Học kì 1

Truong Vu Xuan

✈️ Thắp Lên Tiếng Nói 🎺

Topic 9:Ý nghĩa của việc học

Nè bạn ơi,kể mình nghe đi,có khi nào bạn tự hỏi bản thân mình,đại ý như:Sao mình lại dành hơn 12 năm đi học làm gì không?

Gần đây,trên mạng có những phát ngôn kiểu như:”Thà học dở mà kiếm ra tiền còn hơn là thi 25,30 điểm mà không kiếm được đồng nào”;”Thà học dở mà kiếm nhiều tiền còn hơn học giỏi mà không kiếm được tiền,…” nêu lên ý kiến rằng việc học không khiến ta thành công,hay chí ít là giúp chúng ta kiếm được tiền.

Thực tế,cũng vẫn có người nghỉ học ngang mà vẫn thành công như Bill Gates,chủ tịch tập đoàn Microsoft,một trong những người giàu nhất thế giới,hay Steve Jobs,người sáng lập Apple danh tiếng.Họ là những minh chứng rõ ràng nhất về những người bỏ học mà vẫn thành công.Nhưng có phải thật sự là việc học là không cần thiết để thành công hay không?
Các bạn hãy suy nghĩ và trả lời cho mình rằng việc học có thật sự quan trọng hay không?Ý nghĩa của việc học là gì?Mình có nhất thiết phải học để thành công không?

Đây là thời gian cho các bạn chuẩn bị,20h mọi người tập trung đông đủ chúng ta sẽ cùng tranh luận.

Nộp tranh tại:https://hoc24.vn/hoi-dap/question/960344.html?auto=1&fbclid=IwAR2HQ4xfZhkzm_BbKksNwzLNJYpFs6-6F2_eH3f_0m9bHDZnILZJAoW65Oo

Thể lệ xem tại:https://hoc24.vn/hoi-dap/question/949313.html

Trần Mai Quyên
11 tháng 4 2020 lúc 20:17

Tham gia tranh luận:

Gần đây,trên mạng có những phát ngôn kiểu như:”Thà học dở mà kiếm ra tiền còn hơn là thi 25,30 điểm mà không kiếm được đồng nào”;”Thà học dở mà kiếm nhiều tiền còn hơn học giỏi mà không kiếm được tiền,…” nêu lên ý kiến rằng việc học không khiến ta thành công,hay chí ít là giúp chúng ta kiếm được tiền. Nhưng thực tế,cũng vẫn có người nghỉ học ngang mà vẫn thành công như Bill Gates,chủ tịch tập đoàn Microsoft,một trong những người giàu nhất thế giới,hay Steve Jobs,người sáng lập Apple danh tiếng.Họ là những minh chứng rõ ràng nhất về những người bỏ học mà vẫn thành công.Nhưng có phải thật sự là việc học là không cần thiết để thành công hay không?

Trước hết, chúng ta biết học tập rất quan trọng, nhưng mấy ai biết được học tập là gì và học tập để làm gì! Học và luyện tập để hiểu biết, để có các kỹ năng, để gặt hái được tri thức cho bản thân.Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các thông tin khác nhau. Học và rèn luyện để hiểu biết, trang bị các kỹ năng và tri thức: kết quả học tập, siêng năng học tập. Làm theo gương tốt: học tập lẫn nhau, học tập kinh nghiệm. Ngoài ra, nếu định nghĩa theo các nhà tâm lý thì học tập là một sự thay đổi tương đối lâu dài về hành vi, là kết quả của các trãi nghiệm. Học tập là hiểu sâu, hiểu rộng hơn vấn đề, lĩnh vực mà ta muốn biết. Giúp ta trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, làm tăng sự sáng tạo và trí tuệ, để chúng ta áp dụng được vào đời sống và xã hội.

Bạn nghe khắp báo đài rằng hàng loạt cử nhân ra trường thất nghiệp. Rồi chính những tờ báo ấy đưa tin về những người có thu nhập hàng trăm triệu mỗi tháng mà chẳng hề theo học đại học. Thậm chí bạn bè xung quanh cũng không thiếu người làm ông chủ quán cà phê, bà chủ shop thời trang online,… nhưng chưa từng qua trường lớp. Thế thì đơn giản quá, chỉ cần "theo đuổi đam mê và thành công sẽ theo đuổi bạn!" Điều tồi tệ là bạn chẳng biết mình muốn gì. Bạn không thích bán hàng online như cô bạn cùng lớp, mà cũng chẳng muốn làm bác sĩ như ba mẹ mong đợi. "Đam mê" với bạn là thứ gì đó rất mông lung, xa lạ. Nhưng rốt cuộc thì bạn vẫn nộp đơn vào trường đại học vì áp lực phải làm "rạng danh" cha mẹ. Năm 18 tuổi, tôi cũng từng như thế, từng hoang mang khi bước chân vào trường đại học. Nhiều năm sau đó, khi nhìn lại, tôi vẫn tự hỏi: Mình đã làm được gì suốt thời gian đó? 4 năm đại học có thực sự cần thiết cho công việc của tôi? Và điều mà tôi nhận ra là chẳng có câu trả lời nào hoàn hảo cả!

Tôi không cần phải giải thích cho bạn biết sai lầm của từng nói huyền thoại này. Những người có tư duy thành công biết rất rõ rằng những gì họ học ở trường đời nhiều hơn rất nhiều ở trường học. Ngay cả Albert Einstein vĩ đại nói, “Giáo dục là những gì còn sót lại sau khi người ta đã quên mất những gì đã học ở trường.” Và dĩ nhiên, Mark Twai cũng đã nói,“Đừng để trường lớp can thiệp vào con đường giáo dục của bạn.” Đọc mấy đoạn trên, có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng tôi phủ nhận tầm quan trọng của giáo dục đại học. Không, tôi hứa với bạn là tôi không hề muốn phủ nhận. Trong thực tế, tôi khuyên bạn nên học càng nhiều càng tốt. Điều tôi muốn phủ nhận chính là giáo dục không hoàn toàn đến từ trường lớp. Giáo dục chính quy và trường học rất là tốt để nắm bắt được kiến thức cơ bản và các kiến thức chuyên ngành. Nhưng bước vào thế kỷ 21, học và tự học mới là con đường duy nhất giúp bạn vững bước trong cuộc cách mạng 4.0 đang đến rất gần. Bạn mới chính là người giáo dục tốt nhất cho bạn để mang lại thành công. Đó là trách nhiệm của bạn, chứ không phải của trường học, không phải của giáo viên hay của chính phủ. Bạn chịu trách nhiệm cho việc học của mình. Dưới đây tôi có một vài suy nghĩ để giúp bạn học và tự học một cách chắc chắn và hiệu quả. Đầu tiên chính là: Tự học bằng cách đọc sách,Tự học thông qua những người bạn gặp. Tiếp đó Tự học bằng việc học tập có chủ ý và lập kế hoạch phát triển. Cuối cùng, tự học cách không bao giờ từ bỏ, người thành công không phải là người thông minh nhất, nhanh nhất, tài năng nhất hoặc có nguồn lực tốt nhất. Người chiến thắng sẽ luôn là người không bao giờ bỏ cuộc. Hầu hết thất bại đến từ những người mệt mỏi và bỏ cuộc. Nó có thể là một con đường gồ ghề. Chẳng có gì dễ dàng quanh đây cả, thành công là con đường khó, nó là con đường duy nhất bạn phải đi. Đối với những người kiên định ở lại và làm những gì họ cần để học tập và phát triển với nó, thì thế giới này không có giới hạn để bạn đạt được thành công.Hãy luyện tập cho chính mình có một ý chí sắt đá, không bỏ cuộc khi phải đối mặt với khó khăn. Càng phải đối mặt với khó khăn bạn càng học được nhiều và bạn sẽ càng biết nhiều giải pháp để tìm đến con đường thành công của mình.Chỉ có bạn, chính bạn mới quan trọng với thế giới và với con người bạn. Hãy nhớ làm những điều tốt nhất, thể hiện lòng yêu thương, cư xử đúng mực, đạt được những thành tựu to lớn và thay đổi thế giới này.

Với những ý kiến tôi vừa đưa trên, tôi xin chắc chắn rằng, nếu bạn học tập và làm theo những điều này, bạn sẽ là người thành công cả học tập và đời sống.

Bình luận (0)
Syndra楓葉♪
11 tháng 4 2020 lúc 20:58

Bill Gates, Steve Jobs bỏ học, nhưng mà Bill Gates bỏ học Harvard, Steve Jobs bỏ học trường Reed - trường Mĩ thuật xịn sò của Mỹ các bác ạ =)). Nên cố gắng mà học kiếm cái nghề ổn định đi, bỏ học thì chỉ có ăn . thôi, nói thế cho nó dễ :v

Bình luận (0)
Hi Hi
11 tháng 4 2020 lúc 21:12

Em đang viết thì nhận ra đề không được rõ ràng cho lắm. "Học" là một từ có nhiều định nghĩa, cách thực khác nhau. Có học hỏi, học tập, học đại học, học phổ thông, học nghề, học việc,... Trong topic lần này nó càng phải nên được nêu rõ ràng. Với lại thật ra, 'thành công' đối với nhiều người là nhiều định nghĩa khác nhau mà thôi nó cũng không phải từ cốt lõi của topic (mọi người bỏ qua cho sự lắm chuyện của em). Mà thôi kệ hihi :D Nên bài này em sẽ định nghĩa từ HỌC chính là HỌC nha.

Trên đời này việc gì cũng có cái giá của nó, vật gì, cái gì, việc gì xuất hiện đều có sự công bằng của riêng nó. Có người học giỏi, có người học dở thì cũng có người thành công và người thất bại. Không phải ai thành công trong việc kinh doanh, kiếm tiền đều là những người học tốt khi ngồi trên ghế nhà trường. Vậy nên, học tập không phải là con đường đi đến thành công, nhưng với tôi, đó chính là con đường nhanh nhất, đúng hơn là khi kết hợp với làm.

Để được thành công như Bill Gates, Steve Jobs, họ đã phải đối mặt với những rủi ro, hay đúng hơn là những ngày tháng nợ nần, không có cơm ăn, áo mặc để đổi lấy vinh quang. Và chính những thứ đó người ta gọi là học hỏi. Ai nói họ không học? Ai nói họ bỏ ngang việc học? Họ vẫn học đấy thôi, nhưng không phải họ học ở trường, học từ thầy cô, họ đã học trực tiếp từ những người sau này sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, trong con đường kinh doanh của họ.

Nếu "học" đơn giản chỉ là "học", thì không cần phải tranh luận gì thêm bởi không cần bàn cãi, ai cũng phải thú nhận rằng: "Học" là hành động, là con đường, là thói quen,... gần như quan trọng nhất trong mỗi đời người kể cả khi nó có đưa chúng ta đến thành công hay không.

Thật ra chúng ta học hàng ngày, lắm khi là hàng giờ, hàng phút, khi nhìn thấy thứ gì đó mới mẻ, ta lại học được thêm một điều mới.

"Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích từ thầy cô, bạn bè và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau." - Theo Wikipedia

Huhu mọi người, em thậm chí còn chưa học cả văn nghị luận, phân tích đề bài, không biết làm vậy có bố láo quá không nữa. Sáng nay còn vừa bị ba la vì tội nói leo chỉnh ba nữa... Đây là lần đầu tiên tham gia nên có gì nhảm nhí quá xin mọi người bỏ qua.

Bình luận (0)
B.Trâm
11 tháng 4 2020 lúc 21:56

Mình đi học tính ra là kể từ khi còn mới hai tuổi tính đén bây giờ là gần tròn 14 năm cũng nhiều lần đọc báo, nhiều lần thấy mấy đứa bn trong lớp kể về những người giàu có mà học hành người thì học lực bình thường chả có gì nổi trội, người thì còn người chưa học xong, cũng có người thậm chí nhà nghèo không có tiền đi học tự đi kiếm tiền làm ăn từ nhỏ..... Nhiều lần tự nghĩ sao mà họ lại giảu lên được như vậy? Nhiều lần có suy nghĩ bớt thời gian học đi làm thêm kiếm ít tiền tiêu vặt và giúp bố mẹ.... Cũng nhiều lần buồn chán vì kết quả học tập, vì sự căng thẳng khi học ... cùng nhiều lần trầm trồ , mơ ước, hi vọng hão huyền một ngày nào đó mình trở thành tỉ phú trong tương lai. Bây giờ lại càng lo lắng hơn khi bước vào cánh cổng cấp 3 là một điều khiến Trâm lo ngại vì thực sự cấp 3 nói chính xác là kì thi THPT QG là một kì thi phải nói là quan trọng nhất đối với cuộc đời người HS . Nó là dấu mốc là lựa chọn quyết định cho cuộc sống của bn sau này bởi vì điểm thấp hay cao sẽ quyết định trường ĐH mà bn sẽ học vì vậy nó sẽ rất áp lực và đầy gian nan.

Cũng có nhiều người cho rằng nó không quan trọng lắm, những người có suy nghĩ như vậy tức là họ đã các định con đường đi cho chính mình , một con đường khác đó là dừng lại ở việc học cấp 3 và ko theo con đường ĐH tức là họ sẽ chuyển sang làm ăn kiếm tiền sinh sống thay cho việc học tập ở môi trường ĐH. Cái vấn đề này nó khá là khó nói bởi mỗi người sẽ có những suy nghĩ riêng, không ai trong chúng ta có thể ép người khác theo đúng suy nghĩ của mình được. Còn đối với riêng Trâm thì việc học bao giờ cũng là quan trọng nhất và học chưa bao giờ là thừa. Đầu tiên, gần đây cũng có nhiều kiểu câu khá phổ biến như là " thà học dở mà kiếm được ra tiền còn hơn thi được 25 , 30 điểm mà không kiếm được đồng nào" hay "thà học dở mà kiếm được nhiều tiền còn hơn học giỏi mà không kiếm được đồng nào...." . Những câu nói này cũng gây ra không ít hoang mang cho HS cấp 3 đặc biệt là các anh các chị lớp 12. Khi đứng trước những lựa chọn quan trọng như vậy lại có những câu nói đc coi như là "trend" thế này thì mọi người rất dễ suy nghĩ khá đi về mục đích chính của việc học, và lầm tưởng về khái niệm không học mà cũng giàu được. Thực sự rằng Trâm nghĩ điều phân biệt rõ nhất giữa con người và động vật đó là " tư duy hay là trí tuệ" . Nếu nhưng con người ta không học tập, học hỏi thì nói một cách khác chả khác gì động vật cả. Nếu chỉ đọc đến đây chắc mn sẽ nghĩ rằng " tỉ phú thể giới không học vẫn giàu đấy thôi" nhưng mình sẽ nói về phần này sau nha. Vì vậy học tập phải nói là vô cùng quan trọng.

Ý nghĩa của việc học là gì ư? Treo quan điểm của Trâm học tập giúp con người ta tiến bộ, giúp ta mở trang tri thức, rèn luyện ta về cả tâm hồn và thể xác, hình thành cho ta những nhân phẩm, đạo đức quý giá; giúp con người ta hiểu biết hơn về mọi thứ. Học tập là chiếc nôi làm tiền đề cho chúng ta đi lên thành công . Là chiếc gậy dữ vững ta trong thời đại hiện nay một thời đại hiện đại hóa- công nghiệp hóa. Là hành trang là sức mạnh cho ta phấn đấu. Học tập ở trường còn là giúp ta có những kỉ niệm về tuổi thơ có những gì mà cần thiết trước khi bước vào đường đời. Nói tóm lại, học tập - hai tiếng thiêng liêng, cao cả và ý nghĩa.

Và cuối cùng để thành công thì không thể nào không học được.

Có thể các bn nói về các tỉ phú thế giới không học vẫn giỏi mà cho rằng Trâm nói sai nhưng hãy nghe kĩ những gì Trâm sẽ nói

- Thứ nhất, Học tập - không phải chỉ tham gia đi học là gọi học tập , con người ta vẫn học tập thường ngày học tự mọi người xung quanh, từ sách vởm báo chí,... chúng ta vẫn học và có lẽ không ai la ko học cả. Cái khác nhau là người thì học từ sách vở trước rồi mới áp dụng nó vào thực tế. Cũng có người học tập từ thực tế mà trở nên thành công. Họ đi làm và không ngừng học hỏi để tiến bộ từng ngày nhờ vậy mà họ mới trở nên thành công.

- Thứ hai, con người ta cũng có nhiều người khi sinh ra đã vốn có sẵn tài năng nhưng thực sự để thành công thì họ vẫn cần học tập từ người khác. Học tập để biết cách làm thế nào để khai thác được tối đa khả năng trời sinh của bản thân mình chứ ko phải họ hô biến và trở nên thành công được. Tất cả mọi sự thành công đều đi lên từ chính sức lực của bản thân , là quá trình phấn đấu và học hỏi không ngừng

Mỗi người sẽ có những suy nghĩ riêng của mình , sẽ có những cách nhìn khác nhau nhưng đây là suy nghĩ của mình .

Bình luận (0)
Khuynh ly Nam cung
13 tháng 4 2020 lúc 9:09

Một vấn đề đáng thảo luận:

Xét trên phương diện của một đứa luôn đứng trung lập như mình thì cái vấn đề này cũng có thể đúng mà cũng có thể sai:

Học không phải là chỉ có một cách suốt ngày ngồi lì trên ghế nhà trường, cô giao gì học nấy, học như cha mẹ mong muốn, học không phải vì thích thì cái vấn đề này sẽ đúng.Bạn có thể thi được điểm đại học rất cao nhưng bạn vẫn không thành công.

Học vì đam mê, học cho bản thân, học theo cách tự tìm hiểu, học để thành công thì vấn đề này sẽ đúng.

Nhưng cái vấn đề nữa cần giải quyết ở đây, ngoài học ra thì bạn còn phải chọn cho mình đúng bước đi tương lai, cần chọn đúng nghành nghề phù hợp, vấn đề này phải xác định càng sớm càng tốt đừng để công sức học nó không phải là công cốc.

Tiếp nữa là vấn đề những tỷ phú họ bỏ học họ thành công, không muốn nói ra đâu nhưng ai cũng lấy cái ví dụ này ra để bao biện cho thói lười học hay muốn bỏ học thì mình cảm thấy có một sự ngu dốt - ngu xuẩn - ngu si một cách thái quá ở đây. Nếu bạn không có quyết tâm, có niềm đam mê như các tỷ phú đấy thì bạn sẽ không bao giờ thành công mà bạn sẽ sa chân vào bước đường thất bại và có thể sẽ mãi mãi không thành công nổi. Mỗi thành công đều khởi nguồn từ niềm đam mê, truy tìm tri thức, nỗ lực. Các bạn dùng tỷ phú làm ví dụ thì bạn đang có một cái nhìn thiển cận, bạn chỉ nhìn mặt băng nổi mà không nhìn đến mặt chìm của nó - hay chính xác hơn là bạn đang chỉ nhìn cái thành công của họ mà không nhìn đến nỗ lực của họ

Vấn đề tiếp theo là vấn đề ý nghĩa của việc học:

Học là không phải con đường duy nhất giúp bạn thành công, còn rất nhiều con đường nữa nhưng nó chỉ giúp bạn thành công dễ hơn vì bạn có một cái nền tảng rồi. Bạn không học mà bạn muốn dựa vào nhan sắc để thành công, giống như các hoa hậu là theo bạn thì họ chỉ có cái nhan sắc chẳng có gì đúng không ? Vậy là một cái nhìn thiển cận như ở trên, mình sẽ không nói tới nữa.Nhan sắc rồi nó cũng phải phai tàn theo tháng năm, khi còn trẻ hãy cứ nỗ lực, vùng vậy và thành công vì tuổi trẻ sẽ không còn chờ đợi ai cả.

Có những con người không có nhan sắc, gia cảnh tốt họ vẫn nỗ lực học, làm việc và thực hiện đam mê và họ vẫn thành công, bạn nếu nói họ không học thì làm sai, sai hoàn toàn vì họ vẫn học nhưng họ không học theo cách bạn học, họ học ở đây không phải những kiến thức Lịch sử hay Công nghệ mà họ học ở đây là cách thực hiện các thực hiện cái mà họ mơ ước, biến nó thành thật và thành công với nó.

Qua cái bài này mong mọi người cũng phần nào hiểu được ý nghĩa của việc học.

P.s: Dạo này chủ đề về việc học hơi nhiều vậy chủ đề tuần sau nên cho là ..... ( Nhắn tin cho ahihi ).

Bình luận (0)
Miinhhoa
13 tháng 4 2020 lúc 16:23

Lê-nin đã từng nói "học,học nữa,học mãi".Học là gì ,là ta không chỉ học kiến thức mà ta còn phải học kĩ năng để vận dụng vào cuộc sống,học đến hết cuộc đời thì kiến thức vẫn không hết được.Vậy thì việc học có quan trọng không? Thử nói về số lượng nhé,kiến thức của việc học có thể là một biển nước với ai đó ,hoặc có thể là lớn như một đại dương,rộng như hoang mạc sahara.Còn tiền thì sao? cũng quan trọng,cũng không thể nào đếm được,có thể khẳng định tiền và kiến thức nó có trọng lượng gần như ngang hàng nhau.Vậy thì trong hai thứ đó,cái nào quý hơn? Và nếu như tiền hoặc kiến thức quý hơn thì ta cần làm gì,đặt việc học lên hàng đầu,hay việc kiếm tiền.Hiện nay,trên cộng đồng mạng thì có người nói " Thà học dở mà kiếm ra tiền còn hơn là thi 25,30 điểm mà không kiếm được đồng nào”;”Thà học dở mà kiếm nhiều tiền còn hơn học giỏi mà không kiếm được tiền,…”. Mỗi người có một ý kiến và quan điểm khác nhau,theo mình thì điều đó là không đúng.Vì hầu hết một số nước phát triển họ đều coi trọng giáo dục.Tiền được kiếm ở những cách khác nhau bằng những thời điểm khác nhau,ta không thể đem tiền ra để làm thước đo về nhân cách và giá trị của bản thân. Tiền là quan trọng nhưng không phải là tất cả.Tại sao lại như vậy?Đối với từng lứa tuổi thì sẽ có những cách nghĩ khác nhau khi mà họ coi tiền là quan trọng.Trẻ vị thành niên có thể nghĩ học xong rồi ra trường,rồi không học nữa,thì kiến thức cũng vô vị,còn tiền kiếm được càng nhiều càng tốt,..Rồi cho đến lứa tuổi học cấp 3 ,thì mỗi người có một hướng đi riêng của cuộc đời,có người thì học hết cấp 3 rồi đi xuất khẩu lao động để kiếm tiền,có người học ngôn ngữ nước ngoài nhưng chỉ học trong chốc nhát để qua đó rồi làm việc tháng hơn chục triệu. Nhưng học qua loa để đi kiếm tiền sẽ ra sao,khi ở nước ngoài ta sẽ ko hiểu được họ nói gì,có thể ta sẽ bị mắng mỏ,bị hắt hủi,không biết giao tiếp với người nước ngoài khi ta đang ở trên mảnh đất của họ thì có khác gì mình đang ở một thế giới khác biệt không chứ,rồi sẽ cô độc biết bao?.Rồi thì có cả những người mới học xong lớp 9 thì đã nghỉ học đi công ty để làm việc,đợi đủ tuổi cũng đi xuất khẩu.Chúng ta trước đó có thể vẫn xin được việc khi mới học hết cấp 2 ,nhưng hiện nay và có thể trong tương lai bằng cấp 2 của ta sẽ ko đk chấp nhận,họ chỉ nhận những ng học hết cấp 3 trở lên,hoặc có bằng học nghề,...Vậy việc học có ảnh hưởng không nào?Tất nhiên thì ta cũng bàn đến một khía cạnh,không cần đi làm công ty mà chỉ ở nhà lương tháng cũng ngót nghét 7-8 triệu có thể lên cả chục triệu ,trăm triệu.Thế là nhờ vào đâu,nhờ vào một số app trò chuyện như spoon,làm streamer hay tiktoker hoặc youtuber,...hoặc bán hàng trên mạng.Những công việc đó thì không cần bằng cấp nhưng cần gì có bạn có biết không? thứ nhất chúng ta cần có giọng nói hay,có khiếu hài hước,có đầu óc sáng tạo để làm ra những vd độc đáo thu hút người xem,có thể ta có giọng hát hay,lượt theo dõi nhiều,lượng xem càng nhiều thì tiền càng đầy túi.Nhưng đâu có phải ai cũng làm được nghề này,có thể họ theo nó do sở thích,đam mê,nhưng việc kiếm tiền như vậy cũng không dễ dàng.Một streamer như chị Misthy hay Linh Ngọc Đàm,hồi trước chị cũng không có nổi tiếng,nhưng nhờ những kinh nghiệm mà chị học hỏi được thì cũng ra những vd hấp dẫn người xem,...Rồi thì xét đến thành tích học tập của hai chị đều là sinh viên đại học cả,thấy gì chưa,cũng từ học mà ra,nhưng chẳng qua là công việc của chị không phải như chị theo học.Thực tế,cũng vẫn có người nghỉ học ngang mà vẫn thành công như Bill Gates,chủ tịch tập đoàn Microsoft,một trong những người giàu nhất thế giới,hay Steve Jobs,người sáng lập Apple danh tiếng.Họ là những minh chứng rõ ràng nhất về những người bỏ học mà vẫn thành công. Đúng là ta có thể khẳng định,ông Bill Gates không học mà vẫn thành công nhưng,ông không coi thường việc học ngược lại rất quan tâm đến việc học.Các bạn có biết lúc ông bắt đầu sáng tạo ra các chương trình,thì lúc đó ông được rất nhiều người biết đến,cơ hội,tương lai của ông đang rất sáng lạng.Và khi đó,theo quy luật tâm lý con người mà nhất là khi đấy Bill Gates còn rất trẻ và cũng rất quan tâm đến tương lai của mình nên ông đã chọn con đường sự nghiệp thay vì chọn học vấn.Và cho đến sau này ,ông cũng rất muốn được học đại học có được tấm bằng đại học nhưng công việc thời gian không cho phép ông làm điều đó.Bill Gates là chứng minh cho những con người không cần học mà vẫn thành công nhưng ông chưa bao giờ nghĩ việc học chỉ là xuồng xã,hay phù du.Khi thành công,ông chưa từng nói mọi người phải giống ông,mà luôn đưa ra những lời khuyên chân thành. “Những công việc tốt ngày nay đòi hỏi các bạn phải có bằng đại học”.Bill Gates khẳng định: “Tôi rất thích học, nhưng khi nhìn thấy cơ hội để bắt đầu một công ty có thể làm thay đổi thể giới tôi đã không do dự. Đây là trường hợp đặc biệt”.Là một người thành công khi mà không cần học nhưng chính ông Bill Gates cũng khẳng định,việc học là vô cùng quan trọng.Ngày nay,thế giới đang trong đà phát triển,thì học vấn rất được mọi người quan tâm.Vì vậy nên việc học rất cần thiết.Khi ta có học thức ta sẽ được mọi người kính trọng,mặc dù trong hoàn cảnh nào thì người có học thức vẫn được mọi người quan tâm,kể cả khi anh có tiền nhiều đi đến đâu nữa mà chỉ không coi trọng việc học,thích làm như thế nào thì làm thì chính họ đã bán rẻ kiến thức.Kiếm tiền bằng mọi hình thức,có thể là những công việc đáng xấu hổ để có được tiền mà không cần học thì có nghĩa là những người đó đã bán rẻ giá trị ,nhân cách của mình cho tiền bạc.Việc mà có người phát ngôn về việc học như vậy thì có lẽ họ cũng giống như những người kia,coi thường việc học.Có thể phát ngôn ra đó là tự phát nhưng hãy nhìn xem,nếu như họ lớn rồi chính chắn trong suy nghĩ rồi thì việc nói như vậy là không hợp tình hợp lý chút nào.Cùng là những câu nói ,nhưng bill Gates chưa từng coi thường học, vì vậy nên ta không để lấy dẫn chứng về ông Bill Gates được.Nó không có sự bổ sung,tương ứng với nhau,mà dẫn chứng ấy càng khiến cho chúng ta hiểu rõ được ý nghĩa của lời nói "thà học ...tiền".Đó là một lời nói không đúng,không được hay thì những người mà có suy nghĩ đó thì cần chấn chỉnh lại.

Bình luận (0)
_silverlining
13 tháng 4 2020 lúc 19:59

Tôi chỉ muốn nói là, actually, bảo ''thà học dở mà kiếm ra tiền'', học dở thì sau này làm gì, 4' chắc hay đu bám người ta à, vấn đề là mày phải phụ thuộc vào người khác =)) người ta bỏ mày thì mày làm thế nào, dù ''bọn 25, 30 điểm có kiếm ít tiền đi nữa'' thì cũng là tiền của họ kiếm ra bằng chính năng lực của mình :v ( thực ra tôi muốn nói gì nữa nhma mđ trong group gửi baì nên tôi đi làm bài xong giờ quên luôn r =)))) all in all, i just want to say:
“Tự dựa vào vai mình, là chỗ dựa vững chắc nhất. Ai bỏ mình cũng được, nhưng mình không được tự bỏ mình.” trích ở đâu mình không quên rồi =))
and
''Không làm mà đòi có ăn chỉ có ăn đầu b** ăn cứt.''
- Huan Rose -

Bình luận (0)
Dương Ngọc Nguyễn
11 tháng 4 2020 lúc 19:34

Thời gian tranh luận: 20h - 22h

Bình luận (0)
Dương Ngọc Nguyễn
11 tháng 4 2020 lúc 19:35

Thời gian tranh luận: 20h - 22h tối nay

Bình luận (0)
Ánh sáng quả đảng
11 tháng 4 2020 lúc 19:43

đâu có 12 năm đâu 15 năm mờ

Bình luận (0)
minh nguyet
11 tháng 4 2020 lúc 20:08

Kết quả topic 8: Các vấn đề liên quan đến học online

Hạng mục tranh luận:

Giải nhất: Hùng Nguyễn

Giải nhì: Khánh Huyền

Sau khi đọc qua các bài thì đây là 2 bài viết khá hay và chi tiết, mong các bạn tiếp tục cố gắng và ủng hộ CLB

Bình luận (0)
Ngố ngây ngô
12 tháng 4 2020 lúc 20:37

Bill Gate thành công vì ông sinh ra là đã ở vạch đích rồi nhé :))

Còn mấy người khác không học mà vẫn thành công không phải như thế đâu. Họ chỉ là không học kiến thức phổ thông, kiến thức trong sách vở nhưng đổi lại họ học từ thực tế cuộc sống rất nhiều. Cũng phải thất bại rất nhiều lần rồi mới thành công như ngày hôm nay được. Lấy ví dụ cách Jack Ma học tiếng Anh thôi cũng đủ để tôi khâm phục ông ấy rồi.

Đối với những thanh niên gây sốc mạng xã hội để nổi tiếng kiếm tiền đó cũng chỉ là những đồng tiền nhất thời thôi, đâu phải ai cũng nổi tiếng mãi, mấy cô chú nghệ sĩ còn chưa chắc nữa là. Kiến thức thì khác nó là hành trang theo ta suốt cuộc đời, việc kiếm ra tiền là việc sớm muộn thôi.

Nhưng mà cũng không quên nhắc đến việc những người thi nhiều điểm kia là học lí thuyết, còn thực hành và kĩ năng sống thì không có nên việc họ không thành công cũng dễ hiểu. Trái lại một số người tuy học yếu nhưng họ có kĩ năng hơn thì họ vẫn thành công.

Bình luận (0)
Trần Quỳnh Như
13 tháng 4 2020 lúc 16:34

Mình thấy nhiều bạn trả lời rồi, với lại hết thời gian tranh luận nhưng mình vẫn đăng câu trả lời lên đây, coi như là ý kiến của riêng mình.

Thật ra thì với cá nhân mình thì mấy câu đại loại như "thà học dở nhưng ra đời vẫn kiếm được tiền còn đỡ hơn học giỏi" mình hoàn toàn đồng ý.

Đúng vậy, học giỏi để làm gì? Để sau này có cuộc sống tốt hơn, có thể kiếm tiền nuối sống bản thân, nói đơn giản là như thế. Nhưng nếu bạn học giỏi, mà sau này không có khả năng kiếm tiền thì cũng bỏ :)

Đó là mấy trường hợp các bạn học giỏi mà không có kĩ năng xã hội.

Biết câu nói "thà học dở nhưng ra đời vẫn kiếm được tiền còn đỡ hơn học giỏi" là đúng với trường hợp nào không?

Mấy câu đại loại như thế chính là đang cỗ vũ, tiếp sức cho những con người lúc trước bỏ lỡ học hành, rằng họ vẫn còn cơ hội để vươn lên.

Chứ không phải là cái viện cớ cho những người lười học, xong rồi giãy đành đạch lên cho rằng tao không học sau này cũng làm tỉ phú =)))

Đéo đâu nhé!

Những trường hợp bỏ học, học không giỏi mà thành công là những trường hợp rất ít, họ ngay từ nhỏ đã xác định cuộc đời không có duyên với học, cho nên bỏ học ra xã hội kiếm tiền.

Vâng, các bạn mà nói học không quan trọng ấy, giỏi thì đi lao động như thế đi :)))

Còn đối với mấy người mà lấy Bill Gates, Mark Zuckerberg ra làm tấm gương sáng cho việc bỏ học thì thôi mình thua :)))

Người ta đỗ đại học danh tiếng hàng đầu thế giới rồi mới bỏ học đó mấy mẹ :)))

Bill Gates ấy, chính là không học đúng chuyên ngành, nên mới bỏ học, sau này vẫn học về máy tính nhá, cơ bản là không đến trường thôi, chứ người ta vẫn học hằng ngày, đến bây giờ vẫn học :)

Ngay cả mấy bạn bỏ học trường lớp thì ra xã hội cũng học, học cách làm cái này cái kia, học đủ thứ

Bình luận (0)
Trần Mai Quyên
16 tháng 4 2020 lúc 17:41

bao giờ có kết quả topic 9 vậy???!! thanghoa

Bình luận (0)
Truong Vu Xuan
16 tháng 4 2020 lúc 18:29

Nếu không có gì thì thứ 7 này nha bạn :>

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Thơ
17 tháng 4 2020 lúc 0:18

Thắc mắc chữ sau chữ ăn không bị ***.

Mà mọi hôm tui bị, câu nói nổi tiếng nên nhận diện chăng =))

Bình luận (0)
Phương Uyên
17 tháng 4 2020 lúc 20:27

đâu có 12 nam đâu 15 nam mà

Bình luận (0)
Phương Uyên
17 tháng 4 2020 lúc 20:29

chấm giup mk nhaha

Bình luận (0)
_silverlining
17 tháng 4 2020 lúc 22:08

chữ *** có sao đ ta, có mỗi chữ sau hơi tục :(

Bình luận (0)
Trần Mai Quyên
19 tháng 4 2020 lúc 9:51

kết quả ở đâu vậy??????????

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Truong Vu Xuan
Xem chi tiết
Tâm Nguyễn
Xem chi tiết
ngo thi phuong
Xem chi tiết
Phạm Vương Bảo Ngọc
Xem chi tiết
phuong phuong
Xem chi tiết
phuong phuong
Xem chi tiết
Công chúa toán học
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Khôi
Xem chi tiết
Nga Nguyen thi
Xem chi tiết