhiều kẻ thù. Vì vậy, từ tháng 9-1945 đến trước tháng 3-1946, ta nhân nhượng với quân Tưởng để đánh thực dân Pháp.

- Sự nhân nhượng đó đúng vì: Với sách lược tạm hòa hoãn với quân Tưởng, chúng ta đã hạn chế đến mức thấp nhất mọi hoạt động phá hoại của quân Tưởng và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng, góp phần làm ổn định mọi mặt ở miền Bắc, tạo điều kiện cho nhân dân ta có thêm thời gian củng cố và xây dựng lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Câu 6:

- Ý nghĩa:

+ Hiệp định giơ -ne-vơ cùng với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ ở Việt Nam, Lào và Campuchia.

+ Hiệp định là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương và được các nước tham dưh hội nghị cam kết tôn trọng.

+ Với hiệp định giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, Pháp buộc phải rút hết quân đội về nước; Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương; miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Bình luận (0)
Thảo Phương
18 tháng 4 2020 lúc 15:12

Câu 2: Vì sao Đảng ta lại hoà hoãn, nhân nhượng với Tưởng, sự hoà hoãn, nhân nhượng đó có đúng không?

Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời nhân nhượng với quân Tưởng để chống Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi quân Tưởng là đúng vì:

Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để đối phó với quân Pháp ở Nam Bộ. Sau ngày 6-3-1946, Đảng ta lại chủ trương hoà hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước. Nguyên nhân Đảng ta đưa ra chủ trương trên là do chính quyền của ta còn non trẻ, không thể một lúc chống hai kẻ thù mạnh.

Bình luận (0)
Thảo Phương
18 tháng 4 2020 lúc 15:15

Câu 3: Tại sao quân Pháp và quân Tưởng lại ký với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp? Trước tình hình đó Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chủ trương, sách lược gì?

-Quân Pháp và quân Tưởng lại ký với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp vì:

+ Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và cực nam Trung Bộ, thực dân Pháp chuẩn bị tiến quân ra Bắc để thôn tính cả nước ta. Để thực hiện mục đích đó, chắc chắn Pháp sẽ vấp phải lực lượng kháng chiến của quân dân Việt Nam và cả sự có mặt của quân Tưởng ở miền Bắc. Vì thế, Pháp dùng thủ đoạn điều đình với chính phủ Tưởng để ra Bắc thay thế quân Tưởng giải giáp quân Nhật. Trong khi đó, Tưởng thấy cần phải rút về nước, tập trung đối phó với phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo.
Tưởng và Pháp đã thỏa hiệp với nhau, ký kết bản Hiệp ước Hoa-Pháp ngày 28-2-1946. Theo đó, Pháp được đưa quân ra Bắc thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Đổi lại Tưởng được Pháp trả lại một số quyền lợi tran đất Trung Quốc, được vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng vào Hoa Nam không phải đóng thuế.

-Trước tình thế mà Hiệp ước đó đặt ra, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược hoà với Pháp. Hồ Chủ Tịch đã ký với Xanhtơni (Sainteny), đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ 6-3-1946.
Theo đó, chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riang nằm trong khối Lian hiệp Pháp; Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 n ăm; hai ban thực hiện ngừng bắn, tạo không khí thuận lợi cho việc mở cuộc đàm phán chính thức.

+Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 có ý nghĩa rất lớn. Nó đã đập tan âm mưu câu kết giữa Pháp và Tưởng, loại bỏ được một kẻ thù nguy hiểm là Tưởng và tay sai; tránh được một cuộc chiến tranh chống nhiều kẻ thù khi lực lượng của ta còn yếu; tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến đấu sau này.
+ Sau Hiệp định sơ bộ, ta tiếp tục đấu tranh ngoại giao, đàm phán chính thức với Pháp tại Phôngtennơblô, nhưng do Pháp ngoan cố cuối cùng hội nghị thất bại. Để tiếp tục kéo dài thời gian hòa hoãn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với đại diện chính phủ Pháp bản Tạm ước 14-9-1946, nhân nhượng tham cho Pháp một số quyền lợi kinh tế –văn hóa ở Việt Nam.
+ Tranh thủ thời gian hòa hoãn, chúng ta đã củng cố và xây dựng lực lượng về mọi mặt ( về chính trị, kinh tế, quân sự,…). Pháp cố ý gây chiến tranh (khiau khích, t ăng quân, đánh chiếm Lạng Sơn, Hải Phòng, gây xung đột ở Hà Nội), gửi tối hậu th- ngày 18-12-1946 đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho chúng, thực chất là Pháp bắt ta đầu hàng.Ta không thể nhân nhượng được nữa, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu (19-12-1946).

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
hung chu
Xem chi tiết
8.9 39-Lê Thế Anh Tú
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Diệu Linh
Xem chi tiết
Hoàng Văn Minh
Xem chi tiết
Trẩu Tre làng việt nam
Xem chi tiết
Thịnh Nguyễn Tấn
Xem chi tiết
TRẦN THỊ MINH THƯ
Xem chi tiết