Chương 1. Ngành Động vật nguyên sinh

lam

Câu 1 : Thí nghiệm: Đặt bình chứa trùng roi xanh trên bậc cửa sổ, dùng
giấy đen che tối nửa trong thành bình. Qua vài ngày bỏ giấy đen ra và quan
sát thấy có hiện tượng gì xảy ra ? Giải thích ?
Câu 2 : Nêu vai trò của giun đất?
Câu 3 : Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước ?

Đạt Trần
9 tháng 4 2020 lúc 13:39

Câu 1: Cụ thể tí

+Kết quả thí nghiệm: Phần không che giấy sẽ có màu xanh đậm, phần còn lại thì sẽ không có màu xanh, có thể cho là trong suốt nhưng vẫn có thể bị hơi đục

+Giải thích: Trùng roi có điểm khá giống thực vật là có sắc tố quang hợp ( Quang hợp tạo ra chất dinh dưỡng nuôi trùng) nên nó sẽ chạy tới bên có ánh sáng để thực hiện quang hợp. Vì vậy. chỗ có ánh sáng là sẽ có trùng, trùng có diệp lục màu xanh làm nước hóa xanh

Câu 2:

-Làm đất tơi xốp, làm cho đất trở nên thoáng và nước dễ thoát ra hơn, tiêu diệt vi sinh vật có hại cho cây trồng => Góp phần cải tạo đất
-Là thức ăn cho 1 số ĐV: Như gia cầm
Câu 3:
-Ếch là loài động vật hô hấp qua da nên nó yêu cầu da luôn phải đủ độ ẩm => sống ở nơi có đủ độ ẩm

Bình luận (0)
Takahashi Eriko Mie
9 tháng 4 2020 lúc 11:50

1. Qua vài ngày bỏ giấy đen ra và quan sát thấy:

- Phía ánh sáng nước có màu xanh

- Phía che tối nước màu trong suốt

- Giải thích hiện tượng: do trong cấu tạo cơ thể trùng roi xanh có chứa hạt diệp lục nên hình thức dinh dưỡng chủ yếu là tự dưỡng trùng roi xanh có di chuyển về phía có ánh sáng phía có ánh sáng chứa nhiều trùng roi xanh nước có màu xanh (do màu xanh của trùng roi xanh vì chúng có chứa diệp lục) và ngược lại.

- Trùng roi xanh di chuyển về phía có ánh sáng được là nhờ điểm mắt nhận biết ánh sáng và sự di chuyển của roi.

2. -Làm cho đất tơi xốp, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn giúp cây nhận được nhiều oxi.

-Góp phần cải tạo môi trường đất chua, kiềm thành môi trường trung tính.

-Giun đất được làm thức ăn cho một số loài động vật như gia cầm..

3. - Ếch chủ yếu hô hấp qua da. Khi da trao đổi khí cần phải ẩm để khí có thể khuếch tán qua da. Nếu ếch rời xa nước lâu thì da sẽ bị khô, không thực hiện được trao đổi khí qua da ếch sẽ chết.

- Ếch bắt mồi vào ban đêm vì mắt của ếch kém chỉ nhìn thấy mồi động và không nhìn thấy gì khi bị chiếu sáng.

Thức ăn chủ yếu của ếch là sâu bọ, sâu bọ hoạt động vào ban đêm nên ếch dễ dàng kiếm được mồi. Ngoài ra vào ban đêm, độ ẩm thường cao hơn, nhiệt độ thấp hơn ban ngày nên cơ thể ếch ít bị thoát hơi nước nên có thể lên bờ lâu hơn.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Vũ Thị Hoài Thương
Xem chi tiết
Hoàng Tiến Minh
Xem chi tiết
Hồ Hoàng Long
Xem chi tiết
Nguyễn Thạc Giang Nghi
Xem chi tiết
Ngân Selena
Xem chi tiết
Ngân Lê
Xem chi tiết
Hoang My
Xem chi tiết
chu nguyeẽn bảo hùng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kiều An
Xem chi tiết