Bài 1. Nhật Bản

Thành Nguyễn

C1: Nguyên nhân dẫn đến cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật bản

C2:Trình bày những nội dung chính của cuộc DUY tân Minh Trị trên bề mặt kinh tế,chính trị, văn hóa giáo dục,quân sự,...từ đó cho biết ý nghĩa vai trò của những cải cách đó

C3: Thông qua cuộc DUY tân Minh Trị hãy chứng minh đây là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để

C4: tại sao cuộc Duy tân Minh Trị cải cách giáo dục được coi là chìa khóa giúp Nhật bản nhanh chóng phát triển trên con đường TBCN

C5: những biểu hiện về sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở NB vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX chỉ ra điểm khác biệt của chủ nghĩa đế quốc Nhật bản sơ với các nước khác

Thảo Phương
9 tháng 4 2020 lúc 20:43

Câu 1+ 2

* Nguyên nhân

- Đầu thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
+ Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, tuy nhiên những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã hình thành và phát triển.

+ Xã hội: Tư sản ngày càng giàu có song không có quyền lực chính trị.Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.

+ Chính trị: Nhật vẫn là nước phong kiến. Thiên Hoàng có vị trí tối cao nhưng quyền lực thực sự nằm trong tay Tướng quân(Sôgun). Giữa lúc Nhật Bản khủng hoảng suy yếu, các nước tư bản Âu - Mĩ tìm cách xâm nhập, đi đầu là Mĩ.

⇒Trước nguy cơ bị xâm lược Nhật Bản phải lựa chọn một trong hai con đường là: bảo thủ duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, hoặc là cải cách đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

* Nội dung:

Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện cuộc cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên nhiều lĩnh vực:

- Về kinh tế:

+ Thống nhất tiền tệ

+ Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến

+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,… phục vụ giao thông liên lạc.

- Về chính trị - xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.

- Về giáo dục:

+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.

+ Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.

- Về quân sự:

+ Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.

+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.

* Ý nghĩa:

- Cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

- Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật Bản.

Bình luận (0)
Thảo Phương
9 tháng 4 2020 lúc 20:47

Câu 3: Sau cải cách Minh trị mặc dù đi theo con đường TBCN nhưng ở Nhật Bản vẫn duy trì những tàn tích của chế độ phong kiến (phân chia ruộng đất). Tầng lớp samurai vẫn giữ ưu thế lớn về quyền lực chính trị, chủ trương mở rộng đất nước bằng biện pháp quân sự( đi xâm lược)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đặng Ngọc Minh Thư
Xem chi tiết
Phan uyển nhi
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
tran gia vien
Xem chi tiết
Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Pé Ngân
Xem chi tiết
....
Xem chi tiết
Lan Phan
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết