Ôn tập lịch sử lớp 7

Câu 1 : Đường lối chống giặc trong cuộc kháng chiến chống Tống và Mông-Nguyên được thể hiện
như thế nào ?
Câu 2 : Hãy thống kê các sự kiện thời Lý-Trần, Hồ theo mẫu sau :

Thời gian sự kiện Thời Lý Thời Trần-Hồ
- Thời gian mở đầu-kết thúc.
- Tên nưoc, kinh đô.
- Kháng chiến chống
- Người chỉ huy.
- Đường lối.
- Chiến thắng vang dội.
- Nguyên nhân thắng lợi.
- Ý nghia.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
23 tháng 3 2020 lúc 9:46

Đường lối đánh giặc

- Chống Mông- Nguyên: “vườn không nhà trống”.

Tấm gương tiêu biểu

- Thời Trần: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông…

+Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhờ tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của quân dân và quân đội nhà Trần .

- Mưu trí, sáng tạo trong chiến lược của Vua Trần và Trần Hưng Đạo.

- Cách đánh giặc đúng “Lấy ít đánh nhiều , lấy yếu đánh mạnh”; “đỏan binh thắng trường trận”.

+ Ý nghĩa lịch sử:

- Đập tan tham vọng xâm lược của quân thù, bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

- Củng cố niềm tin và xây dựng khối đoàn kết toàn dân.

- Kế hoạch bành trướng xuống phương Nam và Đông Nam Á bị phá tan.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phúc
23 tháng 3 2020 lúc 10:03

Câu 1 : Đường lối chống giặc trong cuộc kháng chiến chống Tống và Mông-Nguyên được thể hiện như thế nào ?

* Đường lối chống giặc trong cuộc kháng chiến chống Tống:

- Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “tiên phát chế nhân”, đem quân đánh bất ngờ sang đất Tống.

- Sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định: sử dụng “bài thơ Thần” “Nam quốc sơn hà” trên sông Như Nguyệt.

* Đường lối chống giặc trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên:

- Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Nhà Trần phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định.

Câu 2 : Hãy thống kê các sự kiện thời Lý-Trần, Hồ theo mẫu sau :

Thời gian sự kiện Thời Lý Thời Trần Thời Hồ
- Thời gian mở đầu-kết thúc.

Mở đầu:1010

Kết thúc:1225

Mở đầu:1225

Kết thúc:1400

Mở đầu:1400

Kết thúc:1407

- Tên nước, kinh đô.

Tên nước:Đại Việt

Kinh đô:Thăng Long

Tên nước:Đại Việt

Kinh đô:Thăng Long

Tên nước:Đại Ngu

Kinh đô:Tây Đô

- Kháng chiến chống Tống Mông Nguyên (3 lần) Minh
- Người chỉ huy. Lý Thường Kiệt Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông,Trần Quốc Tuấn Hồ Quý Ly
- Đường lối.

- Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “tiên phát chế nhân”, đem quân đánh bất ngờ sang đất Tống.

- Sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định: sử dụng “bài thơ Thần” “Nam quốc sơn hà” trên sông Như Nguyệt.

- Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Nhà Trần phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định.

- Chiến thắng vang dội. Trận sông Như Nguyệt

Trận Đông Bộ Đầu (Lần 1)

Trận Chương Dương-Thăng Long, Trận Tây Kết-Hàm Tử (Lần 2)

Trận Bạch Đằng Trận Vân Đồn (Lần 3)

Nguyên nhân thắng lợi

- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.

- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.

- Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.

- Ý nghĩa lịch sử

- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.

- Đánh bại quân xâm lược hung tàn, bảo vệ nền độc lập.

- Khẳng định lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta.

- Nâng cao lòng tự hào dân tộc.

- Góp phần làm cho phong phú truyền thống quân sự của nhân dân ta.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần Đăng Nhất
Xem chi tiết
Ngọc Phương
Xem chi tiết
Hiền Thương
Xem chi tiết
tiến đạt lê
Xem chi tiết
Bùi Quang
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nga Nguyen thi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Huyền
Xem chi tiết
Người Vô Hình
Xem chi tiết