Đề học kì I - Đề 2

kieu nong

Câu 1 Trình bày cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước

Câu 2 Em hãy nêu chức năng của từng loại vây cá

Câu 3 Nêu đặc điểm chung của cá

Câu 4 Nêu những đặc điệm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước

Câu 5 Nêu vai của Lưỡng cư đối với đời sống của con người

Câu 6 Thế nào là thụ tinh trong

Câu 7 Tại sao thằn lằn bóng đuôi dài lại thích phơi nắng

Kiều Trang
28 tháng 2 2020 lúc 20:28

Câu 1 Trình bày cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước

Mắt không có mí, có 2 đôi râu Thân hình thoi, dẹp 2 bên phủ vảy xương xếp theo ngói lợp Bên trong có da mỏng, có tuyến tiết chất nhày Có 2 loại vây: Vây chẵn: vây ngực và vây bụng Vây lẻ: vây lưng, vây hậu môn, vây đuôi

Câu 2 Em hãy nêu chức năng của từng loại vây cá

STT Loại vây được cố định Trạng thái thí nghiệm của cá vai trò của từng loại vây cá
1 Cố định khúc đuôi và vây đuôi bằng hai tấm nhựa Cá không bơi chìm xuống đáy bể Khúc đuôi và vây đuôi có vai trò giúp cho cá bơi
2 Tất cả các loại vây đều bị cố địn trừ vây đuôi Cá bị mất thăng bằng hoàn toàn. Cá vẫn bơi được nhưng thường bị lộn ngược bụng lên trên ( tư thế cá chết) Các loại vây có vai trò giữ thăng bằng, vây đuôi có vai trò chính trong sự di chuyển.
3 Vây lưng và vây hậu môn Bơi nghiêng ngả, chuệch choạng theo hình chữ z, không giữ được hướng bơi Giữ thăng bằng theo chiều dọc
4 Hai vây ngực Cá rất khó duy trì được trạng thái cân bằng. Bơi sang phải, trái hoặc lên mặt nước hay xuống mặt nước rất khó khăn Vây ngực cũng có vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống và giữ thăng bằng, quan trọng hơn vây bụng
5 Hai vây bụng Cá chỉ hơi mất thăng bằng, bơi sang phải, trái, lên và xuống hơi khó khăn Vây bụng có vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống và giữ thăng bằng.

Câu 3 Nêu đặc điểm chung của cá

- Môi trường sống: nước mặn, nước ngọt, nước lợ.

- Cơ quan di chuyển: vây.

- Cơ quan hô hấp: mang.

- Hệ tuần hoàn: tim 2 ngăn, máu trong tim đỏ thẫm, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể, có 1 vòng tuần hoàn.

- Sinh sản: thụ tinh ngoài.

- Nhiệt độ cơ thể: phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường => động vật biến nhiệt.

Câu 4 Nêu những đặc điệm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước

- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước giảm sức cản của nước.

- Da phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí → giảm ma sát khi bơi, dễ dàng thực hiện quá trình trao đổi khí qua lớp da.

- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) thích nghi với hoạt động bơi lội.

Câu 5 Nêu vai của Lưỡng cư đối với đời sống của con người

Có lợi cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng Có giá trị thực phẩm Là vật thí nghiệm trong sinh học Là chế phẩm dược phẩm

=> Cần bảo vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế

Câu 6 Thế nào là thụ tinh trong

- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái →→ Thụ tinh phải có quá trình giao phối giữa con đực và con cái.

Câu 7 Tại sao thằn lằn bóng đuôi dài lại thích phơi nắng

Thằn lằn là loài động vật biến nhiệt (máu lạnh), nhiệt độ của cơ thể sẽ tùy thuộc nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (đêm xuống), thân nhiệt nó sẽ bị giảm khiến hoạt động trao đổi chất bị suy yếu, nếu ko tìm cách tăng nhiệt độ trở lại thì nó sẽ chết mất.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
28 tháng 2 2020 lúc 22:12

Chúc bạn học tốt!

Câu 1:

Cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước:

- Thân cá chép hình thoi dẹp bên: chống lại lực cản của nước

- Mắt không có mi mắt: mắt luôn mở quan sát trong nước.

- Thân phủ vảy xương tì lên nhau như ngói lợp; bên ngoài vảy có một lớp da mỏng, có tuyến tiết chất nhày: chống lại lực cản của nước, bơi lội nhanh, linh hoạt.

- Vây có những tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân: bơi và vận động linh hoạt.

Câu 2:

A: Khúc đuôi và vây đuôi có vai trò giúp cho cá bơi.

B: Các loại vây có vai trò giữ thăng bằng, vây đuôi có vai trò chính trong sự di chuyển.

C: Giữ thăng bằng thao chiều dọc

D: Vây ngực cũng có vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống giữ thăng bằng và quan trọng hơn vây bụng.

E: Vây bụng, vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống, giữ thăng bằng.

Trình tự thí nghiệm

Loại vây được cố định

Trạng thái của cá thí nghiệm

Vai trò của từng loại vây cá

1

Cố định khúc đuôi và vây đuôi bằng hai tấm nhựa

Cá không bơi được chìm xuống đáy bể

A

2

Tất cả các vây đều bị cố định trừ vây đuôi

Cá bị mất thăng bằng hoàn toàn. Cá vẫn bơi được, nhưng thường bị lộn ngược bụng lên trên (tư thế cá chết)

B

3

Vây lưng và vây hậu môn

Bơi nghiêng ngả, chuệch choạng theo hình chữ Z, không giữ được hướng bơi.

C

4

Hai vây ngực

Cá rất khó duy trì được trạng thái cân bằng. Bơi sang phải, trái hoặc hướng lên mặt nước, hay hướng xuống dưới rất khó khăn.

D

5

Hai vây bụng

Cá chỉ hơi bị mất thăng bằng, bơi sang phải, trái, lên và xuống hơi khó khăn.

E
Câu 3: Là động vật có xương sống Thích nghi với môi trường sống ở nước Bơi bằng vậy Hô hấp bằng mang Có 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn Thụ tinh ngoài Là động vật biến nhiệt Câu 4:

Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối rẽ nước khi bơi Chi sau có màng bơi Da tiết chất nhày làm giảm ma sát khi bơi.

Câu 5:

Vai trò của lưỡng cư đối với con người:

- Lưỡng cư là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng.

- Lưỡng cư tiêu diệt sâu bọ có hại, ấu trùng, muỗi, ruồi,…

- Lưỡng cư có giá trị làm thuốc: bột cóc chữa suy dinh dưỡng, nhựa cóc chế thuốc chữa kinh giật.

- Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh học.

- Lưỡng cư làm phong phú thêm lượng sinh vật cho sinh quyển.

Hiện nay số lượng lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt để làm thực phẩm, sử dụng rỗng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức nhân nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.

Câu 6: Thụ tinh trong ) là sự kết hợp giữa tế bào trứng với tinh trùng trong quá trình sinh sản hữu tính xảy ra bên trong cơ thể của bố mẹ (thường là cơ thể của mẹ). Để điều này xảy ra, cần có một phương pháp cách thức để giống đực (nam giới, con trống) đưa, truyền tinh trùng vào đường sinh sản của giống cái (nữ giới, con mái). Ở các loài động vật có vú, bò sát, một số loài chim, một số loài cá và một số nhóm động vật khác, điều này được thực hiện bằng cách giao phối, phối giống (giao cấu, giao hợp), theo cách này, dương vật hoặc cơ quan nội tạng khác của con đực còn gọi là cơ quan sinh dục đực sẽ được đưa (thâm nhập) vào cơ quan sinh dục cái như âm đạo hoặc lỗ huyệt. Câu 7: Vì thần lần bóng là động vật biến nhiệt nên phải tùy thuộc vào nhiệt độ của môi trường . Nên nếu nhiệt độ hạ thấp xuống thì cơ thể của nó cũng lạnh đi và nếu như không làm tăng nhiệt lên thì nó sẽ bị chết => Cần phải phơi nắng để nhiệt độ của nó không quá lạnh.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Lâm
3 tháng 3 2020 lúc 14:02

https://vin-z.com/

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Xem chi tiết
Trương Thanh Hà Quỳnh Nh...
Xem chi tiết
Bong Bóng Công Chúa
Xem chi tiết
Thái Lữ Thu Phương
Xem chi tiết
Bong Bóng Công Chúa
Xem chi tiết
Ang Pham
Xem chi tiết
Bong Bóng Công Chúa
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thanh Nhi
Xem chi tiết
Bong Bóng Công Chúa
Xem chi tiết