Chương II - Đường tròn

Nguyễn Mai

Cho tam giác ABC có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn (O; R). Các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Kéo dài AO cắt đường tròn tại K. Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC. Chứng minh SAHG=2.SAGO

Trần Thanh Phương
17 tháng 3 2020 lúc 16:21

Hỏi đáp Toán

Trước tiên ta chứng minh \(HG=2GO\).

Gọi giao điểm của AM và OH là G'; M là trung điểm của BC.

Xét tứ giác BKCH có CH // BK ( cùng vuông góc với AB ) và BH // CK ( cùng vuông góc với AC ) do đó BKCH là hình bình hành.

=> HK giao BC tại trung điểm mỗi đường, mà M là trung điểm của BC nên M đồng thời là trung điểm của HK.

Xét tam giác AHK có O là trung điểm của AK, M là trung điểm của HK => OM là đường trung bình của tam giác AHK

=> \(\frac{OM}{AH}=\frac{1}{2}\)

Vì OM // AH nên theo định lý Ta-lét ta có:

\(\frac{AG'}{G'M}=\frac{HG'}{G'O}=\frac{AH}{OM}=2\) hay \(\frac{AG'}{G'M}=2\)

Đồng thời vì G là trọng tâm của tam giác ABC nên \(\frac{AG}{GM}=2\)

Do đó \(\frac{AG'}{G'M}=\frac{AG}{GM}\) \(\Rightarrow G\equiv G'\)

Do đó: \(\frac{HG}{GO}=2\) hay \(HG=2GO\) (1)

Kẻ đường cao \(h_a\) từ A đến OH

Ta có \(S_{AHG}=\frac{1}{2}\cdot h_a\cdot HG\)\(S_{AGO}=\frac{1}{2}\cdot h_a\cdot GO\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(S_{AHG}=2S_{AGO}\) ( đpcm )

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Đào Nghĩa
Xem chi tiết
Khai Nguyen Duc
Xem chi tiết
Thanh Bảo
Xem chi tiết
Đinh Văn Khôi
Xem chi tiết
Khai Nguyen Duc
Xem chi tiết
Khai Nguyen Duc
Xem chi tiết
Hải Yến Trần
Xem chi tiết
Hair an
Xem chi tiết
Trà My
Xem chi tiết