Sang thu- Hữu Thỉnh

Nguyễn Thanh Hà

Các bạn giúp tớ bài này với... Cảm ơn các bạn trước nha, moah~

Bài 1:

a) Chép chính xác khổ đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh?

b) Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

c) Hãy giải thích từ “chùng chình” và nêu cách hiểu của mình về hình ảnh “sương chùng chình” trong khổ thơ trên?

d) Viết một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận quy nạp, nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một thành phần biệt lập phụ chú (Gạch chân và chỉ rõ câu bị động và thành phần phụ chú ấy)?

Bài 2: Khi diễn tả những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của thiên nhiên đất trời trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu, tác giả Hữu Thỉnh đã viết:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã”

Nêu và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong cặp câu thơ trên?

Bài 3: Cho đoạn thơ sau trích trong tác phẩm “Sang thu” của Hữu Thỉnh:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.”

a) Tìm và nêu tác dụng của những từ chỉ mức độ trong những câu thơ trên?

b) Hãy chỉ rõ những lớp nghĩa trong 2 câu kết thúc bài thơ?

c) Từ bài thơ “Sang thu” cùng những hiểu biết của bản thân, em hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 01 trang giấy thi với nội dung: “Biết lắng nghe và trân trọng thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người”?

Lê Thị Hải
27 tháng 4 2020 lúc 8:48

1.

Hoàn cảnh sáng tác: Gần cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ, sau đó được in nhiều lần trong các tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố” (1991)

Từ láy “chùng chình” kết hợp với phép nhân hóa “qua ngõ” đã miêu tả tinh tế vận động nhẹ nhàng của làn sương thu. Đó là cái ngõ làng hay là cửa ngõ của thời gian? Sương thu hay là lòng người đang lưu luyến giữa hai mùa. Quả là trong sương có gió, có hương và có cả tình nữa.

Bình luận (0)
Lê Thị Hải
27 tháng 4 2020 lúc 8:49

2.

Hình ảnh dòng sông + đàn chim.

- Trong hai câu thơ đầu, tác giả tạo ra một sự đối xứng giữa cánh chim và dòng sông, giữa cao và thấp, giữa mặt đất và bầu trời, mở ra một khoảng không gian bát ngát, rộng mở, mênh mông.

- Từ láy “dềnh dàng”, “vội vã” đã nhân hóa hình ảnh dòng sông và cánh chim, vừa tạo ra sự tương phản vừa bộc lộ những quan sát tinh tế hiện tượng thiên nhiên, khiến khoảng khắc sang thu như có linh hồn.

- Dòng sông và cánh chim đều được miêu tả trong trạng thái chuyển động nhưng là sự chuyển động trái ngược nhau. Sông không gấp gáp, cuồn cuộn như mưa lũ mùa hạ mà “dềnh dàng”, thong thả, lững lờ trôi như lắng lại, như trầm xuống suy tư. Ngược với dòng sông là cánh chim “vội vã” để chuẩn bị đi tránh rét. Đọc được trạng thái “bắt đầu” ấy của cánh chim chứng tỏ tâm hồn thi nhân tinh tế biết chừng nào.

Bình luận (0)
Lê Thị Hải
27 tháng 4 2020 lúc 8:50

3.

- Nắng (vẫn còn) – Mưa (đã vơi) – Sấm (cũng bớt) – Hàng cây (đứng tuổi).

- Các tín hiệu sang thu vẫn còn lấp lửng giữa hai mùa. Nhưng dường như dấu hiệu của mùa thu đã lộ rõ hơn: vẫn nắng, mưa, sấm, chớp như mùa hạ nhưng mức độ đã khác, lắng dần, chừng mực và ổn định hơn. Thiên nhiên đất trời của những mùa hè sôi động dường như đang dần nhường chỗ cho bước chân của mùa thu.

- Cách sử dụng từ ngữ rất độc đáo: những từ “đã”, “vẫn còn”, “cũng” mang sắc thái khẳng định về những dấu hiệu của mùa hè. Những từ chỉ số lượng “bao nhiêu”, “vơi dần” không xác định số lượng cụ thể nhưng lại phù hợp với thiên nhiên lúc thu sang.

b. Hình ảnh hàng cây đứng tuổi gợi suy ngẫm về đời người lúc chớm thu

- Câu thơ “Hàng cây đứng tuổi” được đặt ở vị trí rất quan trọng: kết thúc bài thơ. Khiến câu thơ như một bản lề khép lại bài thơ đồng thời cũng như mở ra một thế giới khác: thế giới từ cây – thiên nhiên sang thế giới con người.

+ Thế giới cây: “Cây đứng tuổi” là cây đã trưởng thành, già dặn, vững chắc, không còn run rẩy trước những mưa giông và sơn sấm chớp của mùa thu.

+ Thế giới người: Phép nhân hóa “đứng tuổi” tạo nên hình ảnh thấm thía, đẩy hình tượng thơ từ miêu tả sang biểu hiện, từ cảm xúc sang suy tư, từ cụ thể sang khái quát: vẻ chín chắn, điềm tĩnh của cây trước sấm chớp, bão giông khi thu sang gợi liên tưởng đến sự chín chắn, từng trải của con người sau những cơn giông bão của cuộc đời.

=> Câu thơ của Hữu Thỉnh mang tầm khái quát và giàu triết lí, chiêm nghiệm, suy tư: Khi đã từng trải, con người sẽ vững vàng hơn trước những thử thách của cuộc đời.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Ngoc Phung
Xem chi tiết
kieu trang
Xem chi tiết
Haitani_Chagg.-
Xem chi tiết
Triều Trần
Xem chi tiết
Andela Maris
Xem chi tiết
Gái Les
Xem chi tiết
Gái Les
Xem chi tiết
SUKABLEAD
Xem chi tiết
Hà Ngọc
Xem chi tiết