Văn bản ngữ văn 7

dangthithaohang

Phân tích để làm rõ sự khác nhau về cụm từ "ta với ta'' trong bài " Bạn đến chơi nhà'' và cụm từ " ta với ta'' trong bài "Qua đèo ngang''

Best Best
13 tháng 3 2020 lúc 15:40

Khác nhau:
- Trong bài bạn đến chơi nhà của nguyễn khuyến :
+ ta : tác giả ( nguyễn khuyến )
+ ta : khách (bạn)
=> quan hệ gắn bó hòa hợp. chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- Trong bài qua đèo ngang của bà huyện thanh quan:
+ ta : đều chỉ tác giả (bà huyện thanh quan)
=> tâm trạng buồn, cô đơn.chỉ 1 người,1 tâm trạng

Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô
đơn của tác giả trớc khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa
kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.

Khác:
*Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện vs chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
*Bạn đến chơi nhà
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
13 tháng 3 2020 lúc 19:29

Hai bài thơ " Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan và "Bác đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến đều kết thúc bằng hai cụm từ " ta với ta" :

- " Một mảnh tình riêng, ta với ta '

- " bác đến chơi đây, ta với ta "

cả hai cụm từ "ta với ta" đều là các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất vừa chỉ số ít lại vừa chỉ số nhiều. Tuy nhiên , tùy theo từng bài thơ, cụm từ này lại mang những ý nghĩa khác nhau. Ở bài thơ " Qua đèo Ngang", cụm từ " ta với ta " là chỉ đại từ nhân xưng ngôi thứ ít, " tôi - tôi " để gợi tả lên được nỗi buồn sâu thẳm , thầm lặng, cô đơn mà không biết phải chia sẻ với ai khi xa quê hương. Còn ở bài thơ " Bác đến chơi nhà ", cụm từ " ta với ta " lại được sử dụng như một đại từ nhân xưng ngôi thứ nhiều " tôi - bác " " chúng tôi - chúng tôi". Trước đó, bài thơ được lập bằng cách cố tình dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà để rồi hạ một câu kết " Bác đến chơi đây, ta với ta " để khẳng định lên tình bạn đầy đậm đà, thắm thiết , chỉ quan trọng nhất là tấm lòng không cần vật chất. Qua cụm từ " ta với ta ", hai nhà thơ đã thể hiện lên được sự điêu luyện , tinh tế của mình trong cách sử dụng ngôn từ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nấm Chanel
Xem chi tiết
Cathy Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
Xem chi tiết
phuc le
Xem chi tiết
Linh Trần Diệu
Xem chi tiết
Có lẽ ... Yêu 1 người .....
Xem chi tiết
Hinamori Amu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Đường Hạc Bảo Quyên
Xem chi tiết
Hợp Nguyễn Danh
Xem chi tiết