Ôn tập lịch sử lớp 7

Thị Huyền Phan

ĐỀ BÀI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7

Câu 1/Nêu hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều và chiến tranh Trịnh - Nguyễn

Sách Mọt
29 tháng 3 2020 lúc 20:13

* Hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều:

- Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, đi phu.

- Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.

- Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất là những năm có thiên tai lớn.

- Chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.

* Hậu quả của sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài:

- Sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ đã gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phúc
29 tháng 3 2020 lúc 20:13

* Hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều:

- Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, đi phu.

- Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.

- Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất là những năm có thiên tai lớn.

- Chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.

* Hậu quả của sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài:

- Sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ đã gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
29 tháng 3 2020 lúc 21:37

Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều:

-Năm 1570 rất nhiều người bị bắt đi lính, đi phu.

-Năm 1572, ở Nghệ An, mùa màng bị tàn phá, hoang hóa, bệnh dịch,..=> Chế độ binh dịch đè nặng lên đời sống của nhân dân, nhiều gia đình rơi vào cảnh li tán.

Hậu quả của cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn:

-Một vùng đất lớn từ Nghệ An đến Quảng Bình là chiến trưởng khốc liệt.

+Dân ở hai bên sông Gianh phải chuyển đi nơi khác.

+Nhân dân tàn hại lẫn nhau.

+Chia cắt kéo dài đến hơn 200 năm, gây trở ngại cho giao lưu kinh tế, văn hóa, làm suy giảm tiềm lực đất nước.

Tính chất hai cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều và Trịnh-Nguyễn: là cuộc chiến tranh phi nghĩa giành giật quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia đất nước, gây tổn thất lớn về người và của, cản trở sự giao lưu kinh tế giữa hai miền đất nước.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
29 tháng 3 2020 lúc 20:24

Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều:

- Khiến nhân dân ta phải sống hơn 50 năm trong chiến tranh

- Hàng vạn người bị bắt đi phu, đi lính khiến gia đình li tán.

- Mùa màng bị tàn phá, nhân dân đói khổ. Năm 1572, ở Nghệ An "đồng ruộng bỏ hoang, dịch tễ phát sinh, người chết đến quá nửa…

Hậu quả của cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn:

- Ngay từ khi cuộc chiến Nam - Bắc triều còn đang tiếp diễn thì nội bộ Nam triều đã nảy sinh mầm mống của sự chia rẽ. Trịnh Kiểm thâu tóm trong tay mình mọi quyền hành và loại bỏ dần sự ảnh hưởng của họ Nguyễn. Để tránh âm mưu bị ám hại của họ Trịnh, Nguyễn Hoàng – con trai của Nguyễn Kim, đã tìm mọi cách để được vào trấn thủ ở Thuận Hoá.

- Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế, vừa lo củng cố quyền thống trị để thoát li dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đối địch với họ Trịnh. Dần dần, khu vực Thuận - Quảng trở thành vùng đất của tập đoàn phong kiến Nguyễn.

- Chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ. Trong vòng 45 năm (từ năm 1627 đến năm 1672), hai họ Trịnh - Nguyễn đánh nhau bảy lần với những trận chiến ác liệt, có khi kéo dài năm này qua năm khác. Cuộc chiến tranh đã làm hao tổn sức người, sức của của nhân dân, triệt phá đồng ruộng, xóm làng. Cuộc chiến tranh cũng dẫn đến việc chia đôi lãnh thổ của nước Đại Việt thống nhất thành giang sơn riêng của hai dòng họ.

- Vùng đất từ sông Gianh, luỹ Thầy (Quảng Bình) trở ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài. Họ Trịnh xưng vương, lập phủ Chúa, tuy vẫn duy trì triều đình vua Lê, nhưng trên thực tế đã thâu tóm mọi quyền hành trong tay, biến vua Lê thành bù nhìn.

- Vùng Thuận - Quảng ở phía nam, được gọi là Đàng Trong, của chính quyền họ Nguyễn. Chúa Nguyễn cũng tự xưng vương, lập phủ Chúa, cải tổ cơ cấu chính quyền theo quy cách một triều đình đế vương, bắt nhân dân phải thay đổi cách ăn mặc và phong tục tập quán cho khác với Đàng Ngoài. Mặc dù vậy, theo quan niệm của nhân dân ta, Đàng Trong và Đàng Ngoài chỉ là hai khu vực của quốc gia Đại Việt.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
baby bus cute
Xem chi tiết
Bùi Trần Thanh Hương
Xem chi tiết
Ridofu Sarah John
Xem chi tiết
Thanh Ngân
Xem chi tiết
Hà Linh Trần
Xem chi tiết
Cute Vi
Xem chi tiết
lôi hữu thiên tài
Xem chi tiết
dang diep
Xem chi tiết
Đạt Trần
Xem chi tiết