Nói với con- Y Phương

Bảo Anh Nguyễn Trần

từ lời người cha dăn dò nói với con em có suy nghĩ gì về ý chí nghị lực trong cuộc sống(trong bài thơ nói với con)

Nguyễn phương mai
3 tháng 4 2020 lúc 20:37
Bài làm Y Phương là một nhà thơ người dân tộc Tày có sự đóng góp không nhỏ cho thơ ca dân tộc. Thơ ông mộc mạc, bình dị, đặc biệt là cách nói, cách nghĩ bằng hình ảnh, giàu sức khái quát và cũng giàu chất thơ về quê hương, đất nước và tình cảm gia đình. Nói với con là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của ông về đề tài ấy. Bài thơ tựa như lời thủ thỉ tâm tình của người cha về quê hương, dân tộc, đồng thời là niềm tin tưởng, kì vọng vào đứa con thơ của mình. Nói với con được Y Phương viết năm 1980, trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về cả vật chất và tinh thần. Bài thơ có kết cấu rất tự nhiên giản dị, đó là hành trình của đứa bé từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, và ở mỗi giai đoạn cuộc đời, nó đều được chở che bởi tình yêu của gia đình, của quê hương. Với chất giọng lắng sâu như lời thủ thỉ thâm tình nhưng đầy trọng lực cùng những trải nghiệm quý giá từ cuộc sống, nhà thơ gửi gắm đến người đọc những đạo lí nhân sinh và sự gắn bó giữa mỗi cá nhân với quê hương, dân tộc. Mở đầu bài thơ là hình ảnh đứa trẻ đang chập chững những bước đi đầu đời trong sự trông đợi, nâng niu của cha mẹ: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Với những câu thơ ngắn mang cấu trúc đối xứng, kết hợp với nhịp thơ 2/3 cùng các cụm từ giàu tính biểu đạt “chân phải”, “chân trái”, “một bước”, “hai bước”, nhà thơ đã tạo nên khung cảnh gia đình thật ấm áp, vui tươi. Những câu thơ tưởng như là lời kể đơn thuần mà ẩn dấu bao tình cảm trìu mến, yêu thương. Bước đi đầu đời của đứa trẻ thật cảm động, thật thiêng liêng, bởi có sự đùm bọc, dắt dìu đầy yêu thương của cha mẹ. Các cụm từ “bước tới cha”, “bước tới mẹ” tạo nên ý thơ thật cảm động, thật thiêng liêng: tấm lòng cha mẹ chính là cái đích mà đứa con hướng tới. Gian nhà ấy dường như lúc nào cũng náo nức tiếng nói tiếng cười, hạnh phúc gia đình và tình yêu thương của cha mẹ đã cùng đứa trẻ lớn lên từng ngày. Cách đong đếm độ dài của nhà thơ cũng thật đặc biệt và cũng giàu chất thơ: Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười “Một bước”, “hai bước” vốn là những độ dài cụ thể, lại được nhà thơ đo đếm bằng “tiếng nói”, “tiếng cười”. Hai cách tư duy không cùng một hệ khái niệm đã tạo ra ý thơ thật thú vị mà cũng sáng tạo biết bao. Câu thơ rất tự nhiên mang âm hưởng của niềm vui, niềm hạnh phúc khi từng bước chân của đứa bé thơ đều có thứ âm vang hạnh phúc. Tình cảm gia đình gắn bó thiêng liêng đáng quý đã được hình thành từ những hạnh phúc đời thường giản đơn ấy. Và điểm tựa tinh thần nâng bước đứa trẻ lớn lên và trưởng thành đâu chỉ có tình yêu thương gia đình, trong lời nhắn gửi đầy yêu thương, cha còn “nói với con” về người đồng mình – những con người đáng yêu đáng quý: Người đồng mình thương lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Cách gọi “người đồng mình” cùng hai tiếng “con ơi” của Y Phương khiến lời thơ càng trở nên thân yêu, trìu mến. “Người đồng mình” là người quê mình, bản mình
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Thùy Linh
Xem chi tiết
Trương Nguyễn Gia Bảo
Xem chi tiết
Xuân Khuất
Xem chi tiết
Nguyên Hưng Trần
Xem chi tiết
Nguyệt Lam
Xem chi tiết
Nguyệt Lam
Xem chi tiết
Minh Đặng
Xem chi tiết
Tiêu chí 15
Xem chi tiết
Trần Giang
Xem chi tiết