Violympic toán 7

Hoàng Trọng Minh

Cho tam giác ABC vuông tại A,tia phân giác góc B cắt cạnh AC tại M.Kẻ MD vuông góc với BC tại D.

a)Chứng minh: \(\widehat{BAM}\) = \(\widehat{BMD}\)

b)Gọi E là giao điểm của hai đường thẳng MD và BA Chứng minh:AC=DE

c)Chứng minh: Δ A M E = Δ D M C

d)Kẻ DH ⊥ MC tại H và AK ⊥ ME tại K.Hai tia DH và AK cắt nhau tại N.Chứng minh:MN là phân giác của \(\widehat{KMH}\)

e)Chứng minh:Ba điểm B,M,N thẳng hàng g)Chứng minh:BN ⊥ AD,BN ⊥ EC

h) Δ ABC thỏa mãn điều kiện gì để Δ NAD là tam giác đều

Trúc Giang
8 tháng 4 2020 lúc 8:48

a) Sửa đề: \(\widehat{BMA}=\widehat{BMD}\)

Xét 2 tam giác vuông ΔABM và ΔDBM ta có:

Cạnh huyền BM chung

\(\widehat{ABM}=\widehat{DBM}\left(GT\right)\)

=> ΔABM = ΔDBM (c.h - g.n)

=> \(\widehat{BMA}=\widehat{BMD}\) (2 góc tương ứng)

b) Có: ΔABM = ΔDBM (câu a)

=> BA = BD (2 cạnh tương ứng)

Xét ΔEBD và ΔCBA ta có:

\(\widehat{ABC}\): góc chung

BD = BA (cmt)

\(\widehat{EDB}=\widehat{BAC}\left(=90^0\right)\)

=> ΔEBD = ΔCBA (g - c - g)

=> ED = AC (2 cạnh tương ứng)

c) Xét ΔABM = ΔDBM (câu a)

=> AM = DM (2 cạnh tương ứng)

Có: \(\left\{{}\begin{matrix}AM+MC=AC\\MD+EM=ED\end{matrix}\right.\)

Mà: \(\left\{{}\begin{matrix}AM=DM\left(cmt\right)\\AC=ED\left(cmt\right)\end{matrix}\right.\)

=> MC = EM

Xét 2 tam giác vuông ΔAME và ΔDMC ta có:

Cạnh huyền EM = MC (cmt)

\(\widehat{AME}=\widehat{DMC}\) (đối đỉnh)

=> ΔAME = ΔDMC (c.h - g.n)

Bình luận (0)
Chiyuki Fujito
8 tháng 4 2020 lúc 10:23

d)+) Xét ∆AKM vuông tại K và ∆DHM vuông tại H có

AM = DM (cmt)

AMK = DMH (đối đỉnh)

=> ∆AKM = ∆DHM (ch-gn)

=> AMK = DMH (t/ứ) (1)

và KM = HM (t/ứ)

+) Xét ∆KMN vuông tại K và ∆HMN vuông tại H có

MN : cạnh chung

KM = HM (cmt)

=> ∆KMN = ∆HMN (ch-cgv)

=> KMN = HMN (t/ứ) (2)

và KNM= HNM (t/ư)

=> MN là pg KNH

e) +) Theo câu a ta có ∆ABM = ∆DBM

=> AMB = DMB (t/ứ) (3)

Từ (1);(2) và (3) => AMB + AMK +KMH = DMB + DMH +HNM

=> BMN = 180°

=> ...đpcm

g) +) Giả sử I là giao điểm của BN và DA (4)

+) Xét ∆ABI và ∆DBI có

AB = DB (gt)

ABM = MBD (gt)

BI : cạnh chung

=> ∆ABI = ∆DBI (c.g.c)

=> AIB = DIB (t/ứ)

Mà AIB + DIB = 180°

=> AIB = 90° (5)

Từ (4) và (5) => đpcm

+) Gọi F là giao điểm EC và BN

+) Ta có \(\left\{{}\begin{matrix}AB=BD\left(gt\right)\\AE=DC\left(\Delta AEM=\Delta DEM-cmt\right)\end{matrix}\right.\)

⇒ EB = BC

+) Xét ΔBEF và ΔBCF có

BE = BC (cmt)

ABN = CBN

BF : cạnh chung

⇒ ΔBEF = ΔBCF (c.g.c)

⇒ BFE = BFC ( 2 góc t/ứ)
Mà BFE + BFC = 180o ( kề bù)

⇒ BFE = BFC = 90o

Lại có BN cắt EC tại F

\(BN\perp EC\)

h) +) Ta có \(\left\{{}\begin{matrix}AB\perp AC\\DH\perp AC\end{matrix}\right.\) (gt)

⇒ AB // DH

AED = EDN (slt)

và DEC = ADE (slt)

⇒ AED + DEC = EDN + ADE

⇒ AEC = ADN = 60o ( do t/g ADN đều _ gt) (*1)

+) Lại có \(\left\{{}\begin{matrix}BN\perp CE\\BN\perp AD\end{matrix}\right.\) (cmt)

⇒ CE // AD
⇒ ACE = DAC ( slt)

+) Mà \(\left\{{}\begin{matrix}AK\perp ME\\ME\perp DC\end{matrix}\right.\)

⇒ AK // DC

⇒ DCA = CAN
⇒ ACE + DCA = CAN + DAC

⇒ BCE = DAN = 60o ( do t/g ADN đều_gt) (*2)

Từ (*1) và (*2) ⇒ EBC = 60o

Hay ABC = 60o

Vậy để ΔNAD đều thì ΔABC là nửa tam giác đều

P/s : mới lm bài này ^^ cs j sai thì thông cảm ~!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phương Nguyễn Mai
Xem chi tiết
tuan vahein
Xem chi tiết
Phùng Đức
Xem chi tiết
Tiềm Nguyễn
Xem chi tiết
Hue Truong Thi
Xem chi tiết
Như Gia
Xem chi tiết
an khang phạm
Xem chi tiết
crewmate
Xem chi tiết
Chip Chip
Xem chi tiết
nhi nguyen
Xem chi tiết