Bài 22. Cao trào Cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945

Nhật Phương Nguyễn Hoàng

Nhật đảo chính Pháp như thế nào? Kết quả ra sao?

Thảo Phương
13 tháng 4 2020 lúc 15:26

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nước Pháp được giải phóng. Chính phủ Đờ-Gôn trở về Pa-ri.

- Ở mặt trận Thái Bình Dương, phát xít Nhật bị nguy khốn trước đòn tấn công dồn dập của quân Anh - Mĩ cả ở trên biển và trên bộ.

- Quân Pháp ờ Đông Dương ráo riết chuẩn bị, chờ thời cơ để giành lại địa vị thống trị cũ.

=> Tình thế trên buộc Nhật phải đảo chính Pháp, nhằm độc chiếm Đông Dương.

-Nhật đảo chính Pháp :

16 giờ ngày 9 tháng 3 năm 1945, đại diện Nhật tới Phủ Toàn quyền của Pháp ở Sài Gòn thảo luận và chuẩn bị văn kiện về việc Pháp cung cấp gạo cho Nhật trong năm 1945. Tới 18 giờ cùng ngày, đại diện Nhật trao tối hậu thư đòi chính quyền Pháp phải trao toàn bộ quyền kiểm soát Đông Dương cho Nhật và Pháp phải trả lời trước 21h cùng ngày. Tới 21 giờ 20 phút, Pháp chưa trả lời, Nhật tiến hành tấn công Pháp. Phía Pháp không có bất kỳ sự kháng cự nào, quân Nhật nhanh chóng chiếm đượcPhủ Toàn quyền, giam giữ Toàn quyền Đông Dương và hầu hết các quan chức cao cấp của thực dân Pháp. Đến chiều ngày 10 tháng 3, quân Pháp đầu hàng, phát xít Nhật làm chủ các vùng đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn và nhiều tỉnh lỵ,… Những đơn vị quân Pháp còn cố thủ ở Cà Mau, Biển Hồ (Campuchia), một số vùng ở Bắc Đông Dương cũng lần lượt bị thất thủ, chỉ còn một số tàn quân chạy qua biên giới Việt–Trung. Với sự kiện này, lực lượng quân sự Pháp hoàn toàn tan rã, bộ máy thống trị của thực dân Pháp đầu hàng, bị cầm tù hoặc làm tay sai cho phát xít Nhật. Trên thực tế, toàn bộ Đông Dương đã trở thành thuộc địa của phát xít Nhật.

Kết quả:

-Ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân Nhật tiến hành đảo chính quân sự lật đổ và thủ tiêu quyền lực của thực dân Pháp, trở thành chủ thể quyền lực chính trị tối cao, chủ chốt nhất, tức xóa bỏ chủ quyền của Chính phủ Vichy Pháp trên toàn cõiĐông Dương.

-Ngoại kiều gốc Âu châu kể cả chính người Pháp chỉ được cư trú ở 5 địa điểm: Hà Nội, Huế, Nha Trang, Đà Lạt và Sài Gòn. Ngoài ra khi ra ngoài đường họ phải đeo băng trên cánh tay áo với lá cờ của nước nguyên quán. Toàn cõi Đông Dương chịu lệnh giới nghiêm mỗi tối.Ai ra khỏi năm khu vực trên hoặc ngoài giờ quy định đều bị bắt

-Trên cơ sở Đông Dương thuộc Pháp, chế độ bảo hộ của Pháp bị xóa bỏ, hình thành 3 quốc gia độc lập trên danh nghĩa

+Thành lập Đế quốc Việt Nam của chính phủ Trần Trọng Kim

+Tái lập Vương quốc Campuchia.

+Tái lập Vương quốc Lào.

-Các lực lượng chính trị của người Việt tại Việt Nam bước vào thời kỳ công khai đấu tranh với nhau, trong đó Việt Minh là lực lượng đông đảo nhất, có ảnh hưởng nhất và được nhiều sự ủng hộ của nhân dân nhất.

Bình luận (0)
Thời Sênh
13 tháng 4 2020 lúc 13:57

+ Từ khi Nhật vào Đông Dương (9/1940), Nhật và Pháp hòa hoãn với nhau, nhưng đó chỉ là sự hòa hoãn tạm thời, vì hai nước đế quốc không thể chung một xứ thuộc địa

+ Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, Hồng quân Liên Xô giải phóng các nước Đông Âu và tiến và Đức. Quân Anh – Mỹ giải phóng nước Pháp, rồi tiếp tục tiến công vào nước Đức từ phía Tây. Ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, quân Đồng minh phản công, giáng cho phát xít Nhật những đòn nặng nề. Sau khi Mỹ chiếm lại Phi-lip-pin, đường biển của Nhật đi xuống các căn cứ phía nam bị cắt đứt, chỉ còn duy nhất đường bộ qua Đông Dương. Vì thế, Nhật cần độc chiếm Đông Dương bằng mọi giá.

+ Sau khi nước Pháp được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Đức, lực lượng Pháp ở Đông Dương ráo riết chuẩn bị, chờ quân Đồng minh vào đánh Nhật, thì sẽ khôi phục lại quyền thống trị của mình như trước

+ Để trừ hậu họa bị đánh sau lưng và giữ Đông Dương làm cầu nối đi từ Trung Quốc xuống các căn cứ phía nam, ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính lật đổ Pháp độc chiếm Đông Dương. Sự kiện đó tạo nên một cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Dương.

+ Sau khi đảo chính thành công, Nhật thi hành một loạt biện pháp nhằm củng cố quyền thống trị của chúng ở Đông Dương.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Phạm Khánh Duy
Xem chi tiết
DongAnh LamHo
Xem chi tiết
Ngô Thị Mai
Xem chi tiết
Trần Thái Giang
Xem chi tiết
DongAnh LamHo
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Tạ Nguyễn Huyền Giang
Xem chi tiết
Tạ Nguyễn Huyền Giang
Xem chi tiết