Tập làm văn lớp 8

Bangtanone Jimin Guan Li...

1/ Cho câu chủ đề : Khổ thơ đầu bài thơ ‘Khi con tu hú’ của Tố Hữu đã diễn tả khung cảnh trời đất rộng lớn, dào dạt sức sống lúc vào hè.
Em hãy viết một đoạn văn ( 8-10 câu) theo cách diễn dịch làm sáng tỏ câu chủ đề trên. Khi viết có sử dụng câu cảm thán. (Gạch chân )

2/ Em hãy viết đoạn văn phân tích 8 câu thơ đầu trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh bằng đoạn văn quy nạp 12 câu. Khi viết có sử dụng câu ghép. (Gạch chân)

Lê Thị Hải
12 tháng 3 2020 lúc 14:47

Sáu câu đầu: Cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng của người tù cách mạng

- Bắt đầu là tiếng tu hú gọi bầy, âm thanh gợi cuộc sống sôi động và náo nức ở bên ngoài song sắt.

- Hương vị: “lúa chiêm đang chín”, “trái cây ngọt dần” -> hương thơm thân quen.

Từ “đang”, “dần” là những từ chỉ bước đi của thời gian, gợi ra sự sống đang lên hương, đang vận động đến độ đẹp nhất, căng tràn sức sống nhất.

- Âm thanh: “ve ngân”, “sáo diều” -> du dương, sôi động, rộn ràng.

- Màu sắc: “Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào” -> vẻ đẹp tươi tắn, rực rỡ của quê hương

- Bầu trời được miêu tả bằng ba tính từ “xanh”, “cao”, “rộng” kèm theo cặp từ tăng tiến “càng… càng” cho nên càng làm nổi bật sự tung hoành, ngang dọc của đôi con diều sáo. Sở dĩ không gian khoáng đạt bao la ấy được đặc tả bởi nó hoàn toàn đối lập với không gian tù ngục chật hẹp, bức bối của cảnh tù đầy. Không gian ấy được vẽ lên trong khát khao, trong mong ước bởi thế nó đã cao càng cao, đã bao la càng bao la. Nó là khát vọng tự do cháy bỏng.

- Bức tranh sinh động tràn trề nhựa sống với vẻ đẹp bình dị thân quen. Cảnh vẽ lên từ tình cảm tha thiết, cháy bỏng, yêu cuộc sống nồng nàn của tác giả.

- Hình ảnh thơ lãng mạn, tươi tắn. Cảm nhận tinh tế thông qua nhiều giác quan.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Thị Hải
12 tháng 3 2020 lúc 14:47

a. Hai câu đầu: lời giới thiệu về quê hương

- Quê hương của tác giả:

+ Làm nghề chài lưới từ lâu đời.

+ Vị trí địa lí: cách biển nửa ngày sông.

- Giọng thơ: giản dị như một lời trò chuyện tâm tình.

=> Thể hiện nỗi nhớ da diết, thiết tha, trìu mến của tác giả đối với quê hương.

b. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá (câu 3 – 8)

- Khung cảnh: thông qua những tính từ miêu tả trong, nhẹ, hồng; cảnh hiện lên với vẻ đẹp tươi sáng, tinh khôi, thanh nhẹ.

- Người dân chài hiện lên là những người trẻ khỏe, sung sức. Từ “bơi thuyền” gợi nên tư thế nhẹ nhàng, thảnh thơi phù hợp với khung cảnh lãng mạn ở câu thơ trên.

- Chiếc thuyền đã được miêu tả bằng biện pháp so sánh “như con tuấn mã”. Qua đó ta cảm nhận được khí thế dũng mãnh, hăng hái, hào hùng của con thuyền, được tư thế mạnh mẽ để chiến thắng và vượt qua một không gian rộng lớn.

- Cánh buồm:

+ Hình ảnh lãng mạn, bay bổng.

+ So sánh cái vô hình với cái hữu hình, cụ thể, khiến cánh buồm trở nên vừa có linh hồn (nó gắn bó, thân thiết, thiêng liêng hơn với người dân chài) vừa có hình hài (nó mang vẻ đẹp thanh thoát, mơ mộng, lãng mạn)

- Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá với tình cảm tự hào về sức sống mãnh liệt của làng quê thân thương.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Phạm Thu Huyền
Xem chi tiết
Gaming Aura
Xem chi tiết
37 Phi
Xem chi tiết
Bảo Trân
Xem chi tiết
Quân Kizou
Xem chi tiết
8/3-26- Nguyễn Thị Xuân...
Xem chi tiết
Diệp Quang Vũ
Xem chi tiết
Thùy Trang Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Huy
Xem chi tiết